Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của con ngƣời mới * Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mớ

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 34)

* Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới

Quá trình nhận thức về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam cũng là quá trình Hồ Chí Minh nhận thức rõ bản chất con người mới theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin.

Con người mới là kết quả hợp quy luật của sự phủ định biện chứng con người cũ, xã hội cũ. Nó kế thừa những giá trị truyền thống tích cực và tiếp thu những giá trị mới trong quá trình xây dựng xã hội mới.

Khái niệm con người xã hội chủ nghĩa, con người mới xã hội chủ nghĩa được Hồ Chí Minh đặt ra khi miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Lần đầu tiên Hồ Chí Minh đề cập đến khái niệm này trong bài nói với thầy và trò Trường Chu Văn An ngày 31-12-1958:

“Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có người xã hội chủ nghĩa”[35;296].

Từ đó khái niệm con người xã hội chủ nghĩa đã được Hồ Chí Minh nhắc đến nhiều lần. Hồ Chí Minh đã thay đổi, bổ sung một số từ ngữ để luận điểm về giáo dục con người mới xã hội chủ nghĩa mang tính chuẩn xác cao hơn: “Muốn xã hội

chủ nghĩa” thành “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội”; “phải có người xã hội chủ nghĩa” thành “trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.

Chủ nghĩa xã hội sẽ tạo ra những con người xã hội chủ nghĩa, những con người xã hội chủ nghĩa lại là chủ thể của toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

30

xã hội. Không xây dựng chủ nghĩa xã hội thì không thể nói đến việc giáo con người xã hội chủ nghĩa, ngược lại, không có con người xã hội chủ nghĩa thì không thể xây dựng được chủ nghĩa xã hội.

Không phải chờ kinh tế, văn hóa phát triển cao rồi mới xây dựng và giáo dục con người xã hội chủ nghĩa, cũng không phải xây dựng xong những con người xã hội chủ nghĩa rồi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc xây dựng giáo dục con người xã hội chủ nghĩa phải được đặt ra ngay từ đầu và phải đặc biệt quan tâm trong suốt tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa, điều đó không có nghĩa là tất cả mọi người phải và có thể trở thành con người mới xã hội chủ nghĩa thật đầy đủ, thật hoàn chỉnh ngay một lúc, vì như vậy là hoàn toàn ảo tưởng. Điều đó chỉ có nghĩa là, trước hết, cần có những con người tiên tiến, có được những nét tiêu biểu của con người mới xã hội chủ nghĩa có thể làm gương cho người khác, từ đó lôi cuốn toàn xã hội đẩy mạnh việc xây dựng giáo dục con người mới xã hội chủ nghĩa.

“Chúng ta cũng biết rằng trong tất cả phong trào cách mạng nào, tiên tiến là số ít và số đông là trung gian, muốn củng cố và mở rộng phong trào, cần phải nâng cao hơn nữa trình độ giác ngộ của trung gian để kéo chậm tiến”[35;574].

Con người mới cần phải có những tiêu chuẩn:

Con người mới xã hội chủ nghĩa phải là những người có tư tưởng xã hội chủ nghĩa: ý thức làm chủ; tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa; có tư tưởng “mình vì mọi người, mọi người vì mình”; tinh thần tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc

lên chủ nghĩa xã hội; có tinh thần dám nghĩ, dám làm, vươn lên hàng đầu.

Con người mới xã hội chủ nghĩa phải là những người có đạo đức xã hội chủ nghĩa: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; cần, kiệm, liêm,

chính, chí công vô tư; có tinh thần quốc tế trong sáng; có lối sống trong sạch, lành mạnh.

Con người mới xã hội chủ nghĩa phải là những con người có tác phong xã hội chủ nghĩa: Người biết lao động có kế hoạch, biện pháp, quyết tâm; lao động

31

động quên mình, không sợ khó, sợ khổ, vì lợi ích của bản thân, của tập thể và của xã hội.

Con người mới xã hội chủ nghĩa phải là những con người có năng lực làm chủ bản thân, gia đình và công việc của chính mình: là những con người công

nhân, nông dân làm chủ công trường, xí nghiệp, ruộng đồng...không những vậy những con người mới phải luôn không ngừng nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ để làm chủ.

Hồ Chí Minh không chỉ nêu lên những tiêu chuẩn của con người mới nói chung, mà còn nêu lên những tiêu chuẩn cụ thể đối với từng giới, từng ngành như công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ, thiếu niên, nhi đồng, công an, quân đội…

Với công dân: "Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ. Nhân dân có quyền lợi làm chủ thì phải có nghĩa vụ làm tròn bổn phận công dân, giữa đúng đạo đức công dân, tức là:

- Tuân theo pháp luật nhà nước. - Tuân theo kỷ luật lao động. - Giữ gìn trật tự chung.

- Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung. - Hăng hái tham gia công việc chung.

- Bảo vệ tài sản công cộng. - Bảo vệ Tổ quốc" [40;452].

Còn với Đảng viên: tuỳ theo đối tượng, hoàn cảnh, có lúc Hồ Chí Minh nhấn mạnh chuẩn mực này, có lúc nhấn mạnh chuẩn mực khác. Nhưng tóm lại, Hồ Chí Minh cho rằng: đảng viên phải suốt đời đấu tranh cho Đảng, giữ gìn kỷ luật Đảng, thực hịên tốt đường lối chính sách của Đảng. Đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên, lên trước lợi ích riêng của cá nhân mình. Hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Vì Đảng, vì dân mà đấu tranh quên mình, gương mẫu trong mọi việc. Ra sức học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn luôn dùng tự phê bình và phê bình để nâng cao tư tưởng và cải tiến công tác.

Đối với lực lượng công an, Hồ Chí Minh cho rằng:

32

Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ

Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép

Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo" [38;406-407]

Những cán bộ, chiến sĩ quân đội tuỳ theo chức trách nhiệm vụ khác nhau, Hồ Chí Minh có những lời răn dạy, nêu lên những yêu cầu phấn đấu cụ thể: Đối với chiến sĩ lái xe thì “yêu xe như con, quý xăng như máu”, đối với chiến sĩ nuôi quân thì “cơm dẻo, canh ngon”, với quân y thì “lương y như từ mẫu”, với cán bộ chỉ huy thì “trí, dũng, nhân, liêm, trung”,…

Với thế hệ măng non của đất nước, Hồ Chí Minh cho rằng phải luôn dạy các em biết:

"Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào. Học tập tốt, lao động tốt. Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt.

Thật thà, dũng cảm"[38;356-357]

Đặc biệt đối với Thanh niên, Hồ Chí Minh cho rằng:

“Trước hết phải yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, phải có tinh thần dân tộc vững chắc và tinh thần quốc tế đúng đắn, phải yêu và trọng lao động. Phải giữ gìn kỷ luật. Phải bảo vệ của công. Phải quan tâm đến đời sống của nhân dân”[38;106];

Không những thế, thế hệ thanh niên còn cần:

“Phải thấm nhuần đạo đức cách mạng tức là khiêm tốn, đoàn kết, thực

hành chủ nghĩa tập thể, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, người tiên tiến thì giúp đỡ người kém. Người kém phải cố gắng để tiến lên, ra sức cần, kiệm, để xây dựng nước nhà” [38;106].

Phần nửa của xã hội là phụ nữ, Hồ Chí Minh chỉ rõ:

“Nói phụ nữ, là nói phần nửa xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng chủ nghĩa xã hội một nửa”[37;523].

33

Vì vậy Hồ Chí Minh yêu cầu phụ nữ cần phải tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, tích cực tham gia quản lý thật tốt nhà máy, công trường, hăng hái tham gia phong trào đổi công, hợp tác.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về hình mẫu của lớp người mới cụ thể còn được thể hiện thông qua “tư cách người cách mạng”, “tiêu chuẩn của đảng viên 4 tốt”, “người tốt, việc tốt”, trong chiến đấu, trong lao động sản xuất và trong xây dựng cuộc sống, được thể hiện qua các phong trào “thanh niên ba sẳn sàng”, “phụ nữ

ba đảm đang”, “thiếu niên nghìn việc tốt”...

Những tiêu chuẩn của con người mới được Hồ Chí Minh xác định đã xuất phát từ bản chất của chủ nghĩa xã hội, từ những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về việc xây dựng con người và xã hội mới, đặc biệt quan trọng là xuất phát từ thực tiễn Việt Nam.

Hồ Chí Minh còn nhìn thấy sức mạnh của con người khi được tổ chức lại. Người viết:

"Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân và dễ mấy lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong". [42;276]

Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”.[40;281]

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng; phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người. Những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ đều xuất phát từ lợi ích chính đáng của con người tạo lên động lực cho cuộc cách mạng để từ đó đánh giá đúng vai trò của quần chúng nhân dân, sự đoàn kết thống nhất trong quần chúng nhân dân.

Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng này, cụ thể như tại Đại hội IV của Đảng (1976), Đảng ta đã nên ra khá cụ thể về quan niệm con người mới:

"Con người mới xã hội chủ nghĩa là con người Việt Nam mới mà những đặc trưng nổi bật là: làm chủ tập thể, lao động, yêu nước xã hội chủ nghĩa và tinh thần quốc tế vô sản. Đó cũng là sự kết tinh và phát triển những gì cao đẹp nhất

34

trong tâm hồn và cốt cách Việt Nam hun đúc qua bốn nghìn năm lịch sử".

[19;521]

Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội VII của Đảng ta (1991) cũng nhấn mạnh:

"Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường, gia đình, từng tập thể lao động và tập thể dân cư trong việc chăm lo bồi dưỡng hình thành con người mới. Đó là con người có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khoẻ và lao động giỏi; sống có văn hóa và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính". [13;15].

* Quan niệm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của con người mới trong sự nghiệp cách mạng.

Hồ Chí Minh cho rằng con người mới là mục tiêu của cách mạng.

Mục tiêu tổng quát của cách mạng Việt Nam là: giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu cụ thể: giai đoạn trước khi giành được chính quyền thì mục tiêu cao nhất là Độc lập dân tộc; khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào quyết liệt, thì mục tiêu “không có gì quý hơn độc lập tự do” lại ở bậc cao thang giá trị dân tộc; sau khi giành được chính quyền, thì mục tiêu: ăn, mặc, học hành lại được ưu tiên hơn;

"Chúng ta đã hi sinh phấn đấu để giành độc lập. Chúng ta đã giành được

rồi. Và đang lo củng cố. Lúc này chúng ta phải thực hiện hai nhiệm vụ kháng chiến và kiến quốc. Các chiến sĩ đã hi sinh cho cách mạng thành công và đang hi sinh để giữ vững đất nước...

Chúng ta phải thực hiện ngay: 1. Làm cho dân có ăn 2. Làm cho dân có mặc 3. Làm cho dân có chổ ở

4. Làm cho dân có học hành" [38;87].

Sau năm 1954, Miền Bắc đi vào khôi phục nền kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành tốt việc sửa sai, từng bước phát triển kinh tế tập thể. Giai đoạn này, Hồ Chí Minh nhấn mạnh vào việc “…nâng cao dần mức sống của nhân dân…,

35

kết thúc thời kỳ khôi phục kinh tế, mở đầu thời kỳ cải tạo và xây dựng một cách có kế hoạch, bắt đầu kế hoạch 3 năm (1958 - 1960), đặc biệt từ sau Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khoá III (5 - 1963) bàn về kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), Hồ Chí Minh nói nhiều về chủ nghĩa xã hội với những mục tiêu cơ bản nhằm giải phóng con người. Trong bối cảnh tập trung mọi nhân tài, vật lực cho phát triển kinh tế và tiến hành đấu tranh vũ trang giải phóng Miền Nam, Hồ Chí Minh vẫn luôn quan tâm đến con người. Vấn đề con người là hết sức quan trọng. Nhà máy cũng rất cần có thêm, có sớm, nhưng cần hơn là con người, là sự phấn khởi của quần chúng. Làm tất cả là do con người… làm cho quần chúng hiểu chủ nghĩa xã hội đúng hơn.

Vào thời điểm đó, cách đặt vấn đề như vậy cho thấy chiều sâu mục tiêu con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào quyết liệt, thì mục tiêu “không có gì quý hơn độc lập tự do” lại ở bậc cao thang giá trị dân tộc, mục tiêu con người gắn chặt với chủ quyền dân tộc. Tại kỳ họp thứ 2 Quốc Hội khoá III ngày 10-4-1965, Hồ Chí Minh kêu gọi “lúc này chống

Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ thiêng liêng nhất của mọi người Việt Nam yêu nước”

[53;434]. Ngay trong thời điểm lịch sử vô cùng khó khăn đó, phát biểu tại phiên họp bế mạc Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành trung ương Đảng tháng 12-1965, Hồ Chí Minh lưu ý:

“Chúng ta phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân, nhất là đời sống của các cháu, của các gia đình thương binh, liệt sỹ, đời sống của nhân dân ở những vùng bị địch bắn phá nhiều… những gia đình đông con thu nhập thấp”[53;573].

Trong Di chúc, Người cũng nhấn mạnh công việc đầu tiên là đối với con người. Điều đó cho thấy cái “bất biến” trong tư tưởng Hồ Chí Minh là tất cả vì con người để ứng với cái “vạn biến” của lịch sử đặt ra.

Lý tưởng mà suốt đời Hồ Chí Minh theo đuổi là mưu cầu độc lập cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân, người dân ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Một xã hội mới theo Hồ Chí Minh quan niệm là một xã hội trong đó con người được tự do, bình đẳng, hạnh phúc. Con người có sự phát triển toàn diện về trí, đức, thể, mỹ, có những quan hệ với tự nhiên, xã hội… trong sự biểu

36

hiện cao nhất về văn hóa - đạo đức - truyền thống. Do đó, Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là một xã hội lý tưởng, không chỉ ở thể chế chính trị dân chủ, cơ cấu kinh tế, kỹ thuật hiện đại, mà còn là một cơ cấu xã hội có giá trị văn hóa - đạo đức nhân bản. Sự phát triển kinh tế nếu không chú ý tới văn hóa - đạo đức thì không đạt tới sự phát triển bền vững.

Con người mới là động lực của cách mạng.

Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc rằng, quần chúng nhân dân là lực lượng quan trọng của mọi phong trào đấu tranh cách mạng. Họ có mặt ở khắp mọi nơi và nếu được dẫn dắt bởi một tổ chức chính trị có đường lối đúng đắn, khoa học sẽ trở thành một khối thống nhất, có sức mạnh vô địch; sẵn sàng chiến đấu vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng. Ngay từ rất sớm, khi còn bôn ba tìm đường cứu nước để giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã phát hiện sức mạnh của cách

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục con người mới (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)