con ngƣời mới
Hồ Chí Minh sinh ra trên mảnh đất Nghệ Tĩnh - quê hương có truyền thống hiếu học, chống giặc ngoại xâm. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước gần gũi với nhân dân. Nên ngay từ nhỏ, Hồ Chí Minh đã được nuôi
dưỡng trong môi trường giáo dục nề nếp của gia đình. Ông ngoại Hồ Chí Minh, cụ Hoàng Đương là một nhà nho có uy tín, giàu tình yêu thương. Cha của Hồ Chí Minh là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - nhà nho cấp tiến có tinh thần yêu nước thương dân, có tính cách cao thượng, lối sống thanh bạch giản dị nhưng cuộc đời có nhiều vất vả. Cụ Nguyễn Sinh Sắc đối với Hồ Chí minh vừa là cha, vừa là người thầy tận tâm và nghiêm khắc. Mẹ là Hoàng Thị Loan, sinh ra trong một gia đình nho học, là người có đầy đủ đức tính ưu việt của người phụ nữ Việt Nam: nhân hậu, đảm đang, điềm đạm, có bản lĩnh, biết hy sinh cho chồng con. Chính đạo đức và trí tuệ của thế hệ ông cha đã sớm ảnh hưởng đến nhân cách của Hồ Chí Minh, đến tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục con người.
Hồ Chí Minh sở dĩ trở thành "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất" bởi lẽ trong con người Hồ Chí Minh đã kết tinh ba phẩm chất cao cả
nhất của con người trong một con người: Một trí tuệ thông minh, một tư duy độc lập, tự chủ và luôn sáng tạo; một con người dũng cảm trong lao động và đấu tranh cách mạng; một tấm lòng yêu dân yêu nước nồng nàn.
Những phẩm chất đó được phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, với ý chí tự lực quyết tâm vươn lên không ngừng học tập để trang bị và nâng cao kiến thức của mình. Hai mươi mốt tuổi, ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng, người thanh niên yêu nước chỉ có một khát vọng cháy bỏng là tìm ra con đường giải phóng dân tộc. Chính khát vọng đó đã hun đúc cho người thanh niên mảnh khảnh một sức mạnh phi thường, bền bỉ tự học, tự đào tạo để có đủ khả năng cứu nước, cứu dân. Hồ Chí Minh đã kiên trì bồi dưỡng cho mình kiến thức văn hóa, kiến thức của một nhà hoạt động chính trị trên nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, tiếp tục đi tìm đường cứu nước bằng phương
23
pháp tự học trong sách vở, với bạn bè, trong thực tế công tác, nghiên cứu và tiếp thu lý luận cách mạng tiên tiến của thời đại.
Quá trình sống, hoạt động ở nước ngoài không chỉ là những ngày tháng học tập và đấu tranh bền bỉ, kiên trì, đầy nguy hiểm mà còn là sự lao động gian khổ để kiếm sống, kiếm sống để tự học. Đến đâu, Hồ Chí Minh cũng học, tìm mọi cách để học. Hồ Chí Minh tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đi qua để nâng cao tri thức. Hồ Chí Minh đã học và làm rất nhiều nghề khác nhau, bắt đầu từ việc làm thợ đốt lò trên tàu viễn dương, làm đầu bếp ở Mỹ, quét tuyết ở Anh, bốc thuốc ở Thái Lan, viết báo, viết truyện, viết kịch, làm thợ chụp ảnh, thợ sửa đồng hồ... Mặc dù lao động hết sức cực nhọc, cuộc sống hết sức nghèo khổ, thiếu thốn nhưng Hồ Chí Minh không bao giờ rời bỏ mục đích học tập.
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã từng học tại trường Quốc học Huế. Trong thời gian học tập ở nước ngoài Hồ Chí Minh cũng đã học ở trường Đại học Phương Đông, Đại học Quốc tế Lênin, nghiên cứu sinh Viện Nghiên cứu các vấn đề thuộc địa với luận án về cách mạng ruộng đất ở Đông nam Châu Á. Song Hồ Chí minh chỉ nhận mình tự học và trên thực tế cả cuộc đời Hồ Chí Minh vẫn tự học là chính. Trong lý lịch tự khai tại Đảng Cộng sản Pháp cũng như tại một số đại hội, hội nghị của Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh thường khiêm tốn ghi ở phần trình độ học vấn là: Tự học. Nhưng chúng ta ai cũng biết, Hồ Chí Minh có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên bác mà bạn bè trên thế giới phải khâm phục và thừa nhận. Nhà nghiên cứu Vasiliep đã viết, hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời. Đây hoàn toàn không phải là sự suy tôn thái quá mà qua các tài liệu lịch sử cho thấy, Hồ Chí Minh đã miệt mài học tập cả cuộc đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học. Hồ Chí Minh học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây. Hồ Chí Minh biết và sử dụng
24
thông thạo mười hai ngoại ngữ như tiếng Anh, Pháp, Ý, Đức, Nga, Trung Quốc...vốn ngoại ngữ đó của Hồ Chí Minh không phải do “thiên bẩm” mà có, tất cả đều xuất phát từ sự khổ công luyện tập, nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào.
Có thể nói, Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Song tự học ở Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý vô nguyên tắc mà tự học ở Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học, với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. Đặc biệt, Hồ Chí tự học với một động cơ trong sáng với ý nguyện cao cả là tìm ra con đường cứu nước, cứu dân, làm cho đất nước độc lập, nhân dân được tự do, ấm no, hạnh phúc. Tấm gương tự học của Hồ Chí Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay và cả mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc, đó mãi là một tấm gương sáng ngời, một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng và nhân dân ta.