1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tư tưởng hồ chí minh về độc lập dân tộc và sự vận dụng vào giáo dục ý thức độc lập dân tộc cho học viên của trường cao đẳng an ninh nhân dân 2 hiện nay (tóm tắt)

26 490 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 594,81 KB

Nội dung

Đánh giá về Hồ Chí Minh, Nghị quyết của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc UNESCO nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người đã viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM

KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐẶNG MINH THẮNG

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC

VÀ SỰ VẬN DỤNG VÀO GIÁO DỤC Ý THỨC ĐỘC LẬP DÂN TỘC CHO HỌC VIÊN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG

AN NINH NHÂN DÂN 2 HIỆN NAY

Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 60 22 03 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2017

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Học viện khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Xuân Trung

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội giờ ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện khoa học xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam Cả cuộc đời, sự nghiệp của Người đã phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho tự do và hạnh phúc của nhân dân Đánh giá về Hồ Chí Minh, Nghị quyết của

Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Người đã viết: “Chủ tịch

Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về quyết tâm của cả một dân tộc, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội” Đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã để lại cho Đảng

và nhân dân ta tài sản tinh thần vô cùng to lớn Trong đó, tư tưởng về độc lập dân tộc là tư tưởng chính trị đặc sắc, sợi chỉ đỏ xuyên suốt và

bao trùm trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người

Trải qua quá trình hình thành và phát triển cho đến nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc vẫn luôn soi sáng con đường cách mạng của nhân dân Việt Nam, đặt nền tảng vững chắc cho sự hình thành và phát triển lý luận cách mạng của Đảng ta, cho đường lối cách mạng kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) khẳng định: “Tư tưởng vĩ đại của Người cùng với chủ nghĩa Mác - Lênin mãi là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta” và

“ trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào phải kiên trì thực hiện

Trang 4

đường lối và mục tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa Trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, cùng với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân là lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam, vũ khí sắc bén của nhà nước xã hội chủ nghĩa, là lực lượng nòng cốt, đóng vai trò xung kích trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, góp phần đắc lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, đảm bảo cuộc sống yên vui, hạnh phúc cho nhân dân Muốn vậy, lực lượng này phải được quan tâm, giáo dục, xây dựng thành lực lượng vũ trang cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại hóa

Học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 2 là bộ phận quan trọng, có vai trò gánh vác những trọng trách to lớn trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội Đội ngũ này cần phải được thường xuyên chăm lo, giáo dục, rèn luyện để trở thành những người có đủ đức, đủ tài thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, của ngành Công an giao phó Trong “Di chúc”, Bác Hồ đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và rất cần thiết” Thấm nhuần lời dạy đó, Đảng ta và ngành Công an đã thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục phẩm chất chính trị, giáo dục ý thức độc lập dân tộc cho đội ngũ học viên, coi đây là một trong những nhiệm vụ then chốt trong các trường Công an nhân dân

Công cuộc đổi mới đất nước đã và đang đặt ra cho học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 2 những nhiệm vụ mới hết sức nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang Để đội ngũ này thực hiện tốt nhiệm vụ

Trang 5

của mình thì cần phải được quan tâm đào tạo một cách toàn diện cả về chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức để có những cán bộ, chiến

sĩ Công an nhân dân vừa “hồng”, vừa “chuyên”, vừa có năng lực chuyên môn giỏi, vừa có đạo đức cách mạng trong sáng Do đó, công tác giáo dục phẩm chất chính trị, giáo dục ý thức độc lập dân tộc cho đội ngũ học viên luôn giữ vị trí quan trọng, góp phần không nhỏ cho việc giữ vững an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giáo dục ý thức độc lập dân tộc cho học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 2 vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải được khắc phục Tình hình đó đòi hỏi cần phải có sự nghiên cứu nghiêm túc, đánh giá đúng thực trạng nhằm đề xuất các giải pháp góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế, trong công tác giáo dục ý thức độc lập dân tộc cho học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 2, qua đó góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân từng bước chính quy, hiện đại

Xuất phát từ những yêu cầu nói trên, tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và sự vận dụng vào giáo dục

ý thức độc lập dân tộc cho học viên của Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 2 hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Nhận thức sâu sắc giá trị khoa học và thực tiễn của tư tưởng

Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, những năm qua, theo chủ trương của Đảng, các nhà khoa học, các nhà nguyên cứu, các nhà giáo dục

đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu công phú, đa dạng theo nhiều hướng khác nhau, phản ánh khá sâu sắc và toàn diện hệ thống

lý luận của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc Có thể kể đến những công trình tiêu biểu như:

Trang 6

“Tư tưởng Hồ Chí Minh - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

ở Việt Nam” do Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bá Linh (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005, đã làm rõ tư tưởng

độc lập dân tộc là ngọn cờ bách chiến, bách thắng của cách mạng Việt Nam, thêm vào đó là những vận dụng sáng tạo của Hồ Chí Minh về lý luận con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

“Mối quan hệ biện chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh” do Phó giáo sư, Tiễn sĩ Nguyễn Bá

Linh (chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009

Cuốn sách đã luận giải một cách khoa học về quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh, những nội dung cốt lõi trong tư tưởng của Người về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đồng thời phân tích sâu sắc về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa to lớn của cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam do Hồ Chí Minh khởi thảo đã trở thành nền tảng, kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác

“Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” do Phó giáo sư, Tiễn sĩ Vũ Đình Hòe và Phó giáo sư, Tiễn sĩ Bùi Đình Phong (đồng chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,

2010 Cuốn sách đã tổng kết bước đầu về những cống hiến to lớn, quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam Trên cơ sở đó, các tác giả khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công cuộc giành độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay

Ngoài ra, còn có rất nhiều bài báo viết về độc lập dân tộc của

Hồ Chí Minh được đăng trên các báo, Tạp chí như: “Độc lập dân tộc gằn liền với chủ nghĩa xã hội, luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng Việt Nam” của Giáo sư Trịnh Nhu, Tạp chí Lịch sử Đảng,

Trang 7

số 5, năm 1997; “Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” của Tiến sĩ Lê Văn Tích, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2, năm 2001; “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh” của Phó giáo sư, Tiễn sĩ Mạch Quang Thắng, Tạp chí Giáo dục lí luận, số 6, năm 2010 Các công trình luận văn nghiên cứu liên quan đến vấn đề tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Trong số

đó, trước hết phải kể đến:

Luận văn Thạc sĩ Triết học: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” của Nguyễn Thạc Dũng (2008), Đại học Khoa học Xã hội xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn đã phân tích một cách cụ thể và có hệ thống những điều kiện, tiền đề hình thành và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, làm rõ sự vận dụng sáng tạo và phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

và chủ nghĩa xã hội, thông qua những xử lý của Người theo trình tự thời gian và điều kiện lịch sử cụ thể

Luận văn Thạc sĩ Triết học: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và việc giáo dục ý thức độc lập dân tộc cho thế hệ trẻ

ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Thị Ly (2014), Học viện Khoa học xã hội Việt Nam

Luận văn Thạc sĩ Sư phạm lịch sử: “Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm

1945 đến năm 1975, lớp 12 Trung học phổ thông” của Nguyễn Thị Huệ (2014), Đại học giáo dục Luận văn đã tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, lý luận tâm lý giáo dục, giáo dục lịch sử về việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho học sinh, đề xuất biện

Trang 8

pháp giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ 1945 đến 1975, lớp 12 trung học phổ thông Luận văn Thạc sĩ Triết học: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và nhiệm vụ của Đảng, Nhà Nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền nước ta hiện nay” của Lê Thị Lan (2016), Học viện Khoa học

xã hội Việt Nam Luận văn đã tìm hiểu và làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc, phân tích sự vận dụng sáng tạo những điểm mới của quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc của Đảng ta, đồng thời, đề xuất một số giải pháp tiến hành đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền của nước ta hiện nay

Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, trong đó có tư tưởng về độc lập dân tộc được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu Tuy nhiên, việc đi sâu nghiên cứu “Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc và sựvận dụng vào giáo dục ý thức độc lập dân tộc cho học viên của Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 2 hiện nay” vẫn là một lĩnh vực chưa được ai nghiên cứu Vì vậy, ở luận văn này, tác giả sẽ kế thừa những thành tựu nghiên cứu trước đây, đồng thời

bổ sung, hoàn thiện và góp phần làm sáng tỏ phương diện giáo dục ý thức độc lập dân cho đối tượng học viên Công an nhân dân trong giai

đoạn hiện nay theo mục đích và yêu cầu của đề tài

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu: Luận văn làm rõ thực trạng của

công tác giáo dục ý thức độc lập dân tộc cho học viên, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo ý thức

về độc lập dân tộc cho học viên của Trường trong giai đoạn hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn tập trung giải quyết

những nhiệm vụ chủ yếu sau:

Trang 9

Thứ nhất, làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ

Chí Minh về độc lập dân tộc

Thứ hai, phân tích, làm rõ thực trạng công tác giáo dục ý

thức độc lập dân tộc cho học viên tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 2 hiện nay

Thứ ba, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công

tác giáo dục ý thức độc lập dân tộc cho học viên của Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 2 hiện nay, đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứutư tưởng Hồ Chí

Minh về độc lập dân tộc và sự vận dụng vào giáo dục ý thức độc lập dân

tộc cho học viên của Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 2 hiện nay

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chủ yếu tập trung nghiên cứu

trong giới hạn giáo dục ý thức độc lập dân tộc cho học viên của Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 2 - Bộ Công an

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới

quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về độc lập dân tộc

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phương

pháp nghiên cứu như: Phân tích - tổng hợp; lôgíc - lịch sử, quy nạp - diễn dịch, so sánh - đối chiếu, khảo sát thực tế và xử lý số liệu…

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Về lý luận: Luận văn góp phần vào việc nhận thức đầy đủ và

sâu sắc hơn về vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục ý thức độc lập dân tộc cho học viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Trang 10

Về thực tiễn: Kết quả của luận văn sẽ cung cấp thêm những

luận cứ khoa học và thực tiễn góp phần làm tốt công tác giáo dục ý thức độc lập dân tộc cho hoc viên Công an nhân dân; làm cơ sở cho việc bổ sung vào giảng dạy các nội dung môn học chuyên ngành tại Trường Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và học tập tại các trường Đại học, Cao đẳng Công an nhân dân, Bộ Công an

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,

luận văn được kết cấu thành 02 chương, 05 tiết

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

Chương 2: Vận dụng tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ Chí

Minh vào nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục ý thức độc lập dân

tộc cho học viên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân 2 hiện nay

Trang 11

Chương 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

1.1.1 Cơ sở lý luận

Thứ nhất, giá trị truyền thống văn hoá dân tộc Việt Nam Đó

là chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập, tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, đã tác động đến sự hình thành tư tưởng

Thứ hai, thực tiễn của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm

1917 Cơ sở quan trọng hình thành tư tưởng độc lập dân tộc của Hồ

Chí Minh Bởi vì, thắng lợi của cuộc Cách mạng mạng Tháng Mười

đã làm cho chủ nghĩa cộng sản từ lý luận trở thành thực tiễn sinh động, không chỉ giải phóng cho giai cấp công nhân, nông dân và nhân dân lao động, đưa họ đến địa vị của loài người là làm chủ xã hội, mà còn

Trang 12

mở ra một thời đại mới trong lịch sử nhân loại, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới

1.2 Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc

1.2.1 Độc lập dân tộc là độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn và triệt để

Độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn, tức là dân tộc đó phải có đầy đủ chủ quyền về chính trị, kinh tế, an ninh, quân sự, ngoại giao…và toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do, hạnh phúc của nhân dân chứ không phải “độc lập giả hiệu”, “độc lập hình thức” mà người khác (bọn thực dân, đế quốc) bố thí

Để có nền độc lập thực sự, độc lập hoàn toàn thì nền độc lập ấy phải được thực hiện một cách triệt để theo nguyên tắc nước Việt Nam

là của người Việt Nam, mọi việc về chủ quyền quốc gia Việt Nam phải do người Việt Nam tự giải quyết, không có sự can thiệp từ bên ngoài Giá trị đích thực của độc lập dân tộc phải được thể hiện bằng quyền tự do và hạnh phúc của nhân dân

1.2.2 Độc lập dân tộc không chỉ là tiền đề, mà còn là điều kiện và hơn nữa gắn liền với chủ nghĩa xã hội

Đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối

và thực tiễn cách mạng Việt Nam Độc lập dân tộc chỉ đi tới chủ nghĩa xã hội thì mới có một nền độc lập dân tộc thật sự, hoàn toàn, nhân dân mới được hưởng hạnh phúc tự do, đồng thời, chủ nghĩa xã hội chỉ có thể phát triển trên một nền độc lập dân tộc thật sự thì mới

có điều kiện phát triển hoàn thiện

1.2.3 Độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của mỗi dân tộc

Hồ Chí Minh cho rằng tất cả các dân tộc trên thế giới đều bình đẳng; tức là độc lập tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của

Trang 13

tất cả các dân tộc; nhân dân các dân tộc được hưởng độc lập tự do là lẽ

tự nhiên như “muôn vật được hưởng ánh sáng mặt trời”

Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp bùng nổ, thể hiện quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền dân tộc, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi: “Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” Trong kháng chiến chống Mỹ, Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm mang chân lý bất diệt “không có gì quý hơn độc lập, tự do”

1.2.4 Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất đất nước

Theo Người, độc lập dân tộc phải gắn liền với thống nhất đất nước Đây là một quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam,

là con đường sống của nhân dân Việt Nam, khát vọng, ý chí đấu tranh của toàn dân tộc và đó là một quan điểm lớn của Hồ Chí Minh Độc lập dân tộc gắn liền với thống nhất đất nước là tư tưởng và lẽ sống của Hồ Chí Minh, đó là nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng không chỉ của dân tộc Việt Nam, mà còn của các dân tộc bị áp bức trên thế giới

1.2.5 Độc lập dân tộc gắn liền với tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế

Độc lập dân tộc gắn liền với tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế là một trong những tư duy nổi bật của Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh cho rằng, độc lập dân tộc gắn liền với tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế là điều kiện thuận lợi giúp chúng

ta chiến thắng kẻ thù lớn mạnh hơn nhiều trong thời đại phức tạp Tuy nhiên, đối với Hồ Chí Minh đó không phải là con đường một chiều, mà nhân dân Việt Nam cũng phải có nghĩa vụ đóng góp vào

sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới

Ngày đăng: 30/05/2017, 11:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w