1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển

79 7,4K 105

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 860,5 KB

Nội dung

Giá cả thị trường xăngdầu còn chịu sự chi phối quá lớn của các chính sách của Nhà nước làm cho kết quảkinh doanh không phản ánh đầy đủ và trung thực hoạt động kinh doanh xăng dầu.Thị trư

Trang 1

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 5

1.1 Vai trò và đặc điểm của thị trường xăng dầu đối với nền kinh tế Việt Nam 5

1.1.1 Vai trò của thị trường xăng dầu đối với nền kinh tế Việt Nam 5

1.1.2 Đặc điểm của thị trường xăng dầu 6

1.1.2.1 Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng chính sách giá 6

1.1.2.2 Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng chính sách thuế 7

1.1.2.3 Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng cách bù lỗ cho các doanh nghiệp 7

1.1.2.4 Nhà nước chỉ cho phép các doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được kinh doanh xăng dầu 8

1.1.2.5 Thị trường xăng dầu còn có những đặc điểm khác 9

1.2 Các yếu tố cơ bản của thị trường xăng dầu 11

1.3 Những nội dung cơ bản về phát triển thị trường xăng dầu, động thái phát triển thị trường xăng dầu 15

1.3.1 Những nội dung cơ bản về phát triển thị trường xăng dầu 15

1.3.2 Động thái phát triển thị trường xăng dầu 18

1.4 Kinh nghiệm của các nước về điều tiết và phát triển thị trường xăng dầu 21

1.4.1 Trung Quốc 21

1.4.2 Hoa Kỳ 23

1.4.3 Nhật Bản 24

1.4.4 Malaysia 25

1.4.5 Thái Lan 26

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 28

2.1 Các nhân tố tác động đến thị trường xăng dầu ở Việt Nam 28

2.1.1 Những nhân tố vĩ mô tác động đến thị trường xăng dầu 28

2.1.2 Những nhân tố vi mô tác động đến thị trường xăng dầu 30

2.2 Đánh giá sự tác động của các nhân tố đến thị trường xăng dầu ở Việt Nam những năm qua 33

Trang 2

2.3 Một số kết luận về sự vận động của thị trường xăng dầu ở Việt Nam 39

2.3.1 Nguồn cung xăng dầu ở Việt Nam 39

2.3.1.1 Nguồn nhập khẩu 39

2.3.1.2 Nguồn cung trong nước 40

2.2.2 Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ở Việt Nam 41

2.2.3 Giá cả xăng dầu ở Việt Nam 44

2.2.3.1 Giá nhập khẩu 44

2.2.3.2 Giá bán lẻ trong nước 45

2.2.4 Cạnh tranh trên thị trường xăng dầu ở Việt Nam hiện nay 46

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM VÀ TĂNG CƯỜNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 49

3.1 Mục tiêu phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020 và những yêu cầu đặt ra trong phát triển thị trường xăng dầu 49

3.2 Phương hướng và giải pháp phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020 50

3.2.1 Phương hướng phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020 50

3.2.2 Giải pháp phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam những năm tới 53

3.2.2.1 Những giải pháp tăng nguồn cung xăng dầu 53

3.2.2.2 Những giải pháp tăng nhu cầu xăng dầu 57

3.2.2.3 Những giải pháp hoàn thiện cơ chế giá xăng dầu 59

3.2.2.4 Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .62

3.3 Phát huy các nhân tố tác động đến phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian tới 65

3.3.1 Nhân tố chính trị, luật pháp 65

3.3.2 Nhân tố kinh tế 67

3.3.3 Nhân tố khoa học, kỹ thuật 69

3.3.4 Nhân tố văn hóa 70

3.3.5 Tạo áp lực cạnh tranh 70

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

Trang 4

Bảng 1.1: Số liệu nhập khẩu xăng dầu năm 2010 và 2011 11

Bảng 1.2: Thị trường nhập khẩu xăng dầu năm 2010, 2011 12

Bảng 1.3: Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ở Việt Nam qua các năm 19

Bảng 2.1: Tình hình nhập khẩu xăng dầu năm 2011 40

Bảng 2.2: Nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011 42

Bảng 2.3: Giá bán lẻ xăng, dầu tại một số thời điểm từ 2006 đến 08/2012 45

ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1: Cơ cấu tiêu thụ xăng, dầu theo sản phẩm năm 2011 42

Đồ thị 2.2: Cơ cấu tiêu thụ xăng, dầu theo ngành năm 2011 43

Đồ thị 2.3: Cơ cấu tiêu thụ xăng dầu theo khu vực năm 2011 43

Đồ thị 2.4: Giá FOB nhập khẩu của dầu thô và sản phẩm xăng dầu giai đoạn 1996 đến 2011 44

Đồ thị 2.5: Thị phần của Petrolimex và các đơn vị khác năm 2011 48

Đồ thị 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011 67

Đồ thị 3.2 Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011 68

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của chuyên đề

Xăng dầu là sản phẩm có vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực sản xuất

và đời sống xã hội Trên phương diện kinh tế, giá trị của mọi sản phẩm hàng hoádịch vụ ít nhiều đều chứa đựng giá trị của xăng dầu Có thể nói: Kinh tế - xã hộingày càng phát triển thì nhu cầu xăng dầu ngày càng lớn và vai trò của xăng dầungày càng trở nên quan trọng

Thời gian qua, mặc dù trên thị trường xăng dầu thế giới có những biến độngrất lớn, đặc biệt là giả cả diễn biến rất khó lường, nhưng thị trường xăng dầu trongnước vẫn ngày càng phát triển: Quy mô thị trường xăng dầu ngày càng tăng, đã cónhiều chủ thể tham gia kinh doanh trên thị trường và le lói yếu tố cạnh tranh, giá cảxăng dầu bị ảnh hưởng của thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước nên cơbản ổn định, không có xáo trộn lớn, hệ thống phân phối xăng dầu trên thị trườngViệt Nam không ngừng được mở rộng và phát triển

Tuy nhiên, hiện nay thị trường xăng dầu nước ta chưa vận hành đúng với cơchế thị trường, yếu tố cạnh tranh trên thị trường hiện nay chưa thực sự được pháthuy, thị trường xăng dầu cơ bản vẫn do Nhà nước độc quyền, Chính phủ vẫn trựctiếp kiểm soát toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu xăng dầu Giá cả thị trường xăngdầu còn chịu sự chi phối quá lớn của các chính sách của Nhà nước làm cho kết quảkinh doanh không phản ánh đầy đủ và trung thực hoạt động kinh doanh xăng dầu.Thị trường xăng dầu Việt Nam suốt từ năm ra đời đến nay cơ bản phụ thuộc vàonguồn nhập khẩu, Xăng dầu sử dụng và tiêu dùng trong nước chủ yếu vẫn đượcnhập từ nước ngoài, đây là mặt hàng có tỷ trọng lớn trong những mặt hàng nhậpkhẩu ở nước ta

Cho đến nay, mặc dù ở nước ta đã có 11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu vàtham gia phân phối xăng dầu, nhưng Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Petrolimexluôn là doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường trong nước (chiếm khoảng 60% thịphần) và vị trí này có lẽ sẽ khó có sự thay đổi trong tương lai gần Ngoài Tập đoànxăng dầu Việt Nam thì các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng

Trang 6

dầu khác cũng đều là của Nhà nước, điều này cho thấy: Thị trường xăng dầu ở ViệtNam vẫn có độc quyền nhóm, tính chủ động và năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp kinh doanh xăng dầu còn nhiều hạn chế, hiệu quả kinh doanh chưa cao.

Công tác quản lý Nhà nước đối với thị trường xăng dầu còn nhiều bất cập:Nhà nước quản lý thị trường xăng dầu còn lỏng lẻo, nhiều sơ hở, tình trạng buôngian, bán lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu còn xảy ra ở rất nhiềunơi, hoạt động tạm nhập tái xuất còn lộn xộn và chưa được giải quyết Đặc biệt,Nhà nước rất lúng túng trong việc điều hành và đối phó với sự biến động của giáxăng dầu trên thị trường Trước tình hình đó Nhà nước phải đổi mới quản lý hoạtđộng kinh doanh xăng dầu nhằm đạt được mục tiêu: Ổn định thị trường, đồng thờitạo điều kiện để cho doanh nghiệp chủ động, phát triển

Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, luôn ở vị trí chiến lược lược trong sự nghiệpphát triển kinh tế xã hội Vì vậy, phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam phảiđược coi là một trong những mục tiêu trọng tâm trong việc hoạch định chiến lượcphát triển kinh tế xã hội của Đất nước Việc nghiên cứu các nhân tố tác động tới sựphát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở

để từ đó đề xuất những giải pháp đưa thị trường xăng dầu Việt Nam hoạt động tự

do, minh bạch và vận hành đúng theo quy luật thị trường

Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu về thị trường xăng dầu vàkinh doanh xăng dầu, đổi mới quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh xăng dầu ởViệt Nam hoặc tổ chức kinh doanh, tái xuất của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam tuy nhiên các công trình nghiên cứu trước đây còn nhiều khoảng trống, chưa có đểtài hay công trình nào phân tích đánh giá toàn diện và trực tiếp nghiên cứu nhữngnhân tố tác động đến sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam dẫn đến tôi lựachọn đề tài: “Thị trường xăng dầu ở Việt Nam và các nhân tố tác động đến sự pháttriển” làm chuyên đề nghiên cứu sinh

2 Mục đích của nghiên cứu

- Luận giải cơ sở lý luận và nhận diện các nhân tố tác động đến thị trườngxăng dầu ở Việt Nam;

- Phân tích và đánh giá sự tác động của các nhân tố tác động tới sự phát triểnthị trường xăng dầu ở Việt Nam trong những năm qua;

Trang 7

- Dự báo các nhân tố tác động đến sự vận động của thị trường xăng dầu ViệtNam đến năm 2020;

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp để tăng cường sự tác động của các nhân

tố nhằm chuyển thị trường xăng dầu hiện nay vận hành theo đúng quy luật thịtrường

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu: Những nhân tố cơ bản tác động tới sự vận động của thị

trường xăng dầu Việt Nam đối với những sản phẩm xăng dầu chính (Xăng động cơ,Dầu Diesel, Dầu Mazut, Dầu hỏa) phục vụ cho nhu cầu giao thông vận tải (xe cơgiới, tàu thuyền), cho các hoạt động công nghiệp (lò đốt, nhà máy nhiệt điện…),hoặc nhu cầu tiêu dùng cá nhân (phương tiện đi lại, chạy máy phát điện gia đình,bơm nước, đun nấu…) Do đối tượng và phạm vi nghiên cứu của thị trường xăngdầu rất rộng, từ các khâu thuộc lĩnh vực thượng nguồn như: Tìm kiếm, thăm dò,khai thác (cả ở trên bờ lẫn ngoài khơi), các khâu tồn trữ, chế biến (lọc, hóa dầu),vận chuyển đến lĩnh vực hạ nguồn như: Bảo quản, phân phối, tiêu thụ (nhập khẩu,bán buôn, bán lẻ) Ở trong mỗi khâu này lại bao gồm rất nhiều công đoạn yêu cầucông nghệ, kỹ thuật, phương thức kinh doanh… khác nhau Trong khuôn khổ nhấtđịnh, Chuyên đề chỉ đi sâu phân tích lĩnh vực hạ nguồn

3.2 Phạm vi nghiên cứu: Các nhân tố tác động tới các yếu tố của thị trường xăng

dầu ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay với các số liệu thứ cấp về thị trường xăng dầuViệt Nam và số liệu sơ cấp về các nhân tố tác động đến phát triển thị trường xăngdầu ở Việt Nam hiện nay

4 Phương pháp nghiên cứu dự kiến

Tác giả dự kiến sử dụng phương pháp luận chung của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, sử dụng các phương pháp phổ biến nghiên cứukinh tế như: Hệ thống hóa, khái quát hóa, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê,phương pháp dự báo trên các lý thuyết về kinh tế học, phương pháp nghiên cứu tạibàn (Desk Stuty) và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường (Field Study)

Trang 8

5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Chuyên đề đượckết cấu làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về thị trường xăng dầu và sự vận động của thị trường xăng

dầu trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam

Chương 2: Nghiên cứu những nhân tố tác động đến thị trường xăng dầu ở Việt

Nam hiện nay

Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam và tăng cường sự

tác động của các nhân tố đến quá trình phát triển thị trường

Trang 9

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VÀ SỰ VẬN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM 1.1 Vai trò và đặc điểm của thị trường xăng dầu đối với nền kinh tế Việt Nam

1.1.1 Vai trò của thị trường xăng dầu đối với nền kinh tế Việt Nam

Xăng dầu là nguồn năng lượng chủ yếu, là mặt hàng chiến lược, có vai tròquan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó tham gia vào hầu hết các lĩnh vực: Hoạtđộng sản xuất, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và đời sống xã hội

Để tạo ra một sản phẩm hàng hoá hay dịch vụ nào thì cũng cần đến mộtlượng xăng dầu nhất định, trong các ngành công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ chiphí xăng dầu là bộ phận chi phí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm

Xăng dầu lại càng đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an ninh - quốc phòng,những phương tiện máy móc như: Ôtô, tàu thuỷ, máy bay…phục vụ cho diễn tập vàchiến đấu đều cần phải có xăng dầu để hoạt động

Thị trường xăng dầu ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân

và sinh hoạt của đời sống nhân dân Ở nước ta, thị trường xăng dầu không chỉ có ýnghĩa đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn thực sự thúc đẩy sản xuất, góp phần ổnđịnh giá cả, kiềm chế lạm phát, tăng tích lũy cho Ngân sách Nhà nước

Thời gian qua, giá cả xăng dầu trên thế giới đã liên tục diễn biến rất phức tạp,Giá xăng dầu mang đầy màu sắc chính trị và rất nhạy cảm với tình hình chính trị - kinh

tế - quân sự của thế giới và được biểu hiện qua cung - cầu

Giá cả biến động đã ảnh hưởng rất lớn dẫn đến nhiều nước rơi vào suy thoái

và lạm phát Cuộc khủng hoảng toàn cầu từ năm 2008 đã làm chấn động đến đời sốngchính trị - kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới, kể một số nền kinh tế lớn như:

Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga… cũng bị đảo lộn, một trong những nguyên nhânchủ yếu là do sự biến động của giá dầu trên thế giới

Đứng trước khó khăn của nền kinh tế do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng,Chính phủ Việt Nam sử dụng rất nhiểu cơ chế, biện pháp trong đó đã can thiệp vào

Trang 10

cơ chế giá xăng dầu bằng rất nhiều hình thức khác nhau, sử dụng các công cụ như:Thuế, phí, quỹ hỗ trợ bình ổn giá xăng dầu…để điều tiết cơ chế giá nhằm ổn địnhgiá bán xăng dầu trong nước, giảm thiểu ảnh hưởng của biến động giá tới nền kinh

tế quốc dân

1.1.2 Đặc điểm của thị trường xăng dầu

Thị trường xăng dầu ở Việt Nam được điều tiết bởi cơ chế quản lý của Nhànước, Nhà nước can thiệp rất sâu vào thị trường

1.1.2.1 Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng chính sách giá

Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để từng bước mởrộng quyền chủ động điều chỉnh giá cho các doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệpkhông thực sự được quyết định giá bán xăng dầu

Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu

Điều 27, Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ quyđịnh nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu

a- Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý củaNhà nước;

b- Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn; việc điềuchỉnh giá bán lẻ xăng dầu được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điềunày; có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của pháp luật hiện hành vàđược bù đắp lại những chi phí hợp lý khi tham gia bình ổn giá;

c- Thời gian giữa hai (02) lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười (10)ngày dương lịch đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười (10) ngày dương lịchđối với trường hợp giảm giá; khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, thương nhân đầumối đồng thời phải gửi quyết định giá và phương án giá của mình đến các cơ quannhà nước có thẩm quyền;

d- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, khi nhận được quyết định giá vàphương án giá của thương nhân đầu mối, có trách nhiệm giám sát để bảo đảm việcđiều chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp luật

Trang 11

1.1.2.2 Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng chính sách thuế

Nhà nước hiện đang áp dụng thu nhiều loại thuế đối với những doanh nghiệpkinh doanh xăng dầu:

- Thuế nhập khẩu;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt;

- Thuế giá trị gia tăng;

Trái lại: Khi giá nhập giảm thì thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt cũnggiảm theo Ngân sách Nhà nước lại bị giảm đáng kể Để bù đắp sự thiếu hụt Ngânsách thì Nhà nước lại tăng thuế để đảm bảo nguồn thu Song khi tăng thuế thì lạikéo theo rất bất lợi cho nền kinh tế - xã hội

1.1.2.3 Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng cách bù lỗ cho các

Trang 12

mà còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị là đảm bảo có nguồn xăng dầu bán theogiá quy định tại các vùng núi, hải đảo xa xôi dẫn đến việc các doanh nghiệp bị lỗlớn trong nhiều thời điểm Để khắc phục tình trạng này những năm qua, Nhà nước

đã bù lỗ khoản tiền rất lớn cho doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu

1.1.2.4 Nhà nước chỉ cho phép các doanh nghiệp có đủ điều kiện mới được

kinh doanh xăng dầu

- Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, theo quy định tại Nghị định

số Số: 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ thì các Thương nhân có đủ

các điều kiện quy định dưới đây được cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhậpkhẩu xăng dầu:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu;

+ Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt Nam,bảo đảm tiếp nhận được tầu chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phương tiện vận tải xăngdầu khác có trọng tải tối thiểu 7.000 tấn (bảy ngàn tấn), thuộc sở hữu doanh nghiệphoặc đồng sở hữu hoặc thuê dài hạn từ 05 (năm) năm trở lên;

+ Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15.000 m3 (mườilăm ngàn mét khối) để trực tiếp nhận xăng dầu từ tầu chở dầu và phương tiện vậntải xăng dầu khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụngdài hạn từ 05 (năm) năm trở lên;

+ Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh nghiệphoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng dài hạn từ 05 (năm) năm trở lên để bảo đảmcung ứng xăng dầu cho hệ thống phân phối của mình;

+ Có hệ thống phân phối xăng dầu của mình: Tối thiểu 10 (mười) cửa hàngbán lẻ thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu và hệ thống đại lý tối thiểu 40 (bốn mươi) đại

Trang 13

trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký kinh doanh xăng dầu.

+ Được các cơ quan có thẩm quyền đồng ý chấp nhận có đủ điều kiện kinhdoanh xăng dầu

+ Có địa điểm tổ chức kinh doanh và được chính quyền sở tại cho phép kinhdoanh xăng dầu ở địa điểm kinh doanh

+ Cơ sở vật chất, cửa hàng (trạm) kinh doanh xăng dầu phải đáp ứng được điềukiện quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn phòng chống cháy nổ

+ Cơ sở, cửa hàng xăng dầu phải có chứng nhận đảm bảo không làm mất vệsinh môi trường, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

+ Các dụng cụ đo lường: Đong đếm, bơm rót xăng dầu phải được cơ quan cóthẩm quyền kiểm duyệt, chứng nhận và niêm phong mới được đưa vào sử dụng

+ Cán bộ - nhân viên tham gia kinh doanh xăng dầu phải hiểu biết về xăngdầu, có bằng cấp, chứng chỉ chứng nhận phòng chống chảy nổ do công an Phòngcháy - chữa cháy cấp

+ Cơ sở kinh doanh xăng dầu phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ như: Nộp thuế,phí xăng dầu…với Nhà nước và chính quyền địa phương theo quy định

1.1.2.5 Thị trường xăng dầu còn có những đặc điểm khác

Xăng dầu là loại hàng hoá có tính đặc thù, vì vậy ngoài việc tuân thủ các quyluật của thị trường như: Quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá cả … nhưcác loại hàng hoá khác thì thị trường xăng dầu còn có những đặc điểm riêng:

- Khi kinh doanh xăng dầu trên thị trường đòi hỏi việc đảm bảo tuyệt đối antoàn; công tác phòng chống cháy nổ là hoạt động rất quan trọng, có ý nghĩa sốngcòn Mặt hàng xăng dầu có những tính chất lý hóa riêng, trong thành phần của Xăngdầu có nhiều hoá chất độc hại cho cơ thể con người như: Lưu huỳnh, chì, Octan;mùi của xăng dầu rất độc, ảnh hưởng lớn đến môi trường, nếu như xăng dầu bị rơivãi có thể phá huỷ môi trường sinh thái do đó cần đặc biệt lưu ý đến các biện phápbảo vệ môi trường, phòng ngừa độc hại cho con người khi tham gia kinh doanhxăng dầu

- Thị trường xăng dầu chịu tác động lớn từ các quan hệ chính trị quốc tế và

Trang 14

trong nước, vì vậy thị trường xăng dầu phải được đặt trong tổng thể các mối quan

hệ quốc tế và chủ trương, đường lối đối ngoại của quốc gia Ở nhiều thời điểm (đặcbiệt là từ khi xảy ra cuộc chiến tranh giữa Mỹ là Liên quân với Irắc năm 2003) giádầu trên thị trường thế giới biến động rất mạnh, các nước lớn như: Mỹ, Anh,Pháp… đều tranh giành quyền kiểm soát dầu mỏ ở khu vực Vùng Vịnh, các nướcnày luôn sử dụng chiêu bài cấm vận và gây áp lực tới các nước có nguồn dầu mỏlớn như: Iran, Syry… nhằm thâu tóm nguồn lợi về mình, mặt khác mặt hàng xăngdầu được coi như là “vũ khí lợi hại” trong các quan hệ về chính trị - quân sự trênbình diện quốc tế

- Thị trường xăng dầu phụ thuộc rất nhiều vào kinh tế quốc tế và mỗi nước, thờigian qua (điển hình là năm 2008) đã chứng kiến sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định chếtài chính khổng lồ, hàng loạt các sự kiện tồi tệ chưa từng có trong hàng trăm năm qua

đã xảy ra Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, thị trường xăng dầu đã trải quanhững biến động lớn nhất trong lịch sử, Giá dầu mỏ ở đầu năm 2008 từ khoảng 90USD/thùng leo lên 100 USD/ thùng vào ngày 20/02/2008 và đạt mức kỷ lục 147USD/thùng trong ngày 11/07/2008, ngay sau đó giá lại rơi vào giai đoạn tụt dốc, ngày19/02/2009 giá dầu ở mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây: Chỉ còn 34,64USD/thùng giảm 76,43% so với mức giá ở lúc đỉnh điểm Nguyên nhân sâu xa củahiện tượng giá dầu giảm mạnh là do nhu cầu sử dụng dầu lớn trên thế giới sụt giảm dokhó khăn về kinh tế

- Thị trường xăng dầu ở nước ta chủ yếu tập trung ở khâu hạ nguồn Hàngnăm, nước ta tiêu thụ khoảng 11 - 12 triệu tấn xăng dầu các loại, kim ngạch nhậpkhẩu lên tới hàng chục tỷ USD, đây là mặt hàng có số lượng nhập khẩu lớn và kimngạch nhập khẩu khổng lồ so với các mặt hàng nhập khẩu khác

- Thị trường xăng dầu ở nước ta không chỉ là thị trường hàng hóa, dịch vụthông thường mà còn là vật tư nhiên liệu thiết yếu cho sản xuất, dịch vụ với những

cơ chế đặc thù

1.2 Các yếu tố cơ bản của thị trường xăng dầu

Trang 15

- Cung xăng dầu

Cung xăng dầu là số lượng xăng dầu mà các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩuxăng dầu có khả năng bán và sẵn sàng bán ra ở các mức giá khác nhau

Nguồn cung xăng dầu vận động theo xu hướng tỷ lệ thuận với giá cả, giá caothì cung tăng, giá thấp thì cung giảm Ngoài tác động của giá cả, cung xăng dầu cònchịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như: Chính trị, xã hội, nguồn tài nguyên dầu

mỏ, trình độ khoa học công nghệ, nhu cầu tiêu dùng…

Nguồn cung xăng dầu bao gồm nguồn nhập khẩu và nguồn sản xuất trongnước, cho đến giai đoạn hiện nay, nguồn cung trong nước phụ thuộc rất lớn vàonguồn nhập khẩu

- Mặt hàng nhập khẩu: Những năm gần đây, mặt hàng xăng dầu nhập khẩuvào nước ta rất phong phú và đa dạng, số liệu cụ thể như sau:

Bảng 1.1: Số liệu nhập khẩu xăng dầu năm 2010 và 2011

Nhiên liệu bay 832,857 609,893,964 949,457 963,632,463

Nguồn: Vinanet - Bộ công thương

Nguồn xăng dầu ở nước ta hiện nay cơ bản được nhập khẩu từ nước ngoài,những mặt hàng xăng dầu chủ yếu được các Doanh nghiệp đầu mối kinh doanhxăng dầu ở Việt Nam nhập khẩu là: Xăng; Dầu Diesel (DO), Dầu mazút (FO),Nhiên liệu máy bay, Dầu hoả

- Thị trường nhập khẩu: Nước ta nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường ởnhiều nước trên thế giới: Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, TháiLan, Indonesia, Malaysia, nhưng nguồn nhập khẩu chủ yếu chiếm tỷ trọng cao là ởcác thị trường: Singapore, Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc

Bảng 1.2: Thị trường nhập khẩu xăng dầu năm 2010, 2011

Trang 16

Tên Quốc gia

Nguồn: Vinanet - Bộ công thương

- Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu thay đổi theo từng năm, trong đó mặt hàng

xăng có xu hướng tăng, còn các mặt hàng khác như: Diesel, Dầu hoả, Dầu mazút có

xu hướng giảm Cơ cấu thay đổi vì các lý do sau:

+ Nhu cầu về mặt hàng xăng của nước ta hiện nay là rất cao, nguyên nhân là

do các phương tiện tham gia giao thông sử dụng nhiên liệu xăng như: Ôtô, xe máy tăng mạnh nên số lượng xăng tiêu hao ngày càng lớn, do đó phải tăng lượng nhậpkhẩu mặt hàng xăng để đáp ứng nhu cầu của thị trường

+ Giá cả của các mặt hàng: Diesel, Dầu hoả, Dầu mazút trên thị trường thếgiới càng ngày càng tăng cao, mặt khác do sự tiến bộ của khoa học công nghệ nênđịnh mức tiêu hao nhiên liệu của máy móc, thiết bị sử dụng nhiên liệu Diesel, Dầumazút giảm xuống do vậy sản lượng nhập các mặt hàng đó có xu hướng giảm

- Các nhà cung cấp: Có rất nhiều các nhà cung cấp mặt hàng xăng dầu choCác doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, thời gian gần đây cókhoảng 30 nhà cung cấp điển hình là các nhà cung cấp lớn như: BP, Shell, Winton,Unipec, SK Energy, Kuo Oil, Elico Oil, Vitol, Simosa, Projector

Phát triển nguồn hàng nhập khẩu biểu hiện ở việc tăng số lượng thị trườngnhập khẩu hoặc tăng số lượng nhà cung cấp hoặc tăng quy mô, sản lượng các mặthàng nhập khẩu Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh Xăng dầu ở Việt Nam trong

Trang 17

những năm gần đây phát triển nguồn hàng không diễn ra theo xu hướng tăng nguồnhàng, nhà cung cấp hay sản lượng mà nó lại thể hiện ở việc các doanh nghiệp đã tạodựng được một hệ thống nguồn hàng nhập khẩu khá ổn định và hiệu quả, đảm bảođáp ứng đủ nguồn cung cho thị trường trong nước với giá cả hợp lý.

- Cầu xăng dầu

Cầu xăng dầu là số lượng xăng dầu mà người mua có khả năng mua và sẵnsàng mua ở các mức giá khác nhau Tổng hợp các nhu cầu của khách hàng tạo nêncầu hàng hóa

Tổng nhu cầu xăng dầu bao gồm: Nhu cầu cho giao thông vận tải, côngnghiệp, thương mại dịch vụ, an ninh - quốc phòng, nhu cầu cho tái xuất, nhu cầucho bổ sung dự trữ

Cầu xăng dầu vận động theo xu hướng tỷ lệ nghịch với giá cả hàng hóa, khigiá cao thì nhu cầu nhu cầu giảm do người tiêu dùng sử dụng tiết kiệm để cắt giảmchi phí, mặt khác khi giá cả giảm thì nhu cầu tăng lên Tuy nhiên xăng dầu là mặthàng thiết yếu nên nhiều khi giá có tăng hoặc giảm mạnh thì người tiêu dùng vẫnbắt buộc phái sử dụng một lượng xăng dầu nhất định chứ không thể thay thế xăngdầu bằng mặt hàng khác

Ngoài tác động của giá cả, cầu xăng dầu còn chịu tác động của các nhân tố:Thu nhập của người dân, nguồn cung xăng dầu, quy mô của thị trường, giá cả củanhững hàng hóa khác có liên quan, mong muốn của người tiêu dùng

- Giá cả

Giá cả của xăng dầu là sự biểu hiện bằng tiền của của giá trị hàng hóa trênthị trường Giá cả xăng dầu lên xuống xoay quanh giá trị thực của nó và chịu tácđộng của các quy luật nền kinh tế thị trường như: Quy luật cung cầu, quy luật giátrị, quy luật cạnh tranh…

Giá cả xăng dầu là một đại lượng biến động liên tục do những nhân tố ảnhhưởng đến thị trường Người mua xăng dầu đại diện cho cầu hàng hóa, còn ngườibán xăng dầu thì đại diện cho cung hàng hóa, theo quy luật thị trường thì người mualuôn mong muốn mua được hàng với giá thấp, còn người bán thì luôn mong muốnbán với giá cao Tuy nhiên giá cả của xăng dầu được hình thành trên thị trường là

Trang 18

mức giá mà người mua và người bán đều chấp nhận được.

Giá cả xăng dầu chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố như: Tình hình chínhtrị - kinh tế thế giới, quan hệ cung cầu…

Xăng dầu là mặt hàng quan trọng cần thiết cho hoạt động kinh tế, chính trịcủa mọi quốc gia Giá xăng dầu ngoài việc phụ thuộc vào thời gian còn phụ thuộcvào rất nhiều biến, trong đó có các biến độc lập lẫn các biến ngẫu nhiên như trạngthái nền kinh tế thế giới (suy thoái hay phát triển), kết quả thăm dò khai thác củacác nước, đặc biệt là các nước ngoài khối OPEC, mức độ thay thế của các nguồnnăng lượng

Với những ưu thế về mặt trữ lượng dầu mỏ, không khó để khẳng định rằngtrong tương lai OPEC vẫn là nhà cung cấp chính cho thị trường dầu mỏ Trong ngắnhạn OPEC vẫn là nhân tố chính ảnh hưởng lên giá xăng dầu

Trong năm năng lực cạnh tranh, ảnh hưởng lớn nhất vẫn là quyền lực ngườimua Với tốc độ tăng trưởng kinh tế rất lớn các nước công nghiệp phát triển như:

Mỹ, Nhật,Trung Quốc… vẫn là các thị trường tiêu thụ xăng dầu khổng lồ Vớiquyền lực về: Chính trị, chính sách thuế quan, chính sách bảo vệ môi trường lànhững công cụ hữu hiệu để người mua chống lại những diễn biến bất thường củagiá dầu mỏ trên thị trường và ngăn không cho OPEC thực hiện quyền lực độc quyềncủa mình trong trung và dài hạn

Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường xăng dầu Vì vậy giá xăng dầutrong nước cũng thường xuyên biến động theo giá thị trường thế giới Tuy nhiênNhà nước vẫn nắm quyền quản lý bằng việc điều chỉnh giá hoặc tăng, giảm thuếnhập khẩu và các loại thuế, phí khác; qua đó quyết định mức giá tới tay người tiêudùng

Trang 19

+ Giá cả các mặt hàng xăng dầu giảm xuống;

+ Các doanh nghiệp phải tối ưu hóa các yếu tố đầu vào của sản xuất kinhdoanh, tìm mọi biện pháp để tiết giảm chi phí;

+ Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp không ngừng áp dụng thành tựu của kỹthuật mới tiên tiến và khoa học công nghệ tiến bộ;

+ Cạnh tranh là công cụ tước đi tính độc quyền của các doanh nghiệp kinhdoanh xăng dầu; đưa lĩnh vực kinh doanh này hoạt động theo quy luật của thịtrường

Để có được chiến lược cạnh tranh đúng đắn, các doanh nghiệp cần phải xácđịnh trạng thái cạnh tranh trên thị trường: Cạnh tranh tự do, cạnh tranh hoàn hảo,cạnh tranh mang tính độc quyền, cạnh tranh hỗn tạp…

Việc xác định trạng thái cạnh tranh của thị trường xăng dầu hiện nay là cạnhtranh mang tính độc quyền đã cho phép các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sớmnhận biết được cách thức để làm việc cũng như để đánh giá chính xác hơn cácphương pháp mà doanh nghiệp đang tiến hành để giành thắng lợi trong kinh doanh

Các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trước hết là tác động tới việc giảm lợinhuận siêu ngạch do độc quyền mang lại, tiếp đến là quá trình tiết giảm chi phí đểtăng khả năng cạnh tranh dẫn lợi nhuận giảm Sự cạnh tranh này làm cho đường vậnđộng của xăng dầu được điều chỉnh từ các cảng nhập đầu mối đến nơi tiêu thụ bằngcon đường ngắn nhất, bằng phương tiện vận chuyển có giá cước thấp nhất và ít quakhâu trung gian nhất, đó là lợi ích chung của toàn xã hội khi hình thành được chiphí tối ưu để lưu thông hàng hóa Xét trên góc độ của người tiêu dùng, cạnh tranhlàm cho người tiêu dùng được quyền lựa chọn các mặt hàng xăng dầu tốt nhất, tại

địa điểm mong muốn nhất với giá cả hợp lý

1.3 Những nội dung cơ bản về phát triển thị trường xăng dầu, động thái phát triển thị trường xăng dầu

1.3.1 Những nội dung cơ bản về phát triển thị trường xăng dầu

Có thể quan niệm: Phát triển thị trường xăng dầu là tổng hợp các cơ chế, cácbiện pháp của Nhà nước và cách thức của các doanh nghiệp nhằm đưa khối lượng

Trang 20

xăng dầu tiêu thụ trên thị trường đạt mức tối đa, từ đó mở rộng được thị phần, tăngquy mô kinh doanh, tăng được lợi nhuận và nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

Nội dung về phát triển thị trường xăng dầu bao hàm nhiều vấn đề, có thể tiếpcận hai góc độ:

a Phát triển theo hình thức thị trường, nội dung phát triển thị trường xăng dầu gồm:

- Phát triển theo chiều rộng: Là việc mở rộng thị trường tiêu thụ xăng dầu

theo phạm vi địa lý, tăng quy mô sản xuất kinh doanh, mở mang mặt hàng, tăng sốlượng khách hàng

Để phát triển thị trường theo hướng này thì các doanh nghiệp đầu mối nhậpkhẩu xăng dầu phải mở rộng tiêu thụ xăng dầu bằng cách:

+ Phát triển thị trường nhập khẩu xăng dầu, đa dạng hóa các nhà cung cấp.+ Mở rộng mạng lưới bán buôn trong nước (các Tổng Đại lý, các Đại lý) và cáccửa hàng bán lẻ tại những địa điểm mới, tăng số lượng cán bộ quản lý, nhân viên bánhàng và tiếp thị, tăng năng lực và quy mô bằng cách tăng giờ làm việc, tăng ca bánhàng… để tăng khối lượng sản phẩm cung ứng trên thị trường

+ Phát triển thêm những thị trường tái xuất, chú trọng mở rộng thêm thịtrường ở Lào và Cămphuchia

Phát triển thị trường xăng dầu theo chiều rộng có thể làm cho sản lượng vàdoanh số bán hàng tăng lên nhưng chưa thể khẳng định là có hiệu quả kinh tế cao,phát triển theo chiều rộng chỉ phản ánh được sự tăng thêm về lượng cho doanhnghiệp

- Phát triển theo chiều sâu: Là việc nâng cao năng lực của các doanh nghiệp

kinh doanh xăng dầu, đây thực sự là sự phát triển về chất Doanh nghiệp đẩy mạnhtiêu thụ xăng dầu trên cơ sở thị trường và năng lực hiện có của doanh nghiệp

Để phát triển thị trường theo chiều sâu thì mỗi doanh nghiệp kinh doanhxăng dầu phải chú trọng về chất lượng của các chủng lọai xăng dầu, cải tiến côngtác quản trị doanh nghiệp, tăng cường đầu tư vào công tác quảng cáo, tiếp thị… đểtăng thêm nhu cầu của khách hàng và kích thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của

Trang 21

doanh nghiệp.

Phát triển thị trường xăng dầu theo chiều sâu không những làm cho doanhnghiệp bán ra số lượng xăng dầu tăng lên mà còn làm tăng tỷ suất lợi nhuận củadoanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

b Phát triển theo yếu tố thị trường, nội dung phát triển thị trường xăng dầu gồm:

- Phát triển khách hàng: Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ tìm mọi

cách để tăng số lượng người mua các sản phẩm xăng dầu

Để phát triển thị trường theo hướng này thì các doanh nghiệp kinh doanhxăng dầu phải đẩy mạnh các hoạt động marketing mà chủ yếu là phát triển các hìnhthức quảng cáo, tiếp xúc với khách hàng, các họat động yểm trợ xúc tiến bán hàng

Có như vậy thì doanh nghiệp mới tăng được số lượng xăng dầu bán ra do lượngkhách hàng mua tăng lên, dẫn đến doanh số bán hàng tăng lên

- Phát triển mặt hàng: Theo hướng này, các doanh nghiệp đầu mối kinh

doanh xăng dầu tìm cách phát triển thị trường bằng việc đưa vào kinh doanh cácmặt hàng xăng dầu mới như Xăng Mgas 98, Dầu Diesel chất lượng cao hơn cácloại dầu hiện có trên thị trường Các chủng loại xăng dầu mới này có thể khaithác bằng nguồn nhập khẩu hoặc sản xuất trong nước trong thời gian tới

Phát triển thị trường theo hướng này, các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩuxăng dầu phải đấy mạnh các họat động nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầumới của khách hàng cũng như các họat động marketing quảng bá sản phẩm tớingười tiêu dùng, khi đó doanh nghiệp sẽ tăng được chủng lọai xăng dầu cung ứng rathị trường, kết quả sẽ tăng được doanh số bán hàng và lợi nhuận cũng tăng lên

- Mở rộng phạm vi địa lý: Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ xâm

nhập vào thị trường mới để mở rộng tiêu thụ

Để phát triển thị trường theo hướng này thì các doanh nghiệp phải đẩy mạnhcác họat động nghiên cứu khu vực thị trường mới, nếu thành công thì các doanh nghiệpkinh doanh xăng dầu sẽ mở rộng thị trường về mặt không gian, số lượng người mua

Trang 22

tăng, mặt khác số lượng sản phẩm tiêu thụ cũng tăng lên do thị trường tiêu thụ được

mở rộng dẫn đến doanh thu và lợi nhuận cũng sẽ tăng

1.3.2 Động thái phát triển thị trường xăng dầu

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã khẳng định quyết tâm của Đảngta: Kiên quyết xoá bỏ quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với kháchquan và trình độ phát triển của nền kinh tế

Tư tưởng đổi mới của Đại hội VI đã tạo ra sự chuyển động mạnh mẽ trongmọi hoạt động kinh tế, xã hội Quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, ngành xăngdầu đã bước đầu định hướng mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho cácđơn vị, từng bước tạo ra những chuyển hướng phù hợp với cơ chế quản lý mới, cóhiệu quả, đảm bảo đáp ứng ngày càng cao nhu cầu cung ứng xăng dầu cho nền kinh

tế đất nước trong thời kỳ đổi mới

- Cung: Nguồn cung xăng dầu đáp ứng cho tiêu dùng trong nước từ ngày

thành lập cho đến thời điểm trước năm 1990 chủ yếu do Tổng công ty xăng dầuViệt Nam đảm nhận thì đến nay đã có 11 doanh nghiệp đầu mối tham gia nhập khẩu

và phân phối xăng dầu

Lượng xăng dầu nhập khẩu tăng mạnh theo từng năm, bình quân năm saucao hơn năm trước từ 8% - 9% Năm 1995 lượng xăng dầu nước ta nhập khẩu chỉ là4,51 triệu tấn, đến năm 2000 là 7,82 triệu tấn (tăng 73,39% so với năm 1995), năm

2011 nước ta đã nhập khẩu gần 11 triệu tấn xăng dầu các loại (tăng 39,66% so vớinăm 2000)

Cuối năm 2009, khi Nhà máy lọc dầu Số 1 Dung Quất đi vào hoạt động sảnxuất ổn định thì thị trường sẽ được bổ sung thêm nguồn cung xăng dầu được sản xuất

từ trong nước Nhà nước đang khẩn trương đầu tư xây dựng các Nhà máy lọc dấu số:

2, 3, 4 để tới năm 2015 sẽ chủ động đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tiêu dùngxăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, số lượng còn lại sẽ được nhập khẩu từ nướcngoài để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

- Cầu: Các sản phẩm xăng, dầu là nhiên liệu thiết yếu mang tính chiến lược và

có tác động trực tiếp tới hoạt động của hầu hết các lĩnh vực trong nền kinh tế quốc

Trang 23

dân và đời sống dân cư tại Việt Nam Kể từ khi nước ta mở cửa nền kinh tế thì tốc độtăng trưởng GDP hàng năm tăng trưởng khá cao (từ 7% - 8%), kinh tế tăng trưởngnhanh kéo theo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của Việt Nam cũng tăng bình quân nămsau cao hơn năm trước từ 8% - 9% Vì vậy lượng xăng dầu tiêu dùng bình quân/đầungười ở nước ta cũng tăng mạnh trong thời gian qua.

Bảng 1.3: Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ở Việt Nam qua các năm

Nguồn: Vinanet - Bộ công thương

Trong đó, nhu cầu xăng có xu hưởng tăng cao còn DO, FO, nhiên liệu máybay, Kerosene có xu hướng giảm Hiện nay nhu cầu tiêu thụ xăng, dầu của Việt Namchủ yếu tập trung ở khu vực: Giao thông vận tải, Công nghiệp, Thương mại và dịch

vụ, Nông nghiệp…

Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu đa dạng của các hộ tiêu thụ sẽ được đáp ứng đầy

đủ, thị trường xăng dầu tới đây phát triển theo quy luật của thị trường

- Giá cả: Thị trường xăng dầu Việt Nam đã từng bước hòa nhập với thị

trường xăng dầu của thế giới Giá cả xăng dầu dần phải tuân theo quy luật của thịtrường

Doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu được tự chủ kinh doanh, chủđộng điều chỉnh giá bán, cơ chế này sẽ giúp thị trường linh hoạt với diễn biến giáxăng dầu thế giới Đối với người tiêu dùng, điều dễ nhận thấy là sẽ được hưởng cơchế giá sát với thị trường, đồng thời có được lợi ích từ sự cạnh tranh giữa các doanhnghiệp tạo ra

Tuy nhiên, Nhà nước vẫn có khung pháp lý để quản lý hoạt động kinh doanh

và nhất là giá thành của các doanh nghiệp Hướng quản lý này nhằm giảm tối thiểusai lệch và bất hợp lý trong sản xuất, kinh doanh; nâng cao năng lực thích nghi của

Trang 24

doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, bảo đảm cung cầu, không để đầu cơ gây độtbiến về giá cả Thậm chí, Nhà nước sẽ quản lý mạnh mẽ hơn trong các nguyên tắcminh bạch tài chính.

Bên cạnh đó là việc kiểm soát các yếu tố hình thành giá khi có biến động ngoài ra, biện pháp xây dựng khung giá - thuế tương đương vẫn có thể được thựchiện Đây có thể là biện pháp bắt buộc, ngăn chặn hành vi trì hoãn giảm giá củadoanh nghiệp khi giá thị trường xuống thấp

Thời gian qua, giá xăng dầu đã diễn biến theo xu hướng có tăng, có giảmtheo thị trường chứ không phải chỉ có tăng như ở các thời điểm trước đây Đây thực

sự là tín hiệu đáng mừng cho thị trường xăng dầu ở Việt Nam khi bước vào họatđộng kinh doanh trong xu thế cạnh tranh thực sự

- Cạnh tranh: Những năm trước đây, trên thị trường xăng dầu ở Việt Nam

chỉ có duy nhất một đơn vị hoạt động kinh doanh xăng dầu là Tổng công ty Xăngdầu Việt Nam, nhưng gần đây ngoài Petrolimex đã xuất hiện một số doanh nghiệpđầu mối kinh doanh xăng dầu khác, các doanh nghiệp này có định hướng phát triển

và có chiến lược kinh doanh tạo nên sức mạnh cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh thịtrường và mở rộng khách hàng - đây chính là quy luật của sự vận động phát triển

Sự xuất hiện nhiều tổ chức kinh doanh xăng dầu đã hạn chế bớt sự độc quyền của tổchức kinh doanh xăng dầu duy nhất là Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và có tácdụng lớn là đưa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hoạt động theo quy tắc củathị trường

Từ khi nước ta mở cửa thị trường theo quy định của các tổ chức quốc tế(AFTA, WTO ) thì sức ép cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanhxăng dầu cũng như từ các hãng xăng dầu quốc tế rất lớn đòi hỏi các doanh nghiệpphải có tính chuyên nghiệp rất cao

Để thích nghi với môi trường kinh doanh đầy biến động và mức độ cạnhtranh ngày càng trở lên gay gắt, các doanh nghiệp phải có tiềm lực tài chính rấthùng mạnh, địa bàn hoạt động rộng lớn, công nghệ quản lý tiên tiến, đội ngũ cán bộ

có trình độ cao Các doanh nghiệp cần xây dựng được các mối quan hệ mật thiết với

Trang 25

các nhà cung cấp trong và ngoài nước, phát triển hệ thống kênh phân phối rộngkhắp để đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh và hội nhập, mặt khác phải từng bước chiphối thị trường kinh doanh xăng dầu trong nước, từng bước tham gia hoạt độngkinh doanh trên thị trường quốc tế và thực hiện nhiệm vụ về đảm bảo an ninh xăngdầu phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước.

1.4 Kinh nghiệm của các nước về điều tiết và phát triển thị trường xăng dầu 1.4.1 Trung Quốc

Trung Quốc nằm ở phần nửa phía bắc của Đông bán cầu, phía đông nam củađại lục Á - Âu, phía đông và giữa châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương TrungQuốc có diện tích: 9,6 triệu km2; dân số hơn 1,3 tỷ người

Trung Quốc thực hiện chính sách mở cửa, phát triển kinh tế thị trường mangmàu sắc Trung Quốc từ năm 1980 Đại hội 15 Đảng cộng sản Trung Quốc (9/1997)

đã đưa ra cương lĩnh xây dựng phát triển kinh tế Trung Quốc đầu thế kỷ 21 với 3

Do tiêu thụ xăng dầu rất lớn nên nền kinh tế Trung Quốc ngày càng chịu ảnhhưởng trước những biến động của giá dầu trên thị trường thế giới, vì vậy Chính phủTrung Quốc nhận thức phải thay đổi chế độ định giá cứng nhắc tuy nhiên TrungQuốc vẫn đang tiến hành từng bước rất thận trọng:

Tháng 6/1998, Chính phủ đã loại bỏ chính sách ấn định giá xăng dầu trongnhiều thập kỷ trước đó và bắt đầu trao cho những người bán lẻ xăng dầu sự linh

Trang 26

động, Chính phủ Trung Quốc thiết lập “giá định hướng của Nhà nước”, cụ thể: Giábán lẻ được phép thả nổi trong khoảng + 5% so với giá định hướng của Nhà nước.

Năm 2000, Chính phủ bắt đầu liên kết việc định giá với thị trường Quốc tế,

sử dụng giá dầu trên thị trường Singapore như là một tham chiếu trong việc thiết lập

“giá định hướng” đối với thị trường xăng dầu nội địa Nguyên tắc là khi giá dầu tạiSingapore dao động khoảng + 8% so với “giá định hướng” thì Trung Quốc sẽ điềuchỉnh giá định hướng

Tháng 11/2001, Trung Quốc không chỉ quan quan sát một thị trườngSingapore mà quan sát tới ba thị trường nước ngoài: Sigapore, Rotterdam, NewYork và sử dụng giá bình quân gia quyền của ba thị trường này để tham chiếu choviệc định giá xăng dầu nội địa

Đến năm 2006, giá bán lẻ xăng dầu được quyền tính lên biên độ + 8% so vớigiá định hướng quy định thay cho biên độ + 5% (Riêng mặt hàng Mazut đã hoàntoàn áp dụng theo cơ chế thị trường từ năm 2002)

Uỷ ban cải cách và phát triển quốc gia đang sớm xem xét phá bỏ việc neo giásản phẩm dầu bán tại Trung Quốc với các giá ở thị trường: Sigapore, Rotterdam vàNew York, thay vào đó Chính phủ sẽ xem xét những ảnh hưởng của giá dầu thôBrent, Dubai và Minas là những nơi mà phản ánh giá thích hợp hơn

Trung Quốc có hai Doanh nghiệp lớn là Tổng công ty Dầu khí quốc giaTrung Quốc (CNPC) và Tổng công ty Dầu khí và Hoá chất Trung Quốc (Sinopec)vừa tham gia vào hoạt động khai thác dầu khí vừa sản xuất và phân phối xăng dầu.Hai Tổng công ty này kiểm soát phần lớn ngành công nghiệp hoá dầu của nước này

và chiếm tới 85% thị phần của cả nước Trường hợp khi giá xăng dầu thế giới tăngcao, để kiềm chế giá xăng dầu trong nước, Chính phủ chỉ đạo CNPC và Sinopectăng sản xuất để cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường trong nước

Hiện nay thị trường xăng dầu Trung Quốc còn nằm trong quyền lực “bàn tayhữu hình” của Chính phủ, tuy nhiên sự can thiệp của Chính phủ Trung Quốc khákịp thời và phù hợp với diễn biến phức tạp của thị trường Chính phủ Trung Quốc

Trang 27

đang thực thi lộ trình để sớm liên kết giá dầu nội địa với giá dầu quốc tế thông quaviệc điều chỉnh thích hợp.

Hoa Kỳ là quốc gia tiêu thụ lượng xăng dầu lớn nhất thế giới do đó bị ảnhhưởng rất lớn khi giá xăng dầu biến động, Chính phủ Hoa Kỳ thực thi rất nhiều biệnpháp để giữ ổn định thị trường xăng dầu, việc điều tiết thị trường xăng dầu, đượcvận dụng rất linh hoạt Luật cạnh tranh và Luật điều tiết giá cả, cụ thể như sau:

- Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp để chống các hiện tượng thao túng thịtrường xăng dầu bất hợp pháp;

- Yêu cầu các Công ty năng lượng phải tái đầu tư vào việc mở rộng công suấtcủa các Nhà máy lọc dầu;

- Minh bạch thị trường xăng dầu bằng hình thức công bố giá bán bình quântrên các phương tiện thông tin đại chúng để người tiêu dùng biết và có căn cứ lựachọn những trạm xăng dầu có giá bán phù hợp Việc công bố công khai mức giá bánbình quân đã định hướng cho các trạm xăng đưa ra mức giá cạnh tranh để thu hútkhách hàng;

Chính phủ Hoa Kỳ chủ trương để thị trường vận hành theo quy luật thịtrường, tôn trọng cạnh tranh để các yếu tố của thị trường như: Cung, cầu, giá cả vàcạnh tranh Các doanh nghiệp tự do kinh doanh trong khuôn khổ của luật pháp LiênBang và của từng Bang

1.4.3 Nhật Bản

Nhật Bản có diện tích tổng cộng là 379.954 km² nằm xoải theo bên sườnphía đông lục địa châu Á, dân số lớn thứ mười thế giới với ước tính khoảng 128

Trang 28

triệu người Nhật Bản là quốc gia dẫn đầu thế giới về khoa học và công nghệ Đượcđánh giá là một cường quốc kinh tế, Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ batoàn cầu tính theo tổng sản phẩm nội địa cũng như thứ ba theo sức mua tươngđương chỉ sau Hoa Kỳ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Nhật Bản là nước duy nhất trên thế giới không có mỏ dầu nhưng lại là nước

có rất nhiều nhà máy lọc dầu, hàng năm sản xuất ra lượng xăng dầu rất lớn để cungcấp cho thị trường thế giới Thị trường xăng dầu ở Nhật Bản rất đa dạng, Chính phủcan thiệp rất sâu để để điều tiết thị trường

Bộ Công nghiệp và Thương mại Nhật Bản (MITI) được Chính phủ giaoquyền quản lý nhà nước về ngành dầu mỏ và sản phẩm dầu, MITI điều tiết thịtrường xăng dầu thông qua các công cụ thuế và các cơ chế, chính sách khác nhau:

- Thu nhiều loại thuế

+ Thuế nhập khẩu;

+ Thuế xăng dầu;

+ Thuế tiêu thụ một số mặt hàng: Xăng; Diesel…;

+ Thuế cầu đường

- Quản lý các doanh nghiệp bằng các hình thức

+ Quy định lượng tồn kho bắt buộc đối với các doanh nghiệp của Nhà nướccũng như tư nhân;

+ Kiểm soát: Dầu thô đầu vào đối với các nhà máy lọc dầu, việc xây dựngmới, mở rộng quy mô hay cấu trúc lại nhà máy lọc dầu…;

+ Trong trường hợp có biến động lớn về giá hay nguồn cung, MITI sẽ thựchiện các biện pháp kiểm soát giá các mặt hàng xăng dầu

Cơ chế giá xăng dầu: Áp dụng cơ chế thị trường theo nguyên tắc lấy giá củaquí trước làm căn cứ quyết định giá quí sau (bán hàng tồn kho) Giá bán trên thịtrường có độ trễ so với giá thế giới sau khoảng một quí

Các Doanh nghiệp xăng dầu ở Nhật Bản hoạt động trong khuôn khổ của Luậtkinh doanh xăng dầu, Luật về phát triển khoáng sản biển, Luật về Công ty phát triểndầu khí…

Trang 29

1.4.4 Malaysia

Malaysia là một liên bang gồm mười ba bang tại Đông Nam Á, Quốc gia này

đã phát triển thịnh vượng nhờ vị trí trung tâm của mình trên những con đườngthương mại trên biển giữa Trung Quốc, Ấn Độ và Trung Đông

Malaysia có trữ lượng dầu thô rất lớn (khoảng 3 tỷ thùng) và là nước xuấtkhẩu dầu mỏ không thuộc OPEC Nhà nước tập trung xây dựng Tập đoàn dầu khíquốc gia PETRONAS trở thành một tập đoàn dầu khí hùng mạnh hoạt động cả ởlĩnh vực thượng nguồn lẫn hạ nguồn

Nhà nước áp dụng nhiều biện pháp để điều tiết thị trường xăng dầu:

- Trong suốt hai thập kỷ qua, Malaysia đầu tư mạnh vào hoạt động lọc dầu vàđến nay đã đáp ứng được nhu cầu sản phẩm trong nước Nhà nước quản lý chặt chẽđầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu, kiểm soát hoạt động của các nhà máy lọc dầu vàviệc tham gia thị trường xăng dầu;

- Kiểm soát lĩnh vực nhập khẩu xăng dầu;

- Cơ chế giá xăng dầu: Tất cả các chính sách năng lượng của Malaysia đượcsoạn thảo và thông qua bởi Tổ kinh tế - kế hoạch và Tổ điều phối thực hiện và báocáo trực tiếp cho Thủ tướng Chính phủ Từ ngày 1/9/2008, Chính phủ Malaysia đãthiết lập cơ chế giá bán xăng thay đổi theo tháng nhằm kiềm chế lạm phát, giá bánxăng dầu sẽ được định trên cơ sở giá dầu thô trung bình tháng của thế giới và Chínhphủ cũng sẽ vẫn hỗ trợ 9 cent/lít xăng để giữ giá bán thấp hơn thị trường thế giới

Những năm gần đây, Malaysia đã thực hiện nhiều cải cách trong quản lý đốivới lĩnh vực xăng dầu như: Cho phép các công ty tư nhân và các Công ty nướcngoài tham gia vào hoạt động phân phối, kinh doanh xăng dầu, Malaysia địnhhướng về lâu dài sẽ thả nổi giá xăng dầu theo cơ chế thị trường

1.4.5 Thái Lan

Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, diện tích 514.000 km²

(tương đương diện tích Việt Nam cộng với Lào) xếp thứ 49 trên thế giới về diện

Trang 30

tích, rộng thứ ba tại Đông Nam Á, sau Indonesia và Myanma Dân số của Thái Lankhoảng 64 triệu người đông thứ 21 trên thế giới.

Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống Trong thập niên 1970

Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu" sang các thị trường: ASEAN, Mỹ,

Nhật Bản, Âu Châu Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quantrọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần, Kinh tế Thái Lan pháttriển nhanh từ 1985 và đến nay Thái Lan là một nước công nghiệp mới

Chính phủ Thái Lan có chính sách khuyến khích các công ty dầu mở rộngnâng cao công suất lọc dầu, một mặt đáp ứng nhu cầu trong nước tăng cao, một mặt

để xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực Chính phủ hy vọng đưa Thái Lantrở thành trung tâm kinh doanh và lọc dầu ngang tầm với Singapore

Cơ chế giá xăng dầu: Chính phủ công bố giá trần, các công ty kinh doanhxăng dầu tự quyết định giá bán Trong phạm vi giá trần, giá bán thực tế được điềuchỉnh rất thường xuyên, thậm chí theo ngày Tuy nhiên, do xăng dầu thuộc diệnbình ổn giá nên các công ty kinh doanh được quyền thay đổi mức giá bán khi cácyếu tố cấu thành chi phí kinh doanh thay đổi hoặc xảy ra lạm phát Mức điều chỉnhthay đổi cũng chỉ được thực hiện tối đa theo mức thay đổi chi phí hay mức lạmphát Về giá trần, khi giá thế giới vượt qua ngưỡng giá trần, Chính phủ sẽ bù chodoanh nghiệp giữa giá thực tế và giá trần hoặc thay đổi mức giá trần

Nhận xét chung

Cùng với việc áp dụng cơ chế thị trường ở hầu hết các quá trình kinh doanhcủa doanh nghiệp, Chính phủ các nước vẫn có những can thiệp trực tiếp vào thịtrường xăng dầu thông qua các công cụ giá và thuế để đảm bảo hài hòa lợi ích củangười tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước ở những thời điểm giá thế giới biếnđộng bất thường

Việc can thiệp của Nhà nước vào việc hình thành và bình ổn giá xăng dầuđều có liên quan đến vấn đề tài chính Các nước nhập khẩu xăng dầu/dầu thô lớnđều có khối lượng dự trữ xăng dầu quốc gia và dự trữ doanh nghiệp ở mức khá cao

Trang 31

nên khả năng can thiệp vào bình ổn giá xăng dầu.

Các nước có nền kinh tế phát triển, có khối lượng tiêu thụ xăng dầu lớn, kể

cả các nước có sản xuất xăng dầu thì vẫn quyết định từng bước thực hiện cơ chế thịtrường cho lĩnh vực kinh doanh xăng dầu để giải quyết hài hòa vấn đề lọc dầu, xuấtkhẩu sản phẩm và nhập khẩu sản phẩm còn thiếu Nhà nước chỉ can thiệp trong cáctrường hợp cần thiết (Trung Quốc)

Việc áp dụng cơ chế thị trường đối với giá xăng dầu ở một số nước phát triển

và đang phát triển như: Nhật Bản, Thái Lan đều đã bắt đầu từ thập niên 90 của thế

kỷ trước và có dự trữ chiến lược Vì vậy, khi đối phó với các tình huống đột biến vềgiá, họ có đủ kinh nghiệm xử lí và nguồn lực để hạn chế tác động xấu về tăng giáxăng dầu tới nền kinh tế

0CHƯƠNG 2

Trang 32

2.1 Các nhân tố tác động đến thị trường xăng dầu ở Việt Nam

2.1.1 Những nhân tố vĩ mô tác động đến thị trường xăng dầu

- Nhân tố kinh tế

Nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của toàn xã hội phụ thuộc rất lớn vào khả năngkinh tế của đất nước, kinh tế tăng trưởng thì nhu cầu tiêu thụ xăng dầu cũng tăngtheo Đồng thời khả năng tiêu dùng xăng dầu còn phụ thuộc nhiều vào thu nhập củadân cư Những năm qua, Việt Nam chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phầnnên có sức hút rất lớn đối với nhà đầu tư trong và ngoài nước, đảm bảo cho nềnkinh tế tăng trưởng cao, tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân.Kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu xăng dầu đã tăng lên nhanh chóng nhất là từnhững năm 90 của thế kỷ trước Trước năm năm 1990, duy nhất Tổng công ty Xăngdầu Việt Nam là đơn vị độc quyền nhập khẩu và phân phối các sản phẩm xăng dầu

ở Việt Nam, từ năm 1990, thế độc quyền này đã dần dần bị phá bỏ, nhiều doanhnghiệp Nhà nước khác đã được tham gia vào nhập khẩu xăng dầu, cho đến nay đã

có 11 đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu, tạo lập thị trường có cạnh canh,giá cả từng bước vận hành theo thị trường có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước

- Nhân tố chính trị

Thị trường xăng dầu chịu tác động rất nhiều bởi các yếu tố chính trị, nhữngdiễn biến chính trị trên thế giới như: Chiến tranh, bạo loạn, đình công diễn ra ởcác nước đặc biệt là ở những nước giàu tài nguyên giàu mỏ như: Trung Đông, cácnước trong khối OPEC ảnh hưởng rất mạnh và trực tiếp đến thị trường xăng dầu

Sự điều hành của Chính phủ thông qua hệ thống luật pháp và các chính sáchtác động rất lớn đến thị trường xăng dầu, giữ cho thị trường ổn định, đồng thời tạođiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển Thời gian qua, Chính phủ đã córất nhiều nỗ lực nhằm phát triển thị trường xăng dầu, điển hình là Chính phủ đã banhành Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2003 và nghị định số55/2007/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2007 tạo điều kiện huy động các doanhnghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu và phân phối xăng dầu Đặc biệtngày 15 tháng 10 năm 2009, Chính phủ đã ban hành nghị định số 84/2009/NĐ-CP

Trang 33

cho phép tất cả các doanh nghiệp Việt Nam đều có quyền tham gia nhập khẩu vàkinh doanh xăng dầu Đây là bước đột phá lớn trong chính sách quản lý xuất nhậpkhẩu và kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, tạo ra một thị trường có cạnh tranh Tuynhiên thị trường xăng dầu còn nảy sinh nhiều bất cập do đó hoạt động kinh doanhxăng dầu chưa theo kịp với những đòi hỏi của thị trường.

- Nhân tố Dân số

Dân số là nhân tố rất quan trọng tác động đến thì trường xăng dầu vì dân sốđông số sẽ tạo ra lượng khách hàng lớn tiêu dùng xăng dầu, dẫn tới dung lượng thịtrường có thể đạt tới Quy mô và tốc độ tăng dân số là khía cạnh quan trọng tácđộng tới quy mô nhu cầu Quy mô dân số của một quốc gia càng lớn thì báo hiệumột quy mô thị trường xăng dầu càng lớn Tốc độ tăng dân số là quy mô dân sốđược xem xét ở trạng thái động Dân số tăng nhanh, chậm hay giảm sút là chỉ sốbáo hiệu triển vọng tương ứng của quy mô thị trường Cơ cấu dân số cũng tác độngrất lớn đến nhu cầu tiêu dùng xăng dầu, Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ: Dân số trẻ,

số lượng người trong độ tuổi lao động cao (đất nước có cơ cầu dân số vàng) thúcđẩy sản xuất phát triển do đó nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ngày càng lớn, thị trườngxăng dầu ở Việt Nam có cơ hội để phát triển

- Nhân tố tự nhiên

Dầu mỏ là loại tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận và rất khó tái sinhtrong một thời gian ngắn Dầu mỏ ngày càng trở lên khan hiếm trở thành nguy cơthiếu hụt năng lượng đối với các nước trên thế giới do đó giá xăng dầu đã tăng liêntiếp trong những năm qua

Đối với Việt Nam, tính chất phức tạp của khí hậu nhiệt đới gió mùa cũng cóthể tạo ra nhiều thách thức đối với thị trường xăng dầu Do đặc tính của xăng dầu:

Dễ bay hơi, khó bảo quản mà khí hậu ở nước ta lại nóng và ẩm, nắng lắm, mưanhiều buộc phải quan tâm tính đến hệ thống kho tàng, bến bãi, phương tiện tiếpnhận và bảo quản xăng dầu phục vụ đáp ứng cho nhu cầu thị trường

- Nhân tố khoa học, Kỹ thuật

Trang 34

Khoa học kỹ thuật đã tác động rất lớn tới đời sống con người và thị trườngxăng dầu Tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã tạo ra những bước phát triển lớn xongcũng có những mặt trái Cùng với xu hướng của thế giới, tốc độ tiến bộ của khoahọc kỹ thuật ở Việt Nam diễn ra quá nhanh, thời gian kể từ khi có phát hiện khoahọc đến khi có sản phẩm ngày càng rút ngắn, những phát minh khoa học đã làm chosản phẩm mới hoàn thiện hơn và xuất hiện liên tục, trang thiết bị, máy móc cũngkhông ngừng thay đổi dẫn đến nhu cầu tiêu dùng xăng dầu ngày càng lớn và nhữngyêu cầu kỹ thuật của xăng dầu ngày càng trở nên khắt khe, đòi hỏi phải có nguồnxăng dầu phong phú, đa dạng.

- Nhân tố Văn hóa

Văn hóa tác động rất lớn đến thị trường xăng dầu Văn hóa có thể tạo ra một

xu hướng hay trào lưu tiêu dùng một sản phẩm Trong những năm qua ở Việt Namxuất hiện một trào lưu và xu hướng tiêu dùng mà trước đây chưa hề có: Mua sắm xehơi, xe tay ga biểu hiện trực tiếp của những xu hướng dó là sự giàu sang hơnnhưng sâu xa thầm kín của những trào lưu đó là yếu tố văn hóa Từ trào lưu đó đãảnh hưởng trực tiếp đến thị trường xăng dầu: Khách hàng chủ yếu tiêu dùng sảnphẩm xăng dầu có chất lượng cao hơn như: Xăng Mogas 98, Mogas 95 thay choXăng Mogas 90, Xăng Mogas 83; Dầu Diesel 0,25% Smax thay thế cho Dầu Diesel1% Smax

Trên đây là những yếu tố điển hình của môi trường vĩ mô tác động đến sựphát triển của thị trường xăng dầu Những yếu tố này tác động tới thị trường xăngdầu ở Việt Nam rất đa dạng, phức tạp, nhiều mức độ Những biến đổi của nó có khirất mau lẹ nhưng có thể diễn biến từ từ vì vậy cần phải phân tích, phán đoán những

gì đã xảy ra và sẽ xảy ra của thị trường xăng dầu trong môi trường vĩ mô

2.1.2 Những nhân tố vi mô tác động đến thị trường xăng dầu

- Nhân tố Khách hàng

Khách hàng là thị trường của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, mỗi biếnđổi về nhu cầu của khách hàng đều buộc doanh nghiệp phải xem xét các quyết địnhkinh doanh của mình Mỗi doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam có thể có

Trang 35

5 loại khách hàng và tạo nên 5 loại thị trường: Thị trường người tiêu dùng, Thịtrường các nhà sản xuất, Thị trường nhà bán buôn trung gian, Thị trường các cơ

quan Nhà nước và các tổ chức khác, thị trường quốc tế Mỗi loại khách hàng - thị

trường trên đều có hành vi tiêu dùng xăng dầu khác nhau, do đó sự tác động của các

khách hàng - thị trường mang tới các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp

không giống nhau Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cần nghiên cứu kỹ từng

khách hàng - thị trường để đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của họ.

- Đối thủ cạnh tranh

Khi tham gia vào kinh doanh, đôi khi chỉ là một đoạn thị trường duy nhất,Doanh nghiệp luôn gặp những đối thủ cạnh tranh Cạnh tranh tác động hai mặt đếncác doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu: Một mặt nó đẩy các doanh nghiệp kinhdoanh kém hiệu quả đến chỗ phá sản hoặc phải rút giấy phép kinh doanh, mặt khác

nó tạo môi trường tốt cho một số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả phát triển.Cạnh tranh không phải là sự hủy diệt mà là sự thay thế, thay thế những doanhnghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng lãng phí nguồn lực xã hội bằng các doanh nghiệphoạt động có hiệu quả nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nền kinh

tế đất nước phát triển

Nhìn chung năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩuxăng dầu còn nhiều hạn chế, trong số 11 đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăngdầu hiện nay thì Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là một doanh nghiệp có hệ thốngmạng lưới cơ sở kinh doanh trực thuộc, phủ kín các tỉnh thành phố trong cả nước.Các doanh nghiệp đầu mối khác như: PV Oil, PETEC, SaigonPetro, Vinapco chỉtập trung kinh doanh bán buôn một số mặt hàng chính như: Xăng, Diesel trên một

số cùng có địa lý thuận lợi, dễ cạnh tranh hoặc kinh doanh một số mặt hàng đặcchủng phục vụ cho nhu cầu trong ngành như: Tổng công ty Xăng dầu Quân đội,Công ty Xăng dầu Hàng không Hệ thống cửa hàng xăng dầu ở nước ta khá lớnnhưng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở “xin quy hoạch” mạnh ai người đó làmdẫn đến một thực tế là khá lộn xộn, nhỏ bé, không đảm bảo tiêu chuẩn Bên cạnh

đó, quy mô về vốn của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu còn nhỏ, công tác

Trang 36

quản trị nhân lực, quản trị tài chính, quản trị chiến lược của các doanh nghiệp cònnhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

- Công chúng

Công chúng trực tiếp của một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là mộtnhóm bất kỳ quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm hoặc có ảnh hưởng đến khảnăng đạt tới những mục tiêu để ra của doanh nghiệp đó Lực lượng này có thể hỗtrợ, tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc triển khai kinhdoanh để đáp ứng nhu cầu của thị trường

Thời gian qua Công chúng đặt ra rất nhiều câu hỏi về các doanh nghiệp kinhdoanh xăng dầu ở nhiều khía cạnh: Giá cả, chất lượng, số lượng cũng như phongcách phục vụ : Vốn dĩ giá xăng dầu rất minh bạch, tất cả mọi người đều biết giátrên thế giới được công bố cụ thể như thế nào nhưng tại sao khi về đến Việt Nam thìgiá xăng dầu trở thành tù mù, không ai biết giá xăng dầu bao nhiêu là chính xác vàhợp lý? Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thì luôn kêu lỗ, và Nhà nước phải bình

ổn giá giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, trong khi đó mới đây, Tổng Công tyXăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trong đợt IPO bán cổ phiếu lần đầu ra công chúngnăm 2011 lại công bố lãi đến 2.500 tỷ Người tiêu dùng xăng dầu luôn bị móc túi vìkhi mua hàng bị đong thiếu, chất lượng xăng dầu khi đã ra ngoài thị trường thìkhông có ai kiểm soát?

Từ thực tế trên, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải làm sáng tỏđược những vấn đề mà công chúng đặt ra để từ đó nỗ lực triển khai các công việckhác đáp ứng đòi hỏi của thị trường

- Các lực lượng bên trong doanh nghiệp

Mỗi một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đều có tổ chức bộ máy, conngười với năng lực, trình độ và nhận thức khác nhau Yếu tố con người là nhân tốquan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của Doanh nghiệp Muốn thành côngtrên thương trường thì Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải hoàn thiện cơ cấu tổchức, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ, kiến thức thực sự và có kinh nghiệm đểđáp ứng nhu cầu phát triển

Trang 37

Ngoài ra, trong doanh nghiệp thì các Bộ phận của Doanh nghiệp lại theođuổi những mục tiêu khác nhau do chức năng, nhiệm vụ chi phối Điều đáng nói làmục tiêu của mỗi bộ phận không phải bao giờ cũng thống nhất với bộ phận khác,mặc dù tất cả họ đều đặt dưới sự điều hành của Ban Lãnh đạo Doanh nghiệp Từthực tế trên, muốn Doanh nghiệp hướng tới mục tiêu chung thì phải phá bỏ đượccác rào cản, tạo được sự đồng thuận cao giữa các bộ phận.

2.2 Đánh giá sự tác động của các nhân tố đến thị trường xăng dầu ở Việt Nam những năm qua

2.2.1 Những tác động tích cực

Trong những năm qua, các nhân tố đã có những tác động tích cực trên nhiềuphương diện đến thị trường xăng dầu ở Việt Nam:

- Mặc dù trên thị trường thế giới có những biến động rất lớn, đặc biệt là giá

cả diễn biến rất khó lường, ảnh hưởng đến thị trường trong nước nhưng quy mô thịtrường ngày càng tăng, chứng tỏ thị trường ngày càng phát triển Khối lượng xăngdầu nhập khẩu và khối lượng xăng dầu tiêu dùng năm sau luôn tăng cao hơn so vớinăm trước từ 8%-9%

- Thị trường xăng dầu bước đầu đã có nhiều chủ thể tham gia kinh doanh và

le lói yếu tố cạnh tranh

- Giá cả xăng dầu bị ảnh hưởng của thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhànước nên cơ bản ổn định, không có xáo trộn lớn

- Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu vẫn khẳng định được vaitrò của mình trước những xu hướng kinh doanh ngày càng khó khăn, đáp ứng đầy

đủ nhu cầu tỉêu dùng xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống ở nước ta, phục vụ đắclực cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Đất nước

- Hệ thống phân phối xăng dầu trên thị trường Việt Nam không ngừng được

Trang 38

lực lượng lao động, kinh doanh được mở rộng cả về bề rộng cũng như chiều sâu.

- Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã sớm xác định được một đườnghướng chiến lược đúng đắn cho mình, khắc phục khó khăn, từng bước vươn lêntrong cơ chế thị trường

- Một số doanh nghiệp có suy nghĩ có tính đột phá, điển hình là sáng kiến củaTổng Công ty xăng dầu Việt Nam trình Chính phủ cho trích một phần dầu thô bán đi

để nhập khẩu xăng dầu Bên cạnh đó là kiến nghị cho phép các đội tàu của Tổng công

ty đi chở dầu thuê, thu về một lượng khá lớn ngoại tệ

- Cơ chế đảm bảo nguồn hàng được đổi mới:

+ Sau khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, nguồnhàng nhập khẩu ở Liên Xô không còn, nước ta phải dùng ngoại tệ mạnh để nhậpkhẩu xăng dầu ở các nước khu vực 2 như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc Để cónguồn ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu, Nhà nước quy định thực hiện từ hai nguồn:Mua ngoại tệ từ quỹ tập trung của Nhà nước và dùng ngoại tệ tự cân đối của cácngành, các địa phương Cơ chế đảm bảo nguồn ngoại tệ như trên đã có những tácđộng rất tích cực đến thị trường xăng dầu, nguồn xăng dầu vẫn được đảm bảo ổnđịnh và thông qua nhu cầu thực tế của thị trường

+ Đối với bạn hàng nước ngoài, các Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đãthiết lập được mối quan hệ bạn hàng có tín nhiệm với các bạn hàng lớn duy trì quan

hệ tốt với các bạn hàng cũ, mua được hàng với chất lượng tốt, giá cả phải chăng,đảm bảo hiệu quả kinh tế cao

- Cơ chế phân phối và cơ chế định giá có bước thay đổi cơ bản:

Nhà nước bãi bỏ chỉ tiêu phân phối xăng dầu, xác định giá bán theo thịtrường có sự quản lý của Nhà nước Việc đổi mới cơ chế phân phối và cơ chế địnhgiá như trên đã từng bước đưa hoạt động kinh doanh xăng dầu thích nghi dần với cơchế thị trường Nhà nước điều tiết giá xăng dầu thông qua công cụ thuế và phí

Trước tháng 4/2007, giá bán lẻ xăng dầu được xác định trên cơ sở giá địnhhướng theo nguyên tắc: Giá định hướng giá bán xăng, dầu cho người sử dụng (vớimazut là giá bán buôn, với các mặt hàng khác là giá bán lẻ) được xác định căn cứ vào

Trang 39

giá quốc tế và dự báo sự biến động giá cả xăng, dầu trên thị trường thế giới

Nhà nước điều chỉnh bằng hai kênh: Xác định giá định hướng và thuế nhậpkhẩu xăng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và Nhà nước không bù lỗ, Doanh nghiệpphải tự quyết định giá bán lẻ trên cơ sở giá định hướng của Nhà nước không vượt quá10% đối với xăng các loại và 5% đối với các mặt hàng khác Đối với các địa bàn xacảng tiếp nhận, chi phí kinh doanh cao hơn, giá định hướng được tăng thêm 2%

Trong giai đoạn này giá bán ra thực tế của các Doanh nghiệp thường bằng vớigiá trần do Nhà nước quy định và mặt bằng giá bán lẻ hầu như tương đương trong cảnước

Từ tháng 4/2007, Nhà nước áp dụng nguyên tắc giá bán xăng dầu theo cơchế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, do thương nhân kinh doanh xuất khẩu,nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu quyết định saukhi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành Giảm bù giá cácloại dầu (diesel, dầu hỏa, mazut)

Đến ngày 23/9/2008, Quyết định 32/2008/QĐ-BCT được ban hành chínhthức bãi bỏ quy định địa bàn xa cảng quốc tế tiếp nhận xăng dầu và mức thù lao đại

lý bán xăng dầu

- Các tổ chức cung ứng phục vụ chuyển sang các doanh nghiệp kinh doanhthương mại: Từ một đơn vị làm nhiệm vụ cung ứng xăng dầu cho cả nước, saunhiều lần thay đổi để hoàn thiện tổ chức, Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đượcNhà nước xác định là doanh nghiệp chủ đạo trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.Điều đó đã khẳng định ngành xăng dầu đã chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chếthị trường

2.4.2 Những tác động làm hạn chế sự phát triển của thị trường xăng dầu ở Việt Nam

Bên cạnh những tác động tích cực, trong những năm qua, các nhân tố đã cónhững tác động còn mang tính hạn chế:

- Thị trường xăng dầu Việt Nam suốt từ năm ra đời đến nay cơ bản phụthuộc vào nguồn nhập khẩu, chỉ đến khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận

Ngày đăng: 19/08/2015, 00:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Ngọc Bảo (2009), Tổng quan thị trường xăng dầu Việt Nam và định hướng phát triển, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan thị trường xăng dầu Việt Nam và định hướng phát triển
Tác giả: Bùi Ngọc Bảo
Năm: 2009
2. Công ty TNHH 1 Thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2011, TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2011
Tác giả: Công ty TNHH 1 Thành viên Dầu khí Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 2012
3. Công ty Xăng dầu Hàng không (2012), Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2011
Tác giả: Công ty Xăng dầu Hàng không
Năm: 2012
5. Nguyễn Duyên Cường (2011), Đổi mới quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới quản lý Nhà nước hoạt động kinh doanh xăng dầu của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Nguyễn Duyên Cường
Năm: 2011
6. Nguyễn Anh Dũng (2005), Nghiên cứu áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng trong ngành xăng dầu Việt Nam (định hướng nghiên cứu ở Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam), Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu áp dụng mô hình công ty cấu trúc mạng trong ngành xăng dầu Việt Nam (định hướng nghiên cứu ở Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam)
Tác giả: Nguyễn Anh Dũng
Năm: 2005
7. Đặng Đình Đào (2005), Giáo trình Kinh tế Thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Thương mại
Tác giả: Đặng Đình Đào
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2005
8. Trần Minh Đạo (2006), Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Marketing căn bản
Tác giả: Trần Minh Đạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 1987
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2011
11. Hoàng Minh Đường; Nguyễn Thừa Lộc (2005), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại
Tác giả: Hoàng Minh Đường; Nguyễn Thừa Lộc
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động - Xã hội
Năm: 2005
12. Đỗ Quang Hưng; Trần Kim Đỉnh; Ngô Vĩnh Bình (2006), 50 năm Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (1956 - 2006), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 50 năm Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (1956 - 2006)
Tác giả: Đỗ Quang Hưng; Trần Kim Đỉnh; Ngô Vĩnh Bình
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
Năm: 2006
13. Kiều Đình Kiểm (2005), Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu
Tác giả: Kiều Đình Kiểm
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuật
Năm: 2005
14. Philip Kotler (2003), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Marketing căn bản
Tác giả: Philip Kotler
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
Năm: 2003
15. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2009), Giới thiệu về Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu về Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Tác giả: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Năm: 2009
16. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (2012), Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2011
Tác giả: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Năm: 2012
18. Tổng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC (2012), Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2011, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2011
Tác giả: Tổng Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC
Năm: 2012
19. Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội (2012), Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2011
Tác giả: Tổng Công ty Xăng dầu Quân đội
Năm: 2012
20. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (2010), Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2009
Tác giả: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
Năm: 2010
21. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (2011), Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2010, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2010
Tác giả: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
Năm: 2011
22. Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (2012), Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2011, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo Tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh 2011
Tác giả: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w