- Các lực lượng bên trong doanh nghiệp
2.3.1.1. Nguồn nhập khẩu
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu, nước ta chủ yếu phải nhập khẩu xăng dầu của nước ngoài, khối lượng nhập khẩu từng sản phẩm phụ thuộc:
- Nhu cầu từng loại sản phẩm;
- Khả năng dự trữ của Doanh nghiệp; - Diễn biến giá xăng dầu thế giới.
Ở thời điểm này, Việt Nam có 11 doanh nghiệp Nhà nước được cấp phép nhập khẩu và phân phối các sản phẩm xăng dầu, trong đó Tập đoàn xăng dầu Việt Nam - Petrolimex nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Một số đơn vị kinh doanh phân phối xăng dầu của các Bộ, Ngành khác tập trung vào một số thị trường chuyên dụng như VINAPCO cho xăng dầu hàng không hoặc một số đơn vị trực thuộc tỉnh, thành phố như: SaigonPetro, Công ty xăng dầu Đồng Tháp… kinh doanh trên địa bàn của địa phương (xem bảng 2.1).
Bảng 2.1: Tình hình nhập khẩu xăng dầu năm 2011
Tên doanh nghiệp Lượng
(tấn)
Trị giá (1.000 USD)
Tỷ trọng (%)
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam 6,537,858 5,977,070 59.54 Công ty Thương mại Kỹ thuật và Đầu tư PETEC 1,174,562 1,197,912 11.93 Công ty TNHH 1 Thành viên dầu khí Thành phố
Hồ Chí Minh (Sài gòn PETRO) 736,542 798,329 7.95
Tổng công ty dầu Việt Nam 994,797 794,155 7.91
Công ty xăng dầu Quân đội 589,168 565,341 5.63
Công ty thương mại dầu khí Đồng Tháp 56,752 47,835 0.48 Công ty xăng dầu hàng không Việt Nam 315,923 305,261 3.04
Petro Mekong 102,487 93,240 0.93
Công ty thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ 74,290 57,379 0.57
Công ty Điện lực Hiệp Phước 93,132 73,367 0.73
Công ty thương mại xăng dầu đường biển 86,336 57,268 0.57
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam 50,331 34,501 0.34
Công ty xuất nhập khẩu tổng hợp Vạn Xuân 44,591 37,328 0.37
Tổng 10,856,771 10,038,985 100