Những tác động tích cực

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 35)

- Các lực lượng bên trong doanh nghiệp

2.2.1. Những tác động tích cực

Trong những năm qua, các nhân tố đã có những tác động tích cực trên nhiều phương diện đến thị trường xăng dầu ở Việt Nam:

- Mặc dù trên thị trường thế giới có những biến động rất lớn, đặc biệt là giá cả diễn biến rất khó lường, ảnh hưởng đến thị trường trong nước nhưng quy mô thị trường ngày càng tăng, chứng tỏ thị trường ngày càng phát triển. Khối lượng xăng dầu nhập khẩu và khối lượng xăng dầu tiêu dùng năm sau luôn tăng cao hơn so với năm trước từ 8%-9%.

- Thị trường xăng dầu bước đầu đã có nhiều chủ thể tham gia kinh doanh và le lói yếu tố cạnh tranh.

- Giá cả xăng dầu bị ảnh hưởng của thị trường nhưng có sự điều tiết của Nhà nước nên cơ bản ổn định, không có xáo trộn lớn.

- Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu vẫn khẳng định được vai trò của mình trước những xu hướng kinh doanh ngày càng khó khăn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tỉêu dùng xăng dầu phục vụ sản xuất và đời sống ở nước ta, phục vụ đắc lực cho công cuộc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Đất nước.

- Hệ thống phân phối xăng dầu trên thị trường Việt Nam không ngừng được mở rộng và phát triển.

- Cơ sở vật chất để phục vụ cho sự phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam được đầu tư mới và ngày càng hiện đại hơn.

lực lượng lao động, kinh doanh được mở rộng cả về bề rộng cũng như chiều sâu. - Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã sớm xác định được một đường hướng chiến lược đúng đắn cho mình, khắc phục khó khăn, từng bước vươn lên trong cơ chế thị trường.

- Một số doanh nghiệp có suy nghĩ có tính đột phá, điển hình là sáng kiến của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam trình Chính phủ cho trích một phần dầu thô bán đi để nhập khẩu xăng dầu. Bên cạnh đó là kiến nghị cho phép các đội tàu của Tổng công ty đi chở dầu thuê, thu về một lượng khá lớn ngoại tệ.

- Cơ chế đảm bảo nguồn hàng được đổi mới:

+ Sau khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, nguồn hàng nhập khẩu ở Liên Xô không còn, nước ta phải dùng ngoại tệ mạnh để nhập khẩu xăng dầu ở các nước khu vực 2 như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc...Để có nguồn ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu, Nhà nước quy định thực hiện từ hai nguồn: Mua ngoại tệ từ quỹ tập trung của Nhà nước và dùng ngoại tệ tự cân đối của các ngành, các địa phương. Cơ chế đảm bảo nguồn ngoại tệ như trên đã có những tác động rất tích cực đến thị trường xăng dầu, nguồn xăng dầu vẫn được đảm bảo ổn định và thông qua nhu cầu thực tế của thị trường.

+ Đối với bạn hàng nước ngoài, các Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã thiết lập được mối quan hệ bạn hàng có tín nhiệm với các bạn hàng lớn duy trì quan hệ tốt với các bạn hàng cũ, mua được hàng với chất lượng tốt, giá cả phải chăng, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

- Cơ chế phân phối và cơ chế định giá có bước thay đổi cơ bản:

Nhà nước bãi bỏ chỉ tiêu phân phối xăng dầu, xác định giá bán theo thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc đổi mới cơ chế phân phối và cơ chế định giá như trên đã từng bước đưa hoạt động kinh doanh xăng dầu thích nghi dần với cơ chế thị trường. Nhà nước điều tiết giá xăng dầu thông qua công cụ thuế và phí.

Trước tháng 4/2007, giá bán lẻ xăng dầu được xác định trên cơ sở giá định hướng theo nguyên tắc: Giá định hướng giá bán xăng, dầu cho người sử dụng (với mazut là giá bán buôn, với các mặt hàng khác là giá bán lẻ) được xác định căn cứ vào

giá quốc tế và dự báo sự biến động giá cả xăng, dầu trên thị trường thế giới.

Nhà nước điều chỉnh bằng hai kênh: Xác định giá định hướng và thuế nhập khẩu xăng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và Nhà nước không bù lỗ, Doanh nghiệp phải tự quyết định giá bán lẻ trên cơ sở giá định hướng của Nhà nước không vượt quá 10% đối với xăng các loại và 5% đối với các mặt hàng khác. Đối với các địa bàn xa cảng tiếp nhận, chi phí kinh doanh cao hơn, giá định hướng được tăng thêm 2%.

Trong giai đoạn này giá bán ra thực tế của các Doanh nghiệp thường bằng với giá trần do Nhà nước quy định và mặt bằng giá bán lẻ hầu như tương đương trong cả nước.

Từ tháng 4/2007, Nhà nước áp dụng nguyên tắc giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, do thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu hoặc thương nhân sản xuất, chế biến xăng dầu quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí theo quy định của pháp luật hiện hành. Giảm bù giá các loại dầu (diesel, dầu hỏa, mazut).

Đến ngày 23/9/2008, Quyết định 32/2008/QĐ-BCT được ban hành chính thức bãi bỏ quy định địa bàn xa cảng quốc tế tiếp nhận xăng dầu và mức thù lao đại lý bán xăng dầu.

- Các tổ chức cung ứng phục vụ chuyển sang các doanh nghiệp kinh doanh thương mại: Từ một đơn vị làm nhiệm vụ cung ứng xăng dầu cho cả nước, sau

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w