Đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 33 - 34)

Khi tham gia vào kinh doanh, đôi khi chỉ là một đoạn thị trường duy nhất, Doanh nghiệp luôn gặp những đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh tác động hai mặt đến các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu: Một mặt nó đẩy các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả đến chỗ phá sản hoặc phải rút giấy phép kinh doanh, mặt khác nó tạo môi trường tốt cho một số doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả phát triển. Cạnh tranh không phải là sự hủy diệt mà là sự thay thế, thay thế những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng lãng phí nguồn lực xã hội bằng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển.

Nhìn chung năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu còn nhiều hạn chế, trong số 11 đầu mối nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu hiện nay thì Tập đoàn xăng dầu Việt Nam là một doanh nghiệp có hệ thống mạng lưới cơ sở kinh doanh trực thuộc, phủ kín các tỉnh thành phố trong cả nước. Các doanh nghiệp đầu mối khác như: PV Oil, PETEC, SaigonPetro, Vinapco...chỉ tập trung kinh doanh bán buôn một số mặt hàng chính như: Xăng, Diesel trên một số cùng có địa lý thuận lợi, dễ cạnh tranh hoặc kinh doanh một số mặt hàng đặc chủng phục vụ cho nhu cầu trong ngành như: Tổng công ty Xăng dầu Quân đội, Công ty Xăng dầu Hàng không. Hệ thống cửa hàng xăng dầu ở nước ta khá lớn nhưng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở “xin quy hoạch” mạnh ai người đó làm dẫn đến một thực tế là khá lộn xộn, nhỏ bé, không đảm bảo tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, quy mô về vốn của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu còn nhỏ, công tác

quản trị nhân lực, quản trị tài chính, quản trị chiến lược... của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển.

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w