Nguồn: Tổng cục Thống kê

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 69)

- Đa dạng hóa sản phẩm xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đồ thị 3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011

Thu nhập bình quân cũng là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sức mua của thị trường

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đồ thị 3.2. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2011

Hầu hết các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta đều có bước phát triển khá. Sự phát triển ổn định trong ngành nông nghiệp, nhất là sản xuất lương thực đã bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Kinh tế nông thôn và đời sống nông dân được cải thiện hơn trước. Việc tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đầu tư, phát triển giống mới có năng suất, chất lượng cao, phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề, tiểu thủ công nghiệp... đã có tác động tích cực đến việc sản xuất, tạo việc làm và xoá đói, giảm nghèo. Sản phẩm công nghiệp phát triển ngày càng đa dạng và phong phú về chủng loại, chất lượng được cải thiện, từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo cung cầu của nền kinh tế, giữ vững thị trường trong nước và mở rộng thị trường xuất khẩu. Chúng ta cũng đã đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp mới, công nghệ cao. Khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng ổn định. Cơ cấu kinh tế tiếp tục được chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực.

Để thúc đẩy thị trường xăng dầu phát triển thì chúng ta cần tập trung phát triển kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, áp dụng các hình thức thu hút đầu tư đa dạng, hấp dẫn để huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, phát huy nội lực, tranh thủ ngoại lực cho phát triển. Phát triển đa dạng các ngành, nghề để tạo nhiều việc làm và thu nhập; khuyến khích, tạo thuận lợi để người lao động học tập, nâng cao trình độ, tay nghề, đồng thời có cơ chế, chính sách phát hiện, trọng dụng nhân tài. Phát huy tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước, nâng cao nhanh năng suất lao động xã hội và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế.

Để phát triển kinh tế tạo động lực phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam thì Nhà nước cần chú trọng phát triển mạnh khoa học, công nghệ. Ngày nay, khoa học, kỹ thuật đóng vai trò sống còn đối với sự phát triển của đất nước, công nghệ phát triển là động lực đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước.

Nhà nước cần phát triển năng lực khoa học, công nghệ có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho những lĩnh vực then chốt, mũi nhọn, đảm bảo đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, tổ chức, hoạt động khoa học, công nghệ, coi đây là khâu đột phá để thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả của khoa học, công nghệ. Chuyển các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước; xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả các chương trình, đề tài khoa học và công nghệ theo hướng phục vụ thiết thực mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, lấy hiệu quả ứng dụng làm thước đo chủ yếu đánh giá chất lượng công trình. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng; phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ; ưu tiên phát triển công nghệ cao, đồng thời sử dụng hợp lý công nghệ sử dụng nhiều lao động. Nhanh chóng hình thành một số cơ sở nghiên cứu - ứng dụng mạnh, gắn với các doanh nghiệp chủ lực, đủ sức tiếp thu, cải tiến và sáng tạo công nghệ mới. Xây dựng và thực hiện chương trình đổi mới công nghệ quốc gia; có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đổi mới công nghệ. Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu và phát triển trong nước với tiếp nhận công nghệ nước ngoài.

Thời gian qua, nước ta đã phát triển lĩnh vực công nghệ dầu khí, đây là một lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp, do đó chúng ta cần phải có đội ngũ trí thức có trình độ cao, đồng thời chúng ta cũng cần sự hỗ trợ và khai thác nhiều nhất tri thức của nhân loại bằng các hình thức hợp tác, liên doanh, liên kết để có nguồn cán bộ chuyên gia về kỹ thuật công nghệ để có thể vận hành tốt các nhà máy lọc dầu, tạo ra

nguồn xăng dầu phong phú, đa dạng. đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường xăng dầu.

3.3.4. Nhân tố văn hóa

Để phát triển thị trường xăng dầu chúng ta cũng cần tăng cường sự tác động của nhân tố văn hóa, kích thích những xu hướng tiêu dùng những sản phẩm xăng dầu có chất lượng cao của khách hàng. Tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hoá của các nước. Mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hoá để từ đó tạo ra những cơ hội phát triển đất nước làm động lực cho thị trường xăng dầu Việt Nam phát triển.

3.3.5. Tạo áp lực cạnh tranh

Việt Nam đã tham gia tổ chức Thương mại Thế giới WTO và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, vì vậy cần mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ các điều kiện thuận lợi và sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè trên thế giới, khai thác tốt những điều kiện trong quan hệ đối ngoại, tranh thủ những nhân tố tích cực phục vụ công cuộc xây dựng đất nước. Với phương châm: Đa dạng hóa các quan hệ quốc tề và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại của Đảng thì Nhà nước, ngoài việc thúc đẩy cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước thì Nhà nước nên cho một số hãng xăng dầu nước ngoài vào hoạt động kinh doanh ở nước ta với một tỷ trọng sản lượng nhất định khoảng 20- 25% thị phần, khi các hãng xăng dầu nước ngoài vào nước ta tham gia kinh doanh xăng dầu sẽ có rất nhiều lợi ích:

- Thị trường độc quyền sẽ được thay thế bằng cạnh tranh.

- Những doanh nghiệp cạnh tranh thực sự với nhau sẽ dấn đến giá cả trên thị trường giảm xuống, chất lượng đảm bảo, dịch vụ trở nên hòan hảo hơn, người tiêu dùng được hưởng lợi ích từ cạnh tranh.

- Với việc cho phép các hãng xăng dầu nước ngoài vào kinh doanh chiếm khoảng 20- 25% thị phần thì hàng năm nước ta giảm được trên 2-3 tỷ USD vốn nhập khẩu xăng dầu - điều đó thực sự có ý nghĩa to lớn đối với nước ta trong khi

kinh tế còn rất khó khăn, vốn đầu tư cho các lĩnh vực cần thiết đang thiếu nghiêm trọng. Khi các hãng xăng dầu nước ngoài nhảy và kinh doanh ở nước ta thì phải nộp thuế theo quy định, vì vậy hàng năm chúng ta vẫn thu được hàng chục ngàn tỷ đồng nộp vào Ngân sách Nhà nước đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng của xã hội.

- Các hãng xăng dầu nước ngoài sẽ phải đầu tư một bộ phận khá lớn cơ sở hạ tầng chuyên dùng xăng dầu để đáp ứng cho hệ thống kinh doanh của họ ở trên nước ta, điều đó giúp chúng ta tiếp cận nhanh với công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.

- Chúng ta sẽ học tập được phương pháp quản lý, phương thức kinh doanh, phong cách làm việc công nghiệp của bạn. Đó là những kinh nghiệm rất quý báu trong khi chúng ta mới chập chững bước đi trong cơ chế thị trường. Lê nin đã từng nói: “Muốn làm kinh tế phải học các nhà tư bản” - điều đó có ý nghĩa rất lớn đối với nước ta trong khi trình độ quản lý của chúng ta còn quá non nớt còn bạn thì đã dày dạn kinh nghiệm trong cơ chế thị trường.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu: “Thị trường xăng dầu ở Việt Nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển” đề tài đã rút ra những kết luận chủ yếu:

- Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu cho đối với sản xuất và đời sống xã hội, là yếu tố quan trọng trong giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

- Thị trường xăng dầu phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố: Chính trị, Kinh tế, Dân số, Khoa học kỹ thuật, Tự nhiên, Văn hóa, các chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, cung, cầu, giá cả, cạnh tranh, nhân tố nội tại của doanh nghiệp.

- Các nhân tố tác động đến phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam. - Phương hướng phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020.

- Giải pháp phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam + Những giải pháp tăng nguồn cung xăng dầu

• Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các Nhà máy lọc dầu trong nước để chủ động nguồn hàng trong nước

• Quản lý chặt chẽ xuất, nhập khẩu xăng dầu + Những giải pháp tăng nhu cầuxăng dầu

• Tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ đó tăng nhanh nhu cầu tiêu dùng xăng dầu

• Nâng cao thu nhập cho người dân để từ đó người dân có điều kiện để sử dụng nhiều hơn nữa sản phẩm xăng dầu

• Đa dạng hóa sản phẩm xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

+ Những giải pháp hoàn thiện cơ chế giá xăng dầu • Chính sách thuế

• Chính sách giá

+ Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp • Nâng cao ý thức chấp nhận cạnh tranh, coi cạnh tranh là tất yếu • Xây dựng văn minh thương mại trong kinh doanh xăng dầu

- Phát huy các nhân tố tác động đến phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w