Phương hướng phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 52)

- Các lực lượng bên trong doanh nghiệp

Nguồn: Bộ Công thương

3.2.1. Phương hướng phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm

Nền kinh tế Thế giới cũng như nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 21 sẽ có những chuyển biến theo xu hướng tích cực, đời sống của con người ngày càng được cải thiện. Các nhu cầu của cuộc sống ngày càng phát triển đặc biệt là trong những năm gần đây, nhu cầu về đi lại ngày càng lớn làm cho các phương tiện giao thông tăng một cách chóng mặt, mặt khác thương mại Quốc tế phát triển đã làm làm mở rộng các mối quan hệ thương mại giữa các quốc gia, không hạn chế về không gian và thời gian. Những nhân tố này tác động tích cực góp phần thúc đẩy phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam

Trước những biến đổi theo chiều hướng tích cực của nền kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam đã sớm nhận thức được điều này. Trong những năm qua, các doanh nghiệp đã tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, đưa ra rất nhiều những giải pháp để phát triển khách hàng đồng thời nghiêm túc đánh giá những kết quả hoạt động kinh doanh của từng thời điểm để rút ra các bài

học kinh nghiệm cho những năm tiếp theo. Các doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng thể, lâu dài, xây dựng cho mình những chiến lược kinh doanh dài hạn. Căn cứ kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm từ đó phân tích, đánh giá, dự đoán xu hướng vận động của thị trường trong những năm tới, thị trường xăng dầu Việt Nam cần định hướng phát triển trong thời gian tới như sau:

- Tập trung vào phát triển thị trường xăng dầu trong nước trên cơ sở phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau, tăng về số lượng, mới về phương thức hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, phù hợp với quy luật của lưu thông hàng hóa.

- Đổi mới mô hình tổ chức, công nghệ quản lý và phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng các loại hình doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ yếu:

+ Các Tập đoàn, công ty mẹ - con kinh doanh xăng dầu chuyên ngành; + Các Công ty Thương mại bán lẻ hiện đại;

+ Các Công ty bán buôn với quy mô lớn; + Các Công ty kinh doanh dịch vụ Logistics.

- Phát huy tối đa kinh doanh sản phẩm xăng dầu trên cơ sở đa dạng hóa có chọn lọc các lĩnh vực kinh doanh.

- Tiếp tục hoàn thiện cấu trúc kinh doanh xăng dầu theo hướng những tổ hợp cảng - kho - phương tiện vận chuyển để đạt được mục tiêu bán cho những hộ tiêu dùng lớn, khách hàng công nghiệp, đồng thời mở rộng thị trường bán lẻ thông qua mạng lưới bán lẻ của các doanh nghiệp đầu mối và các Đại lý.

- Củng cố hệ thống phân phối được hình thành trên cơ sở xác định mối liên kết dọc, có quan hệ gắn kết chặt chẽ, ổn định và ràng buộc trách nhiệm trên từng công đoạn của quá trình lưu thông từ sản xuất, xuất nhập khẩu đến bán buôn, bán lẻ thông qua quan hệ trực tuyến và quan hệ đại lý mua bán. Doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu phải kiểm soát và chịu trách nhiệm (hoặc liên đới chịu trách nhiệm) với toàn bộ hệ thống từ: Chi phí, giá cả, nguồn gốc, số lượng, chất lượng xăng dầu.

buôn, hệ thống trung tâm Logistics được bố trí theo khu vực thị trường để tiếp nhận hàng hóa từ các nhà máy sản xuất, nhập khẩu và cung ứng hàng hóa cho mạng lưới bán buôn, bán lẻ (cửa hàng trực thuộc, các đại lý) trên các địa bàn.

- Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh các nhóm, mặt hàng có mối quan hệ với nhau trong tiêu dùng phát triển mối liên kết ngang trong khâu phân phối để giảm chi phí đầu tư, chi phí lưu thông và giảm chi phí của xã hội do tiết kiệm được thời gian mua sắm (liên kết ngang trong khâu bán buôn thông qua việc cùng xây dựng các tổng kho bán buôn, trung tâm logistic, liên kết ngang trong khâu bán lẻ thông qua việc cùng phát triển mạng lưới các cửa hàng).

- Chú trọng tới các công tác mở rộng thị trường Quốc tế, tích cực tìm kiếm và mở rộng thị trường sang các nước trong khu vực.

- Đẩy nhanh quá trình đầu tư công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các doanh nghiệp.

- Nhanh chóng xác lập và hoàn chỉnh cơ chế tạo vốn cũng như cơ chế tài chính cho cả hệ thống.

- Áp dụng cơ chế khoán phí, định mức các khoản chi phí đối với các đơn vị trực thuộc. Sử dụng có hiệu quả hơn chi phí kinh doanh và phấn đấu cắt giảm một số khoản chi tiêu không cần thiết khác, góp phần tăng lợi nhuận, tích luỹ vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh.

- Đầu tư triệt để vào việc xây dựng các kho cảng đầu nguồn, đầu tư vào việc mua sắm, nâng cấp trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải tra nạp nhiên liệu, các kho bể...

- Tích cực trong công tác thiết lập các mối quan hệ hợp tác kinh doanh trong nước và ngoài nước. Tìm các đối tác có địa điểm thích hợp để xây dựng các cửa hàng để mở rộng thị trường kinh doanh nhiên liệu ngoài ngành, mở rộng các mạng lưới, các cửa hàng bán buôn, bán lẻ và tranh thủ vốn đầu tư của các thành phần kinh tế.

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w