Quản lý chặt chẽ xuất, nhập khẩu xăng dầu Quản lý các đầu mối nhập khẩu xăng dầu

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 56)

- Các lực lượng bên trong doanh nghiệp

b- Quản lý chặt chẽ xuất, nhập khẩu xăng dầu Quản lý các đầu mối nhập khẩu xăng dầu

- Quản lý các đầu mối nhập khẩu xăng dầu

Hiện nay ở nước ta đang nổi lên một số vấn đề lớn trong công tác nhập khẩu xăng dầu: Có quá nhiều đầu mối nhập khẩu xăng dầu, mỗi Doanh nghiệp kinh doanh đều được tự nhập xăng dầu. Một số doanh nghiệp được hưởng ưu đãi, xin quota nhập khẩu xăng dầu để “bán đấy”, “đánh quả” theo từng lô hàng để ăn hỏa hồng, kiếm chênh lệch giá. Hiện nay có tới 11 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, dẫn đến nhiều khi các doanh nghiệp tự dẫn nhau ra nước ngoài “tranh mua”, nhiều khi tạo nên những cơn “sốt giả” xăng dầu, bị phía nước ngoài đẩy giá nhập lên cao. Có doanh nghiệp còn mua phải xăng dầu kém chất lượng để về bán ra trong nước.

Do quản lý chưa chặt chẽ trong khâu nhập khẩu nên chúng ta thường mua xăng dầu với giá đắt và có khi còn mua phải xăng dầu kém phẩm chất gây thiệt hại lớn cho người tiêu dùng. Nhiều đơn vị trốn lậu thuế nhập khẩu đã bán ngay tại phao số không, hoặc ở những khu vực cảng nhập, vùng nhập thuận lợi với giá rẻ hơn rất nhiều so với giá của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nghiêm túc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước do đó xảy ra tình trạng cạnh tranh không bình đẳng trên thị trường làm Nhà nước và các doanh nghiệp làm ăn chân chính bị thiệt hại rất nhiều. Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước cần phải rà soát để giảm các đầu mối nhập khẩu tốt nhất chỉ để 7-8 đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Các doanh nghiệp nhỏ và thì ủy thác cho các doanh nghiệp lớn như: Petrolimex, PETRO Việt Nam, PETEC đứng ra nhập khẩu.

hạ tầng, vốn, công nghệ, trình độ cán bộ yếu kém thì sẽ dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp này không quan tâm đến công tác đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, gian lận trong việc tạm nhập, pha chế xăng dầu kém chất lượng, kinh doanh hàng kém phẩm chất.

Nhà nước cũng cần quản lý chặt chẽ khâu cấp quota nhập khẩu: Chỉ cấp quota cho những doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu chính thức, làm ăn nghiêm túc, không cấp quota cho những doanh nghiệp chưa đáp ứng được về cơ sở hạ tầng kỹ thuật về kinh doanh xăng dầu, thiếu vốn, trình độ cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Bãi bỏ chỉ tiêu nhập khẩu đối với mặt hàng xăng thông thường và nhiên liệu máy bay, tiếp tục duy trì chỉ tiêu hạn ngạch nhập khẩu đối với Dầu: Mazut, Diesel và Dầu hỏa do xăng thông thường và nhiên liệu bay chủ yếu dùng cho tiêu dùng nên Nhà nước cần bãi bỏ chỉ tiêu hạn ngạch đối với hai loại này. Còn các loại Dầu: Mazut, Diesel và Dầu hỏa đang dùng chủ yếu cho sản xuất, là nguyên liệu đầu vào cấu thành nên giá thành sản phẩm do đó cần tiếp tục thực hiện chỉ tiêu nhập khẩu. Chỉ tiêu nhập khẩu xăng dầu giúp cho doanh nghiệp chuẩn bị chính xác các nguồn lực ngoại tệ, cơ sở hạ tầng và cán bộ quản lý, thực hiện công việc.

Để cải cách khâu giao chỉ tiêu nhập khẩu, có thể sử dụng phương pháp đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp nhập khẩu trên cơ sở khoán mức nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế thu nhập doanh nghiệp trên một lít xăng dầu ở cùng một mặt bằng kinh doanh (vùng bán hàng, thời điểm tham gia thị trường xăng dầu và tính liên tục của quá trình kinh doanh…). Thực chất đây là tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu mang lại hiệu quả lớn nhất cho đất nước (nguồn thu Ngân sách) và thỏa mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng. Doanh nghiệp nào trúng thầu nhập khẩu có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các nội dung đã cam kết trong hồ sơ dự thầu.

Ngoài ra, Nhà nước cần phải thực hiện cơ chế phạt những doanh nghiệp không thực hiện hết chỉ tiêu và cơ cấu nhập khẩu xăng dầu hàng năm, bằng cách không tăng (hoặc thậm chí cắt giảm) chỉ tiêu nhập khẩu của năm sau.

Ngoài những biện pháp nêu trên để quản lý nhập khẩu xăng dầu, thời gian tới đây Nhà nước cần hướng tới việc bãi bỏ chỉ tỉêu nhập khẩu tất cả các mặt hàng xăng dầu để mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Khi đó trách nhiệm của các Doanh nghiệp sẽ được nâng lên, chủ động trong cân đối cung - cầu, bảo đảm hiệu quả kinh doanh, tránh thừa thiếu quá mức, gây lãng phí cho Doanh nghiệp và xã hội. Các cơ quan quản lý Nhà nước sẽ có trách nhiệm cung cấp thông tin thị trường, dự báo cung - cầu từng chủng loại xăng dầu ở từng vùng và từng địa phương, từ đó Doanh nghiệp chủ động lựa chọn kinh doanh phù hợp.

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w