Những tác động làm hạn chế sự phát triển của thị trường xăng dầu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 37 - 41)

- Các lực lượng bên trong doanh nghiệp

2.4.2. Những tác động làm hạn chế sự phát triển của thị trường xăng dầu ở Việt Nam

Nhà nước xác định là doanh nghiệp chủ đạo trong hoạt động kinh doanh xăng dầu. Điều đó đã khẳng định ngành xăng dầu đã chuyển hẳn sang kinh doanh theo cơ chế thị trường.

2.4.2. Những tác động làm hạn chế sự phát triển của thị trường xăng dầu ở Việt Nam Việt Nam

Bên cạnh những tác động tích cực, trong những năm qua, các nhân tố đã có những tác động còn mang tính hạn chế:

- Thị trường xăng dầu Việt Nam suốt từ năm ra đời đến nay cơ bản phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, chỉ đến khi Nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận

hành (tháng 2/2009) thì mới có xăng dầu sản xuất ở trong nước.

- Thị trường xăng dầu thực sự phát triển theo các quy luật của kinh tế thị trường mới chỉ mấy năm gần đây nên sự phát triển còn méo mó.

- Yếu tố cạnh tranh trên thị trường hiện nay chưa thực sự được phát huy, đây là tồn tại lớn nhất của thị trường xăng dầu ở Việt Nam. Thị trường xăng dầu cơ bản vẫn do Nhà nước độc quyền.

- Giá cả thị trường xăng dầu còn chịu sự chi phối quá lớn của các chính sách của Nhà nước làm cho kết quả kinh doanh không phản ánh đầy đủ và trung thực hoạt động kinh doanh xăng dầu. Kinh doanh xăng dầu liên tục bị lỗ, những năm qua, Nhà nước liên tục phải bù lỗ cho kinh doanh xăng dầu với khoản kinh phí khổng lồ hàng chục ngàn tỷ đồng một năm cho các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu, chỉ tính riêng năm 2008 thì bù lỗ đã chiếm tới 38% tổng thu nội địa.

- Cơ cấu nhu cầu tiêu dùng còn nhiều bất cập thể hiện: Nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất còn thấp, chủ yếu là giao thông vận tải.

- Mạng lưới hệ thống phân phối xăng dầu còn nhiều hạn chế, chưa phủ kín những nơi thực sự có nhu cầu tiêu dùng xăng dầu, trang thiết bị còn nhiều bất cập, chưa hiện đại nên xảy ra nhiều tiêu cực nhất là trong việc đong đếm xăng dầu.

- Thị trường xăng dầu phát triển thiếu tính quy hoạch

+ Hiện nay có tới 11 Doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu ở nước ta, nhưng các Doanh nghiệp này đều là Doanh nghiệp Nhà nước. Việc phối hợp trong kinh doanh của các doanh nghiệp còn yếu, chưa phân định rõ được chức năng, nhiệm vụ, địa bàn hoạt động …nên dẫn đến tình trạng mạnh ai thì người ấy làm, dễ làm khó bỏ. Các doanh nghiệp có xu hướng tập trung kinh doanh ở những thị trường tiềm năng, gần cảng nhập khẩu, những nơi có điều kiện thuận lợi như: Hải Phòng, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… để giảm chi phí, hiệu quả kinh tế cao còn những vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì phó thác cho Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam phải đảm nhận.

+ Các doanh nghiệp chưa có sự phối hợp để tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có mà chỉ muốn đầu tư mới tràn lan, quy hoạch thiếu đồng bộ, lãng phí lớn Ngân sách của Nhà nước.

+ Nhiều đơn vị kinh doanh theo kiểu chụp giựt, đánh quả theo từng phi vụ, mặt hàng nào đang khan, dễ bán, bơm rót thuận lợi như: Dầu Diesel, Xăng 92 thì tập trung nhập và tìm mọi cách để tiêu thụ nhanh, kiếm lời còn những mặt hàng khó kinh doanh hơn như: Dầu Mazut, Dầu lửa thì không nhập. Do vậy xảy ra tình trạng cạnh tranh gay gắt, mặt hàng này thừa, mặt hàng kia thì lại thiếu không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

- Nhà nước quản lý thị trường xăng dầu còn lúng túng, lỏng lẻo, nhiều sơ hở:

+ Việc điều hành ở tầm vĩ mô của Nhà nước chưa năng động, chưa hợp lý, không theo kịp với những biến động của giá quốc tế, nhất là vấn đề giá cả. Mặc dù Chính phủ đã ban hành chính sách cho phép doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu được tự chủ, chủ động điều chỉnh giá theo biến động của thị trường nhưng chưa khi nào doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ chính sách này.

+ Khi giá xăng dầu thế giới tăng, các cơ quan quản lý giá luôn có tư tưởng bảo vệ mức giá ổn định nhằm mục tiêu bảo đảm sự biến động giá là ít nhất để tránh dư luận xã hội nên có khuynh hướng luôn đề nghị phải giảm thuế nhập khẩu. Ngược lại, cơ quan Thuế thì lại bảo vệ ý kiến cân đối Ngân sách Quốc gia nên không muốn giảm nguồn thu so với kế hoạch chi do đó có khuynh hướng đề nghị phải tăng giá, Chính phủ rất khó đưa ra quyết định trước một thực tiễn mâu thuẫn giữa hai cơ quan chức năng quản lý ngành.

+ Khi giá xăng dầu thế giới giảm vượt quá mức thu của khung thuế cho phép, thì cơ quan quản lý không tìm ra công cụ để tận thu, cũng không giảm giá do tâm lý ngại điều chỉnh mặt bằng giá dẫn đến thiệt hại cho cả Nhà nước và người tiêu dùng.

+ Khi giá quốc tế biến động lớn, nhưng giá trong nước chưa thay đổi kịp thời làm cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn. Nếu giá Dầu trên thế giới giảm thì Nhà nước tăng thuế nhập khẩu rất nhanh, nhưng khi giá tăng thì Nhà nước lại rất chậm giảm thuế, điều đó làm cho giá cả xăng dầu trong nước nhiều khi không phản ánh giá trị thực.

+ Cách điều hành tăng, giảm thuế còn tùy tiện, khi tăng thuế thì cơ quan Tài chính thường không cần tham khảo ý kiến của các cơ quan chức năng có liên quan nhưng khi giảm thuế thì Cơ quan này lại bắt buộc phải có ý kiến của doanh nghiệp

hoặc đề nghị của cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, điều bất hợp lý này hiện vẫn tồn tại và cho đến nay chưa được thay đổi do thói quen điều hành.

+ Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra và thẩm định chưa có biện pháp mang lại hiệu quả trong việc xác định chất lượng xăng dầu còn để xảy ra tình trạng các doanh nghiệp còn kinh doanh những mặt hàng xăng dầu chưa đảm bảo chất lượng.

+ Tình trạng trốn lậu, thuế còn diễn ra phổ biến, nhiều đơn vị dùng nhiều biện pháp, kỹ xảo để trốn thuế. Lợi dụng sơ hở trong quản lý của Nhà nước, nhiều doanh nghiệp lợi dụng chính sách tái xuất xăng dầu nhưng chỉ vận tải ra đến phao số không đã quay lại bán cho các đơn vị có nhu cầu tiêu thụ rồi hợp lý hoá chứng từ để thu lợi. Một số doanh nghiệp thì chỉ sử dụng một lần hoá đơn trong một ngày nhưng lại quay vòng rất nhiều chuyến khiến cơ quan quản lý rất khó phát hiện dẫn đến Nhà nước thất thu thuế.

+ Một số cán bộ được giao nhiệm vụ thanh kiểm tra lại nảy sinh tiêu cực, moắc ngoặc, thậm chí tiếp tay cho các hoạt động gian lận trong kinh doanh xăng dầu.

+ Thông tin tăng giá xăng dầu thường bị rò rỉ trước đó nên các đơn vị thường hay găm hàng với số lượng lớn chờ giá lên để được hưởng chênh lệch, kết cục chỉ có Nhà nước là người chịu thiệt còn các đơn vị kinh doanh xăng dầu thì được hưởng lợi rất lớn từ việc tăng giá.

- Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu chưa có ý thức trách nhiệm với xã hội, nhiều khi chỉ chạy theo lợi ích kinh tế.

+ Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã coi xăng dầu là mặt hàng kinh doanh hấp dẫn và thu được lợi nhuận cao nên đã tìm mọi cách để kinh doanh khi có điều kiện thuận lợi. Lúc có lãi thì tranh nhau đi nhập khẩu xăng dầu về bán cho thật nhanh để thu lợi nhuận nhưng những lúc khó khăn thì lại lảng tránh và đùn cho một số doanh nghiệp lớn như: Petrolimex, PETEC phải nhập hàng và kinh doanh trong điều kiện không hiệu quả, thậm chí lỗ rất lớn.

+ Các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc thì lại chịu thiệt thòi rất nhiều do phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường trong lúc thuận lợi cũng như cả lúc khó khăn, còn các doanh nghiệp chụp giựt thì lại được hưởng nhiều lợi nhuận.

+ Để tối đa hoá lợi nhuận, một số doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã không quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng mà tìm mọi kẻ hở của luật pháp, xem nhẹ các điều kiện kinh doanh mặt hàng đặc thù, coi thường vấn đề đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.

+ Công tác Marketing bao gồm nghiên cứu thị trường, quảng cáo giúp cho người tiêu dùng hiểu biết về tính năng, chất lượng, công dụng của sản phẩm đối với các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu còn mới mẻ và xa lạ. Xăng dầu vẫn được tiêu thụ theo phương pháp truyền thống, theo cách nghĩ về cách bán mặt hàng độc quyền.

Trên đây là những mặt hạn chế của thị trường xăng dầu ở Việt Nam, từ thực tế trên đặt ra vấn đề cần giải quyết để thị trường xăng dầu ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w