Mục tiêu phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020 và những yêu cầu đặt ra trong phát triển thị trường xăng dầu

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 50 - 52)

- Các lực lượng bên trong doanh nghiệp

Nguồn: Bộ Công thương

3.1. Mục tiêu phát triển thị trường xăng dầu Việt Nam đến năm 2020 và những yêu cầu đặt ra trong phát triển thị trường xăng dầu

yêu cầu đặt ra trong phát triển thị trường xăng dầu

Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu, có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân, luôn ở vị trí chiến lược lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động kinh doanh xăng dầu ở nước ta phải thúc đẩy cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển, nâng cao hiệu quả hiệu quả kinh tế xã hội, từ đó đòi hỏi thị trường xăng dầu phải đạt được những mục tiêu cơ bản sau:

-Thị trường xăng dầu phát triển góp phần khai thác được tiềm năng của đất nước, tạo được nhiều việc làm, đảm bảo thu nhập ổn định cho người lao động.

- Thị trường xăng dầu hoạt động theo hướng: Đáp ứng tốt, thỏa mãn tối đa nhu cầu của thị trường. Cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước, ngành xăng dầu ngoài việc kinh doanh còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị, cung cấp kịp thời xăng dầu tới những vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

- Các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phát huy vai trò chủ lực, bình ổn thị trường xăng dầu, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong mọi tình huống, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước đảm bảo ổn định chế độ chính trị và bảo đảm an ninh quốc phòng.

- Giữ vững thị trường nội địa bằng cách đa dạng hoá chủng loại xăng dầu, đảm bảo chất lượng hàng hóa, tiết giảm chi phí kinh doanh. Thâm nhập và tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào thị trường khu vực và trên thế giới.

- Hoàn thiện mô hình tổ chức kinh doanh theo hướng hợp lý hóa đường vận động của xăng dầu, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ đối với khách hàng.

- Đổi mới căn bản chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đội ngũ thương gia có trình độ quản lý và khoa học kỹ thuật tương ứng với trình độ của các nước trong khu vực và quốc tế. Đồng thời xây dựng đội ngũ lao động trực tiếp đáp ứng tiêu chuẩn, lao động có kỷ luật, sáng tạo, năng suất cao.

- Kinh doanh đạt hiệu quả, đây là cái đích, là tất yếu kết quả của quá trình kinh doanh mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh Xăng dầu ở Việt Nam thì mục tiêu này càng quan trọng hơn bởi lẽ các doanh nghiệp có ưu thế trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu mà ở các lĩnh vực khác không thể có được. Một số mục tiêu cụ thể của các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu:

+ Kim ngạch xuất khẩu (tái xuất) năm sau cao hơn năm trước trên 10%. + Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân hàng năm 10 - 12%.

+ Đảm bảo kinh doanh có lãi, mang lại nhiều lợi nhuận về cho Đất nước. + Nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.

+ Đảm bảo và tăng trưởng vốn.

+ Đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động, không ngừng cải thiện thu nhập và đời sống của cán bộ, công nhân viên toàn ngành.

+ Tìm ra nhiều thị trường trong nước cũng như nước ngoài trong việc xuất nhập khẩu mặt hàng Xăng dầu.

+ Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành một cách tối đa nhất.

+ Tận dụng có hiệu quả các yếu tố nguồn lực đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Đưa công nghệ tiên tiến để tự động hóa họat động cung cấp thông tin, thị trường, tự động quản lý.

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng hai biện pháp cụ thể là: Nâng cao năng suất lao động và chống tham nhũng, chống lãng phí để tiết giảm chi phí kinh doanh.

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w