Xây dựng văn minh thương mại trong kinh doanh xăng dầu

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 65)

- Đa dạng hóa sản phẩm xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng

b- Xây dựng văn minh thương mại trong kinh doanh xăng dầu

Trước xu thế cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt của thị trường xăng dầu thì việc xây dựng văn minh thương mại ngày càng trở nên quan trọng để đảm bảo cho doanh nghiệp cạnh tranh thành công. Để xây dựng thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng thì các Doanh nghiệp cần tiến hành nhiều các biện pháp khác nhau:

- Quảng cáo là toàn bộ những phương thức nhằm chuyển thông tin tới công chúng nhằm khuếch trương uy tín thương hiệu và thuyết phục họ mua sản phẩm xăng dầu. Quảng cáo là một yêu cầu, là họat động không thể thiếu được trong kinh doanh. Mục đích của quảng cáo là để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ, thông qua quảng cáo người

bán hiểu được nhu cầu của thị trường để từ đó có những giải pháp thỏa mãn tốt nhu cầu của thị trường. Để phát huy tác dụng, nâng cao hiệu quả của quảng cáo, các doanh nghiệp cần xác định nội dung quảng cáo cần phải đạt được là:

+ Cung cấp cho khách hàng những chỉ tiêu chất lượng quan trọng của các loại xăng dầu theo tiêu chuấn quốc gia và thế giới và cùng với nó là những thiệt hại của việc sử dụng xăng dầu không đảm bảo chất lượng gây ra.

+ Giới thiệu tới khách hàng về các chủng loại xăng dầu mà các Doanh nghiệp đang kinh doanh.

+ Tạo cho khách hàng tin cậy vào xăng dầu và lợi ích khi sử dụng xăng dầu của doanh nghiệp.

+ Đảm bảo việc vận chuyển, đưa xăng dầu kịp thời đến từng vùng, từng địa bàn, bán hàng tới tận tay người có nhu cầu tiêu dùng.

+ Giá cả hợp lý, được khuyến khích bằng vật chất khi mua hàng thưởng xuyên của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ “quần chúng” đối với khách hàng để tạo lòng tin với doanh nghiệp và hàng hóa của doanh nghiệp, có thể sử dụng một số phương pháp đẻ xây dựng mối quan hệ quần chúng:

+ Tổ chức hội nghị khách hàng (chủ yếu là khách hàng lớn) hàng năm để nắm bắt những yêu cầu kịp thời để ra các chính sách đáp ứng yêu cầu đó.

+ In ấn và phát hành các tài liệu giới thiệu về tiêu chuẩn chất lượng xăng dầu, các yêu cầu cần phải đảm bảo khi sử dụng xăng dầu.

+ Xây dựng các mối quan hệ thân thiết với các đơn vị là khách hàng lớn của Doanh nghiệp trong các hoạt động: Văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao… nhằm thúc đẩy việc tiêu thụ xăng dầu.

3.3. Phát huy các nhân tố tác động đến phát triển thị trường xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian tới Nam trong thời gian tới

Thị trường xăng dầu ở Việt Nam chịu tác động của rất nhiều nhân tố, do đó để phát triển thị trường cần phát huy tác động tích cực của tất cả các nhân tố đặc biệt chú trọng một số nhân tố đóng vai trò quan trọng.

3.3.1. Nhân tố chính trị, luật pháp

Trên thế giới: Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn mặc dù còn có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn nhiều bất trắc khó lường. Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức tạo ra những thời cơ, chúng ta cần chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước từ đó thị trường xăng dầu cũng có thêm nhiều điều kiện phát triển.

Ở trong nước: Những năm qua, tình hình chính trị trong nước rất ổn định, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, chế độ xã hội chủ nghĩa, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững đã tạo rất nhiều điều kiện để phát triển kinh tế xã hội. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu, góp phần tạo ra thế và lực mới của đất nước. Phát triển quan hệ với các nước láng giềng; thiết lập và nâng cấp quan hệ với nhiều đối tác quan trọng. Tham gia tích cực và có trách nhiệm tại các diễn đàn khu vực và quốc tế; đảm nhiệm tốt vai trò Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; đóng góp quan trọng vào việc xây dựng cộng đồng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Hiến chương ASEAN, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch Hội đồng liên nghị viện các nước Đông Nam Á (AIPA). Thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế; đối thoại cởi mở, thẳng thắn về tự do, dân chủ, nhân quyền.

Nước ta đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ký kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với một số đối tác quan trọng; mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác; góp phần quan trọng vào việc tạo dựng và mở rộng thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư của Việt Nam, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn tài trợ quốc tế khác.

Để phát triển kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường xăng dầu ở Việt Nam phát triển thì chúng ta phải giữ vững ổn định chính trị - xã hội; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; đa phương

hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Song song với việc ổn định môi trường chính trị, nước ta cũng dần dần hoàn thiện môi trường luật pháp để tạo hành lang pháp lý và môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi Doanh nghiệp hoạt động. Nhà nước cũng cần khẩn trương xây dựng hệ thống chính sách, luật pháp theo thể chế thị trường, phù hợp với nhu cầu phát triển và các cam kết quốc tế.

Hiện nay, kinh doanh xăng dầu chủ yếu dựa trên các quy định của các cơ quan hành pháp như: Nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ/Ngành có liên quan…nên thường hay thay đổi, để tạo cơ sở nền tảng vững chắc mang tính ổn định và lâu dài thì Nhà nước cần sớm ban hành Luật kinh doanh xăng dầu. Luật này cần xây dựng theo hướng kinh doanh xăng dầu tự do, bình đẳng, minh bạch, cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

Khi có Luật kinh doanh xăng dầu thì Chính phủ và các Bộ/Ngành có liên quan sẽ có cơ sở để ban hành Nghị định, Thông tư, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện cho phù hợp với thực tiễn.

3.3.2. Nhân tố kinh tế

Nền kinh tế nước ta trong những năm qua (đặc biệt là kể từ năm 1986 đến nay) đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, tiềm lực và quy mô nền kinh tế tăng lên, nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển tạo điều kiên thuận lợi cho thị trường xăng dầu phát triển.

Những năm qua, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng liên tục tạo ra sức mua của thị trường

Một phần của tài liệu Thị trường xăng dầu ở việt nam và các nhân tố tác động đến sự phát triển (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w