- Đa dạng hóa sản phẩm xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng
b- Về vấn đề giá cả xăng dầu
Nhà nước cần kiên quyết thực hiện giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trường. Khi thực hiện cơ chế giá theo thị trường thì Doanh nghiệp được tự chủ kinh doanh, có được sự chủ động trong quản lý; xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh, đầu tư. Người dân được hưởng hàng hóa tốt hơn do doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ để cạnh tranh. Nhà nước thay vì việc phải bù lỗ cho các doanh nghiệp thì có thể tập trung sang phát triển kinh tế xã hội. Đứng về lợi ích quốc gia, ngân sách nhà nước sẽ tránh được bù hàng ngàn tỉ đồng - tương ứng với khoảng 5% tổng chi ngân sách mỗi năm để trợ giá cho tiêu dùng xăng, dầu.
Đặc biệt, cơ chế này sẽ giúp thị trường xăng dầu linh hoạt với cơ chế giá thế giới. Từ đó xoá bỏ tình trạng buôn lậu làm "chảy máu" xăng dầu sang các nước láng giềng. Đối với người tiêu dùng, điều dễ nhận thấy là sẽ được hưởng cơ chế giá sát với thị trường, đồng thời có được lợi ích từ sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tạo ra.
Bắt đầu từ ngày 25/02/2008, Nhà nước thực hiện điều hành giá bán xăng theo giá thị trường. Giá xăng do doanh nghiệp tự quyết định, theo cơ chế: Doanh nghiệp đăng ký, liên bộ Tài chính - Công Thương phê duyệt. Kể từ ngày 16/9/2008, Nhà nước quyết định chuyển toàn bộ mặt hàng xăng dầu theo thị trường. Trong điều kiện giá cả xăng dầu thế giới biến động thất thường, nền kinh tế của
nước ta chưa mạnh, tiềm lực dự trữ xăng dầu còn hạn chế, Nhà nước cần tiếp tục thực hiện các chính sách xã hội đối với Dầu Mazut, Dầu Diesel, Dầu hỏa để có tác dụng bảo đảm ổn định giá cả, góp phần ổn định kinh tế - xã hội, đảm bảo nhu cầu xăng dầu cho một bộ phận nhân dân vùng sâu, vùng xa có thu nhập thấp.
Tuy nhiên, đối với các chủng loại dầu (Mazut, Diesel, Dầu hỏa) thì lâu nay do bán theo giá tối đa quy định của Nhà nước và thường thấp hơn giá thị trường thế giới nên Nhà nước phải bù lỗ rất nặng có những năm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Theo số liệu thống kê, tổng khối lượng Mazut cung cấp cho các đối tượng là doanh nghiệp Việt Nam (chủ yếu bao gồm các hộ tiêu thụ như: Điện, Xi măng, Sắt – thép, Vận tải biển, Công nghiệp mía đường, sản xuất vật liệu xây dựng khác) chiếm tỷ trọng khoảng 60%, lượng còn lại xấp xỉ 40% được bán theo giá nội địa cho các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thực chất là Ngân sách Nhà nước đã phải bù lỗ cho cả Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vậy nên xác định giá bán lẻ các chủng loại dầu (Mazut, Diesel, Dầu hỏa) sát với giá nhập khẩu, nghĩa là giá