1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển hoạt động logistics trong ngành khai thác dầu khí việt nam (TT)

14 334 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 475,68 KB

Nội dung

Tuy nhiên chưa có công trình nào trong nước nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển hoạt động Logistics trong khai thác Dầu khí ở Việt Nam 2.2.. Đối tượng nghiên cứu Những vấn

Trang 1

Trường Đại học Kinh tế quốc dõn





NGễ NGỌC KHÁNH

Nghiờn cứu cỏc nhõn tố tỏc động đến sự phỏt

triển hoạt động Logistics trong ngành khai thỏc

Dầu khớ Việt Nam

Chuyờn nghành: KINH DOANH THƯƠNG MẠI

(KINH TẾ VÀ QUẢN Lí THƯƠNG MẠI)

Mó số: 62340121

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS.TS ĐẶNG ĐèNH ĐÀO 2.PGS.TS NGUYỄN THỊ XUÂN HƯƠNG

HÀ NỘI - 2016

Trường đại học Kinh tế Quốc dân

Người hướng dẫn khoa học:

1 GS.TS ĐẶNG ĐèNH ĐÀO

2 PGS.TS NGUYỄN THỊ XUÂN

HƯƠNG

Phản biện:

1: ……… 2: ……… 3: ……….

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Vào hồi: ngày tháng năm 201

Có thế tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Đại học kinh tế quốc dân

Trang 2

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập, cạnh tranh và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học

công nghệ trong những thập kỷ qua đã tác động mạnh mẽ đến hệ

thống phân phối trên toàn thế giới, tạo ra sự biến đổi nhanh chóng về

công nghệ trong lĩnh vực vận tải, lưu kho và dịch vụ khách hàng

Hoạt động Logistics phát triển nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời và

đồng bộ các yếu tố đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua

đó sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và nâng cao khả năng cạnh tranh

của sản phẩm trên thị trường quốc tế

Hội nhập với nền kinh tế thế giới, Việt Nam mở cửa thị trường dịch

vụ Logistics từ năm 2013, nhu cầu hoạt động cung ứng ngày càng trở nên

rất cấn thiết cho khai thác Dầu khí và phát triển kinh tế đất nước Gia nhập

Tổ chức Thương mại Thế giới, sự bảo hộ của Chính phủ đối với hoạt

động Logistics trong nước thông qua các biện pháp ngăn chặn doanh

nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước bị dỡ bỏ, thay thế vào

đó là mở cửa toàn bộ thị trường dịch vụ Việt Nam theo như lộ trình đã

cam kết Các doanh nghiệp hoạt động Logistics sẽ đối mặt với áp lực cạnh

tranh lớn nhưng trên thực tế, hầu hết doanh nghiệp Logistics mới đóng vai

trò như những nhà cung cấp dịch vụ đơn lẻ, đảm nhận việc khai báo hải

quan, cho thuê phương tiện vận tải, kho bãi chưa có doanh nghiệp nào

đủ sức tổ chức, điều hành toàn bộ quy trình hoạt động Logistics

Với ý nghĩa sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi cần có công

trình nghiên cứu một cách hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về

các nhân tố tác động tới sự phát triển hoạt động Logistics Do vậy,

nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển

cần thiết, cấp bách cả về mặt lý luận và thực tiễn đáp ứng được các yêu

cầu đang đặt ra về phát triển kinh tế và phát triển ngành khai thác Dầu

khí nói riêng của Việt Nam trong bối cảnh mở cửa và hội nhập

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước

Nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá khá sâu sắc và

nêu nên được thực trạng của hoạt động logicstics để từ đó đề xuất một

số giải pháp nhằm tiếp tục đưa hoạt động logicstics ở Việt Nam vận động, phát triển theo cơ chế thị trường, tiêu biểu là các công trình : Năm 2009, ThS Nguyễn Thanh Bình - Viện Nghiên cứu phát

triển kinh tế - xã hội Hà Nội thực hiện đề tài "Những giải pháp chủ

yếu phát triển dịch vụ Logistics ở Hà Nội trong điều kiện hội nhập

Tiếp cận ở góc độ doanh nghiệp, có các công trình tiêu biểu liên quan đến Logistics như, đề tài NCKH cấp Bộ "Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế

về dịch vụ hậu cần (Logistics) và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam"

do Viện Nghiên cứu Thương mại - Bộ Công thương thực hiện (2006)

Đề tài NCKH cấp Bộ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương)

"Logistics và khả năng áp dụng, phát triển Logistics trong các doanh

Nguyễn Như Tiến (Đại học Ngoại thương) làm chủ nhiệm (2001)

Luận án Tiến sĩ kinh tế về đề tài "Phát triển Logistics ở Việt Nam hiện

nay" của NCS Đinh Lê Hải Hà đã bảo vệ thành công năm 2012 Năm 2014, NCS Vũ Thị Quế Anh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề

tài "Phát triển Logistics ở một số nước Đông Nam A - Bài học đối với Việt Nam"

Năm 2010, TS Trịnh Thị Thu Hương đã thực hiện đề tài cấp Bộ

"Phát triển hệ thống Logistics trên hành lang kinh tế Đông - Tây"

Năm 2010, Viện NCKT&PT - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

thực hiện thành công đề tài độc lập cấp Nhà nước về "Phát triển dịch

Tác giả Đoàn Thị Hồng Vân, năm 2006, đã giới thiệu cuốn sách

chuyên khảo "quản trị Logistics”

Hàng tháng, Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam xuất bản ấn phẩm “Việt Nam Logistics View” tập hợp các bài viết có giá trị cung cấp cho người đọc hình dung một các tổng quát về hoạt động Logistics ở Việt nam và Thế giới

PGS.TS Nguyễn Như Tiến trong cuốn sách chuyên khảo

“Logistics khả năng ứng dụng và phát triển trong kinh doanh dịch vụ vận tải giao nhận Việt Nam”

Trang 3

Năm 2009, PGS.TS Nguyễn Văn Chương đã bảo vệ đề tài cấp Bộ

“Nghiên cứu nhiệm vụ quản lý Nhà nước và giải pháp khuyến khích

doanh nghiệp phát triển Logistics trong ngành giao thông vận tải.”

Với nhiều khía cạnh nghiên cứu khác nhau về Logistics và hoạt động

Logistics, các công trình trên đã đề cập ở một mức độ nhất định về

Logistics, là cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu Tuy nhiên chưa có công

trình nào trong nước nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự phát triển

hoạt động Logistics trong khai thác Dầu khí ở Việt Nam

2.2 Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Những năm gần đây, trên thế giới có nhiều nghiên cứu đi vào

phân tích, làm rõ khái niệm, nội dung và đặc trưng của Logistics trên

góc độ vĩ mô nên kinh tế Tiêu biểu trong số đó là :” Fundamentals of

Logistics management” (Cơ sở về quản lý Logistics) của Douglas M

Lambert, James R.Stock và Lisa M Ellram, NXB Irwin McGraw-hill;

“Strategic Logistics management” (Quản lý chiến lược Logistics) của

James R Stock và Douglas M Lambert.Mc Graw-hill, 2001…

Cuốn “International Logistics” của các tác giả Donald F Wood, Anthony

Barone, Paul Murphy và Daniel L Wardlow NXB Amacom năm 2009

Nghiên cứu “Logistics và Supply Chain Management: creating

value-adding networks, 3rd Edition” (Quản lý chuỗi Logistics và cung

ứng: khởi tạo các mạng lưới giá trị gia tăng, tái bản lần 3) của Martin

Christopher, NXB FT Press, Vương Quốc Anh, 2005

Nghiên cứu “Global Logistics management: A competitive advantage

for the 21st Century” (Quản lý Logistics toàn cầu: Một lợi thế cạnh tranh

trong thế kỷ 21) của Kent Gourdin NXB Wiley-Blackwell, 2006, Mỹ

Nghiên cứu: “Essentials of supply chain management, 2nd

Edition” (Sự cần thiết quản lý chuỗi cung ứng) của Michael H

Hugos NXB Wiley, 2006, Mỹ, và nhiều công trình khác có liên quan

tới Logistics, chuỗi cung ứng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một

công trình nào về Logistics nghiên cứu cho trường hợp của ngành

Dầu khí, đặc biệt là các hoạt động khai thác Dầu khí

3 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.1 Mục tiêu tổng quát

Đánh giá được thực trạng và đề xuất hệ thống các giải pháp

nhằm tăng cường tác động các nhân tố tích cực đến sự phát triển hoạt

động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam Qua đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics của ngành Dầu khí góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam

3.2 Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện mục tiêu tổng quát nêu trên mục tiêu cụ thể của đề tài được xác định là:

- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về các nhân tố tác động đến

sự phát triển hoạt động logisitic trong ngành khai thác Dầu khí

- Nghiên cứu hệ thống các nhân tố tác động đến sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí

- Phân tích thực trạng tác động của các nhân tố đến sự phát triển hoạt động Logistics trong khai thác Dầu khí của Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường tác động tích cực của các nhân tố đến sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí của Việt Nam qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ phát triển của ngành Dầu khí thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về các nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Luận án tập trung chủ yếu nghiên cứu các hoạt động Logistics đầu vào cho hoạt động khai thác Dầu khí

- Các nhân tố chủ yếu tác động tới sự phát triển hoạt động logicstic trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam

- Thời gian: Nghiên cứu từ năm 2011 đến năm 2015 và giải pháp định hướng đến năm 2020 tầm nhìn 2030

5 Phương pháp nghiên cứu

* Về phương pháp tiếp cận: Do yếu tố khoa học công nghệ và

tính chuyên môn hóa cao trong khai thác Dầu khí, đề tài tiếp cận

Trang 4

nghiên cứu các hoạt động Logistics từ góc độ ngành thông qua Tập

đoàn Dầu khí Việt Nam kết hợp với các hoạt động của doanh nghiệp

để nghiên cứu các nhân tố tác động đến tổ chức và quản lý các hoạt

động Logistics phục vụ cho các dàn khoan khai thác Dầu khí

nhiệm vụ đặt ra của đề tài luận án, tác giả sử dụng chủ yếu phương

pháp định tính và phương pháp định lượng Ngoài ra luận án sử dụng

kết hợp các: Phương pháp tổng hợp, phân tích kinh tế; Phương pháp

nghiên cứu so sánh, phương pháp lịch sử và phương pháp logic;

Phương pháp điều tra, thống kê, mô hình hóa

Các dữ liệu thu thập được ghi chép, lưu trữ, phân loại sau đó Tác giả

sử dụng các mô hình hồi quy và dùng phần mềm SPSS để phân tích, so

sánh nhằm tổng kết thực tiễn và đối chiếu giữa lý luận với thực tiễn để

từ đó tìm ra những câu trả lời cho giả thiết nghiên cứu đã nêu

6 Đóng góp mới của luận án

- Luận giải một cách hệ thống về các nhân tố chủ yếu tác động

đến sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí

Việt Nam, chỉ rõ vai trò của hoạt động Logistics trong việc bảo đảm

kịp thời, đầy đủ và đồng bộ các yếu tố đầu vào, bao gồm cả yếu tố

con người cho hoạt động khai thác

- Chỉ rõ những đặc điểm của ngành khai thác Dầu khí có ảnh

hưởng đến việc tổ chức và quản lý hoạt động Logistics, sự cần thiết

phát triển hoạt động Logistics Dầu khí

- Phân tích và đánh giá toàn diện sự tác động của các nhân

tố chủ yếu đến sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai

thác Dầu khí Việt Nam, từ đó rút ra những tác động tích cực và

những trở ngại của các yếu tố trong việc thúc đẩy hoạt động

Logistics trong khai thác Dầu khí của Việt Nam hiện nay

- Luận án chỉ ra được các định hướng và giải pháp mang tính

khả thi nhằm tăng cường sự tác động tích cực và hạn chế những tác

động tiêu cực đối với sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành

khai thác Dầu khí của Việt Nam thời gian tới

7 Kết cấu luận án

Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận

án được kết cấu theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở luận nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự

phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí

Chương 2: Phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến sự phát

triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam

Chương 3: Giải pháp tăng cường sự tác động của các nhân tố

nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LUẬN NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG

NGÀNH KHAI THÁC DẦU KHÍ

Trong chương này, tác giả làm rõ khung lý thuyết về các nhân tố tác động đến sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí và tập trung làm rõ các nội dung

1.1 Khái quát về hoạt động Logistics

1.1.1 Khái niệm về Logistics

Thực tế hiện nay, tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về Logistics

và hoạt động Logistics

Nghiên cứu sinh đồng tình với quan điểm cho rằng: Logistics

là một tập hợp các hoạt động chức năng được lặp đi lặp lại nhiều lần trong suốt quy trình chuyển hóa nguyên vật liệu thành thành

khoa học, nghệ thuật quản lý và Logistics như là ngành dịch vụ của nền Kinh tế Quốc dân, còn hoạt động Logistics là tổng hợp của nhiều hành vi Logistics - dịch vụ Logistics được thực hiện lặp

đi lặp lại trên thị trường nhằm mục đích sinh lời

1.1.2 Hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí

được lên mặt đất để đưa vào sử dụng

Trang 5

dụng nguồn nhân lực, vật lực để làm các hoạt động cụ thể như: dịch vụ

khách hàng, dự báo nhu cầu, thông tin trong phân phối, kiểm soát lưu kho,

vận chuyển nguyên vật liệu, lựa chọn địa điểm, thu gom đóng gói, giao

thông vận tải…

thực hiện các dịch vụ Logistics đầu vào như cung cấp nguồn lực

(nhân lực, vật lực, cơ sở, trang thiết bị máy móc, công nghệ kỹ

thuật, thông tin, tài chính) cho quá trình khai thác Dầu khí; cũng

như làm các dịch vụ đầu ra của Logistics trong khai thác Dầu khí

như vận chuyển hiệu quả sản phẩm của quá trình khai thác (sản

phẩm ở đây là chủ yếu là dầu thô, chất khí), bố trí thời gian địa

điểm vận tải lưu kho… đặc biệt, trong quá trình khai thác Dầu khí,

hoạt động Logistics còn bao gồm các nghiệp vụ như kiểm tra kiểm

soát nguyên liệu cho các giàn khoan, lưu kho tạm thời sản lượng

dầu khô khai thác được trên biển, kiểm tra đánh giá chất lượng hoạt

động khai thác, dự báo nhu cầu, thực hiện quá trình đặt hàng, hay

cung cấp thông tin về khách hàng, thời gian, địa điểm vận chuyển

dầu thô khai thác được… Chuỗi công việc cần phải làm đó chính là

hoạt động Logistics trong khai thác Dầu khí

1.2 Nội dung hoạt động Logistics và các chỉ tiêu đánh giá

1.2.1 Những nội dung chủ yếu của hoạt động Logistics

Để bảo đảm cho hoạt động khai thác Dầu khí diễn ra bình thường

theo đúng kế hoạch, đạt hiệu quả, luận án tập trung nghiên cứu các

nội dung chủ yếu có liên quan sau: Vận chuyển trang thiết bị, vật tư

phục vụ sản xuất; Cung ứng nguyên vật liệu trong sản xuất; Quản lý

dự trữ ; Hoạt động kho bãi; Liên kết hệ thống sản xuất và vận hành;

Quản lý hệ thống thông tin

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động Logistics

Để có cơ sở khoa học cho việc đánh giá sự phát triển hoạt động

Logistics, luận án nghiên cứu bộ chỉ số đánh giá hoạt động logistics mà

các tổ chức quốc tế thường sử dụng như : Chỉ số hoạt động Logistics -

LPI (Logistics Performance Index) Chỉ số này bao gồm cả : LPI quốc

tế ; LPI nội địa Luận án cũng đã tập trung nghiên cứu các chỉ số thành

phần của LPI quốc tế và IPI nội địa Đối với hoạt động Logistics đầu vào cho sản xuất, khai thác luận

án đi sâu nghiên cứu, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động Logistics doanh

nghiệp như:

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh doanh thu từ cung ứng và chi phí

DTDV =

1

*

n

i

Q G

=

Ở đây: Qi - Khối lượng dịch vụ loại i; Gi - Giá dịch vụ loại i; n: Số lượng các dịch vụ loại i

- Doanh thu thuần trước thuế (NIBT)

NIBT = DTbh – Csx,dv – Chc – Cbh

Trong đó: NIBT: Doanh thu thuần trước thuế; DTbh: Doanh thu

bán hàng; Csx,dv: Chi phí sản xuất/ dịch vụ; Chc: Chi phí hành

chính; Cbh: Chi phí bán hàng

- Chi phí kinh doanh dịch vụ

Thông thường khi tính chi phí cho một loại dịch vụ, người ta tính theo giờ và gọi là giá tính cho một giờ

Chi phí cho 1 giờ dịch vụ = Chi phí trực tiếp tính cho 1 giờ + Lợi nhuận Lợi nhuận trong 1 giờ được cộng vào để bù đắp chi phí gián tiếp

và có lãi

Tổng chi phí của hệ thống Logistics

mức độ đáp ứng nhu cầu dịch vụ

Ở đây: Qo

i - Khối lượng dịch vụ loại i cho doanh nghiệp dịch vụ thực hiện trong năm; No

i - Số lượng khách hàng được cung ứng dịch

vụ loại i; Qn

i - Nhu cầu hàng năm về dịch vụ loại i; Nn

i - Số lượng khách hàng có nhu cầu dịch vụ loại i; m - Số lượng các dịch vụ được doanh nghiệp dịch vụ thực hiện (cung ứng)

Ngoài ra luận án tập trung vào các chỉ tiêu phân tích quản trị

Trang 6

Logistics trong khai thác Dầu khí Đối với phân tích quản trị logistis

vật tư, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu phân tích như: về mặt số

lượng, về mặt chất lượng, về mặt hàng, về mặt đồng bộ, về mặt kịp

thời, về mặt đều đặn, về nguồn cung ứng …

1.3 Các nhân tố chủ yếu tác động đến hoạt động Logistics

trong ngành khai thác Dầu khí thị trường

Xuất phát từ đối tượng, phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung

luận giải các nhân tố chủ yếu như:

- Tăng trưởng kinh tế và quy mô sản xuất, kinh doanh ngày càng lớn

là yếu tố cơ bản thúc đẩy sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành

khai thác Dầu khí

- Sự phát triển của khoa học công nghệ và công nghệ khai thác Dầu

khí là yếu tố chi phối và làm mở rộng danh mục sản phẩm,thiết bị mới

ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm mới và gia tăng số lượng các doanh

nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ cho ngành Dầu khí

- Cơ sở hạ tầng để phát triển hoạt động Logistics là những thách thức

lớn trong phát triển hoạt động Logistics của ngành khai thác Dầu khí

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ ngày một gia tăng làm cho các

mối quan hệ kinh tế trong Logistics ngày càng phức tạp hơn và sâu

sắc hơn trong ngành khai thác Dầu khí

- Nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên trong lĩnh vực khai thác Dầu khí

1.4 Kinh nghiệm của các nước trong khu vực về phát triển

hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí và bài học

đối với Việt Nam

Ở đây luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm phát triển

hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí và những tác

động của các nhân tố đến sự phát triển ở một số nước như Nhật Bản,

Trung Quốc, Thái Lan từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt

Nam và ngành khai thác Dầu khí nói riêng Bài học được rút ra là:

- Chính sách và tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước

- Phát triển cơ sở hạ tầng Logistics Dầu khí

- Phát triển nguồn nhân lực Logistics Dầu khí

- Lựa chọn lĩnh vực Logistics để phát triển

- Phát triển các doanh nghiệp Logistics Dầu khí

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG NGÀNH KHAI THÁC DẦU KHÍ VIỆT NAM

Trong chương này, luận án tập trung phân tích thực trạng các nhân tố tác động đến sự phát triện hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí với các nội dung nghiên cứu chủ yếu sau:

2.1 Khái quát về ngành khai thác Dầu khí Việt Nam và sự cần thiết phải tổ chức các hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí

Ngành Dầu khí được hình thành bao gồm 5 lĩnh vực quan trọng, nòng cốt là tìm kiếm, thăm dò và khai thác Dầu khí; Chế biến dầu; Công nghiệp khí; Công nghiệp điện và Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Chỉ tính riêng năm 2015, PVN đạt sản lượng khai thác 23,91 triệu tấn dầu quy đổi, doanh thu đạt 675,3 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 160,8 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 70% tổng nộp ngân sách của các công ty, tập đoàn nhà nước Đây là con số rất có ý nghĩa trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay Hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí chi phối bởi đặc điểm khai thác của ngành Những đặc điểm cơ bản có ảnh hưởng đến phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí là:

- Thứ nhất: Đối tượng lao động cách xa người lao động (công

nhân), người lao động không tác động trực tiếp lên đối tượng lao động – tầng chứa Dầu khí mà tác động lên nó từ bề mặt qua các lỗ khoan Dầu khí

- Thứ hai, Dầu từ tầng chứa dầu đi vào lỗ khoan trên mặt đất do tác

dụng của lực thủy lực

- Thứ ba, Năng lượng tiêu thụ cho việc tách dầu rất lớn gồm chi

phí điện năng, chi phí cho đun, sấy khí nóng, nước, hơi nước

- Thứ tư, Trên vùng khai thác thường có nhiều lỗ khoan dầu và

khí được phân bố theo mạng lưới nhất định và thường có một khoảng cách đáng kể so với nhau

- Thứ năm, Sản phẩm dầu khai thác là một hỗn hợp phức tạp, bao

gồm dầu thô, khí, nước, các tạp chất cơ học, các tạp chất chứa lưu

Trang 7

huỳnh, phốt pho không có lợi cho chế biến dầu…

- Thứ sáu: Quá trình khai thác dầu thường cho hai sản phẩm là

dầu thô và khí dầu do đó việc trả lương cho công nhân sản xuất, khấu

hao lỗ khoan và nhiều chi phí khác có liên quan tới khai thác dầu và

Dầu khí, do đó khi tính toán chi phí cần phải xây dựng phương pháp

phân bổ hợp lý các chi phí này

- Thứ bảy: Khai thác dầu và khí cho sản phẩm sẵn sàng và do đó

có thể tính toán giá thành, giá bán ngay được để phục vụ cho thương

mại Dầu khí, cũng như tính giá nguyên liệu đầu vào cho quá trình

chế biến dầu

Sự cần thiết tổ chức hoạt động Logistics trong ngành khai thác

Dầu khí

- Logistics góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật của sản xuất, sử

dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực, giảm thiểu chi phí trong quá

trình sản xuất, tăng cường sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp

- Logistics đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm yếu tố

đúng thời gian, đúng địa điểm (just in time), nhờ đó đảm bảo cho quá

trình sản xuất kinh doanh diễn ra theo nhịp độ đã định, góp phần

nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, sử dụng hiệu quả vốn

kinh doanh của các doanh nghiệp

2.2 Phân tích các nhân tố tác động đến sự phát triển hoạt

động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam

Sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí

tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau xuất phát từ đặc thù của hoạt

động khai thác Luận án đã tập trung phân tích và luận giải các nhân

tố chủ yếu sau

- Tăng trưởng kinh tế, quy mô và số lượng các doanh nghiệp

tham gia cung ứng dịch vụ Logistics cho ngành khai thác Dầu khí

Quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics còn hạn chế,

mặc dù nguồn lợi hàng tỷ đô từ nguồn lợi kinh doanh này đang được

giảm dần, nhưng vẫn đang chảy vào túi các nhà đầu tư nước ngoài

Hình 2.1: Quy mô các doanh nghiệp Logistics trong ngành

khai thác Dầu khí Việt Nam

- Nhân tố thuộc trình độ khoa học công nghệ, công nghệ khai thác và quản lý

Cuộc cách mạng công nghệ thông tin và sự ra đời của thương mại điện tử hơn bao giờ hết đã mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp trong ngành giao nhận vận tải nói chung, cũng như hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí nói riêng, tăng khả năng tinh giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành Hơn nữa trình độ công nghệ trong khai thác Quốc tế mang tính Quốc tế do vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình tổ chức và quản lý cũng như cung ứng các yếu tố đầu vào cho hoạt động trong khai thác Dầu khí

- Cơ sở hạ tầng Logistics ngành khai thác Dầu khí

Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành Dầu khí trong thời gian qua, nhu cầu giao, lưu phân phối ngày càng trở nên cấp thiết và ngành logistic đã trở thành một ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng vào loại cao ở Việt Nam Hệ thống cơ sở hạ tầng Logistics ngành khai thác Dầu khí bao gồm hệ thống giao thông vận tải, kho hàng, trang thiết bị

và đảm bảo lao động làm việc trên các giàn khoan Ngoài ra, cơ sở hạ tầng này còn bao gồm cả hệ thống cảng biển, sân bay chuyên dùng trong ngành Dầu khí, nhất là trong điều kiện hoạt động khai thác Dầu khí diễn ra ở thềm lục địa của Việt Nam

Trang 8

- Nhân tố thuộc về sự cạnh trạnh của các doanh nghiệp và hội

nhập quốc tế

Số lượng và quy mô nhà cung cấp đầu vào cho khai thác Dầu khí

sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm phán của họ đối

với ngành, doanh nghiệp Nếu trên thị trường chỉ có 1 vài nhà cung

cấp có quy mô lớn sẽ tạo áp lực cạnh tranh, ảnh hưởng tới toàn bộ

hoạt động sản xuất, kinh doanh của ngành Hiện nay có đủ các loại

hình doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics, số lượng các tập đoàn

Logistics lớn trên thế giới cũng xuất hiện và hoạt động ở Việt Nam

cũng ngày càng nhiều, và hiện đã và đang có không ít Doanh nghiệp

tham gia cung cấp dịch vụ Logistics cho Ngành khai thác Dầu khí

- Nhân tố thuộc về điều kiện khai thác Dầu khí làm gia tăng danh

mục các loại vật tư hàng hóa sử dụng làm ảnh hưởng đến sự phát triển

hoạt động Logistics

Đối với nước ta, hoạt động khai thác Dầu khí chủ yếu diễn ra trên

thềm lục địa ngoài khơi Việt Nam, vì vậy điều kiện khai thác có ảnh

hưởng rất lớn đến việc tổ chức và quản lý các hoạt động Logistics cho

ngành khai thác Điều này thể hiện ở những điểm đặc thù sau:

- Thứ nhất, khai thác Dầu khí của Việt Nam diễn ra chủ yếu ngoài

biển xa đất liền Do hoạt động khai thác diễn ra ngoài biển khơi nên việc

cung cấp vật tư đầu vào (nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị…) vô

cùng khó khăn và tốn kém

- Thứ hai, vị trí khai thác ngoài khơi hiểm trở trong điều kiện khắc

nghiệt Điều này cho thấy cần cung cấp đầy đủ tư trang, thức ăn, nước

uống dự trữ cho công nhân viên tham gia khoan khai thác, để tránh

thiếu thốn nếu thiên tai xảy ra

- Thứ ba, khai thác trên biển đòi hỏi hệ thống kho chứa hiện đại

- Nhân tố về điều kiện tự nhiên tác động đến hoạt động

Logistics

Lãnh thổ toàn vẹn của Việt Nam bao gồm diện tích đất liền,

theo tổng điều tra đất năm 2002 là 329.297 km2 và vùng biển rộng

hơn 1 triệu km2.Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới nên khí hậu

chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của chế độ gió mùa châu Á Lượng

mưa trung bình hằng năm khoảng 1.500 - 2.000 mm Độ ẩm trên

dưới 85% Bờ biển Việt Nam trải dài hơn 3.260 km, trung bình khoảng 20 km chiều dài bờ biển có một cửa sông thông ra biển Các cửa sông này chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều khá phức tạp Dân số Việt Nam năm 2015 trên 92 triệu người (Hình 2.2)

Hình 2.2: Ý kiến của Cán bộ quản lý đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự phát triển hoạt động Logistics trong

khai thác Dầu khí ở Việt Nam

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

2.3 Thực trạng phát triển hoạt động Logistics của một số doanh nghiệp phục vụ trong quá trình khai thác Dầu khí

Sự tác động của các nhân tố đến phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí được thể hiện qua chính hoạt động của các doanh nghiệp Logistics trong ngành Để thấy rõ hơn sự phát triển của hoạt động Logistics dưới tác động của các nhân tố, luận án

đã phân tích thực trạng hoạt động Logistics của một số doanh nghiệp chủ yếu

Hơn nữa do đặc điểm của ngành khai thác Dầu khí đòi hỏi trình độ công nghệ cao, mang tính quốc tế, đầu tư lớn và tính chuyên môn hóa lại rất cao theo các công đoạn khai thác nên hoạt động Logistics được thực hiện để đảm bảo cho các dàn khoan hoạt động lâu ngày trên biển hiệu quả, an toàn, có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp Logistics

- Hoạt động dịch vụ trong ngành Dầu khí Việt Nam

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là đơn vị quản lý kinh doanh ngành khai thác Dầu khí ở nước ta Để hoạt động khai thác Dầu khí diễn

ra thuận lợi, Tập đoàn luôn chú trọng phát triển các hoạt động Logistics

Trang 9

cho công tác khai thác Dầu khí Cuối năm 2008, đầu năm 2009, kinh tế

thế giới có nhiều biến động phức tạp, lạm phát/suy giảm/suy thoái kinh

tế từ những khu vực kinh tế lớn (Mỹ, Châu Âu, Nhật…) và sự giảm

mạnh không có dấu hiệu phục hồi về giá dầu thô trên thế giới đã ảnh

hưởng nghiêm trọng tới phát triển bền vững của hầu hết các nước trên

thế giới Để đối phó với tình hình trên, các Quốc gia trên thế giới đã tăng

cường các chính sách hỗ trợ và bảo hộ doanh nghiệp trong nước, điều

đó đã tác động lớn tới nền kinh tế Việt Nam, trong đó có Tập đoàn Dầu

khí Quốc gia Việt Nam với hoạt động chính là thăm dò khai thác, vận

chuyển, tàng trữ, chế biến Dầu khí và các dịch vụ Dầu khí là một trong

những đơn vị chịu tác động lớn và sâu rộng (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động dịch vụ Dầu khí từ 2008-2014

Đơn vị: nghìn tỷ đồng

STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam

- Về Tổng Công ty Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí (PTSC)

Đối với ngành khai thác Dầu khí, Tổng công ty dịch vụ kỹ thuật

Dầu khí hoạt động như một doanh nghiệp Logistics của ngành

Những năm qua hoạt động của PTSC đã cung ứng nhiều loại vật tư

thiết bị và các dịch vụ cần thiết phục vụ cho các hoạt động khai thác

Dầu khí ngoài khơi của Việt Nam

- Tổng Công ty khoan và dịch vụ khoan Dầu khí (PVDrilling)

Đây là doanh nghiệp tham gia tích cực vào quá trình cung ứng

các dịch vụ Logistics trong khai thác Dầu khí ở Việt Nam với nhiều

dịch vụ đa dạng và hoạt động hiệu quả

- Tổng Công ty cổ phần Vận tải Dầu khí (PVTrans)

PVTrans là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt

Nam chuyên thực hiện các hoạt động vận tải Dầu khí Các dịch vụ Logistics của Tổng Công ty bao gồm: Vận chuyển dầu thô; Vận chuyển dầu sản phẩm; Vận chuyển các sản phẩm khí và hóa chất; Dịch vụ kỹ thuật hàng hải Dầu khí; Các dịch vụ Logistics Dầu khí khác; Các dịch vụ Logistics trên bờ PVTrans cung cấp bao gồm: Dịch

vụ cầu cảng bốc xếp hàng hóa, cho thuê văn phòng kho bãi; Dịch vụ lai dắt, hỗ trợ tàu biển; Dịch vụ cung ứng thực phẩm, nước ngọt, nhiên liệu

và vật tư hàng hóa cho tàu biển; Dịch vụ đại lý hàng hải; Dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng tàu; Dịch vụ đào tạo và cung ứng thuyền viên

- Tổng Công ty Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí (Petrosetco)

Đây là các doanh nghiệp Logistics của ngành Dầu khí chuyên cung ứng các dịch vụ cho các đơn vị trong ngành Các dịch vụ mà Petrosetco

cung ứng chủ yếu là: Dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp; Các dịch

Thương mại và dịch vụ Dầu khí biển (POTS) thực hiện

2.4 Đánh giá khái quát về những tác động của các nhân tố đến sự phát triển hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam

* Những tác động tích cực của hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam

- Sự phát triển của ngành và toàn bộ nền kinh tế - xã hội ở nước

ta sau 30 năm đổi mới và những thành quả của quá trình đổi mới đã tác động tích cực đến ngành khai thác Dầu khí nói chung và hoạt động Logistics nói riêng

- Lợi thế về vị trí địa chính trị của Việt Nam, thềm lục địa cũng cho phép ngành khai thác Dầu khí có nhiều cơ hội để phát triển

- Sự đổi mới nền kinh tế Việt Nam cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường đã tạo môi trường cạnh tranh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước ta

- Hội nhập và phát triển đã tác động tích cực đến hoạt động Logistics trong ngành khai thác Dầu khí

- Nhân tố nội tại của ngành Dầu khí và nguồn lực của ngành Dầu khí cũng đã tác động tích cực đến sự phát triển hoạt động Logistics

từ hoạt động

Nhờ những tác động tích cực của các nhân tố mà việc thực hiện

Trang 10

các hoạt động Logistics trong khai thác Dầu khí đã có sự tiến bộ và

phát triển, góp phần không nhỏ trong sự phát triển không ngừng của

ngành khai thác dầu thô ở Việt Nam Các ưu điểm của hoạt động

Logistics trong ngành khai thác Dầu khí là :

sự quan tâm, đầu tư để phát triển, nghiên cứu liên kết các doanh

nghiệp và đến nay đã xây dựng một chuỗi hoạt động Logistics vận

hành hiệu quả trong ngành khai thác dầu

thực hiện các hoạt động Logistics như thiết bị cung cấp truyền tải thông

tin, thiết bị kỹ thuật sửa chữa, lắp đặt, phương tiện vận chuyển hiện đại

Logistics và có những phương pháp hoạt động Logistics hiệu quả

nâng cao

cung ứng cho quá trình khai thác Dầu khí đã được nâng cao, quản lý

chặt chẽ, chọn lựa kỹ càng

* Những tác động tiêu cực của các nhân tố đến hoạt động

Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam

Bên cạnh những tác động tích cực đến sự phát triển hoạt động

Logistics trong ngành khai thác Dầu khí Việt Nam thì cũng những

nhân tố đó có những tác động tiêu cực đến hoạt động Logistics, cụ thể:

- Kinh tế - xã hội phát triển chưa bền vững, nguồn thu ngân sách

còn hạn chế

- Điều kiện tự nhiên cũng tác động tiêu cực đến hoạt động

Logistics, với bờ biển dài trên 3200km, mỗi năm trên 10 cơn bão độ

bộ vào Việt Nam làm cho hoạt động Logistics trong ngành khai thác

Dầu khí đòi hỏi chi phí lớn, xuất đầu tư cao

- Đặc thù của ngành khai thác Dầu khí ở Việt Nam chủ yếu là

trên thềm lục địa, vùng chồng lấn với các nước nên hoạt động

Logistics cũng có nhiều khó khăn, phức tạp cả Logistics đầu vào và

Logistics đầu ra

- Hội nhập và phát triển cũng đặt ra nhiều thách thức cho hoạt

động Logistics trong khai thác Dầu khí

- Do không bám sát và kịp thời nắm bắt thông tin, đơn vị cung cấp dịch vụ khiếu nại với Tập đoàn hỗ trợ khi không trúng thầu hoặc gói thầu đã được giao thầu cho đơn vị khác ngoài ngành thực hiện

- Nghị quyết 233/NQ-ĐU là chủ trương lớn của Tập đoàn nhằm phát huy nội lực đồng thời tạo cơ hội cho các nhà thầu trong ngành nâng cao năng lực, kinh nghiệm

- Số lượng nhà thầu có đầy đủ kinh nghiệm, đáp ứng được các yêu cầu về kỹ thuật cao, khối lượng công việc lớn trong ngành chưa nhiều

- Năng lực cạnh tranh của một số đơn vị cung cấp dịch vụ trong Tập đoàn còn hạn chế

- Một số loại hình dịch vụ được các đơn vị trong Tập đoàn cung cấp với tư cách là công ty trung gian/môi giới, phí quản lý hành chính và phí dịch vụ được tính ở mức cao, do đó dẫn tới việc giá thành của sản phẩm/dịch vụ cung cấp bị nâng cao làm tổng giá trị vượt quá ngân sách cho phép

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối

- Sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực này chưa theo kịp sự phát triển của dịch vụ Logistics

- Đào tạo chuyên môn cho đội ngũ lao động hoạt động trong lĩnh vực Logistics còn hạn chế

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NHẰM THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TRONG NGÀNH KHAI THÁC DẦU KHÍ VIỆT NAM

Với mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra của đề tài luận án, trong chương này luận án tập trung làm rõ các vấn đề chính sau đây:

3.1 Định hướng phát triển ngành khai thác Dầu khí Việt Nam đến năm 2020 và những yêu cầu đặt ra đối với hoạt động Logistics

* Định hướng phát triển ngành khai thác Dầu khí Việt Nam đến 2020

- Logistics là yếu tố động lực thúc đẩy phát triển hiệu quả khai thác Dầu khí

- Đẩy mạnh và hiện thực hóa kỹ năng quản trị Logistics, quản

Ngày đăng: 29/11/2016, 08:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w