Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân ở hà nội
Trang 1BỘ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ NGỌC ANH
CÁC NHÀ THUỐC T ư NHÂN Ở HÀ NÔI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP D ư ợ c SỸ (KHOÁ 1998-2003)
Người hướng dẫn: ThS Nguyễn Thanh Bình Nơi thực hiện: Bộ môn Quản lý và kinh tế dược
Sở Y tế Hà Nội Thời gian thực hiện: Tháng 2-5/2003
HÀ NỘI - 5/ 2003
Trang 2Đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khoá luận.
PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng - Chủ nhiệm bộ môn Quản lý và kinh tế
dược
PGS.TS Lê Viết Hùng - Phó Hiệu trưởng trường Đại học dược Hà Nội
Các thầy cô trong bộ môn Quản lý và kinh tế dược
Ban Giám hiệu và các thầy cô giáo trường Đại học dược Hà Nội
Đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt 5 năm học qua
Tôi cũng xin gửi lời cảm on đến:
Ban Giám đốc Sở Y tế Hà Nội
Thanh tra sở Y tế Hà Nội
Gia đình, bạn bè, người thân
Đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khoá luận này
Hà Nội, tháng 5 năm 2003
Sình viên
Nguyễn Thị Ngọc Anh
Trang 3KÝ HIỆU VIẾT TẮT ĐƯỢC DÙNG TRONG KHÓA LUẬN• • •
BVBMTE-KHHGĐ: Bảo vệ bà mẹ trẻ em - kế hoạch hóa gia đình
DSĐH : Dược sỹ đại học
KHNV : Kế hoạch nghiệp vụ
UBND : Uỷ ban nhân dân
TKT : Thanh kiểm tra
TTYT : Trung tâm y tế
Trang 41.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của thanh tra dược 31.3.2 Cơ cấu và tổ chức thanh tra dược 41.3.3 Cơ chế, phương thức hoạt động của thanh tra dược 5
1.4 Một số kết quả hoạt động thanh tra dược trong những năm 5 qua
1.4.1 Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dược 51.4.2 Thanh tra việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tiết kiệm 61.4.3 Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và kinh doanh 7trái phép thuốc phòng bệnh, chữa bệnh
1.4.4 Công tác thanh kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng thuốc 81.4.5 Thanh tra việc thực hiện quy chế quản lý thuốc gây nghiện, 8thuốc hướng tâm thần
1.4.6 Thanh tra hành nghề dược tư nhân 9
1.5 Danh mục các văn bản pháp qui hiện hành liên quan đến tổ 11 chức và hoạt động của hệ thống thanh tra y tế
1.5.1 Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989 111.5.2 Pháp lệnh thanh tra năm 1990 và một số văn bản dưới luật 11liên quan
1.5.3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 về các văn bản 13dưới luật liên quan
Phần 2- ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG 14 NGHIÊN CỨU
Trang 52.3 Thòi gian nghiên cứu 14
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu 14
Phần 3- KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u VÀ BÀN LUẬN 16 3.1 Thông tin cơ bản của địa điểm khảo sát 16 3.2 Hệ thống tổ chức thanh tra y tế Hà Nội 17
3.2.1 Thanh tra Sở Y tế Hà Nội 173.2.2 Thanh tra y tế quận, huyện 18
3.3 Nhân lực thanh tra dược tại các quận ở thành phố Hà Nội 20 3.4 Công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc tư nhân 21
3.4.1 Hoạt động thanh tra dược 213.4.2 Kết quả thanh kiểm tra tại các nhà thuốc 23
3.5 Xử lý vi phạm của các nhà thuốc 33 Phần 4- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35
Trang 6ĐẶT VÂN ĐỂ •
Trước đây, trong nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, sản xuất và cung ứng thuốc chỉ theo một kênh duy nhất là hệ thống dược nhà nước Từ năm 1989 khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt từ khi Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân ban hành năm 1993, hệ thống hành nghề dược tư nhân ra đời với với sự tham gia của các nhà thuốc, đại lý bán lẻ, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần Hệ thống này
đã góp phần quan trọng vào công tác cung ứng thuốc cho cộng đồng, trong đó nổi bật lên vai trò của các nhà thuốc tư nhân
Thị trường thuốc hiện nay rất phong phũ với nhiều chủng loại đa dạng đáp ứng nhu cầu của người bệnh Nhưng trong nền kinh tế thị trường, do sự chi phối của lợi nhuận mà một số cơ sở hành nghề y dược còn sai phạm qui chế chuyên môn như kinh doanh thuốc không đảm bảo chất lượng, vấn đề sử dụng thuốc không an toàn hợp lý Điều này đòi hỏi hoạt động kinh doanh dược phẩm cần phải được quản lý chặt chẽ và hiệu quả, trong đó công tác thanh tra, kiểm tra đóng vai trò quan trọng Điều 1, Pháp lệnh thanh tra _1990
có ghi rõ: ’’Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước, là phương thức đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa”
Hà Nội với mạng lưới các nhà thuốc tư nhân lớn thứ hai cả nước, vấn đề thanh tra kiểm tra được đặt ra càng cấp thiết
Vì vậy, đề tài “ Khảo sát công tác thanh tra dược tại các nhà thuốc
tư nhân ở Hà Nội “ được thực hiện nhằm các mục tiêu chính sau:
1 Khảo sát thực trạng về mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực thanh tra dược tại Sở y tê và Trung tâm y tê các quận nội thành Hà Nội.
2 Tìm hiểu hoạt động thanh tra dược hiện nay.
3 Đánh giá những điểm tồn tại của các nhà thuốc tư nhân thông qua kết quả thanh tra.
Trang 7Phần 1 - TỔNG QUAN
1.1 HỆ THỐNG THANH TRA NHÀ NƯỚC
Điều 3 Pháp lệnh thanh tra_1990 qui định hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước bao gồm:
- Thanh tra nhà nước
- Thanh tra Bộ, Uỷ ban nhà nước, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương
- Thanh tra Sở.
- Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chức năng thanh tra nhà nước ở xã, phường, thị trấn do u ỷ ban nhân dân
cùng cấp trực tiếp đảm nhiệm
Thanh tra nhà nước chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ; các tổ chức thanh tra nhà nước khác chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thủ trưởng cùng cấp và sự chỉ đạo của tổ chức thanh tra nhà nước cấp trên
1.2 THANH TRA CHUYÊN NGÀNH Y TÊ
Thanh tra y tế được thành lập căn cứ Pháp lệnh thanh tra, do đó thanh tra y tế nằm trong hệ thống thanh tra nhà nước, chịu sự chỉ đạo của Tổng thanh tra nhà nước, có chức năng nhiệm vụ quyền hạn theo công quyền do Luật pháp giao cho Thanh tra nhà nước với nguyên tắc chỉ tuân theo Pháp luật
và chịu trách nhiệm trước Pháp luật
Thanh tra y tế còn được thành lập căn cứ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân, là bộ phận cấu thành của ngành y tế, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ
Trang 8trưởng Bộ Y tế, thực hiện chức năng thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với mọi hoạt động y tế.
Với hai thuộc tính trên, thanh tra y tế chính là thanh tra nhà nước và thanh tra chuyên ngành y tế
Hệ thống tổ chức thanh tra y tế:
Thanh tra y tế được tổ chức từ Trung ương đến địa phương bao gồmthanh tra vệ sinh, thanh tra khám chữa bệnh, thanh tra dược, thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao và xét giải quyết khiếu nại, tố cáo
Hệ thống tổ chức thanh tra y tế bao gồm hai cấp:
- Cấp trung ương: thanh tra Bộ Y tế
- Cấp địa phương: thanh tra sở Y tế
Ở mỗi cấp, biên chế bao gồm: Chánh thanh tra, các Phó Chánh thanh tra, và các thanh tra viên y tế
1.3 THANH TRA DƯỢC
Thanh tra dược là một bộ phận cấu thành của thanh tra y tế, hoạt độngtheo Pháp lệnh thanh tra, Điều lệ thanh tra nhà nước về Y tế và Qui chế về tổchức và hoạt động thanh tra dược ban hành tại Quyết định số 590/BYT-QĐ ngày 17/3/1993
1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của thanh tra dược
Theo điều 3_Quy chế về tổ chức và hoạt động thanh tra dược, thanh tradược có chức năng thực hiện quyền thanh tra nhà nước việc chấp hành các qui định của pháp luật trên phạm vi cả nước đối với các tổ chức nhà nước, tập thể,
tư nhân (kể cả tổ chức và người nước ngoài hoạt động về dược tại Việt Nam)
Trang 9Thanh tra dược thực hiện chức năng của mình trên các lĩnh vực:
- Thanh tra việc chấp hành các văn bản pháp luật, quy chế, chế độ chuyên ngành dược
- Thanh tra việc chấp hành đường lối quốc gia về thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; về trang thiết bị y tế, đảm bảo nhu cầu sản xuất lưu thông tồn trữ sử dụng
- Thanh tra xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc và trang thiết bị y tế
- Thanh tra việc đảm bảo chất lượng trong sản xuất thuốc (GMP), trong bảo quản thuốc (GSP), trong lưu thông, sử dụng, chống thuốc giả, thuốc kém phẩm chất
- Xử lý, xử phạt các vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành
1.3.2 Cơ cấu và tổ chức thanh tra dược
Theo điều7_Quy chế tổ chức và hoạt động thanh tra dược, thanh tra dược được phân thành hai cấp: Cấp Trung ương (thanh tra dược Bộ Y tế) và cấp địa phương (thanh tra dược sở Y tế)
- Cấp Trung ương: Thanh tra dược Bộ Y tế hiện có 5 cán bộ, trong đó có 1 Phó Chánh thanh tra dược và 4 thanh tra viên chính Các cán bộ đều có trình
độ trên đại học, đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ thanh tra và quản lý nhà nước [3]
- Cấp địa phương: Thanh tra dược tại các tỉnh, thành phố cũng không ngừng được củng cố, số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ được tăng lên hàng năm
Theo báo cáo của các Sở Y tế trên toàn quốc, hiện nay có 62 cán bộ là thanh tra viên dược tại sở Y tế Tại các quận, huyện, thị có 42 cán bộ thanh tra viên dược chuyên trách được Sở Y tế bổ nhiệm Ngoài ra còn có 151 cán bộ thanh tra kiêm nhiệm [7]
Trang 10Tại các Sở Y tế thông thường có 1-2 dược sỹ đại học là thanh tra viên dược chuyên trách và còn có thêm dược sỹ đại học là cán bộ thanh tra dược kiêm nhiệm Tuy nhiên vẫn còn 8 tỉnh không có dược sỹ làm thanh tra dược chuyên trách, là những tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Kạn, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Bình, Kon Tum, Đồng Tháp, Bạc Liêu Những tỉnh này công tác thanh tra dược do bác sĩ kiêm nhiệm [7]
Hàng năm, các sở Y tế đều tổ chức lớp tập huấn về quản lý nhà nước, nghiệp vụ thanh tra cho thanh tra dược chuyên trách, cán bộ làm thanh tra kiêm nhiệm và cộng tác viên thanh tra huyện, quận
1.3.3 Cơ chế, phương thức hoạt động của thanh tra dược
Ba cơ quan quản lý nhà nước về dược là Cục quản lý dược Việt Nam, Viện kiểm nghiệm/ Phân viện kiểm nghiệm và Thanh tra dược Bộ Y tế ở cấp Trung ương và các cơ quan tương ứng tại cấp Sở Y tế có mối quan hệ đặc thù, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động để thực hiện tốt chức năng quản lý ngành dược
1.4 MỘT SỐ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA DƯỢC TRONG NHỮNG NĂM QUA
Nhiệm vụ chính của thanh tra dược trong thời gian qua là thanh tra việc thực hiện chính sách quốc gia về thuốc, thực hiện các qui phạm pháp luật về quản lý và hành nghề dược trên toàn quốc Được sự hướng dẫn của thanh tra
Bộ Y tế, thanh tra sở Y tế các tỉnh thành phố đã xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra dược theo chuyên đề Theo báo cáo của các địa phương, một
số kết quả thanh tra dược trong thời gian qua được tổng hợp như sau:
1.4.1 Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về dược
Mỗi năm, Thanh tra Bộ Y tế phối hợp với Cục quản lý dược Việt Nam tiến hành thanh kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công
Trang 11tác dược tại các sở Y tế tỉnh, thành phố Các sở Y tế cũng được giúp đỡ trong công tác xây dựng, phát triển lực lượng thanh tra Đến năm 2002, cả nước đã
có 53 Sở Y tế có dược sỹ làm cán bộ thanh tra Hầu hết các cán bộ thanh tra
đã được tập huấn nghiệp vụ thanh tra và bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước
Hàng năm, Thanh tra Sở Y tế các tỉnh, thành phố đều xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra dược và tiến hành thanh tra việc thực hiện qui chế chuyên môn dược tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược và các cơ sở khám chữa bệnh Qua thanh kiểm tra đã kịp thời phát hiện, hướng dẫn khắc phục những tồn tại, thiếu sót trong việc thực hiện quy chế chuyên môn về thuốc phòng bệnh, chữa bệnh [3]
1.4.2 Thanh tra việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tiết kiệm
Hàng năm, có khoảng từ 20 đến 40 sở Y tế tỉnh, thành phố tiến hành thanh kiểm tra theo chuyên đề về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tiết kiệm Năm 1999, đã có 15/48 Sở Y tế tiến hành thanh kiểm tra sử dụng thuốc hợp lý
an toàn tiết kiệm tại 3679 cơ sở khám chữa bệnh, công ty, xí nghiệp dược, trung tâm chuyên khoa, đại lý thuốc Thanh tra Bộ Y tế hàng năm cũng tiến hành thanh tra một số bệnh viên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc.(Năm
2002, Thanh tra Bộ đã tiến hành thanh tra 6 trung tâm kinh doanh dược phẩm,
15 doanh nghiệp dược Trung ương và địa phương và 9 bệnh viện.) [7]
Kết quả thanh tra cho thấy phần lớn các bệnh viện đã thực hiện tương đối tốt các qui chế về dược và qui chế quản lý thuốc gây nghiện, hướng thần Các bệnh viện đều xây dựng và duy trì tốt danh mục thuốc của bệnh viện Việc mua thuốc của bệnh viện được thực hiện đúng tuyến, đúng qui định, có hoá đơn chứng từ hợp lệ Các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đều thành lập được Hội đồng thuốc và điều trị Khoa dược bệnh viện có vai trò thường trực
Trang 12của Hội đồng, đảm bảo cung ứng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn [3]
Tuy nhiên, tỷ lệ thuốc nội chỉ chiếm dưới 20% về số lượng mặt hàng và kinh phí Hoạt động dược lâm sàng chỉ được phát triển tại một số bệnh viện lớn như bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức, Nam Định , các địa phương khác vẫn chưa triển khai được Vấn đề đấu thầu thuốc tại các bệnh viện cần được sự chỉ đạo thống nhất và kiểm tra chặt chẽ.[7]
1.4.3 Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và kỉnh doanh trái phép thuốc phòng bệnh, chữa bệnh
Tình trạng buôn bán thuốc nhập lậu đang diễn ra, trở thành một vấn nạn Hình thức nhập lậu tinh vi và phức tạp hơn Nhập lậu cùng một dược phẩm do một nhà sản xuất nhưng không phải lô sản xuất để cung cấp vào thị trường Việt Nam Hàng nhập lậu làm rối loạn thị trường thuốc, phá giá và
không có cơ sở đảm bảo an toàn, chất lượng Điều đó đã gây khó khăn cho
công tác thanh tra, kiểm tra thuốc nhập lậu Tuy nhiên, trong những năm qua, Thanh tra Y tế đã tiến hành nhiều đợt thanh tra xử lý thuốc nhập lậu, chống gian lận thương mại Hàng năm, Thanh tra Bộ Y t ế , Thanh tra sở Y tế đã phát hiện và xử lý hàng trăm mặt hàng thuốc không có số đăng ký của Bộ Y tế, thuốc nhập lậu, thuốc giả Riêng năm 1999, đã phát hiện và xử lý 51 mặt hàng thuốc không có số đăng ký hoặc số đăng ký hết hạn, 6 mặt hàng thuốc giả [3]
Ngoài ra, tình hình thuốc nhập vào các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh theo đường quà biếu cũng gia tăng Theo thống kê tại thành phố Hồ Chí Minh, số lượng mặt hàng thuốc nhập lậu theo hình thức này khoảng 300 mặt hàng, một phần là các loại thuốc đặc trị chuyên khoa như Ventolin Spray, Salbutamol tiêm, Oligo Những người có thân nhân ở nước ngoài đã nhập thuốc về trên danh nghĩa là dùng cho gia đình nhưng thực tế đã mang bán cho các nhà thuốc Từ đây hình thành đường dây buôn bán thuốc
Trang 13tân dược theo đường quà biếu Vấn đề chất lượng cũng như hạn dùng của các loại thuốc này bị thả nổi.[13]
1.4.4 Công tác thanh tra kiểm tra nhằm đảm bảo chất lượng thuốc
Thanh tra dược và cơ quan kiểm nghiệm các cấp đã phối hợp chặt chẽ trong công tác đảm bảo chất lượng thuốc Qua thanh kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm đã phát hiện một số các mặt hàng không đạt chất lượng, đã đề xuất Cục quản lý dược đình chỉ lưu hành và thu hồi Theo kết quả của Viện Kiểm nghiệm, năm 2002, tỷ lệ thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng là 3,23 %, giảm 0,03% so với năm 2001 Có 70 lô thuốc bị thu hồi, trong đó 51 lô thuốc nước ngoài và 19 lô thuốc trong nước, rút số đăng ký 10 sản phẩm của 10 nhà sản xuất nước ngoài Sự phối hợp chặt chẽ giữa thanh tra dược và cơ quan kiểm nghiệm đã góp phần hiệu quả vào công tác đảm bảo chất lượng thuốc trên thị trường [12]
Tuy nhiên, cần phải xây dựng một quy trình có tính liên hoàn về kiểm tra chất lượng từ khâu lấy mẫu, kiểm nghiệm, thông báo kết quả mẫu thử, phúc tra, thông báo đình chỉ, xử lý, xử phạt nhằm xác định được trách nhiệm của lộ trình lưu hành thuốc, xử lý đúng cơ sở vi phạm và thực hiện có hiệu quả việc đình chỉ thu hồi Tránh tình trạng ban hành thông báo đình chỉ thu hồi nhưng thuốc kém chất lượng đã tiêu thụ hết [7]
1.4.5 Thanh tra việc thực hiện Qui chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần
Trong các năm từ 1995-2001 Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế các tỉnh, thành phố đã phối hợp liên ngành tiến hành thanh tra việc thực hiện qui
chế quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần tại các cơ sở y tế bao
gồm cả các cơ sở cai nghiện ma tuý tại các tỉnh, thành phố Qua thanh tra nhận thấy tình hình quản lý thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần đã được quản lý một cách chặt chẽ Việc thực hiện các qui định ngày càng
Trang 14nghiêm túc hơn kể cả trong hệ thống bệnh viện, cơ sở cai nghiện ma tuý và các cơ sở kinh doanh được phép hoạt động trong lĩnh vực này Tuy nhiên vẫn còn thuốc tân dược là loại thuốc gây nghiện và hướng tâm thần không rõ nguồn gốc lưu hành trên thị trường, một số ít do quản lý tại một số cơ sở chưa chặt chẽ dẫn đến việc nhân viên y tế đưa thuốc ra ngoài thị trường nhưng chủ yếu là do thuốc nhập lậu của các nguồn từ ngoài ngành Y tế Thanh tra Y tế đã phối hợp liên ngành tiến hành thanh tra, xử lý các trường hợp vi phạm; tham gia tích cực trong việc quản lý kiểm soát thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất, góp phần giảm cung ma tuý ở Việt Nam.[3]
1.4.6 Thanh tra hành nghề dược tư nhân
Bảng 2.1: Kết quả thanh tra, kiểm tra về hành nghề y dược tư nhân (bao gồm cả y học cổ truyền) từ năm 1993 đến năm 2001
Trang 15Theo báo cáo của 61 tỉnh, thành phố, hiện nay còn có 1128 cơ sở hành nghề y dược tư nhân không có giấy phép do Sở Y tế cấp (chiếm 6,36%) Việc
thực hiện Pháp lệnh hành nghề y dược tư nhân của một số cơ sở hành nghề
dược tư nhân còn chưa nghiêm túc Còn nhiều cơ sở bị xử lý vi phạm hành chính Cá biệt còn có 5 trường hợp vi phạm pháp luật Trong đó có trường hợp Nhà thuốc Bình Thuỷ-Hà Nội buôn bán trái phép thuốc gây nghiện đã bị toà
có giấy phép.
Sô CSHN bị xử phạt VPHC
Sô CSHN bị xử
lý theo Bộ luật hình sự
Trang 16Bảng 2.3: Các vi phạm qui định về hành nghề dược tư nhân
stt Nội dung vi phạm
Tỷ lệ cơ sở sai phạm (%) 1996-1998 1999 - 2001
1 Hành nghề không phép 11,5 6,6 - 9,5
2 Hành nghề quá phạm vi 5,9 4 - 7
3 Bán thuốc kém chất lượng, không được lưu hành 2,2 5 - 10
4 Bán thuốc giả 0,3 0,3 - 0,7
5 Bán thuốc không theo đơn 80
6 Biển hiệu không đúng qui định 10,1 8- 1 1
7 Chủ nhà thuốc vắng mặt 70
Kết quả cho thấy nội dung vi phạm chủ yếu là dược sĩ chủ nhà thuốc vắng mặt, bán thuốc không theo đơn, hành nghề không phép ở một số vùng sâu,vùng xa Một số người hành nghề chỉ chạy theo lợi nhuận mà quên đi đạo đức hành nghề, không thực hiện 12 điều y đức và 10 điều dược đức của người làm công tác y tế [4]
1.5 DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP QUI HIỆN HÀNH LIÊN
QUAN ĐẾN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THốNG THANH TRA Y TÊ
1.5.1 Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân năm 1989
1.5.2 Pháp lệnh thanh tra năm 1990 và một sô văn bản dưới luật liên
quan
1) Nghị định 241/HĐBT ngày 30/6/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức của hệ thống thanh tra Nhà nước và biện pháp bảo đảm hoạt động thanh tra
Trang 172) Thông tư 124/TT- TTr ngày 18/7/1990 của Thanh tra Nhà nước hướngdẫn về tổ chức của các tổ chức thanh tra Nhà nước.
3) Điều lệ thanh tra Nhà nước về y tế ban hành kèm theo Nghị định số23/HĐBT ngày 24/01/1991
4) Thông tư số 18/BYT - TT ngày 02/7/1991 của Bộ Y tế về việc hướngdẫn thực hiện Điều lệ thanh tra Nhà nước về y tế
5) Quyết định số 1087/ BYT-QĐ ngày 5/12/1991 của Bộ trưởng Bộ Y tế vềviệc thành lập Thanh tra Bộ Y tế
6) Nghị định 191/HĐBT ngày 18/6/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành qui chế thanh tra viên và việc sử dụng cộng tác viên thanh tra
7) Thông tư 03/TT- TTr ngày 22/1/1991 của Thanh tra Nhà nước hướng dẫn thực hiện Qui chế Thanh tra viên
8) Thông tư 01/TT-TTr ngày 20/8/1992 của Thanh tra Nhà nước hướng dẫn thực hiện quyền thanh tra qui định tại Pháp lệnh thanh tra
9) Qui chế về tổ chức và hoạt động của thanh tra Dược ban hành kèm theo Quyết định số 590/BYT-QĐ ngày 19/7/1992 của Bộ trưởng Bộ Y tế
10) Qui chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra khám, chữa bệnh ban hành kèm theo Quyết định số 2583/BYT-QĐ ngày 28/12/1996 của Bộ trưởng
Trang 1815) Chỉ thị số 22/2001/CT-TTg ngày 11/9/2001 của Thủ tướng chính phủ
về chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp
16) Quyết định số 108/2001/QĐ- BYT ngày 12/01/2001 của Bộ trưởng Bộ
Y tế về việc qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Cục, Văn phòng và Thanh tra Bộ y tế
17) Quyết định số 4510/2000/QĐ-BYT ngày 11/12/2000 của Bộ trưởng Bộ
Y tế về việc ban hành bản “Qui định chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra sở y
tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
18) Qui trình và Danh mục thanh tra Dược ban hành kèm theo quyết định số 3556/2001/QĐ-BYT ngày 17/8/2001 của Bộ trưởng Bộ y tế
19) Chỉ thị số 04/2001/CT-BYT ngày 22/5/2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực quản lý Nhà nước
về y tế
1.5.3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995 về các văn bản dưới luật liên quan
1) Nghị định số 46/CP ngày 06/8/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế
2) Quyết định số 1416/BYT-QĐ ngày 22/8/1996 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc ban hành các mẫu quyết định và biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế
3) Quyết định số 868/1998/QĐ-BYT ngày 4/4/1998 của Bộ trưởng Bộ y tế
về việc ban hành mẫu Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế
Trang 19Phần 2 - ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI• / •
DUNG NGHIÊN c ứ u
2.1 ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN c ứ u
Bẩy quận nội thành, thành phố Hà Nội
2.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u
Thanh tra dược sở Y tế Hà Nội và Trung tâm Y tế quận
2.3 THỜI GIAN NGHIÊN c ứ u
Thời gian nghiên cứu trong 2 năm, từ năm 2000 đến năm 2001
2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.4.1 Chọn mẫu:
- 7 quận tại Hà Nội: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Xuân
2.4.2 Phương pháp nghiên cứu.
2.4.2.1 Phương pháp hồi cứu số liệu:
Hồi cứu các số liệu về nhân lực, thực hiện chức năng nhiệm vụ từ các
Trang 20Số liệu được xử lý sơ bộ sau đó xử dụng phần mềm Microsoft Word và Exel 98 để phân tích và xử lý.
2.4.23 Phương pháp trình bày kết quả nghiên cứu.
2.5 NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u
1) Khảo sát thực trạng về mô hình tổ chức, cơ cấu nhân lực thanh tradược tại Sở Y tế và Trung tâm Y tế quận
Một số chỉ tiêu khảo sát:
Mô hình tổ chức
Cơ cấu nhân lực, trình độ thanh tra dược
2) Tìm hiểu hoạt động công tác thanh tra dược hiện nay
Một số chỉ tiêu khảo sát:
Số lượng các nhà thuốc tư nhân trên địa bàn
Số lượt thanh kiểm tra trong năm
Trang 21Phần 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN
LUẬN
3.1 THÔNG TIN c ơ BẢN CỦA ĐỊA ĐlỂM k h ả o s á t
Mỗi quận nội thành Hà Nội đều có đặc thù riêng về kinh tế, xã hội, do
đó y tế cũng có những đặc điểm khác nhau Qua khảo sát số liệu tại các quận thu được kết quả như sau:
Bảng 3.4: Thông tin cơ bản của các quận
stt Quận
Diệntích
(Km2)
Số dân (người)
Mật độ
dân số
(ngưòi/km2)
TYT phường
Cơ sở
KCB
NN, TN
Nhà thuốc TN
Nhận xét:
Quận Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình là những quận trung tâm trước đây nên có mật độ dân số cao, tập trung nhiều các cơ sở khám chữa bệnh và các cơ sở hành nghề dược Ngược lại, quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân là những quận mới thành lập trên cơ sở một số phường của quận
Trang 22nội thành cũ và một số xã của huyện lân cận do vậy dân cư ít, mật độ thưa hơn,
và số lượng cơ sở hành nghề y dược cũng ít hơn
3.2 HỆ THỐNG T ổ CHỨC THANH TRA Y TÊ HÀ NỘI
Tổ chức thanh tra nhà nước chuyên ngành Y tế thuộc sở Y tế Hà Nộiđược thành lập ngày 10/10/1992 theo Pháp lệnh Thanh tra 1/4/1990 và các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế
3.2.1 Thanh tra sở Y tê Hà Nội
Ngay từ khi mới thành lập, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã được chia thành 4 bộ phận: Thanh tra vệ sinh, thanh tra khám chữa bệnh, thanh tra dược, thanh tra kinh tế xã hội
Biên chế của Thanh tra sở lúc đầu chỉ có 5 người bao gồm: 4 phó chánh thanh tra (3 chuyên trách và 1 kiêm nhiệm về vệ sinh phòng dịch), 1 thanh tra viên làm tổng hợp Các năm tiếp theo, biên chế thanh tra Sở được bổ sung thêm như sau:
Bảng 3.5: Biên chê thanh tra sở Y tê qua các năm
Năm
Chuyên ngành Đại học Y Đại học Dược Đại học khác