Sai phạm chủ yếu của các nhà thuốc là sổ sách ghi chép không đầy đủ. Tỷ lệ này chiếm đến 46,0% trong hai năm. sổ sách của các nhà thuốc chỉ được ghi có tính chất đối phó mà không được coi là khâu quan trọng của công tác đảm bảo chất lượng thuốc.
Sai phạm chiếm tỷ lệ cao tiếp theo đó là người giúp việc bán thuốc không xin phép (14,6%) và chủ cơ sở vắng mặt (14,0%). Tỷ lệ hai sai phạm này không thay đổi nhiều trong hai năm. Một số nhà thuốc có tình trạng tái diễn hai sai phạm này mà không sửa chữa, đặc biệt là sai phạm chủ cơ sở vắng mặt.
Sai phạm thiếu trang thiết bị và cơ sở vật chất vẫn là sai phạm chiếm tỷ cao (8,8%). Vẫn còn tỷ lệ nhỏ các nhà thuốc kinh doanh thuốc quá hạn, kém
I
chất lượng và thuốc ngoài danh mục. 3,2% sai phạm là nhà thuốc hành nghề không phép. Một số nhà thuốc chưa thực hiện đúng qui chế bảo quản thuốc độc và thuốc hướng thần. Đặc biệt là thuốc hướng thần, vì việc mua bán thuốc hướng thần phải qua nhiều thủ tục: làm dự trù, báo cáo xuất nhập tồn, khi bán phải theo đơn hoặc ghi sổ y bạ hợp pháp, vào sổ sách đầy đủ, bảo quản theo quy chế, lại hay bị đối tượng nghiên nhòm ngó trộm cắp. Vì vậy hiện nay tại Hà Nội chỉ có khoảng hơn 100 nhà thuốc tư nhân bán thuốc hướng thần trong khi đó Hà Nội có gần 1000 nhà thuốc được cấp phép. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của bệnh nhân, ngành y tế vẫn khuyến khích các nhà thuốc bán thuốc hướng thần.
Với tình hình thực tế như vậy, vấn đề được đặt ra là các văn bản quy định liệu có phù hợp và có khả năng thực thi hay không, có nên điều chỉnh các quy chế để phù hợp với thực tế và để các cơ sở có khả năng thực hiện.