1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái

80 497 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,14 MB

Nội dung

Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông thôn tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã

Trang 1

HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khuyến nôngKhoa : Kinh tế và phát triển nông thônKhóa học : 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015

Trang 2

HUYỆN LỤC YÊN, TỈNH YÊN BÁI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành : Khuyến nông Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn

Giảng viên hướng dẫn : ThS Lành Ngọc Tú Khoa Kinh tế & PTNT - Trường Đại học Nông Lâm

Thái Nguyên - 2015

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Việt Nam là một nước đang phát triển, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn dù vậy Đảng và Nhà nước vẫn luôn quan tâm, đầu tư, tạo mọi điều kiện cho giáo dục Để học tập luôn đi đôi với việc làm, lý thuyết gắn liền với thực tế Cuối các khóa học tất cả các trường đều tổ chức cho sinh viên đi thực tập Được sự đồng ý và tạo điều kiện của nhà trường Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và phát triển nông

thôn tôi đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp “Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”

Đây là lần đầu tiên thực hiện một khóa luận trong suốt 4 năm học ở trường chính

vì vậy khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và phê bình từ quý thầy cô giáo, các bạn sinh viên cũng như những người làm công tác Khuyến nông để khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm

khoa Kinh tế và phát triển nông thôn Đặc biệt gửi lời cảm ơn tới ThS Lành Ngọc Tú

là giảng viên khoa Kinh tế và phát triển nông thôn Là những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình thực tập thực hiện khóa luận

Tôi cũng xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến cán bộ nhân viên UBND xã Minh Tiến - huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái, cán bộ và nhân dân trên địa bàn xã Minh Tiến - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái đã cung cấp cho tôi những số liệu vô cùng quý báu đối với tôi trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu địa bàn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015

Sinh viên

Đỗ Dạ Thảo

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc trên thế giới (2008- 2013) 16

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lạc của 10 nước đứng hàng đầu thế giới 17

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của Việt Nam (2006 - 2013) 18

Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu lạc của Việt Nam 19

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất lạc của huyện Lục Yên trong 3 năm gần đây 2012 – 2014 19

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Minh Tiến qua 3 năm 2012 - 2014 26

Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động của xã Minh Tiến giai đoạn 2012 - 2014 28

Bảng 4.4: Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi qua 3 năm 2012 – 2014 33

Bảng 4.5: Cơ cấu đất lâm nghiệp xã Minh Tiến giai đoạn 2012 – 2014 34

Bảng 4.6: Cơ cấu, diện tích, năng suất lạc của xã Minh Tiến qua 3 năm (2012 - 2014) 36

Bảng 4.7: Tình hình tiêu thụ lạc của xã Minh Tiến qua 3 năm 2012 – 2014 37

Bảng 4.8: Lực lượng cán bộ khuyến nông tham gia hoạt động khuyến nông trên địa bàn Huyện Lục Yên qua 3 năm (2012 – 2014) 39

Bảng 4.9: Trình độ và chuyên ngành đào tạo của lực lượng cán bộ khuyến nông xã Minh Tiến 2014 41

Bảng 4.10: Các hoạt động khuyến nông trong việc phát triển cây lạc 42

Bảng 4.11: Đánh giá của người dân về vai trò của cán bộ khuyến nôngtrong việc cung cấp thông tin đến người dân 44

Bảng 4.12 : Đánh giá mức độ tham gia hoạt động tập huấn phát triển cây lạc của người dân xã Minh Tiến – huyện Lục Yên – tình Yên Bái 46

Bảng 4.13: Đánh giá của người dân về nội dung phát triển lạc vào sản xuất trên địa bàn xã Minh Tiến - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái 47

Bảng 4.14: Hạch toán kinh tế cho 1 ha lạc trồng thông thường và thực hiện theo mô hình 49

Trang 5

Bảng 4.15: Đánh giá về hiệu quả của mô hình phát triển cây lạc mà người dân

tham gia 50 Bảng 4.16: Đánh giá của người dân về công tác khuyến nông trong tiêu thụ lạc tại

xã Minh Tiến giai đoạn 2012 – 2014 52 Bảng 4.17: Đánh giá của người dân về công tác khuyến nông trong việc phát triển

cây lạc giai đoạn 2012 – 2014 53 Bảng 4.18 : Một số kiến nghị của người dân về các hoạt động khuyến nông liên

qua đến việc phát triển cây lạc xã Minh Tiến – huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái 54

Trang 6

DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang

Hình 4.1: Bản đồ xã Minh Tiến 23Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu nhóm đất chính của xã Minh Tiếnqua 3 năm 2012- 2014 27Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Minh Tiến giai đoạn 2012 - 2014 30Hình 4.4: Biểu đồ diện tích cây trồng chính xã Minh Tiến giai đoạn 2012-2014 32Hình 4.5: Hệ thống tổ chức bộ máy khuyến nông huyện Lục Yên 38Hình 4.6: Các kênh tiêu thụ sản phẩm lạc của xã Minh Tiến 51

Trang 7

DANH MỤC CÁC TƢ̀, CỤM TỪ VIẾT TẮT

NN & PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNT Phát triển nông thôn

SXNN Sản xuất nông nghiệp

TTKNQG Trung tâm khuyến nông quốc gia

TTKN Trung tâm khuyến nông

FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc WTO Tổ chức thương mại thế giới

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

Phần 1: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 3

1.4.1 Ý nghĩa khoa học 3

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3

Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài 4

2.1.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.2 Cơ sở thực tiễn 9

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 15

2.2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 15

2.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 17

2.2.3 Tình hình xuất khẩu lạc ở Việt Nam 18

2.2.4 Tình hình sản xuất lạc ở Lục Yên 19

Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Đối tượng nghiên cứu 21

3.2 Phạm vi nghiên cứu 21

3.2.1 Không gian 21

3.2.2 Thời gian 21

3.3 Nội dung nghiên cứu 21

3.3.1 Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội xã Minh Tiến – huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái 21

3.3.2 Nghiên cứu thực trạng sản xuất, tiêu thụ và phát triển lạc tại xã Minh Tiến 21

3.3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông trong việc sản xuất, tiêu thụ lạc 21

3.3.4 Tìm hiểu mặt mạnh – yếu, cơ hội thách thức trong việc sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã Minh Tiến - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái 21

3.3.5.Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông và và phát triển cây lạc 21

Trang 9

3.4 Phương pháp nghiên cứu 21

3.4.1 Điều tra thu thập số liệu 21

3.4.2 Tổng hợp và phân tích số liệu 22

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23

4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Minh Tiến – huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái 23

4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28

4.1.3 Thuận lợi, khó khăn xã minh Tiến 35

4.2 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã Minh Tiến 35

4.2.1 Tình hình sản xuất lạc tại xã Minh Tiến 35

4.2.2 Tình hình tiêu thụ lạc của xã Minh Tiến qua 3 năm 2012 – 2014 36

4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông trong việc sản xuất và tiêu thụ lạc 38 4.3.1 Công tác khuyến nông huyện, xã 38

4.3.2 Hoạt động khuyến nông trong công tác sản xuất lạc 42

4.3.3 Hoạt động khuyến nông trong công tác tiêu thụ lạc 51

4.3.4 Đánh giá của người dân về công tác khuyên nông trong việc phát triển cây lạc thời gian qua 53

4.4 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của công tác khuyến nông trong sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã Minh Tiến - Huyện Lục Yên - Tỉnh Yên Bái 55

4.5 Một số giải pháp đối với khuyến nông xã Minh Tiến nhằm nâng cao hiệu của hoạt động khuyến nông và nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lạc 56

4.5.1 Đổi mới công tác khuyến nông 56

4.5.2 Đổi mới nội dung hoạt động khuyến nông, chú trọng khuyến nông phát triển cây lạc 56

4.5.3 Phương pháp khuyến nông trong việc phát triển sản xuất cây lạc 57

Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Đề nghị 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO 61

Trang 10

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển nền kinh tế vận hành theo nền kinh tế thị trường Sản xuất theo hướng tự cấp, tự túc không còn đảm bảo điều kiện sống cho người dân nữa Trong cơ chế mới, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường, kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học, các chính sách của nhà nước… vấn đề đưa những tiến bộ đó tới người dân là vấn đề hết sức cần thiết

Lục Yên là một huyện của tỉnh Yên Bái, trong đó xã Minh Tiến là một trong

23 xã của huyện đã nhận được sự quan tâm, đầu tư của huyện Nằm ở khu vực miền núi phía bắc với tiềm năng về đất đai, khí hậu, tài nguyên, con người thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp theo hướng toàn diện, đa dạng hóa sản phẩm, cơ cấu cây trồng được chuyển đổi mạnh mẽ Cây lạc đóng vai trò làm tăng thu nhập trong đời sống của người dân, thời gian gần đây người dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất lạc đã làm cho năng suất, sản lượng lạc không ngừng được tăng cao

Từng bước đưa các giống lạc mới cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương thay thế các giống lạc cũ năng suất thấp, đẩy mạnh việc mở rộng diện tích canh tác lạc

Để thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển, đáp ứng nhu cầu mong muốn nắm bắt kịp thời các giống lạc mới, những giống có triển vọng và các giống đang được sản xuất phổ biến ở địa phương thì việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi

cơ cấu giống, tổ chức tập huấn… tới người nông dân là việc làm vô cùng cần thiết

và cấp bách Trong hoàn cảnh đó ngày 08/1/2010, Chính Phủ ra nghị định 02/CP cải tiến một cách có hiệu quả công tác khuyến nông từ trung ương tới địa phương Nghị định 02/CP ra đời đã phát triển hệ thống khuyến nông mạnh mẽ và mang lại hiệu quả to lớn cho nền nông nghiệp nước nhà

Trang 11

Sau những năm hoạt động hệ thống khuyến nông, khuyến lâm ngày càng phát triển cả về tổ chức lẫn nội dung, khuyến nông đã góp phần đáng kể vào công tác sản xuất nông lâm nghiệp, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, các cách thức chuyển đổi cơ cấu giống, nhiều giống cho năng suất cao được đưa vào sản xuất thay thế cho các giống cũ năng suất thấp

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì khuyến nông khuyến lâm còn tồn tại một số hạn chế như nội dung hoạt động còn hạn hẹp, chưa đa dạng chưa thiết thực, chưa phù hợp với yêu cầu của người dân… Chính vì vậy, nó đòi hỏi những người làm khuyến nông phải luôn tích cực không ngừng học tập, sáng tạo để có thể hạn chế được các mặt còn yếu kém đó

Để đạt được những thành quả trong những năm qua và tiến tới việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trong thời kỳ mới phải kể tới đóng góp không nhỏ của hoạt động khuyến nông trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật trên địa bàn huyện, công tác khuyến nông được thực hiện ngày càng nhiều và có hiệu quả

Để đánh giá hiệu quả của khuyến nông trong việc phát triển sản xuất và tiêu thụ lạc, một mặt phát huy thế mạnh, mặt khác khắc phục những tồn tại yếu kém nhằm phát triển cây lạc mang lại năng suất cao Được sự đồng ý của Khoa Kinh

Tế và PTNT, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên tôi tiến hành nghiên cứu đề

tài “Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông trong việc thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc tại xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông trong việc phát triển sản xuất

và tiêu thụ lạc

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu được điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội xã Minh Tiến - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái

- Nghiên cứu được thực trạng sản xuất, tiêu thụ và phát triển lạc tại xã Minh Tiến

- Đánh giá được hiệu quả khuyến nông trong việc sản xuất, tiêu thụ lạc

Trang 12

- Phân tích được mặt mạnh – yếu, cơ hội thách thức trong việc sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã Minh Tiến- huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái

- Đề xuất được những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông và

và phát triển cây lạc

1.4 Ý nghĩa của đề tài

1.4.1 Ý nghĩa khoa học

- Củng cố lý thuyết cho sinh viên

- Giúp sinh viên tiếp xúc với thực tế, nâng cao năng lực, rèn luyện kỹ năng và

trang bị kiến thức thực tiễn phục vụ cho quá trình công tác của sinh viên sau này

- Là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành khuyến nông

1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn

Kết quả nghiên cứu đề tài giúp cho UBND xã Minh Tiến - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái phát huy mặt mạnh, đồng thời khắc phục những tồn tại yếu kém trong công tác khuyến nông Nhằm phát triển, mở rộng diện tích canh tác lạc

Trang 13

Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở khoa học của đề tài

2.1.1 Cơ sở lý luận

2.1.1.1 Khái niệm khuyến nông

Khuyến nông là cách đào tạo tay nghề cho nông dân, đồng thời giúp họ hiểu được các chủ trương, chính sách về nông nghiệp, những kiến thức về kỹ thuật, kinh nghiệm về quản lý kinh tế, những thông tin về thị trường Để giúp họ có khả năng giải quyết những vấn đề của gia đình và cộng đồng, nhằm đẩy mạnh sản xuất, cải thiện đời sống nâng cao trình độ dân trí, góp phần xây dựng và phát triển nông thôn

họ [6]

- Khuyến nông là một quá trình trao đổi học hỏi kinh nghiệm, truyền bá kiến thức, đào tạo kỹ năng và trợ giúp những điều kiện cần thiết trong sản xuất nông - lâm nghiệp cho nông dân, để họ có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc của gia đình mình, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho gia đình và cộng đồng

2.1.1.2 Nhiệm vụ của khuyến nông

- Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật theo các chương trình dự án, trang bị kiến thức, kinh nghiệm cho người dân [6]

Trang 14

- Cung cấp những thông tin đúng về khoa học kỹ thuật, cơ chế chính sách, thị trường liên quan tới sản xuất cho người dân, giúp họ lựa chọn phương án sản xuất, kinh doanh.[6]

- Xây dựng mô hình trình diễn, hướng dẫn khuyến cáo kỹ thuật cho nông dân trong các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp [6]

- Tạo lòng tin và quyết tâm để nông dân mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật mới

- Tổ chức thăm quan, tổng kết kinh nghiệm và ý kiến đáng giá nguyện vọng của bà con nông dân đối với các điển hình kinh tế tiên tiến và các cơ chế chính sách

áp dụng

- Xây dựng mạng lưới khuyến nông cơ sở, bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn, xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông tự quản và các nhóm hộ nông dân cùng sở thích

2.1.1.3 Chức năng của khuyến nông

- Phối hợp với nông dân tổ chức các thử nghiệm phát triển kinh tế mới

- Hỗ trợ kinh nghiệm quản lý kinh tế hộ gia đình, phát triển sản xuất hộ trang trại

- Tìm điều kiện hỗ trợ cho sản xuất, trợ giúp bảo quản chế biến

- Đào tạo tập huấn khuyến nông, tổ chức tập huấn, xây dựng mô hình thăm quan, hội thảo đầu bờ

- Tìm và cung cấp thông tin thị trường, trao đổi truyền bá thông tin

- Thúc đẩy tạo điều kiện cho người nông dân đề xuất các ý tưởng, sáng kiến

và thực hiện thành công các ý tưởng sáng tạo của họ

- Hỗ trợ nông dân về quản lý kinh tế

- Tìm kiếm và cung cấp thêm cho nông dân các thông tin về giá cả thị trường tiêu thụ sản phẩm

Khuyến nông là cầu nối giữa sản xuất và nghiên cứu, khuyến nông mang thông tin và kỹ thuật mới của các viện, trường đến với nông dân

2.1.1.4 Mục tiêu của khuyến nông

- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của người sản xuất để tăng thu nhập, thoát đói nghèo, làm giàu thông qua các hoạt động đào tạo nông dân về kiến

Trang 15

thức, kỹ năng và hoạt động cung ứng dịch vụ để hỗ trợ nông dân sản xuất kinh

doanh đạt hiệu quả cao, thích ứng các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường

- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường

- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia khuyến nông

2.1.1.5 Nội dung hoạt động của khuyến nông

Ngày 08/01/2010, Chính phủ ban hành nghị định 02/CP về khuyến nông - khuyến ngư, đây là văn bản pháp quy quan trọng đối với công tác khuyến nông với

tổ chức khuyến nông nói riêng Khuyến nông Việt Nam hiện nay có các nội dung hoạt động sau

* Bồi dưỡng tập huấn và đào tạo

Bồi dưỡng tập huấn cho người sản xuất về chính sách, pháp luật, tập huấn, truyền nghề cho nông dân về kỹ năng sản xuất, tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khuyến nông

* Thông tin truyền thông

- Phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước thông qua hệ thống truyền thông đại chúng và các tổ chức chính trị - xã hội

- Phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, các điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh thông qua hệ thống truyền thông đại chúng, tạp chí khuyến nông, hội nghị, hội thảo, hội chợ… và các hình thức thông tin truyền thông khác, xuất bản và phát hành ấn phẩm khuyến nông

- Xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin của hệ thống thông tin khuyến nông

* Trình diễn và nhân rộng mô hình

- Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học và công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất và định hướng của ngành, các mô hình thực hành sản xuất tốt gắn liền với tiêu thụ sản phẩm

Trang 16

- Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao, tổ chức, quản lý sản xuất, kinh doanh hiệu quả và bền vững

- Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn, điển hình sản xuất diện rộng

- Tư vấn và dịch vụ khuyến nông

- Chính sách và pháp luật liên quan tới phát triển nông thôn mới

- Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, tổ chức, quản lý để nâng cao năng suất, an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm

- Khởi nghiệp cho chủ trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ để lập dự án đầu

tư, tìm kiếm mặt hàng sản xuất, huy động vốn, tuyển dụng và đào tạo lao động, lựa chọn công nghệ, tìm kiếm thị trường

- Cung ứng vật tư nông nghiệp

* Hợp tác quốc tế về khuyến nông

- Tham gia thực hiện hoạt động khuyến nông trong các chương trình hợp tác quốc tế

- Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế theo quy định của luật pháp Việt Nam

- Nâng cao năng lực trình độ ngoại ngữ cho người làm công tác khuyến nông thông qua các trương trình hợp tác quốc tế và trương trình học tập khảo sát trong và ngoài nước

2.1.1.6 Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

 Khái niệm về chuyển giao tiến bộ KHKT

“Tiến bộ kỹ thuật là một quan điểm, phương pháp hay vật thể được coi là mới Quan điểm hay phương pháp mới đó có tác dụng phát triển sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao hoặc mang lại hiệu quả tích cực về mặt xã hội” [1]

Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, tiến bộ kỹ thuật là những kỹ thuật, biện pháp tổ chức quản lý, quy trình công nghệ, giống cây trồng, vật nuôi… góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho

Trang 17

con người Tiến bộ kỹ thuật có thể góp phần làm cho con người thay đổi quan điểm, tập quán suy nghĩ để từ đó có cách làm mới, tư duy mới và làm việc có hiệu quả

hơn [7]

 Công tác khuyến nông trong chuyển giao tiến bộ KHKT

Nông dân luôn gắn liền với sản xuất nông lâm - ngư - nghiệp, là bộ phận cốt lõi

và cũng là chủ thể trong quá trình PTNT Tuy nhiên trong cuộc sống cộng đồng họ vẫn gặp nhiều khó khăn như đời sống vật chất văn hóa của người dân còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ sản xuất còn lạc hậu, trình độ dân trí thấp… đây là những trở ngại trong quá trình PTNT Vì thế công tác khuyến nông - khuyến lâm nói chung, chuyển giao tiến bộ KHKT nói riêng là một trong những con đường để giải quyết khó khăn, đồng thời sẽ tạo cơ hội để học hỏi, chuyển giao thông tin, kiến thức, kinh nghiệm lẫn nhau để phát triển sản xuất và phát triển xã hội kinh tế nông thôn

- Để đời sống người dân nông thôn thật sự phát triển cả về chất và lượng thì

hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT cần: Giúp người dân nâng cao hiệu quả kinh

tế, thu nhập Mặt khác còn phải chú trọng tới việc nâng cao trình độ dân trí, để người dân có kiến thức kinh nghiệm quản lý sản xuất sử dụng hợp lý nguồn lực của gia đình mình và bảo đảm tính bền vững, ổn định lâu dài trong sản xuất Từ đó làm tăng sức sản xuất cho toàn xã hội và góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái

- Do phong tục tập quán canh tác còn lạc hậu chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân đã làm cho sản xuất kém phát triển Bên cạnh đó việc sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi cũ phẩm chất kém, và sử dụng thuốc BVTV là lý do làm cho năng xuất thấp chất lượng không cao Nhưng khi có sự tác động mạnh mẽ của công tác khuyến nông thông qua việc chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất nông - lâm - ngư từ các chương trình, các hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT đã và đang dần dần cải thiện được những kỹ năng trong hoạt động sản xuất, cải tiến được phương pháp canh tác cho người dân, thông qua các hoạt động tập huấn, xây dựng mô hình, thăm quan, hội thảo… việc chuyển giao tiến bộ KHKT đã căn bản giúp người dân cải thiện được thái độ và tập quán canh tác của mình hiệu quả hơn, người dân được học hỏi tiến bộ KHKT, được thăm quan thực hành, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với nhau

Trang 18

Từ đó giúp người dân thay đổi nhận thức, cách suy nghĩ và chịu áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất Việc chuyển giao tiến bộ KHKT mở ra cho nông dân một hướng đi mới trong sản xuất tạo cho họ những cơ hội mới

2.1.2 Cơ sở thực tiễn

2.1.2.1 Vài nét về hoạt động khuyến nông trên thế giới

Trên thế giới khuyến nông ra đời từ rất sớm và ở hầu khắp các nước Hoạt động khuyến nông gắn liền với sự phát triển của nông nghiệp Các nước có nền nông nghiệp phát triển (như Anh, Pháp, Mỹ) một phần cũng là nhờ tác động tích cực của hoạt động khuyến nông Vì vậy, các nước nông nghiệp đang phát triển hiện nay (Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan) cũng đang cố gắng xây dựng và hoàn thiện hệ thống khuyến nông của nước mình

Khởi đầu là giáo sư người Pháp Rabelais, từ năm 1530 ông đã cải tiến

phương pháp giảng dạy, đưa quan điểm giáo dục nông nghiệp “Học đi đôi với hành” vào giảng dạy Ngoài việc giảng dạy lý thuyết ở lớp ông đã cho học trò tiếp

xúc với sản xuất và tự nhiên Ông đã chỉ cho họ biết cách phân biệt giống cây và giống con, kỹ thuật nuôi cừu, bò, gà…

Đến năm 1777, giáo sư người Thụy Sĩ là Heirich Dastalozzi thấy rằng muốn

mở mang nhanh nền nông nghiệp giúp nông dân nghèo cải thiện được cuộc sống thì phải đào tạo chính con em họ có trình độ và nắm được KTTB, biết làm thành thạo một số công việc như quay sợi bông, dệt vải, cày bừa

Tuy nhiên, phải đến năm 1843 hoạt động khuyến nông mới có tính phổ biến rộng và biểu hiện rõ rệt Đó là hoạt động của Uỷ ban nông nghiệp của hội đồng thành phố NewYork (Mỹ) Uỷ ban này đã đề nghị các giáo sư giảng dạy ở các trường đại học nông nghiệp và các viện nghiên cứu thường xuyên xuống cơ sở để hướng dẫn giúp nông dân phát triển sản xuất nông nghiệp

Hoạt động khuyến nông ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã sớm đi vào chính quy và chuyên nghiệp Năm 1907 ở Mỹ có 42 trường đại học đã hăng hái thực hiện công tác khuyến nông, nhiều trường đã tổ chức bộ môn khuyến nông, có khoa khuyến nông Đến năm 1910 có khoảng 35 trường đã có bộ môn khuyến nông, sau đó nhiều

Trang 19

chương trình khuyến nông đã phát triển nhanh chóng và hiệu quả Cùng thời gian

đó ở hầu khắp các nước Châu Âu (Anh, Pháp, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha…) đều có các trường đại học nông nghiệp, có khoa khuyến nông và thực hiện công tác khuyến nông rất thành công Ở các nước này dịch vụ khuyến nông thường bắt đầu từ các hội nông dân, nhóm SXNN Ở Châu Âu và Bắc Mỹ, nông dân địa phương hoặc các nhóm SXNN tham gia rất tích cực vào các chương trình khuyến nông, kể cả việc thuê mướn những nhân viên khuyến nông, những kỹ sư nông nghiệp giúp họ phát triển sản xuất Ngày nay mặc dù các nước này tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế còn rất nhỏ nhưng vẫn còn cơ quan khuyến nông, vẫn còn CBKN

2.1.2.2 Hệ thống tổ chức khuyến nông Nhà nước ở Việt Nam

* Cấp Trung ương có TTKNQG:

TTKNQG là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ NN&PTNT là cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về công tác khuyến nông, về SXNN trên phạm vi cả nước Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng Trụ sở của Trung tâm đặt tại thành phố Hà Nội

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: National Agriculture and Fishery Extension Center; Tên viết tắt: NAFEC

Trung tâm có nhiệm vụ:

 Tham gia xây dựng chính sách, kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm và hàng năm, các chương trình, dự án về khuyến nông - khuyến ngư

 Triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án khuyến nông - khuyến ngư sau khi được Bộ phê duyệt

 Xây dựng và trình Bộ kế hoạch phân bổ kinh phí hàng năm về các chương trình, dự án khuyến nông - khuyến ngư và tổ chức việc thực hiện sau khi Bộ phê duyệt;

 Ký các hợp đồng khuyến nông - khuyến ngư với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;

 Trực tiếp triển khai một số chương trình khuyến nông - khuyến ngư trọng điểm, mô hình mẫu theo phê duyệt của Bộ

Trang 20

 Hướng dẫn về nội dung, phương pháp hoạt động khuyến nông - khuyến ngư cho các cơ quan, đơn vị tham gia hoạt động khuyến nông - khuyến ngư; phối hợp với các Cục, Vụ liên quan thuộc Bộ và địa phương tổ chức kiểm tra, đánh giá các chương trình, dự án khuyến nông - khuyến ngư

 Chủ trì xây dựng chương trình, tài liệu hướng dẫn khuyến nông - khuyến ngư; tổ chức tập huấn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán bộ, cộng tác viên khuyến nông - khuyến ngư các cấp và nông dân

 Chủ trì, phối hợp với các cơ quan truyền thông đại chúng tổ chức tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các thông tin khoa học công nghệ, thị trường; mô hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, mô hình Hợp tác xã,

mô hình nông thôn mới

 Tổ chức và tham gia tổ chức các hội thi, hội thảo, hội chợ, triển lãm, diễn đàn, tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động nông nghiệp

và phát triển nông thôn

 Tư vấn và dịch vụ các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư theo chức năng nhiệm vụ được giao và phù hợp với các quy định của pháp luật

 Hợp tác quốc tế về khuyến nông - khuyến ngư theo quy định của pháp luật

 Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, dự án về khuyến nông - khuyến ngư

 Thực hiện cải cách hành chính và đổi mới phương thức làm việc, hiện đại hoá công sở, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác khuyến nông - khuyến ngư

 Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài sản, tài chính, vật tư, kinh phí, lao động

và các nguồn lực khác được giao theo quy định

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao

* Cấp tỉnh có TTKN tỉnh:

TTKN tỉnh trực thuộc Sở NN&PTNT, mỗi trung tâm thường có từ 3 - 5 phòng ban với số cán bộ biên chế từ 15 - 20 người Ở cả 64 tỉnh/thành phố đều đã thành lập Trung tâm Khuyến nông Tính đến năm 2008 có tổng số 1.628 cán bộ khuyến nông, bình quân mỗi trung tâm khuyến nông tỉnh/thành phố có 25,4 cán bộ

Trang 21

viên chức (trong đó cán bộ viên chức KN có trình độ đại học trở lên 1.128 người (chiếm 69,5%), cán bộ trình độ trung cấp 207 người (chiếm 12,7%) và trình độ sơ cấp 191 người (chiếm 11,8%) Nhiệm vụ của TTKN tỉnh bao gồm:

Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông trong tỉnh, từng tiểu vùng sinh thái, từng lĩnh vực SXNN tại địa phương;

Phổ biến và chuyển giao KTTB về nông - lâm - ngư nghiệp và những kinh nghiệm điển hình trong sản xuất cho nông dân;

Bồi dưỡng kỹ thuật, rèn luyện tay nghề và quản lý kinh tế cho CBKN cơ sở, cung cấp cho nông dân các thông tin thị trường, giá cả nông - lâm - thuỷ sản;

Quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước để thu hút nguồn vốn hoặc tham gia trực tiếp vào các hoạt động khuyến nông ở địa phương;

Tham gia xây dựng và phổ biến cho nông dân thực hiện các quy trình kỹ thuật sản xuất thâm canh cây trồng, vật nuôi, lâm sinh, thuỷ sản;

 Tổng kết đánh giá việc thực hiện các chương trình dự án khuyến nông cấp tỉnh

* Cấp huyện, thị xã có Trạm khuyến nông huyện:

Trạm khuyến nông huyện trực thuộc phòng nông nghiệp Tính đến năm 2008 585/648 huyện trên cả nước có Trạm khuyến nông huyện (chiếm 90,3%) trực thuộc trung tâm KN tỉnh hoặc UBND huyện với tổng số 3.219 người, bình quân mỗi huyện có 5,5 người (trong đó NVKN có trình độ từ ĐH trở lên là 2.288 người, chiếm 71%, trình độ trung cấp là 818 người và sơ cấp là 177 người) Phụ cấp trách nhiệm cho các trạm trưởng hoặc phó trạm trưởng tương đương như trưởng hoặc phó phòng của TTKN tỉnh Trạm khuyến nông huyện có nhiệm vụ sau:

 Đưa những KTTB theo các chương trình dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư vào sản xuất đại trà trên địa bàn huyện;

 Xây dựng các mô hình trình diễn phục vụ cho các chương trình dự án khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư;

 Hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho nông - lâm - ngư dân theo mùa vụ hoặc theo yêu cầu của sản xuất;

 Tổ chức tham quan học tập các mô hình tiên tiến ở trong và ngoài huyện;

Trang 22

 Bồi dưỡng kỹ thuật và tập huấn nghiệp vụ cho khuyến nông viên cơ sở và cho nông dân;

 Xây dựng câu lạc bộ KN, nhóm nông dân sản xuất giỏi, nhóm hộ nông dân cùng sở thích;

 Hợp tác với các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động khuyến nông

* Cấp xã thôn thành lập mạng lưới khuyến nông cơ sở:

CBKN ở cơ sở không thuộc biên chế nhà nước, làm việc theo chế độ hợp đồng dài hạn hoặc ngắn hạn

Tính đến năm 2008, khuyến nông viên cấp xã có 10.306 xã có nhân viên khuyến nông (chiếm 96,6%) với tổng số 10.543 người (trong đó trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 41%; dân tộc thiểu số chiếm 20 %) Khuyến nông viên cấp xã ở một số tỉnh (như Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang ) được hưởng lương theo ngạch chuyên môn đào tạo, còn lại các tỉnh khác thì chỉ được hưởng phụ cấp từ 100.000 - 300.000đ/tháng tuỳ theo điều kiện kinh tế của tỉnh

2.1.2.3 Những tồn tại và bài học kinh nghiệm trong công tác khuyến nông ở Việt Nam

đủ nên một số tỉnh chưa thành lập trạm khuyến nông tại các huyện, tại các thôn bản chưa đủ khuyến nông viên để chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới đến hộ nông dân

- Mục tiêu nội dung công tác khuyến nông còn hạn hẹp phân tán chủ yếu mới tập trung vào chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đơn lẻ trong sản xuất nông nghiệp, chưa vươn tới mô hình tổng hợp, gắn trồng trọt với chăn nuôi và chế biến tiêu thụ sản phẩm Phương pháp khuyến nông chưa thực sự phù hợp với trình độ dân trí và tâm

lý nông dân ở các vùng sinh thái khác nhau, chậm được đổi mới

Trang 23

- Khuyến nông còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức khác nhau như với các nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu

- Kinh phí khuyến nông còn hạn chế so với nhu cầu của nông dân và nhiệm

vụ được giao

- Cơ chế chính sách khuyến khích cán bộ khuyến nông, các nhà khoa học tham gia hoạt động khuyến nông chưa đủ sức hấp dẫn để các nhà khoa học gắn bó với hoạt động khuyến nông

* Những hạn chế

Khuyến nông đã gặt hái được nhiều thành công lớn giúp cho nền nông nghiệp nước nhà ngày càng phát triển bền vững và ổn định Bên cạnh đó khuyến nông không tránh khỏi những hạn chế do thời gian hoạt động của khuyến nông không phải là dài Cụ thể là:

+ Hệ thống còn nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tế sự phối hợp với các cấp chưa nhuần nhuyễn, chưa có sự thống nhất còn lỏng lẻo

+ Lực lượng cán bộ khuyến nông của trạm khuyến nông và hệ thông khuyến nông viên cơ sở còn thiếu về số lượng và trình độ nhân thức còn hạn chế, không qua đào tạo chính quy

+ Nhận thức về vai trò và trách nhiệm của công tác khuyến nông của các cấp các ngành chưa đầy đủ, nội dung còn nghèo nàn lạc hậu chưa có tính thuyết phục Một số tỉnh chưa có trạm khuyến nông hoặc có thì hoạt động mờ nhạt

+ Kinh phí cho hoạt động khuyến nông còn hạn chế so với trách nhiệm và nhiệm vụ được giao Kinh phí chủ yếu là của nhà nước cấp không hoàn lại, không

có doanh thu

+ Nội dung chuyển giao: Chủ yếu là chuyển giao kỹ thuật chậm đổi mới và chưa thực sự phù hợp với nhu cầu của người dân

+ Sự liên kết của 4 nhà và tổ chức khác còn yếu không đem lại hiệu quả thực

sự, chưa đi đúng hướng những vấn đề khó khăn mà người sản xuất đang gặp phải

+ Chính sách đãi ngộ của nhà nước chưa phù hợp, chế độ biên chế và tiền lương còn thấp chưa thu hút được cán bộ có trình độ tham gia và người cán bộ

Trang 24

khuyến nông cũng không thể hiện hết được trách nhiệm và lòng nhiệt tình của mình làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả của hoạt động khuyến nông

* Bài học kinh nghiệm

- Hoạt động khuyến nông theo các dự án có định hướng và mục tiêu hoạt động có hiệu quả Kiểu hoạt động này sẽ tập trung được nguồn nhân lực phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển chiến lược của ngành, của tỉnh và của quốc gia

- Hiệu quả của công tác khuyến nông được duy trì bền vững và được mở rộng khi có nông dân tham gia Nội dung phải gắn với nhu cầu thực tế sản xuất và điều kiện của địa phương Nếu hoạt động khuyến nông chỉ phụ thuộc vào nhà nước thì nguồn nhân lực sẽ rất hạn chế và mô hình thành công cũng khó mở rộng vì thiếu vai trò của người dân tham gia

- Tổ chức khuyến nông các cấp cần tập hợp các lực lượng làm công tác khuyến nông theo hướng xã hội hóa Việc thực hiện xã hội hóa hoạt động khuyến nông là sự phối hợp có kế hoạch của các lực lượng xã hội theo một định hướng chiến lược phát triển nông thôn

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước

2.2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới

Lạc (Arachis hypogaea L.) vừa là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm

và cũng là cây có dầu quan trọng có giá trị kinh tế cao Trên thế giới, trong số các loại cây có dầu ngắn ngày, cây lạc được xếp thứ 2 sau đậu tương về diện tích và sản lượng (Yugandhar Gokidi, 2005), xếp thứ 13 trong các cây thực phẩm quan trọng, xếp thứ 4 về nguồn dầu thực vật và xếp thứ 3 về nguồn protein quan trọng cung cấp cho người (ICRISAT, 2005) Cũng như các cây họ đậu khác, lạc là cây có khả năng

cố định nitơ sinh học rất quan trọng cho cây trồng thông qua hoạt động sống của vi sinh vật Ước tính có khoảng 72 – 124 kg/N/ha/năm cố định được sau khi canh tác lạc (FAO, 1984) Trong những điều kiện tối ưu, cây lạc có thể cố định được từ khí trời khoảng 200 - 260 kgN/ha cung cấp cho đất Bên cạnh còn có một khối lượng sinh học lớn của thân lá lạc bị phân huỷ sau khi thu hoạch đã để lại một lượng mùn đáng kể, lạc cũng được xem là một cây che phủ đất rất tốt, nếu gieo trồng ở mật độ thích hợp, quản lý cỏ dại tốt ở thời gian đầu, cây lạc hoàn toàn có khả năng khống

Trang 25

chế được cỏ dại trong suốt thời kỳ sinh trưởng, do vậy sẽ giảm đáng kể số công lao động để chuẩn bị đất gieo trồng vụ sau Vì vậy, trồng lạc có tác dụng cải tạo đất, bồi dưỡng độ phì nhiêu cho đất, tạo điều kiện thuận lợi trong việc luân xen canh, thâm canh tăng năng suất cây trồng, nhất là đối với những vùng đất xám, đất bạc màu nghèo dinh dưỡng Trong giai đoạn 2008- 2013, diện tích lạc trên thế giới tương đối

ổn định đạt từ 24 - 25 triệu ha, năng suất bình quân đạt từ 1,53– 1,77 tấn/ha, sản lượng từ 37 – 45,3 triệu tấn (FAO, 2014)

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc trên thế giới (2008- 2013)

(triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lƣợng (triệu tấn)

Sản lượng lạc vẫn tập trung ở những quốc gia có diện tích lớn chủ yếu ở châu Á và châu Phi, mặc dù năng suất lạc của các nước này vẫn còn thấp Năm

2013, so với toàn thế giới, Việt Nam xếp thứ 23 về diện tích, 25 về năng suất

và 13 về sản lượng

Trang 26

Bảng 2.2: Tình hình sản xuất lạc của 10 nước đứng hàng đầu thế giới

(triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

2.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

Cây lạc tại Việt Nam được trồng khắp trên 7 vùng sinh thái, từ 2006 đến nay, diện tích lạc trong nước đã giảm dần theo thời gian, tuy nhiên do hiệu ứng của TBKT mang lại nên năng suất lạc được cải thiện và sản lượng lạc có gia tăng Đến năm 2012, diện tích lạc cả nước đạt 220,5 ngàn ha, năng suất đạt 2,1 tấn/ha, sản lượng đạt 470,6 ngàn tấn Trong điều kiện mùa mưa năng suất bình quân đạt từ 0,9 - 1,2 tấn/ha và mùa khô ở vùng có nước tưới thì năng suất đạt từ 2,5 - 2,7 tấn/ha, cá biệt ở các điểm trình diễn đã đạt 4,5 tấn/ha

Ở Việt Nam, cũng như thế giới từ năm 1995 đến nay, diện tích gieo trồng lạc tăng chậm Diện tích gieo trồng lạc của nước ta ổn định xung quanh 250.000 ha/năm và sản lượng tăng dần từ 334.500 tấn vào năm 1995 lên 485.800 tấn vào năm 2010 Tương tự như nhiều quốc gia trên thế giới, năng suất lạc ở nước

ta tăng trong những năm gần đây là nhờ đầu tư nghiên cứu chọn tạo nên đã đưa vào

Trang 27

sản xuất nhiều giống mới năng suất cao, chất lượng tốt và chống chịu với điều kiện bất lợi của ngoại cảnh như: MD7, MD9, L08, L12, L14, L18, LVT, L23, L26,…đồng thời nghiên cứu áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật (mật độ, phân bón, che phủ đất…) hợp lý cho mỗi giống và mùa vụ trên từng vùng sinh thái cụ thể

Bảng 2.3: Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc của Việt Nam (2006 - 2013)

(ngàn ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lƣợng (ngàn tấn)

Qua bảng 2.3 cho thấy, tình hình sản suất lạc của nước ta trong thời gian qua

có sự thay đổi không đều về diện tích và sản lượng giai đoạn 2006 – 2009 tăng lên giai đoạn 2010 – 2013 thì có xu hướng giảm xuống Song năng suất thì có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực năm 2006 năng suất là 1,87 (tấn/ha) đến năm 2013 năng suất đã tăng lên 2,28 (tấn/ha) Để đạt được kết quả trên là do có sự nỗ lực, phấn đấu của cả nước trong việc tìm kiếm những giải pháp cải tiến để đẩy mạnh phát triển sản xuất Ngoài ra còn hàng loạt những biện pháp của Chính phủ trong công tác cải tiến giống, đưa giống mới vào sản xuất, những thay đổi về kỹ thuật, chuyển đổi mùa vụ giải quyết vấn đề thuỷ lợi Vì vậy, diện tích tuy giảm nhưng tổng sản lượng lạc không ngừng được tăng lên

2.2.3 Tình hình xuất khẩu lạc ở Việt Nam

Trong niên vụ 2012/2013, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu một lượng nhỏ (6,5 nghìn tấn) lạc vỏ và lạc nhân, chủ yếu sang Thái Lan và Đài Loan, tăng 18% so với năm trước USDA dự đoán rằng con số này sẽ tăng nhẹ trong 2 niên vụ tiếp theo do

sự gia tăng các nguồn cung cấp hàng xuất khẩu

Trang 28

Bảng 2.4: Tình hình xuất khẩu lạc của Việt Nam

Lạc vỏ (nghìn tấn)

(Mã HS: 120210 và 120241) 1.845 990 484 400 Lạc nhân (nghìn tấn)

(Mã HS: 120220 và 120242) 2.036 3.342 4.460 4.962 Tổng sản lượng chuyển đổi thành lạc vỏ xuất

khẩu (nghìn tấn) (tỉ lệ chuyển đổi 1,33) 4.553 5.435 6.416 7.000

Qua bảng, nhận thấy rằng sản lượng lạc xuất khẩu của Việt Nam tăng dần qua các năm, lạc vỏ xuất khẩu giảm dần thay vào đó là sản lượng lạc nhân xuất khẩu đã tăng lên đáng kể Tổng sản lượng chuyển đổi thành lạc vỏ xuất khẩu năm

2011 là 4.553 đến năm 2014 đã tăng lên 7.000 tăng 53,7%

2.2.4 Tình hình sản xuất lạc ở Lục Yên

Lục Yên là một huyện miền núi nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Yên Bái Tổng diện tích đất tự nhiên là: 80.698,8 ha Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là: 9.243 ha chiếm 11,5% ( trong đó đất lúa nước là 3.593 ha, đất soi bãi màu 1500 ha, đất nương đồi thấp có độ dốc thoai thoải từ 5- 100:

2.549,4 ha, vườn tạp: 1600 ha ) Toàn huyện có 23 xã và 1 thị trấn, với gần 100 ngàn người chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp của huyện có nhiều sự chuyển biến tích cực Sản xuất lương thực bình quân đầu người đạt 350- 360 kg/người/năm, căn bản đã tự túc được lương thực [8]

Lạc là cây trồng quan trọng thứ 2 của huyện sau cây lúa Dưới đây là kết quả

thống kê tình hình sản xuất lạc tại huyện Lục Yên trong 3 năm 2012 – 2014:

Bảng 2.5: Tình hình sản xuất lạc của huyện Lục Yên

trong 3 năm gần đây 2012 – 2014

(ha)

Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tấn)

Trang 29

Như vậy qua số liệu bảng 2.5 cho thấy cả 3 chỉ tiêu diện tích, năng suất, sản lượng cây lạc của Huyện Lục Yên trong 3 năm gần đây đã giảm Về diện tích: Năm

2012 là 1.060 ha đến năm 2013 giảm 8,1% còn 93,8 ha đến năm 2014 tiếp tục giảm nhưng không nhiều khoảng 1,9% xuống còn 955 ha Về năng suất: Năm 2012 là 24,2 tạ/ha, năm 2013 là 20,56 tạ/ha đến năm 2014 tiếp tục giảm xuống 20,5 tạ/ha

Về sản lượng: Năm 2012 đạt 2.423 tấn, năm 2012 giảm 421 tấn còn 2.002 tấn, đến năm 2014 sản lượng tiếp tục giảm xuống còn 1.957 ha

Trang 30

Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động khuyến nông trong quá trình sản xuất, tiêu thụ lạc

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Không gian

Xã Minh Tiến - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái

3.2.2 Thời gian

- Đề tài được thực hiện từ ngày 1/1/2015 đến ngày 30/4/2015

- Số liệu nghiên cứu được lấy từ năm 2012 – 2014

3.3 Nội dung nghiên cứu

3.3.1 Nghiên cứu điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội xã Minh Tiến – huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái

3.3.2 Nghiên cứu thực trạng sản xuất, tiêu thụ và phát triển lạc tại xã Minh Tiến 3.3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông trong việc sản xuất, tiêu thụ lạc 3.3.4 Tìm hiểu mặt mạnh – yếu, cơ hội thách thức trong việc sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

3.3.5 Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông và phát triển cây lạc

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Điều tra thu thập số liệu

* Thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp:

Số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố của UBND, trạm khuyến nông, phòng thống kê huyện Lục Yên, phòng nông nghiệp và PTNT huyện Lục Yên, các báo cáo tổng kết về kết quả và diện tích lạc qua các năm 2012 – 2014 và các cơ quan liên quan

- Số liệu sơ cấp:

Sử dụng phương pháp PRA, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ chốt về cơ cấu tổ chức của hệ thống khuyến nông, thực trạng

Trang 31

những khó khăn, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động khuyến nông trong công tác phát triển sản xuất lạc trên địa bàn huyện, xã đồng thời nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả khuyến nông trong việc phát triển sản xuất lạc

- Sử dụng bảng câu hỏi để kiểm tra thu thập thông tin về điều kiện kinh tế -

xã hội, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đánh giá của người dân về hiệu quả sản xuất lạc và hiệu quả hoạt động khuyến nông

* Chọn mẫu điều tra

- Dựa trên số liệu thứ cấp, lựa chọn ra 3 thôn trong xã làm đơn vị nghiên cứu đại diện cho xã về: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và diện tích trồng lạc (gồm thôn Tồng Táng, thôn Khau Nghiềm và thôn Khuân Chủ thuộc xã Minh Tiến)

- Phương pháp chọn mẫu điều tra:

+ Đối với cán bộ: Điều tra 10 cán bộ gồm:

 3 cán bộ cấp huyện Lục Yên: 1 trưởng trạm khuyến nông huyện Lục Yên

và 2 cán bộ khuyến nông phụ trách xã

 7 cán bộ cấp xã: 1 chủ tịch xã, 1 phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế, 1 cán

bộ địa chính kinh tế, 1 cán bộ khuyến nông xã và 3 trưởng thôn (thôn Tồng Táng, thôn Khau Nghiềm và thôn Khuân Chủ)

+ Đối với nông dân: Chọn mẫu có điều kiện 60 hộ trồng lạc gồm:

 20 hộ thuộc thôn Tồng Táng là thôn có diện tích trồng lạc lớn nhất xã

trong năm 2014 và 20 hộ gia đình này tham gia mô hình “Nhân giống lạc đỏ Bắc Giang vụ hè thu năm 2013”

 20 hộ thuộc thôn Khau Nghiềm là thôn có diện tích lạc trung bình

 20 hộ thuộc thôn Khuân Chủ là thôn có diện tích lạc ít nhất tại xã Minh Tiến

3.4.2 Tổng hợp và phân tích số liệu

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích

- Số liệu thu thập từ các phiếu điều tra, tổng hợp theo từng nội dung

- Xử lý thông tin định tính, các số liệu được xử lý biểu thị qua phương pháp phân tích tổng hợp

- Xử lý thông tin định lượng thu thập từ các tài liệu thống kê, báo cáo, quan sát, phỏng vấn

Trang 32

Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Minh Tiến – huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái

4.1.1 Điều kiện tự nhiên

- Phía Nam giáp xã An Phú

- Phía Đông giáp huyện Yên Bình

- Phía Tây giáp xã Liễu Đô, xã Tân Lập, xã Phan Thanh

Trang 33

Xã Minh Tiến có đường liên huyện chạy từ Thị trấn Yên Thế - Minh Tiến – Huyện Yên Bình là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như giao thương với các xã khác cũng như các vùng lân cận

4.1.1.2 Địa hình

Địa hình của xã tương đối phức tạp, nghiêng dần theo hướng Đông – Nam có

độ cao trung bình 200-300m, đỉnh cao nhất lên đến 800m, độ dốc trung bình 240 Địa hình bị chia cắt tạo ra các thung lũng, bồn địa bằng phẳng là nơi dân cư tập trung sản xuất và sinh sống

4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

Minh Tiến nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

- Nhiệt độ trung bình từ 21 – 230C, thời gian chiếu sáng ban ngày từ 9 – 10 giờ

- Lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 – 2.200 mm/năm, tập trung chủ yếu

từ tháng 5 đến tháng 10

Toàn bộ đất đai của xã chịu ảnh hưởng của hồ Thác Bà, và bao gồm rất nhiều con suối nhỏ, tạo ra mạng lưới các khe, suối khá dày đặc Ngoài ra còn bao gồm một số hồ lớn nhỏ thuộc hệ thống hồ Thác Bà Đây chính là nguồn tài nguyên nước mặt cung cấp chính cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong vùng

Trang 34

- Đất feralit (biến đổi do canh tác): Loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ dễ

bị rửa trôi, đất chua tỷ lệ mùn ít, nghèo đạm, loại đất này khi canh tác phải cải tạo, tăng cường các chất dinh dưỡng cho đất theo yêu cầu của từng loại cây trồng

- Ngoài ra còn các loại đất khác như đất bãi bồi, loại đất này được bồi đắp từ những con suối và dọc theo sông Chảy Loại đất này có khả năng phát triển cây lương thực, cây thục phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, tuy nhiên tập trung chủ yếu tại khu vực thấp hay bị ngập úng

Về tình hình sử dụng đất đai của xã Minh Tiến:

Trang 35

Cơ cấu (%)

Diện tích (Ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích (Ha)

Cơ cấu (%)

2013/

2012

2014/

2013 Tổng diện tích đất tự nhiên 3.748,89 100 3.748,89 100 3.748,89 100 100,0 100,0

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 833,69 27,60 831,83 27,56 831,83 27,56 99,8 100,0 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 343,77 41,23 343,01 41,24 343,01 41,24 99,8 100,0 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 489,92 58,77 488,82 58,76 488,82 58,76 99,8 100,0

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,97 0,64 3,97 0,63 3,97 0,63 100,0 100,0

2.4 Đất sông suối và mặt nước 488,15 78,60 488,15 78,30 488,15 78,30 100,0 100,0

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 61,22 56,83 61,22 56,83 61,22 56,83 100,0 100,0

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 0,54 0,50 0,54 0,50 0,54 0,50 100,0 100,0

3.3 Núi đá không có rừng cây 45,96 42,67 45,96 42,67 45,96 42,67 100,0 100,0

(Nguồn: UBND xã Minh Tiến)

Trang 36

Hình 4.2 Biểu đồ cơ cấu nhóm đất chính của xã Minh Tiến

qua 3 năm 2012- 2014

Năm 2012 diện tích đất nông nghiệp của xã Minh Tiến là là 3020,17 ha

chiếm 80,06% trong tổng diện tích đất tự nhiên Trong đó đất nông nghiệp là

3020,17 ha đến nay năm 2013 diện tích đất nông nghiệp của xã Minh Tiến là

3017,73 ha, giảm 2,44 ha Nguyên nhân những năm gần đây diện tích nông nghiệp

bị mất do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất Cụ thể năm đầu năm 2013 thu

hồi chuyển 0,58 ha đất nông nghiệp sang đất ở, đến giữa năm 2013 chuyển tiếp 2,42

ha đất nông nghiệp sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Diện tích đất phi nông nghiệp có sự thay đổi trong năm 2013 do sự chuyển

đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang Cụ thể: Năm 2012 có diện tích là

621,0 ha chiếm 16,57% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã Đến năm 2013 diện

tích đất phi nông nghiệp tăng lên 623,44 ha chiếm 16,63% diện tích đất tự nhiên

toàn xã

Nhóm đất chưa sử dụng của toàn xã có diện tích khá cao là 107,72 ha chiếm

2,87% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã Bao gồm 3 loại đất là: Đất bằng chưa

sử dụng với diện tích là 61,22 ha chiếm 56,83% tổng diện tích đất chưa sử dụng, đất

Trang 37

đồi núi chưa sử dụng với diện tích 0,64 ha chiếm 0,5% tổng diện tích đất chưa sử

dụng và đất núi đá không có rừng cây với diện tích 45,96 ha chiếm 42,67% tổng

diện tích đất chưa sử dụng Trong 3 năm 2012 – 2014 diện tích đất này vẫn giữ

nguyên do UBND xã Minh Tiến chưa có chính sách chuyển đổi, khai thác diện tích

đất loại này

Trong năm 2014, diện tích đất tự nhiên của toàn xã không có sự thay đổi

Diện tích các loại đất vẫn giữ nguyên không có sự chuyển đổi mục đích sử dụng

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Điều kiện xã hội

Dân số và lao động

Xã Minh Tiến gồm 13 thôn, dân số của xã theo thống kê năm 2014 là 5.758

người, trong đó có 2756 nữ, số người trong đô ̣ tuổi lao đô ̣ng 3.450 Dân số của xã

chiếm 5,6% dân số toàn huyê ̣n Lục Yên

Bảng 4.2 Tình hình dân số và lao động của xã Minh Tiến giai đoạn 2012 - 2014

IV Một số chỉ tiêu bình quân

(Nguồn: Công an xã Minh Tiến,2015)

Bảng 4.2 cho thấy dân số của xã có xu hướng tăng lên bình quân qua 3 năm

dân số tăng 1,98% Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 2,50% Bình quân

khẩu /hộ giảm 0,78% Năm 2014 bình quân khẩu /hộ là 4,47 khẩu Như vậy cho

thấy hộ sinh con thứ 3 đã giảm rất nhiều

Trang 38

Qua bảng ta thấy cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm cụ thể: Lao động nông nghiệp năm 2012 chiếm 81,79%, năm 2014 là 70,43%, giảm 11,36% so với năm 2012 Lao động phi nông nghiệp năm 2014 là 41,96% tăng 23,75% so với năm 2012 Nguyên nhân, do những năm gần đây thị trấn

đã thực hiện nhiều giải pháp như nâng cao nhận thức về việc làm cho bản thân người lao động, khuyến khích người lao động tích cực tham gia xuất khẩu lao động, tìm kiếm việc làm Người dân dễ tìm được mô ̣t viê ̣c làm phi nông nghiê ̣p khi mà ngày càng có nhiều nhà máy, công ty điê ̣n tử hoa ̣t đô ̣ng trên đi ̣a bàn tỉnh Yên Bái

Giao thông đường bộ

Mạng lưới giao thông trên địa bàn xã đã được phủ khắp các điểm dân cư, nhưng hầu hết chất lượng đường còn xấu, chưa đáp ứng được điều kiện lưu thông hiện nay Tổng chiều dài các tuyến giao thông trên địa bàn xã là 27,5 km, trong đó

có đường liên huyện Thị trấn Yên Thế - Huyện Yên Bình chạy qua địa bàn xã đã được dải nhựa và chất lượng đường tương đối tốt Còn lại là đường liên thôn, liên bản một phần là đã được bê tông hóa còn lại chủ yếu là đường đất và đường cấp phối mặt đường nhỏ 1,5-3 m

Hệ thống điện nước

Toàn xã có tổng số 1310 hộ gia đình mới chỉ có 1113 hộ có điện chiếu sáng đạt khoảng 85% , 850 /1310 hộ có điện thoại cố định, 13/13 tổ thôn có hệ thống loa truyền thanh Có 100% hộ gia đình trong toàn xã có nước sạch phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày

Văn hoá xã hội

Do có đông các thành phần dân tộc sinh sống nên xã Minh tiến có nền văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, với nền văn hoá rất đa dạng của dân tộc kinh, mang tính chất đặc trưng của văn hoá dân tộc vùng cao chính là văn hoá dân gian Tày, Nùng, với các làn điệu hát then, hát đối độc đáo, là cái nôi của văn hóa dân

gian dân tộc Tày, Nùng tỉnh Yên Bái

Hiện nay thị trấn có 9/13 thôn văn hoá Năm 2010 có 970/1310 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá , có 8 nhà văn hoá thôn trong đó có 6 nhà đã được xây dựng kiên cố, đảm bảo tốt nhu cầu sinh hoạt văn hoá cộng đồng của nhân dân

Trang 39

Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Cùng với giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe người dân đã được chú trọng Duy trì tốt nhiệm vụ thường trực khám chữa bệnh cho nhân dân, các chương trình y

tế được triển khai đúng kế hoạch, mạng lưới y tế từ thôn đến trạm y tế được củng cố tăng cường và hoạt động cơ bản hoàn thành nhiệm vụ Trung tâm y tế dự phòng tổ chức các đợt chiến dịch chăm sóc sức khỏe tại xã, do vậy đã không có dịch bệnh lớn xảy ra Công tác dân số gia đình và trẻ em được triển khai đúng kế hoạch, tỷ lệ tăng dân số 0,9%, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 18%

Đối với công tác giáo dục

Để nâng cao trình độ dân trí của người dân, trong những năm qua công tác giáo dục ở địa phương thường xuyên được các ngành các cấp quan tâm Cơ sở trường lớp từng bước được xây dựng kiên cố và bán kiên cố Đồ dùng dạy và học được trang bị Trong năm qua số trẻ em đến độ tuổi đi học vào lớp 1 đạt 100%, tổng số học sinh các cấp của xã trong năm 2013 – 2014 là 1720 em, tổng số giáo viên là 95

Hệ thống thủy lợi

Chính quyền địa phương luôn chỉ đạo bám sát chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra các công trình thủy lợi đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp Huy động nhân dân sửa chữa, gia cố các mương phai tạm Tuy nhiên, trên địa bàn xã các công trình thủy lợi chủ yếu là các mương đất, hệ thống cống tưới tiêu còn kém

4.1.2.2 Điều kiện kinh tế

Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Minh Tiến giai đoạn 2012 - 2014

Trang 40

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2014 ước đạt 16,40 % Cơ cấu

kinh tế chuyển dịch theo hướng tíchcực: Nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2014 là

69,7%, giảm 5,8% so với năm 2012; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2014 là 16,5%, tăng 2,3% so với năm 2012; thương mại, dịch vụ năm 2014 là 13,8%, tăng 3,5% so với năm 2012

Trồng trọt

Trong những năm qua tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Minh Tiến đã phát triển theo chiều hướng tích cực đẩy mạnh sản xuất toàn diện, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ kết hợp thâm canh tăng vụ mở rộng diện tích gieo trồng, nhất là đối với một số loại cây rau màu phục vụ và đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường Xác định cây lúa nước vẫn phải là cây trồng chủ lực cần phải ứng dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất thông qua việc tuyên truyền, mở các hội nghị đầu bờ, các buổi hội thảo để người dân trao đổi kinh nghiệm nhằm nâng cao năng suất cây trồng

trong việc áp dụng thực tiễn sản xuất

Xã Minh Tiến chỉ có tổng diện tích đất trồng cây hàng năm là 172,33 ha Đất trồng trọt qua 3 năm 2012 – 2014 của xã thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.3 Kết quả sản xuất ngành trồng trọt qua 3 năm 2012 – 2014

Chỉ tiêu năm

Diện tích (ha)

Sản lƣợng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lƣợng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lƣợng (tấn)

Lúa 438,0 2.423,0 430,9 2.350,8 449,9 2.292,1 Ngô 100,5 321,6 120,0 415,2 142,0 451,4 Lạc 164,0 377,2 169,0 361,7 150,0 322,5 Cây lấy củ có

chất bột 125,0 1.260,0 80,0 1.025,0 161,4 1.505,5

(Nguồn: UBND xã Minh Tiến, 2015)

Ngày đăng: 18/08/2015, 10:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Thị Bắc và Nguyễn Ngọc Nông (2002), Tóm tắt bài giảng khuyến nông. Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tóm tắt bài giảng khuyến nông
Tác giả: Đỗ Thị Bắc và Nguyễn Ngọc Nông
Năm: 2002
2. Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (2007), Tài liệu tập huấn phương pháp khuyến nông, Nxb nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu tập huấn phương pháp khuyến nông
Tác giả: Nguyễn Duy Hoan và cộng sự
Nhà XB: Nxb nông nghiệp
Năm: 2007
3. Nguyên Thanh Lâm (2003), “ hoạt động khuyến nông Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: hoạt động khuyến nông Việt Nam
Tác giả: Nguyên Thanh Lâm
Năm: 2003
5. Nguyễn Hữu Thọ (2004), Bài giảng khuyến nông, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng khuyến nông
Tác giả: Nguyễn Hữu Thọ
Năm: 2004
6. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông
Tác giả: Nguyễn Hữu Thọ
Năm: 2007
7. Đỗ Kim Trung (2005), Phương thức và chính sách chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía bắc, Nxb nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương thức và chính sách chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía bắc
Tác giả: Đỗ Kim Trung
Nhà XB: Nxb nông nghiệp
Năm: 2005
9. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ khuyến nông dành cho khuyến nông viên cơ sở, Nxb nông nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ khuyến nông dành cho khuyến nông viên cơ sở
Tác giả: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nhà XB: Nxb nông nghiệp
Năm: 2005
20. UBND xã Minh Tiến- huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái (2014), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.II. DỊCNH TỪ TIẾNG NƯỚC NGOÀI Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015
Tác giả: UBND xã Minh Tiến- huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái
Năm: 2014
8. Lành Ngọc Tú (2008), Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông trong việc thực hiện dự án trồng cây nhân dân tại tỉnh Thái Nguyên. Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên Khác
10. Phòng thống kê huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái (2014), Niên giám thống kê 2012 – 2014 Khác
11. Trạm khuyến nông huyện Lục Yên (2013), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nhân giống lạc đỏ Bắc Giang vụ thu đông năm 2013 tại huyện Lục Yên Khác
12. Trạm khuyến nông huyện Lục Yên (2012) Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông năm 2012, mục tiêu nhiệm vụ công tác khuyến nông năm 2013 Khác
13. Trạm khuyến nông huyện Lục Yên (2013) Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông năm 2013, mục tiêu nhiệm vụ công tác khuyến nông năm 2014 Khác
14. Trạm khuyến nông huyện Lục Yên (2014) Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông năm 2014, mục tiêu nhiệm vụ công tác khuyến nông năm 2015 Khác
15. UBND huyện Lục Yên ( 2012), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013 Khác
16. UBND huyện Lục Yên ( 2013), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014 Khác
17. UBND huyện Lục Yên ( 2014), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 Khác
18. UBND xã Minh Tiến- huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái (2012), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013 Khác
19. UBND xã Minh Tiến- huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái (2013), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014 Khác
21. A.W.Van Den và H.S.Han kin (1996), Khuyến nông, Nxb nông nghiệp Hà Nội Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w