1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn lực để giảm nghèo bền vững của các hộ nghèo trên địa bàn xã tân lập, huyện lục yên, tỉnh yên bái

73 585 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 634,87 KB

Nội dung

Xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

Trang 3

i

LỜI CẢM ƠN

Từ thực tiễn trong viê ̣c đào ta ̣o mỗi sinh viên ở các trường đa ̣i ho ̣c cao đẳng ,

chuyên nghiê ̣p trong cả nước thì phương châm đào ta ̣o “Học đi đôi với hành, lý luận

gắn liền với thực tiễn ” mới mang la ̣i hiê ̣u quả cao Chính vì vậy mà việc đi thực tập

là một khâu hết sức quan trọng nhằm đưa những kiến thức đã nắm được từ trong nhà trường áp du ̣ng vào thực tiễn

Là sinh viên năm cuối của trường Đa ̣i ho ̣c Nông Lâm Thái Nguyên thực hiê ̣n phương châm của nhà trường, được sự nhất trí của nhà trường và ban chủ nhiê ̣m khoa Kinh tế và PTNT em đươ ̣c phân công về xã Tân Lập huyê ̣n LụcYên tỉnh Yên Bái với

đề tài :"Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn lực để giảm

nghèo bền vững của các hộ nghèo trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”

Hiện nay em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới Ban giám hiệu Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm Khoa KT và PTNT, các phòng ban cùng các thầy giáo, cô giáo đã đào tạo, giảng dạy, trang bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có những kiến thức mới trong quá trình thực tập tại cơ sở cũng như ngoài xã hội

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo ThS Bùi Thị Minh Hà đã

trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và

hoàn thành bài khóa luận này

Em xin chân thành cảm ơn tới cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn, người dân xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái đã tạo điều kiện giúp đỡ để em có điều kiện được thực tập, nâng cao sự hiểu biết và hoàn thành tốt đợt thực tập

Đây là công trình đầu tiên của em và cũng là bước đánh dấu sự trưởng thàn h của em sau 4 năm ho ̣c tâ ̣p và rèn luyê ̣n ta ̣i trường Mă ̣c dù đã cố gắng nhưng do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức nên chuyên đề của em khó tránh khỏi những thiếu sót Vâ ̣y em mong có sự thông cảm, đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài khóa luận của em hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015

Hoàng Thị Hoan

Trang 4

ii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.1: Tình hình khí hậu, thời tiết của xã Tân Lập 23

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Lập 26

Bảng 4.3: Diện tích, năng xuất và sản lượng cây trồng nông nghiệp (2014) 29

Bảng 4.4: Diện tích các loại đất của các hộ điều tra 33

Bảng 4.5: Bình quân diện tích đất của các hộ điều tra 33

Bảng 4.6: Tình hình sử dụng nước sinh hoạt của các hộ điều tra 35

Bảng 4.7: Trình độ học vấn của chủ hộ trong các hộ điều tra 37

Bảng 4.8: Cơ cấu lao động của các hộ điều tra 38

Bảng 4.9: Cơ cấu ngành nghề của các hộ điều tra 38

Bảng 4.10: Tài sản của các hộ điều tra 40

Bảng 4.11: Phân loại nhà ở của các hộ điều tra 40

Bảng 4.12: Giới tính của chủ hộ trong các hộ điều tra 43

Bảng 4.13: Tình hình dân tộc của các hộ điều tra 45

Bảng 4.14: Khả năng tiếp cận thông tin của các hộ điều tra 46

Bảng 4.15:Chính sách xã hội hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho hộ nghèo tại xã Tân Lập 48

Bảng 4.16: Tình hình thu nhập và chi tiêu của các hộ điều tra 49

Bảng 4.17: Tình hình vay và sử dụng vốn của các hộ điều tra 50

Bảng 4.18: Bảng đánh giá cho điểm các loại vốn 51

DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Mô hình khung sinh kế xã Tân Lập 52

Trang 5

DFID Bộ phát triển quốc tế vương quốc anh

KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình

IFAD Quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế

ODA Hỗ trợ phát triển chính thức

QĐ - LĐTBXH Quyết định - lao động thương binh xã hội

Trang 6

iv

MỤC LỤC

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Ý nghĩa của đề tài 2

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Lý thuyết về đói nghèo 4

2.1.2 Khái niệm nguồn lực (sinh kế) của hộ gia đình 11

2.2 Cơ sở thực tiễn 13

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 13

2.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam 15

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19

3.3 Nội dung nghiên cứu 19

3.4 Phương pháp nghiên cứu 19

3.4.1 Chọn mẫu nghiên cứu 19

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 20

3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin số liệu sơ cấp 20

3.4.4 Phương pháp phân tích số liệu 21

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22

4.1 Đánh giá về điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái 22

4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 22

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29

Trang 7

v 4.2 Xác định các loại nguồn lực và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận

các nguồn lực của người dân xã Tân Lập 32

4.2.1 Nguồn lực tự nhiên 32

4.2.2 Nguồn lực con người 36

4.2.3 Nguồn lực vật chất 39

4.2.4 Nguồn lực xã hội 42

4.2.5 Nguồn lực tài chính 48

4.3 Ngũ giác sinh kế của hộ nghèo xã Tân Lập 52

4.4 Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực cho người nghèo 53

4.4.1 Đối với nguồn lực tự nhiên 53

4.4.2 Đối với nguồn lực con người 53

4.4.3 Đối với nguồn lực vật chất 54

4.4.4 Đối với nguồn lực xã hội 54

4.4.5 Đối với nguồn lực tài chính 54

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 56

5.1 Kết luận 56

5.2 Đề nghị 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu, đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức độ khác nhau và trở thành một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực, từng quốc gia, từng dân tộc và từng địa phương Đặc biệt là các quốc gia chậm phát triển và đang phát triển

Việt nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số sống ở nông thôn Với trình độ dân trí, canh tác còn hạn chế nên năng xuất lao động chưa cao, thu nhập của nông dân còn thấp, tình trạng đói nghèo vẫn diễn ra rộng khắp các khu vực

Xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội cơ bản hướng vào phát triển con người, nhất là người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, để cho người nghèo có cơ hội và điều kiện tiếp cận các nguồn lực để phát triển sản xuất tự vươn lên thoát khỏi nghèo đói

Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, người dân nghèo còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực để phát triển kinh tế Họ ít có khả năng tiếp cận với các nguồn lực như tài chính, thông tin, cơ sở vật chất để kiếm kế sinh nhai

Giải quyết tình trạng nghèo đói được Đảng và Nhà nước ta đặt ra trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo

Giải quyết tình trạng nghèo đói không những nâng cao đời sống kinh tế, mà nó còn cải thiện những vấn đề xã hội, đặc biệt là sự bình đẳng của các tầng lớp cư dân, nhất là cư dân nông thôn so với thành thị

Nghèo đói của người dân nói chung, người nông dân miền núi nói riêng chịu tác động của nhiều yếu tố, với tính chất và mức độ khác nhau Các yếu tố này có thể

có sự tương tác lẫn nhau và tác động đến nghèo đói Vòng luẩn quẩn, nghèo đói dẫn tới thu nhập thấp, thu nhập thấp dẫn tới đầu tư cho sản xuất, cho học hành của con cái những người nghèo thấp, vì đầu tư thấp dẫn tới kết quả sản xuất thấp, kết quả học tập của con cái thấp Vì kết quả sản xuất thấp sẽ không đủ để trang trải các khoản chi phí cho đời sống, quá trình đầu tư tái sản xuất thấp, đầu tư thấp làm cho thu nhập

Trang 9

2

thấp, dẫn tới đói nghèo Công việc xóa đói, giảm nghèo đã được các địa phương quan tâm, tuy nhiên, thực trạng xuất hiện: Vừa xóa nghèo, nhưng cũng xuất hiện thêm người nghèo Do đó, việc xoá nghèo phải bền vững

Hiện nay tỷ lệ nghèo của cả nước chỉ còn trên dưới 6% Tân Lập là một trong những xã nghèo của huyện Lục Yên với tỷ lệ hộ nghèo là 35%, các điều kiện về CSVC và CSHT còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí của người dân còn thấp, tài chính thiếu thốn Vì vậy người nghèo còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực để giảm nghèo bền vững Xuất phát từ yêu cầu thực tế em tiến hành nghiên cứu đề tài:

"Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn lực để giảm nghèo bền vững của các hộ nghèo trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái”

1.2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn lực để giảm nghèo bền vững của các hộ nghèo tại xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến nghèo đói

- Nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn lực của hộ nghèo tại xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

- Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn lực để giảm nghèo bền vững tại xã Tân Lập

- Đề xuất các giải pháp để người nghèo có thể tiếp cận tốt hơn các nguồn lực

để giảm nghèo bền vững

1.4 Ý nghĩa của đề tài

Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học

- Giúp sinh viên tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học, làm quen với thực tế, rút ra bài học kinh nghiệm

- Củng cố thêm kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở

Trang 10

3

- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập, phân tích và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu

Ý nghĩa trong thực tiễn

- Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn lực, từ

đó đưa ra các giải pháp khắc phục

Trang 11

4

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Lý thuyết về đói nghèo

* Các khái niệm chung về đói nghèo

Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu Nó không chỉ tồn tại ở các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển, mà nó còn tồn tại ngay tại các quốc gia có nền kinh tế phát triển Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, thể chế chính trị xã hội và điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà tính chất và mức độ nghèo đói của từng quốc gia là khác nhau, mỗi quốc gia đều sử dụng một khái niệm

để xác định mức độ nghèo khổ và đưa ra các chỉ số nghèo khổ để xác định giới hạn nghèo khổ Giới hạn nghèo khổ của các quốc gia được xác định bằng mức thu nhập tối thiểu để người dân có thể tồn tại được, đó là mức thu nhập mà một hộ gia đình có thể mua sắm được những vật dụng cơ bản phục vụ cho việc ăn, mặc, ở và các nhu cầu thiết yếu khác theo mức giá hiện hành

Đói nghèo là tình trạng thiếu những tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi con người

có quyền được hưởng, mọi người cần phải được tiếp cận với giáo dục cơ sở và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản Các hộ nghèo có quyền duy trì cuộc sống bằng chính lao động của họ và được trả công một cách hợp lý, cũng như được sự bảo trợ khi có biến động bên ngoài [4]

Có rất nhiều quan điểm về nghèo đói, dưới đây là một vài quan điểm về đói nghèo

Người nghèo là tất cả những ai mà thu nhập thấp hơn dưới 1 đô la (USD) mỗi ngày cho mỗi người, số tiền được coi như đủ để mua những sản phẩm thiết yếu để tồn

tại [5]

Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu của con người, mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận [6] Theo định nghĩa này thì mức độ nghèo đói ở các nước khác nhau

Trang 12

5

là khác nhau Theo số liệu của ngân hàng thế giới thì hiện nay trên thế giới có khoảng 1,3 tỷ người sống dưới mức nghèo khổ, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em Hàng ngày có gần 100 triệu trẻ em không có cái ăn, trên 100 triệu trẻ em vô gia cư chỉ sống nhờ của bố thí hoặc sống dựa vào sự lao động quá sức, kể cả các nghề đặc biệt là móc túi, mại dâm, trên 50 triệu trẻ em làm việc trong những ngành có hại, hàng trăm triệu trẻ em tuổi từ 6 – 11 không được cắp sách đến trường

Đói nghèo diễn ra trên tất cả các châu lục với những mức độ khác nhau Đặc biệt ở các nước đang phát triển, sự đói nghèo của dân cư đang là một vấn đề nhức nhối rất cấp bách phải tháo gỡ, nhưng cũng vô cùng khó khăn trong việc thực hiện xóa đói giảm nghèo

Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian Tổ chức y tế thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập, theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm của quốc gia [5]

- Nghèo tuyệt đối

Theo ông Robert Mcnamra ( cựu giám đốc của ngân hàng thế giới) :

“Nghèo ở mức độ tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta” Có thể nói cụ thể hơn là

những hộ thuộc diện nghèo tuyệt đối là những hộ không được hưởng những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn no, mặc ấm, học hành và chữa bệnh [7]

- Nghèo tương đối

Trong những xã hội được coi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào

hoàn cảnh xã hội của cá nhân Nghèo tương đối có thể xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực về vật chất và phi vật chất, cho những người thuộc về một

số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó

Trang 13

6

Những quan điểm trên về đói nghèo phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo là: Không được hưởng thụ những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người, có mức sống thấp hơn mức sống cộng đồng, thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia vào quá trình phát triển của cộng đồng

* Quan niệm đói nghèo của việt nam

Ở Việt Nam căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân trong vài năm trở lại đây, thì có thể đưa ra khái niệm nghèo đói như sau: Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thỏa mãn những nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện

Theo một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng quy định của sự nghèo Ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng địa phương, từng thời điểm cụ thể, theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương hay từng nước

Ở nước ta thì nghèo được chia thành nhiều mức khác nhau: Nghèo tương đối, nghèo tuyệt đối, nghèo có nhu cầu tối thiểu

- Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phân dân cư thuộc diện nghèo không

có khả năng thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu của cuộc sống như ăn, mặc, ở, đi lạ

- Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét

- Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có những đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt hằng ngày nhưng ở mức tối thiểu

- Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phân dân cư có mức sống dưới mức tối thiểu, không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và không có khả năng trả nợ

Trang 14

7

- Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thỏa mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống của cộng đồng xét trên mọi phương diện

Theo quyết định số 587/QĐ – LĐTBXH xã nghèo có các đặc trưng sau:

- Tỷ lệ hộ nghèo từ 15% trở lên

- Dưới 70% số hộ được sử dụng nước sạch

- Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ giao thông vận tải dưới 90%, tỷ lệ km đường trục thôn xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của bộ giao thông vận tải dưới 70%

- Chưa có hoặc có chợ trung tâm xã đạt tiêu chuẩn của bộ xây dựng

- Trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao

* Tiêu chuẩn đói nghèo của Việt Nam

- Chuẩn nghèo giai đoạn 1996 – 1997: Thu nhập bình quân đầu người/ tháng trong hộ dưới: 15 kg gạo ở khu vực nông thôn miền núi, 20 kg gạo ở khu vực nông thôn đồng bằng và dưới 25kg gạo ở khu vực thành thị (Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, 2011)

- Chuẩn nghèo giai đoạn 1998 – 2000: Thu nhập bình quân đầu người/ tháng trong hộ dưới: 15 kg gạo (tương đương 55.000 đồng) ở khu vực nông thôn miền núi,

20 kg gạo (tương đương 70.000 đồng) ở khu vực nông thôn đồng bằng và dưới 25kg gạo (tương đương 90.000 đồng) ở khu vực thành thị ( Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, 2011)

- Chuẩn nghèo giai đoạn 2001 – 2005: Thu nhập bình quân đầu người/ tháng trong hộ dưới 80.000 đồng ở khu vực nông thôn miền núi, 100.000 đồng ở khu vực nông thôn đồng bằng và 150.000 đồng ở khu vực thành thị ( Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội, 2011)

- Chuẩn nghèo giai đoạn 2006 – 2010: Chuẩn nghèo áp dụng cho khu vực nông thôn là 200.000 đồng/người/tháng và khu vực thành thị là 260.000 đồng/người/tháng

Trang 15

8

- Chuẩn nghèo giai đoạn 2011 – 2015: Hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (4,8 triệu đồng/người/năm) trở xuống Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (6 triệu đồng/người/năm) trở xuống

* Nguyên nhân đói nghèo ở việt nam

- Nguyên nhân khách quan:

Vào giữa thập niên 80 của thế kỷ trước Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài

Chính sách nhà nước thất bại: Sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm [7]

Hình thức sở hữu: Việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất

Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao

Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố

Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước

Trang 16

9

- Nguyên nhân chủ quan:

Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau:

+ Sai lệch thống kê: Do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USD/ngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên

Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp Hệ

số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp

+ Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: Thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng

+ Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước

+ Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIV/AIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ

Trang 17

* Nguyên nhân đói nghèo trên thế giới

Đói nghèo là một hiện tượng kinh tế xã hội mang tính chất toàn cầu Nó không chỉ có mặt ở một quốc gia nhất định, không phải chỉ có ở một khu vực nào đó Không chỉ có ở các quốc gia kém phát triển mà còn cả ở các quốc gia phát triển Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới đói nghèo như chiến tranh, cơ cấu kinh tế, phân bố thu nhập không công bằng, tham nhũng, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bênh, bùng nổ dân số… Tất cả những nguyên nhân trên sẽ gây khó khăn cho sự phát triển kinh tế Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các quốc gia, và giữa các cá nhân trong xã hội

Có nhiều nguyên nhân nghèo đói đã được chỉ ra, trong đó phải kể đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay vẫn đeo đuổi nhiều nước đặc biệt các nước phát triển trong đó có Mỹ Khu vực đồng euro đang phải đối mặt với khủng khoảng nợ công nên buộc phải áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng làm ảnh hưởng đến an sinh xã hội trầm trọng, thêm tình trạng thất nghiệp ảnh hưởng không nhỏ đến phần còn lại của thế giới

Nguyên nhân quan trọng nữa là phải kể đến giá lương thực trên thế giới tăng cao Dân số thế giới gia tăng trong khi sản xuất lương thực chỉ đủ cho 7 tỷ miệng ăn, mà chẳng có dư nên bất cứ biến động nào như thiên tai, hạn hán, lũ lụt khiến sản lượng lương thực giảm đều có thể làm lương thực tăng giá Đó là chưa kể quá trình

đo thị hóa đang tăng tốc khiến đất đai canh tác ở nhiều nước ngày càng bị thu hẹp, trong khi đầu tư cho nông nghiệp không được chú trọng

Giá lương thực biến động là một nguy cơ lớn đối với an ninh lương lực ở các nước đang phát triển, tác động mạnh nhất đến người nghèo, đặc biệt ở các nước đang

Trang 18

11

phát triển nơi tập trung 98% dân số bị đói trên thế giới Thật không sai khi nói lương thực là sản phẩm sinh tử, bởi mất cân bằng nhu cầu lương thực sẽ khiến giá cả tăng cao, kéo theo lạm phát lớn gây cản trở tăng trưởng kinh tế, giảm sức mua và dẫn đến đời sống người nghèo trở nên khốn đốn Từ đó dẫn đến các cuộc bao động, các cuộc xuống đường tại nhiều nước trên thế giới mà nguyên nhân là từ nghèo đói, bất bình đẳng xã hội là điều tất yếu xảy ra

Khủng hoảng kinh tế kéo theo thất nghiệp, lạm phát, bất bình đẳng xã hội ngày càng lớn, cùng với đó là thiên tai hạn hán khiến cuộc chiến chống đói nghèo trở nên cam go hơn Trong một thế giới mà các nước ngày càng liên kết và phụ thuộc lẫn nhau, vấn đề nghèo đói chỉ có thể được giải quyết một cách thỏa đáng khi có sự phối hợp của cả cộng đồng quốc tế, sự chung tay hợp tác của các quốc gia trong khuôn khổ những biện pháp ở quy mô toàn cầu, trong đó liên hiệp quốc đóng vai trò lớn hơn trong điều phối và quản trị kinh tế, các nước phát triển chia sẻ gánh nặng và trách nhiệm đối với các nước nghèo

2.1.2 Khái niệm nguồn lực (sinh kế) của hộ gia đình

* Nguồn lực (sinh kế)

Sinh kế là sự kết hợp các hoạt động được thực hiện để sử dụng các nguồn lực

để duy trì cuộc sống Các nguồn lực có thể bao gồm các khả năng và kỹ năng cá nhân (nguồn lực con người), đất đai, tiền tích luỹ và các thiết bị (nguồn lực tự nhiên, tài chính, và vật chất) và các nhóm trợ giúp chính thức hay các hệ thống trợ giúp không chính thức tạo điều kiện cho các hoạt động được diễn ra (nguồn lực xã hội)

Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội) cùng các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người Sinh kế trở nên bền vững khi nó giải quyết được những căng thẳng và đột biến, hoặc có khả năng phục hồi, duy trì và tăng cường khả năng và nguồn lực hiện tại và tương lai mà không làm tổn hại đến cơ sở tài nguyên thiên nhiên.[2]

Một sinh kế bao gồm năng lực tiềm tàng, tài sản (gồm các nguồn lực vật chất và xã hội như: Cửa hàng, nguồn tài nguyên, đất đai, nước mặt, đường xá ) cùng các hoạt động cần thiết để duy trì hoạt động sống của con người (Scoones, 1998) [13]

Trang 19

12

Sinh kế là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh, thương mại và phi sản xuất mà thông qua đó các thành viên của một gia đình hay cộng đồng có thể sống và tồn tại được [3]

Sinh kế là tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được, những quyết định và các hoạt động mà họ tiến hành để đạt các mục tiêu Trong đó các nguồn lực và khả năng được xem xét ở lĩnh vực vật chất và xã hội, bao gồm cả kỹ năng, sức khỏe, năng lực lao động, thu nhập, khả năng tiết kiệm, tài sản gia đình, công cụ lao động, tư liệu sản xuất, tài nguyên thiên nhiên, học thức mà qua đó người dân có thể sống và tồn tại được [11]

Hội nghị môi trường toàn cầu Rio de Janerio (6/1962) đưa ra thuyết phát triển bền vững nghĩa là sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường một cách khoa học đồng thời với sự phát triển kinh tế

Phát triển bền vững là một mô hình chuyển đổi mà nó tối ưu các lợi ích kinh tế và xã hội trong hiện tại mà không hề gây hại cho tiềm năng của những lợi ích tương tự trong tương lai [8]

Phát triển bền vững là mô hình phát triển mới, trên cơ sở ứng dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, để phục vụ cho nhu cầu của con người thế hệ hiện nay mà không làm hại cho thế hệ mai sau [9]

Một sinh kế được xem là bền vững khi nó phát huy được tiềm năng con người,

để từ đó sản xuất và duy trì phương tiện kiếm sống của họ Nó phải có khả năng đương đầu và vượt qua các áp lực cũng như các thay đổi bất ngờ.[6 ]

Sinh kế bền vững bao gồm con người, năng lực và kế sinh nhai, gồm có lương thực, thu nhập và tài sản của họ Ba khía cạnh tài sản là tài nguyên, dự trữ, và tài sản

Trang 20

13

vô hình như dư nợ và cơ hội Sinh kế bền vững khi nó bao gồm hoặc mở rộng tài sản địa phương và toàn cầu mà chúng phụ thuộc vào và lợi ích ròng tác động đến sinh kế khác Sinh kế bền vững về mặt xã hội khi nó có thể chống chịu hoặc hồi sinh từ những thay đổi lớn và có thể cung cấp cho thế hệ tương lai [11]

Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tai và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên [12]

Sinh kế bền vững không được khai thác hoặc gây bất lợi cho môi trường hoặc cho các sinh kế khác ở hiện tại và tương lai, trên thực tế thì nó nên thúc đẩy sự hòa hợp giữa chúng và mang lại những điều tốt đẹp cho các thế hệ tương lai [13]

Sinh kế bền vững nếu theo nghĩa này, phải hội đủ các nguyên tắc sau: Lấy con người làm trung tâm, dễ tiếp cận, có sự tham gia của người dân, xây dựng dựa trên sức mạnh của con người và đối phó với các khả năng dễ bị tổn thương

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Sinh kế bền vững là cách nghĩ về mục tiêu, quy mô và những ưu tiên phát triển cộng đồng nhằm cải thiện tiến trình xóa đói giảm nghèo Một trong những nguyên tắc của sinh kế bền vững là lấy con người làm trung tâm để giải quyết các vấn đề phát sinh trong cộng đồng (Caroline Ashley và Diana Carney, 1999)

Hội nghị quốc tế về phát triển kinh tế bền vững do DFID tổ chức năm 1998 đã đưa ra dự báo rằng “ phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững sẽ là phương pháp để giải quyết các vấn đề nghèo đói ở các khu vực chậm phát triển” (Carney, 1998) Mục tiêu của sinh kế bền vững là giúp đỡ người nghèo đạt được những thành quả từ chính những cái mà họ cho là nguyên nhân gây nên đói nghèo cho cộng đồng của họ

Theo DFID, 1998: Một sinh kế bao gồm cả khả năng, tài sản (bao gồm cả vốn vật chất và vốn xã hội) và các hoạt động cần thiết cho một kế sinh nhai

Sinh kế được diễn tả như là sự kết hợp các nguồn tài nguyên được sử dụng và các hoạt động được dùng để sống (Farrington và cs, 1999) Các tài nguyên có thể bao

Trang 21

14

gồm các khả năng và kỹ năng của con người (vốn con người), đất đai, vốn tiết kiệm và trang thiết bị (tương ứng với vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất) và các nhóm hỗ trợ chính thức hoặc mạng lưới không chính thức hỗ trợ các hoạt động được thực hiện (vốn xã hội)

Sinh kế được coi là bền vững khi nó có thể được quản lý hoặc phục hồi từ những áp lự và tác động Nó phải duy trì và nâng cao những năng lực và tài sản vốn

có của nó ở cả kiện tại và tương lai mà không hủy hoại đến tài nguyên thiên nhiên ban đầu (Scoones, 1998)

Phát triển bền vững đã trở thành một trong những ưu tiên trong việc đưa ra những can thiệp và lập kế hoạch phát triên kinh tế xã hội dựa trên cộng đồng Nó góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo một cách bền vững, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái Nó giúp cho việc xác định các liên kết giữa xã hội, kinh tế, môi trường và sự tác động của thể chế chính sách trong phát triển nông thôn

Có nhiều cách tiếp cận trong phát triển sinh kế đã và đang được áp dụng để nâng cao năng lực cho cộng đồng địa phương để từ đó họ có thể quản lý nguồn tài nguyên đúng cách và bền vững Trong những cách đó thì con người luôn được xác định là trung tâm của mọi vấn đề để nâng cao hiệu quả của việc hỗ trợ phát triển (McAndrew, 1998)

Tuy nhiên cũng không có cách tiếp cận nào có thể cung cấp một cách chính xác được các vấn đề thực tế của địa phương, đặc biệt là những vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số Nó chỉ có thể giúp thay đổi cách suy nghĩ về sinh kế của người nghèo, từ đó để cải thiện được việc xóa đói giảm nghèo (Karim Hassein, 2002) Điều nàu yêu cầu các cán bộ hỗ trợ phải có những hiểu biết rộng để giúp cho việc xóa đói giảm nghèo một cách hiệu quả

Trong nhiều chương trình xóa đói giảm nghèo và quản lý tài nguyên thiên nhiên, việc xây dựng kế hoạch hành động là một cách thức lớn để lồng ghép cách xây dựng kế hoạch truyền thống và việc lập kế hoạch có sự tham gia của cộng đồng yêu

Trang 22

Theo Farrington và Martin (1998), sự tham gia tích cực của người nông dân là rất càn thiêt nếu như những mục tiêu và những vấn đề cần giải quyết của họ được xác định một cách đúng đắn Một mục tiêu rất quan trọng của phương pháp tiếp cận sinh kế dựa trên cộng đồng là việc trao quyền quyết định cho những người nông dân

Điều này khăng định rằng, việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp phát triển sinh kế dựa trên cộng đồng đã được các tổ chức nghiên cứu và áp dụng ở một số nước

2.2.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam

Ở việt nam, trong khi chúng ta đang phấn đấu đạt được mục tiêu thiên niên kỷ thì việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp phát triển sinh kế dựa trên cộng đồng là hết sức cần thiết Hiện nay có rất nhiều dự án đang đầu tư vào các vùng khó khăn giúp người dân cải thiện các hoạt động sinh kế, nâng cao đời sống cho người dân từ

đó giúp giảm nghèo một cách bền vững

Dự án cải thiện sinh kế và vệ sinh môi trường cho cộng đồng nghèo tại huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn, dự án đã giúp nâng cao năng lực cho người dân địa phương, trong đó chủ yếu là cộng đồng dân tộc thiểu số tại bốn thôn ở hai xã Cổ Linh và An Thắng, nhằm giúp người dân cải thiện sinh kế và điều kiện vệ sinh Trong ba năm qua

Trang 23

16

dự án đã thực hiện được rất nhiều sáng kiến, hệ thống nước sạch được xây dựng, giúp giảm bớt nguy cơ bệnh tật và tiết kiệm thời gian, công sức đi lấy nước hàng ngày của bà con, đặc biệt là chị em phụ nữ Dự án cũng giúp bà con xây dựng một số nhà tiêu, nhà văn hóa, giúp bà con có nhà họp cộng đồng để tăng cường tinh thần đoàn kết thôn bản Bên cạnh đó dự án đã hỗ trợ xây dựng chuồng trại gia súc, tổ chức các khóa tập huấn về chăn nuôi, giúp giảm tỷ lệ trâu, bò chết trong mùa đông Các hội thảo về giới được tổ chức ở từng thôn thực sự góp phần giúp tiếng nói của phụ nữ được lắng nghe và giúp phụ nữ tham gia tích cực hơn trong cộng đồng

Dự án “Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Bắc Kạn” (3PAD) được tài trợ bởi quỹ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) Mục tiêu của dự án nhằm hướng tới xóa đói, giảm nghèo bền vững, công bằng và cải thiện sinh kế cho những người nghèo khu vực miền núi tỉnh Bắc Kạn Các kết quả dự án mong chờ bao gồm: Văn hóa quản lý được cải thiện, khuyến khích việc sử dụng, sở hữu tài sản và thị trường đối với lĩnh vực tư nhân nhằm tăng trưởng vì người nghèo, cải thiện phân phối một cách bền vững trong hoạt động sinh kế của những người nghèo thông qua sự liên kết đầu tư về cơ sở hạ tầng, nâng cao năng lực con người, cải thiện công nghệ và các hoạt động kinh doanh nông nghiệp cũng như ảnh hưởng của các hệ thống phân phối dịch vụ Các dự án trên đã tác động vào các hoạt động sản xuất của người dân, giúp họ có cơ hội tiếp cận các nguồn lực sinh kế dễ dàng hơn, nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình, cải thiện đời sống về cả vật chất lẫn tinh thần đồng thời giúp họ thoát nghèo bền vững

Dự án xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Hà Giang gọi tắt là “Dự án chia sẻ” Dự án được thực hiện ở hai huyện Bắc Mê và Hoàng Su Phì, dự án chia sẻ nhằm mục tiêu giúp hộ nghèo được tiếp cận với các nguồn lực để xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân một cách bền vững theo hướng tạo thu nhập cao hơn, sản xuất có hiệu quả cao kích thích phát triển dịch vụ kinh tế, xã hội và hạ tầng, giúp nông dân tiếp cận, kiểm soát nguồn lực tài chính thông qua quỹ phát triển địa phương Tạo sự bình đẳng trên khía cạnh giới cũng như khía cạnh phát triển kinh tế- xã hội Dự án chia sẻ tập trung vào hỗ trợ các hộ nghèo và xã nghèo tham gia dự án Đội ngũ cán bộ cấp

Trang 24

17

thôn, xã, tỉnh, những người làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội và khu vực tư nhân tham gia vào các hoạt động của dự án được nâng cao kiến thức Trong quá trình thực hiện dự án còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như việc tuyển dụng nhân sự còn thiếu, yếu về trình độ; kế hoạch ngân sách và hoạt động năm 2005 chậm được phê duyệt; địa bàn xã, thôn - bản xa xôi, đường xá đi lại khó khăn làm cản trở tiến độ công trình cũng như việc đi lại của cán bộ, nhân dân Đó còn là vấn đề trình độ dân trí còn thấp nên người dân chưa nhận ra được nguyên nhân chính làm cho họ nghèo đói Vì thế các hoạt động của người dân đôi khi chưa thực sự phát huy được hiệu quả của nguồn vốn đầu tư

Dự án"Hỗ trợ tiếp cận tài nguyên đất đai và các dịch vụ xã hội cho người dân

tái định cư ở huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế" là dự án đầu tiên tại Thừa Thiên Huế có sự kết hợp giữa các tổ chức khác nhau cùng thực hiện hoạt động của dự

án Với mục đích chung của dự án là tạo điều kiện cho người nghèo trong vùng tái định cư để họ tiếp cận cập các nguồn lực phát triển cho sinh kế bền vững của mình

Dự án “phát triển lâm nghiệp để cải thiện đời sống vùng tây nguyên” Mục tiêu của dự án là giảm tỉ lệ hộ nghèo đói, thu hẹp khoảng cách về thu nhập của các hộ nghèo so với các hộ gia đình trung bình ở những địa bàn phải sống dựa vào rừng của

6 tỉnh vùng dự án, trong đó đặc biệt quan tâm đến các cộng đồng dân tộc thiểu số Tăng cường năng lực quản lý, sử dụng rừng và đất rừng trong dự án, đặc biệt năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất lâm nghiệp cho cộng đồng và hộ gia đình Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học với sự tham gia của cộng đồng, các chủ thể nhà nước và tư nhân Phát triển trồng rừng sản xuất có năng suất cao, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng và các hoạt động lâm sinh khác nhằm tăng khả năng cung cấp gỗ, lâm sản, tăng thu nhập của người dân, góp phần bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học Giải quyết nhu cầu thiết yếu về cơ cấu hạ tầng để phát triển kinh tế, xã hội vùng dự án như đường giao thông, nước sinh hoạt, trạm y tế, trường học, công trình thủy lợi nhỏ và nhà văn hóa cộng đồng Góp phần cải thiện sinh kế cho người dân sống dựa vào rừng ở 60 xã lựa chọn của 6 tỉnh vùng dự án

Trang 25

18

Chương trình 135 của chính phủ việt nam được triển khai tại các tỉnh miền núi phía bắc, chủ yếu tập trung tại các lĩnh vự cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển sản xuất gắn với thị trường, nâng cao năng lực cán bộ các cấp Tuy nhiên phát triển sản xuất gắn với thị trường được thực hiện thông qua các hoạt động: Đầu tư (cấp phát trực tiếp cho hộ nghèo) phân bón, cây, con giống cho một các hộ nghèo thuộc khu dự án Giao các công cụ hỗ trợ sản xuất hay chế biến sau thu hoạch như: Máy tuốt lúa, tẽ ngô, cày bừa cho nhóm hộ quản lý Cho vay vốn không phải trả lãi suất, những hộ được vay là các hộ nghèo.Tất cả các hoạt động sinh kế mà các dự án thực hiện đã nâng cao năng lực và cải thiện lòng tin của người dân địa phương, người dân thực hiện đã được tăng cường nhận thức để xóa đói giảm nghèo, họ có nhiều lựa chọn cho cuộc sống của mình và có lòng tin sẽ cải thiện được điều kiện kinh tế hộ gia đình trong tương lai

Trang 26

19

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Các hộ nghèo trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

- Phạm vi nghiên cứu: Những yếu tố cản trở việc tiếp cận các nguồn lực sinh kế của người nghèo ở xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Nghiên cứu thực hiện trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

- Thời gian tiến hành: 05/01/2015 – 05/04/2015

3.3 Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

- Xác định các nguồn lực của hộ nghèo xã Tân Lập

- Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn lực của người nghèo xã Tân Lập

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận các nguồn lực cho người nghèo

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Chọn mẫu nghiên cứu

- Chọn địa điểm nghiên cứu: Chọn 4 thôn (bản Hạ, bản São, bản Xiêng 1, bản Xiêng 2) của xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

- Chọn đối tượng điều tra:

Hộ nông dân: Tổng số hộ được chọn là 20 hộ nghèo/thôn, tổng cộng là 80 hộ (khoảng 20%/409 số hộ nghèo của cả xã) Phương pháp chọn sẽ được chọn ngẫu nhiên với khoảng cách đều nhau trong danh sách các hộ được lập của cộng đồng nghiên cứu

Trang 27

20

3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập số liệu, tài liệu có liên quan đến việc tiếp cận các nguồn lực sinh kế của người nghèo tại xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái, thư viện trường ĐH nông lâm Thái Nguyên, từ các trang mạng khai thác trên Internet thông qua công cụ tìm kiếm Google…

- Kế thừa các số liệu, thông tin, các kết quả nghiên cứu của UBND xã Tân Lập

Đây là những nguồn tài liệu có giá trị để xây dựng tổng quan, cũng như những thông tin cơ bản liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình tiếp cận các nguồn lực sinh kế của các hộ nghèo trên địa bàn xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

3.4.3 Phương pháp thu thập thông tin số liệu sơ cấp

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Đây là phương pháp chủ yếu để thu thập số liệu liên quan đến đề tài Một bảng hỏi (xem phụ lục) được hình thành, gồm nhiều bộ phận khác nhau, từ những thông tin cơ bản của chủ hộ, các nguồn lực sinh kế của hộ và thu nhập nông hộ Trong phạm vi đề tài này, em chỉ tập trung phân tích và đánh giá khả năng tiếp cận các nguồn lực sinh kế của các hộ nghèo trên địa bàn nghiên cứu Đây là cơ sở để có các tác động can thiệp liên quan nhằm cải thiện sinh kế của các hộ nghèo tại địa phương

- Phương pháp cho điểm: Phương pháp này dùng để đánh giá từng loại vốn của người dân trên địa bàn nghiên cứu

+ Điểm 1: Đầy đủ các loại vốn

+ Điểm 5: Thiếu các loại vốn

Tổng hợp các loại điểm này để vẽ ngũ giác sinh kế của người dân xã Tân Lập

- Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, em còn sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp để nắm bắt tình hình tiếp cận các nguồn lực sinh kế của hộ nghèo trên địa bàn nghiên cứu

Trang 28

21

3.4.4 Phương pháp phân tích số liệu

- Các thông tin số liệu thứ cấp được tổng hợp, phân tích và sử dụng theo các phương pháp phân tích tài liệu thông dụng

- Số liệu điều tra bảng hỏi được nhập vào máy tính trên Excel, rồi tiến hành sử

lý và phân tích số liệu

Trang 29

22

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Đánh giá về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

4.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý:

Tân Lập là xã vùng 3, nằm ở phía tây nam của huyện Lục Yên có tổng diện tích tự nhiên là 3.209,56 ha với dân số là 4.085 nhân khẩu Ranh giới của xã được xác định như sau :

- Phía Bắc giáp xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên

- Phía Nam giáp xã Phan Thanh, huyện Lục Yên

- Phía Đông giáp với dãy núi Đỏ và thị trấn Yên Thế

- Phía Tây giáp với sông chảy có hồ Thác Bà và xã Phúc Lợi

Xã Tân Lập ở một vi trí tương đối thuận lợi, hiện nay giao thông liên xã, liên thôn tương đối tốt, nên việc phát triển sản xuất kinh doanh, giao lưu buôn bán sản phẩm, chuyển giao khoa học kỹ thuật ngày một tốt hơn

* Địa hình:

Phía Đông giáp với núi Đỏ là dãy núi cao (đỉnh cao nhất là 600m) Toàn bộ địa hình, địa mạo xã tạo thành hình lòng chảo nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam Xã Tân Lập nằm trong khu vực có địa hình tự nhiên tương đối đa dạng, đồi gò xen lẫn đồng bằng, độ nghiêng theo hướng từ Bắc xuống Nam từ, Đông sang Tây Phần lớn diện tích đất xã là đồi núi, có độ dốc tương đối lớn, địa hình hiểm trở bị chia cắt bởi nhiều dãy núi Những vùng đất tương đối bằng phẳng có độ màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp chủ yếu phân tán dọc theo ven hồ, ven sông hay thung lũng Trên địa bàn xã bao gồm nhiều núi đá vôi Với địa hình như vậy đã mang lại cho xã những thuận lợi cho phát triển kinh tế nhất định, bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất

Trang 30

23

* Khí hậu, thời tiết:

Tân Lập thuộc vùng khí hậu miền núi Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa rõ rệt mùa mưa từ tháng 5 - 9, mùa khô từ tháng 10 – tháng 4 năm sau; nhiệt độ bình quân là 23,9 lượng mưa bình quân hàng năm là 2.148 mm

Bảng 4.1: Tình hình khí hậu, thời tiết của xã Tân Lập

Tháng Nhiệt độ trung

bình ( 0 C)

Độ ẩm trung bình (%)

Lƣợng mƣa (mm)

Số ngày mƣa (ngày)

(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn huyện Lục Yên, Tỉnh Yên Bái)

Khí hậu rét bắt đầu từ cuối tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 âm lịch năm sau Đặc điểm của mùa này thời tiết lạnh nhiệt độ trung bình xuống 140C, thường có sương muối xuất hiện đặc biệt tháng 12 và tháng 01 Các yếu tố khí hậu của địa phương mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm là 23,90C, mùa lạnh vào tháng 01 nhiệt độ trung bình 15,80C, mùa nóng vào các tháng 5

- 6 có gió lào, nhiệt độ trung bình là 28,30C, tối cao tuyệt đối là 390

C

Trang 31

24

Lượng mưa trung bình năm là 2.148 mm, mùa mưa bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 9 Lượng mưa toàn mùa là 1629 mm, chiếm 76% lượng mưa toàn năm Số ngày mưa rải đều các tháng Mùa khô số ngày mưa ít nhất cũng xấp xỉ 7 ngày, lượng mưa thấp nhất là vào tháng 1 là 24 mm và cao nhất vào tháng 7 là 420

mm Bình quân mỗi năm có khoảng 16 ngày mưa trên 50 và 2 đến 3 ngày mưa trên

100 mm

Do ảnh hưởng của các dãy núi bao quanh xã Tân Lập và hồ nước Thuỷ điện Thác bà nên khí hậu có độ ẩm rất cao, độ ẩm trung bình là 84% Do ở vị trí nội trí tuyến lượng bức xạ mặt trời lớn và khá đồng đều nên số giờ nắng TB năm 1.511 giờ

Vào mùa lạnh, gió đông bắc thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 3 năm sau trong những ngày mùa Đông hiện tượng sương mù về sáng sớm và chiều tối là phổ biến, trong mùa này có vài ngày là sương muối Gió mùa đông nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 11 tạo sự mát mẻ và mưa Sang đầu thời kỳ mùa hè (tháng 5,6) có gió đông nam xen kẽ tạo khí hậu khô nóng và ẩm thấp

* Nhìn chung, khí hậu và thời tiết của xã Tân Lập tương đối thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ, rừng nguyên liệu, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm

4.1.1.4 Nguồn nước, thủy văn

Tài nguyên nước được nhìn nhận và đánh giá dựa trên 2 nguồn nước chính là nguồn nước mặn và nguồn nước ngầm

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác sử dụng từ các khe suối trên địa bàn, trong đó suối Úc, suối Củ, suối Ngòi Năn, suối São là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Tuy nhiên trong những năm qua, cùng với phát triển kinh tế, các chất thải, rác thải trên địa bàn xã ngày càng nhiều gây ô nhiễm các khe suối ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt của xã

- Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu chung của tỉnh thì nguồn nước ngầm của xã khá phong phú, chất lượng nước tốt, chiều sâu của tầng chứa nước thay đổi từ 30 – 50 mét, tuy nhiên nước ngầm hiện tại mới được khai thác sử dụng cho

Trang 32

* Tài nguyên đất:

Xã Tân Lập có tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 3.209,56 ha Bao gồm nhiều loại đất như đất thung lũng, đất feralit đỏ vàng ngoài ra trên địa bàn xã còn có một lượng nhỏ đất phù sa từ sông Chảy Đất đai có vai trò quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp và có vai trò quyết định đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của xã Nhìn chung tài nguyên đất của xã tương đối phong phú và đa dạng do vậy mang lại những thuận lợi đáng kể cho phát triển các loại cây trồng Tuy nhiên xã cũng có những hạn chế nhất định do độ dốc của địa hình gây khó khăn cho quá trình canh tác và khả năng bị rửa trôi xói mòn tương đối cao

Với những đặc điểm trên, trong quá trình khai thác và sử dụng đất vào sản xuất nông, lâm nghiệp cần khai thác triệt để và có hiệu quả, tăng cường các biện pháp giúp năng cao độ phì cho đất

Xã Tân Lập bao gồm ba loại đất chính sau:

- Đất Feralit: Bao trùm hầu hết vùng đồi núi, đất có mầu vàng đỏ, nâu đỏ chứa nhiều Fe và Al, có phản ứng chua, loại đất này phù hợp với các loại cây như: Cây lâm nghiệp, cây ăn quả,

- Đất phù sa khe suối: Phân bố chủ yếu ở các con suối, thường là khá mầu mỡ, thích hợp cấy lúa, cây ngô, hoa màu và cây ăn quả

- Đất dốc tụ: Đất này phân bổ rải rác ở các thung lũng, sông suối, thành phần

cơ giới thô, lẫn sỏi đá, nghèo mùn, đạm trung bình, có khả năng cải tạo thâm canh trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày…

Trang 33

26

Hiện trạng sử dụng đất của địa bàn

Qua điều tra về hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Lập được tổng hợp vào bảng sau:

Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất của xã Tân Lập

STT Loại hình sử dụng Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%) Ghi chú Tổng diện tích tự nhiên 3.209,56 100

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 323,80 7,25

1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 122,65 3,82

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 80,29 2,5

(Nguồn: Thống kế đất đai xã Tân Lập)

Trang 34

27

Qua bảng số liệu trên ta thấy được toàn bộ diện tích đất tự nhiên của xã là 3.209,56 ha Trong đó được chia ra làm 3 nhóm đất chính: Nhóm đất sử dụng cho nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng Việc phân bố sử dụng vào các mục đích khác nhau của mỗi nhóm đất là không giống nhau và chiếm tỷ lệ lớn nhất là đất sử dụng cho nông nghiệp có 2.073,29 ha chiếm 64,60% trong tổng diện tích đất tự nhiên bao gồm sử dụng vào các hoạt động như:

- Đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp là 404,12 ha chiếm 19,49% diện tích đất nông nghiệp, trong đó:

+ Đất trồng cây hàng năm là 212,13 ha chiếm tỷ lệ 10,23% trong tổng diện tích đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp

+ Đứng ở vị trí thứ 2 là đất sử dụng cho trồng lúa với 105,66 ha chiếm 5,09% trong tổng diện tích đất nông nghiệp của xã

+ Đất trồng cây lâu năm: 80,29 ha chiếm 3,875% trong tổng diện tích đất nông nghiệp

Đất cỏ dùng chăn nuôi: 6.04 ha chiếm 0,29% trong tổng diện tích đất nông nghiệp

- Đất lâm nghiệp: 1.667,01 ha chiếm 80,40% trong tổng diện tích đất nông nghiệp trong đó bao gồm đất trồng rừng sản xuất và đất trồng rừng phòng hộ

Ngoài ra trong vốn đất nông nghiệp còn một phần nhỏ sử dụng cho nuôi trồng thủy sản là 2,16 ha chiếm 0,10% trong tổng diện tích đất nông nghiệp

* Nhóm đất phi nông nghiệp là 675,68 ha chiếm 21,05% trong tổng diện tích đất nhiên bao gồm:

- Đất ở là 16,45 ha chiếm 2,43% trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp

- Đất chuyên dùng là 105,71 ha chiếm 15,64% trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp gồm đất trụ sở cơ quan, đất sản xuất kinh doanh, đất có mục đích công cộng

- Đất tôn giáo tín ngưỡng là 3,28 ha chiếm 0,48% trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp

Trang 35

có rừng cây Diện tích đất chưa sử dụng trên địa bàn xã chủ yếu là diện tích đất nhỏ

lẻ, đồi núi khó canh tác nên việc đưa vào sử dụng gặp nhiều khó khăn

Như vậy vấn đề sử dụng đất trên địa bàn rất đa dạng, đất chủ yếu được người dân sử dụng trong nông nghiệp đây cũng là đặc trưng của nhiều vùng nông thôn trên

cả nước Ngoài ra đất còn được sử dụng cho trồng rừng nhằm phát triển lâm nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế nông thôn nói chung

Nhìn chung hiện trạng sử dụng đất đai của xã Tân Lập là tương đối hợp lý, đất canh tác đa dạng tạo công ăn việc làm cho ngừơi dân Song hiệu quả sử dụng giống cây trồng chưa cao Vì vậy vấn đề đặt ra phải có những giải pháp mang tính khả thi

để giải quyết vấn đề này

* Tài nguyên rừng

Diện tích rừng của xã trong những năm trước đây do chưa nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương nên bị khai thác bừa bãi dẫn đến giảm nhanh về chất lượng và số lượng, các loại gỗ quý như lim, lí gần như bị cạn kiệt Trong những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp, các ngành rừng đã được bảo vệ và chăm sóc, diện tích rừng ngày một tăng lên về diện tích, và phong phú đa dạng các loại các loại cây trồng góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và cảnh quan thiên nhiên, hạn chế quá trình xói mòn và rửa trôi đất trong mùa mưa, lũ Hiện nay diện tích rừng của xã là 1.667,01 ha, trong đó đất rừng sản xuất là 1.345,01ha và đất rừng phòng hộ là 322,00 ha Đối với xã đây là nguồn tài nguyên có tiềm

Trang 36

29

năng lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của người dân nông thôn

- Khoáng sản: Đá quý, đá vôi…

- Động thực vật: Phong phú và đa dạng, rừng tập trung nhiều loại động, thực vật

quý hiềm như Gà rừng, chim, thú, cây mỡ, cây bồ đề…

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1 Điều kiện phát triển kinh tế

a) Kinh tế:

Về kinh tế, xã Tân Lập chủ yếu là sản xuất cây nông nghiệp, tăng trưởng kinh tế hàng năm không ngừng tăng lên Đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt, trong xã xây dựng được nhiều dịch vụ để cung cấp cho người dân như dịch vụ cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để phục vụ cho việc trồng lúa, ngô, lạc… qua đó việc trao đổi hàng hóa diễn ra liên tục tăng thu nhập cho người dân

Ngoài ra, xã còn có lợi thế ở vùng hồ Thác Bà với các sản vật từ tôm, cá, cua,

ốc, hến,…được nhân dân khai thác và trao đổi với các vùng, miền đem lại cho người dân thu nhập đáng kể để trang trải, phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày

- Tình hình sản xuất nông nghiệp của địa phương năm 2014 được tổng hợp vào biểu sau:

Bảng 4.3: Diện tích, năng xuất và sản lượng cây trồng nông nghiệp (2014)

STT Loại hình SX Diện tích

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng (triệu tấn)

Thành tiền (triệu đồng)

Ngày đăng: 18/08/2015, 10:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. APEC, (1993). Hội nghị ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Thái Lan Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị ủy ban kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Tác giả: APEC
Năm: 1993
2. DFID, (2002). Tài liệu hướng dẫn về sinh kế bền vững. Bộ phát triển kinh tế vương quốc Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hướng dẫn về sinh kế bền vững
Tác giả: DFID
Năm: 2002
4. Hội nghị thượng đỉnh thế giới, (1995), Về phát triển xã hội được tổ chức tại copenhagen Đan Mạch Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phát triển xã hội
Tác giả: Hội nghị thượng đỉnh thế giới
Năm: 1995
9. Nguyễn Văn Huân, Hoàng Đình Phu, (2003). Những vấn đề kinh tế xã hội và văn hóa trong phát triển bền vững, Hà Nội.II. Tài liệu tiếng anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề kinh tế xã hội và văn hóa trong phát triển bền vững
Tác giả: Nguyễn Văn Huân, Hoàng Đình Phu
Năm: 2003
3. Dương Văn Sơn, (2010). Bài giảng lập kế hoạch khuyến nông Khác
5. Ngân hàng phát triển châu á (ADB), (2005). Chiến lược giảm nghèo đối với các nước đang phát triển Khác
7. Nguyên nhân nghèo của Việt Nam, nghèo ở Việt Nam; Wikipedia tiếng việt Khác
8. Nguyễn Quang Hợp, (2004). Bài giảng kinh tế phát triển nông thôn Khác
10. Chambers, R. Conway, G (1992). Sustainable Rurul livelihoods: practical concepts for the 21 st century IDS DP296 Feb Khác
1. Họ tên chủ hộ Khác
2. Tuổi:.....................................Giới tính Khác
3. Thôn:.................................... Dân tộc Khác
4. Trình độ văn hóa của chủ hộ Khác
5. Số khẩu trong gia đình:............ Nam…….. Nữ…….. Lao động chính Khác
6. Nguồn lực con người: Điểm đánh giá Khác
7. Nguồn lực vật chất: Điểm đánh giá Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w