Hoạt động khuyến nông trong công tác sản xuất lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 51)

Để nâng cao năng suất, sản lượng lạc, đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nông dân, cán bộ khuyến nông, UBND xã Minh Tiến đã tích cực tổ chức các hoạt động chuyển giao các giống lạc mới có tiềm năng, năng suất, chất lượng cao vào sản xuất cho bà con nông dân.

Bảng 4.10: Các hoạt động khuyến nông trong việc phát triển cây lạc

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 1. Tổ chức xây dựng các mô hình trình

diễn các giống lạc mới

- Số lượng mô hình Mô hình 0 1 0

2. Tập huấn kỹ thuật sản xuất giống lạc mới

- Số lớp tập huấn Lớp 10 14 18 - Số thành viên tham gia Người 270 290 315 - Tài liệu tập huấn kỹ thuật thâm canh các

giống lạc mới Tập 45 60 100

3. Tổ chức thăm quan học tập các mô hình sản xuất giống lạc mới có năng xuất cao ra diện rộng

- Số lần tổ chức Lần 0 1 0 - Số người tham gia Người 0 30 0 - Tuyên truyền trên loa Bài 0 1 0

4. Cung ứng vật tƣ nông nghiệp

- Giống lạc mới Tạ 4 6 7

Công tác chuyển giao giống lạc mới của cán bộ khuyến nông xã Minh Tiến đến với người dân chủ yếu thông qua tập huấn kỹ thuật. Ngoài ra, còn phương pháp thăm quan học hỏi các mô hình giống lạc mới đã cho năng suất cao, tuyên truyền trên loa truyền thanh, khuyến nông cung ứng vật tư. Năm 2014 khuyến nông đã cung ứng được hơn 7 tạ lạc cho các thôn trên địa bàn xã, số lượng các lớp tập huấn cũng tăng lên rõ rệt từ 10 lớp 2012 với số người tham gia là 270 người lên 18 lớp 2014 với số người tham gia đã lên tới 315 người. [12]

Trong quá trình hoạt động, khuyến nông đã có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể để tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên, và nông dân tích cực sản xuất nông - lâm nghiệp.

Như vậy, trong những năm gần đây khuyến nông xã Minh Tiến đã làm tốt các công tác thúc đẩy phát triển và sản xuất lạc trong xã mang lại một số kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy làm tăng năng suất lạc cải thiện được đời sống của bà con nông dân.

Đánh giá công tác thông tin tuyên truyền của CBKN đến nông dân

Thông tin tuyên truyền là một trong những hoạt động quan trọng của công tác khuyến nông nhằm giúp cho bà con nông dân nắm được các thông tin KHKT, để ứng dụng phát triển sản xuất nông nghiệp ngày càng hiệu quả. Do vậy, hoạt động thông tin khuyến nông luôn khẳng định được vai trò hết sức quan trọng của mình trong công tác khuyến nông nói riêng và hoạt động thông tin nói chung, bởi nó truyền đạt được tới nhiều đối tượng với chi phí thấp, dễ thực hiện nên được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Trong điều kiện các lớp tập huấn, buổi hội thảo...chưa thể đáp ứng được hết nhu cầu về thông tin thì công tác này thực sự giải quyết phần nào vấn đề đó cho người dân xã Minh Tiến.

Công tác thông tin tuyên truyền là một trong những nội dung hết sức quan trọng, nhằm gắn kết người nông dân với các nhà chuyên môn. Cán bộ khuyến nông là cầu nối và trực tiếp thực hiện, cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và tiến bộ KHKT. Thông qua các lớp tập huấn chuyển giao KHKT về cây trồng, vật nuôi, thủy sản, triển khai thực hiện các phương án quy hoạch phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp theo quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng

nhiều hình thức thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị tổng kết tới thông bản, hộ nông dân…

Để tuyên truyền các thông tin khuyến nông UBND đã phối hợp với đài phát thanh của xã và đài phát thanh của một số thôn để cung cấp và truyền tải các thông tin về hoạt động khuyến nông tới các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý và bà con nông dân. Nội dung chủ yếu là tuyên truyền, giới thiệu các giống lạc đang được gieo trồng, biện pháp phòng tránh dịch hại lạc. Nhìn chung các bài viết đều có nội dung phù hợp, thiết thực đối với tình hình sản suất và thời vụ gieo trồng trong năm, chính vì vậy đã nhận được sự quan tâm theo dõi của đông đảo bà con nông dân.

Ngoài ra cán bộ khuyến nông còn thường xuyên cung cấp nhiều tài liệu sách báo cho bà con nông dân, phối hợp với các trung tâm, các công ty cung ứng giống cây trồng trong và ngoài tỉnh, tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, giới thiệu tuyên truyền khuyến cáo bằng phương pháp tiếp xúc trực tiếp với nông dân để truyển tải các thông tin về giống mới, phân bón, thuốc BVTV cho các hộ nông dân.

Bảng 4.11: Đánh giá của ngƣời dân về vai trò của cán bộ khuyến nông trong việc cung cấp thông tin đến ngƣời dân

STT Chỉ tiêu Tổng (n=60)

SL (hộ) CC (%)

1 CBKN cung cấp thông tin liên quan tới SXNN

1.1 Thường xuyên 50 83,4

1.2 Không thường xuyên 5 8,3

1.3 Không theo dõi 5 8,3

2 CBKN cung cấp thông tin, tài liệu về tiến bộ kỹ thuật mới

2.1 Có 53 88,3

2.2 Không 5 8,3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3 Không có ý kiến 2 3,4

3 Nguồn tiếp nhận thông tin thị trƣờng

3.1 Cán bộ khuyến nông 51 85

3.2 Phương tiện thông tin đại chúng ( ti vi, đài, báo) 12 20

3.3 Bạn bè, hàng xóm 40 66,7

3.4 Nguồn khác 0 -

4 Nguồn kiến thức SXNN ƣa thích

4.1 Tài liệu khuyến nông 8 13,3

4.2 Tập huấn kỹ thuật 42 70

4.3 Trình diễn, hội nghị - hội thảo 1 1,67 4.4 Thông tin từ phương tiện truyền thông đại chúng 6 10

4.4 Không có ý kiến 3 5

Qua bảng 4.11 cho ta thấy cán bộ khuyến nông đã thực hiện tốt việc cung cấp thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp tới người dân. Cán bộ khuyến nông đã thường xuyên cung cấp thông tin liên quan đến sản xuất nông nghiệp cho người dân, trong tổng số 60 hộ dân được hỏi thì có 50/60 hộ thường xuyên nhận được các thông tin đó, 5 hộ không thường xuyên nhận được thông tin và có 5 hộ dân không theo dõi thông tin. Về việc cung cấp thông tin, tài liệu TBKT thì có 53 hộ dân có nhận được, có 5 hộ không nhận được thông tin và có 2 hộ không có ý kiến. Nguồn tiếp nhận thông tin chủ yếu là cán bộ khuyến nông và bạn bè, hàng xóm, tiếp nhận thông tin từ cán bộ khuyến nông chiếm 85% và từ bạn bè hàng xóm là 66,7%. Nguồn kiến thức sản xuất nông nghiệp ưa thích nhất là tập huấn kỹ thuật (có 42 hộ chiếm 70%).

Đánh giá công tác tổ chức tập huấn trong quá trình phát triển sản xuất lạc tại xã Minh Tiến - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái

Muốn đưa một giống lạc mới vào sản xuất đại trà cán bộ khuyến nông cần phải tập huấn về quy trình thâm canh giống mới, thông tin về khả năng cho năng suất của giống, sự sinh trưởng phát triển của giống lạc mới, tính phù hợp được khảo nghiệm thành công từ nguồn cung ứng giống cho người nông dân biết. Bám sát chức năng nhiệm vụ được giao, UBND xã đã kết hợp với các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp cùng với nhu cầu ngày càng nhiều của chính người nông dân biết. Bám sát chức năng nhiệm vụ được giao đã kết hợp với các thôn, các tổ chức hội, đoàn thể, các doanh nghiệp cùng với nhu cầu ngày càng nhiều của chính người nông dân. Hàng năm huyện kết hợp với KNV cơ sở, UBND các xã đã tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho nông dân vào đầu mỗi vụ sản xuất.

Trong vòng 3 năm trở lại đây, đã tổ chức được 42 lớp tập huấn hướng dẫn quy trình gieo trồng cây lạc, năm 2012 tổ chức được 10 lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh lạc mới vào các bước phòng chống dịch hại,sâu bệnh, cán bộ khuyến nông luôn bám sát cơ sở theo dõi tiến độ sản xuất để kịp thời phát hiện giải quyết những khó khăn, vướng mắc với gần 270 lượt người tham gia và đến năm 2014 tổ chức được 18 lớp tập huấn với gần 315 lượt hộ nông dân, các đơn vị tham gia nội dung tập huấn chủ yếu đi sâu vào các thắc mắc mà bà con nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất.

Qua điều tra trên địa bàn huyện, đa số nông dân ham học hỏi, tiếp thu những tiếp bộ kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất, họ thường xuyên quan tâm theo dõi các thông tin về cái mới cho năng suất cao hơn những giống họ đã sử dụng, ở địa bàn họ sinh sống nếu có mô hình trình giống lạc mới hay cuộc hội thảo đầu bờ họ hăng hái tham gia, bên cạnh đó là bộ phận nông dân do nhận thức còn hạn chế nên họ chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của tập huấn, họ đến lớp nhiều khi để nhận một phần kinh phí nhỏ, tinh thần không hứng thú. Như vậy, tập huấn chuyển giao KHKT mới giúp bà con nông dân tham gia biết được những thông tin về giống hiện được thâm canh trên địa bàn, kỹ thuật thâm canh phù hợp, chăm sóc, giá cả thị trường, hạch toán kinh tế… nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế cho chính bản thân gia đình họ nói riêng và sự phát triển của toàn xã, huyện nói chung.

Bảng 4.12 : Đánh giá mức độ tham gia hoạt động tập huấn phát triển cây lạc của ngƣời dân xã Minh Tiến – huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái

STT Chỉ tiêu Tổng (n=60)

Số lƣợng (hộ) Cơ cấu (%)

1 Có tham gia 47 78,3

Lý do:

1.1 Nhận được sự hỗ trợ về kinh phí 12 25,5 1.2 Nâng cao sự hiểu biết về KHKT 18 38,3 1.3 Được tuyên truyền vận động 6 12,8 1.4 Nội dung phù hợp với nhu cầu 11 23,4

2 Không tham gia 13 21,7

(Nguồn: Số liệu điều tra xã Minh Tiến, 2015)

Qua bảng ta thấy tỷ lệ hộ gia đình tham gia tập huấn là tương đối cao, trong tổng số 60 hộ được điều tra thì có 47 hộ tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật về cây lạc. Lý do các hộ gia đình tham gia tập huấn chủ yếu gồm: Nhận được sự hỗ trợ về kinh phí, nâng cao hiểu biết về KHKT, được tuyên truyền vận động và nội dung phù hợp với nhu cầu. Người dân biết nhận thức được lí do để đến các lớp tập huấn là có ích chứ không chỉ nhằm mục đích nhận sự hỗ trợ về kinh phí. Người dân đến các lớp tập huấn nhằm nâng cao sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật chiếm đa số (38,3%).

Bảng 4.13: Đánh giá của người dân về nội dung phát triển lạc vào sản xuất trên địa bàn xã Minh Tiến - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái

Đơn vị: Người Thôn Rất cần thiết Cần thiết Bình thƣờng Không cần thiết Số phiếu 60 Tồng Táng 11 3 5 1 Khau Nghiềm 9 5 3 2 Khuân Chủ 7 8 4 1 Tổng 27 16 13 4

(Nguồn số liệu điều tra tại xã Minh tiến, 2015)

Qua bảng 4.13 ta thấy tỉ lệ người dân đánh giá nội dung của các buổi tập huấn là rất cần thiết, chiếm tỉ lệ lớn trong tổng số các hộ được điều tra, điều này là một việc hết sức đáng mừng vì nhận thức của người dân đã được nâng cao. Họ dã đánh giá đúng tầm quan trọng của các buổi tập huấn, song bên cạnh đó tỉ lệ số người cho rằng nội dung của các buổi tập huấn là không cần thiết chiếm 4 hộ trên tổng số 60 hộ một con số tuy nhỏ nhưng các cán bộ khuyến nông và KNV cơ sở vẫn phải tích cực tuyên truyền để cho mọi người có cái nhìn đúng về tầm quan trọng của các buổi tập huấn, giúp cho người nông dân thấy được lợi ích từ việc tham gia vào các lớp tập huấn kỹ thuật, cho họ thấy những cái lợi thì họ sẽ tham gia và làm theo.

Đánh giá công tác tổ chức và triển khai thực hiện xây dựng mô hình trình diễn cây lạc trên địa bàn xã Minh Tiến - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước khi khuyến cáo nhân rộng một giống lạc mới nào đó vào sản xuất đại trà theo chủ trương chính sách của tỉnh, huyện thì phải tiến hành trồng khảo nghiệm để xem khả năng thích ứng của giống trước. Chính vì vậy mà cán bộ khuyến nông huyện Lục Yên cũng áp dụng phương pháp này.

- Cấp xã: Đứng đầu là chủ tịch UBND xã hợp đồng với trạm khuyến nông, sử dụng mạng lưới KNV cơ sở cùng với cán bộ kỹ thuật, phối hợp với chuyên môn để tham gia vào tổ chức thực hiện các mô hình, tổ chức việc tuyên truyền phổ biến chủ trương, chính sách đến tận cơ sở thông qua buổi họp dân định kỳ, tổ chức người tham gia tự nguyện vào mô hình. [3]

- Thôn: quy hoạch vùng chọn địa điểm quy hoạch vùng, chọn địa điểm xây dựng mô hình diễn giống lạc mới.

- Hộ nông dân: Sau khi tuyên truyền xây dựng mô hình trình diễn giống lạc mới về địa phương, người dân tự nguyện tham gia, họ là những người trực tiếp trồng, chăm sóc và hưởng lợi từ mô hình mà gia đình trồng.

Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền, Trạm khuyến nông huyện đã tổ chức xây dựng được rất nhiều mô hình, khảo nghiệm thành công để đưa ra các giống cây trồng mới vào sản xuất, các giống được tiến hành khảo nghiệm, đánh giá, lựa chọn để đưa vào sản xuất cho năm sau. Hình thức chuyển giao bằng phương pháp trực tiếp mang lại hiệu quả cao và thiết thực người dân tận mắt chứng kiến hiệu quả từ chính mô hình đó cho nên lực lượng người dân tham gia đông đảo, sau kết quả khảo nghiệm trên địa bàn người dân được tuyên truyền phổ biến cùng với nhu cầu phát triển ngày càng cao, trình độ nhận thức của người dân thay đổi. Do đó ngày càng nhiều hộ tham gia làm cùng với cán bộ khuyến nông.

Xây dựng mô hình trình diễn giống lạc là phương pháp hữu hiệu có tính thuyết phục cao, tạo điều kiện để nông dân áp dụng những kiến thức thực tiễn vào sản xuất, làm cơ sở để nhân ra diện rộng. Nhận thức được tầm quan trọng này, hoạt động xây dựng mô hình trình diễn giống lạc mới đã được triển khai thực hiện tương đối mạnh nhằm kiểm tra tính phù hợp của giống, đồng thời trình diễn cho nông dân được thấy tận mắt chứng kiến kết quả, trực tiếp tham gia sản xuất từ đó có sức gây ảnh hưởng rộng.

Với cơ chế chính sách phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sản xuất ngày càng cao của người nông dân. Việc triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống lạc trên địa bàn được sự quan tâm, ủng hộ của các ngành, các cấp và đông đảo bà con hưởng ứng. Trong công tác huyện đến cơ sở, đặc biệt là gắn công tác quản lý điều hành vào hệ thống hoạt động khuyến nông đã góp phần chuyển tải hiệu quả những chủ trương, chính sách nội dung triển khai thực hiện mô hình đến tận cơ sở và hộ gia đình. Do đó khả năng thành công của mô hình là rất lớn nhờ hệ thống khuyến nông mà công tác triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống lạc, công tác tuyên truyền vận động nhận rộng diện tích giống lạc có có tiềm năng, năng suất đến được với bà con nông dân.

Được sự giúp đỡ của Trung tâm khuyến nông Quốc gia, Trung tâm khuyến nông tỉnh Yên Bái, trạm khuyến nông huyện Lục Yên,UBND xã trực tiếp chỉ đạo các mô hình đều được tổng kết đánh giá, những mô hình có kết quả tốt đều được tổ chức hội nghị đầu bờ, tổ chức tham quan trao đổi kinh nghiệm và khuyến cáo để nhân ra diện rộng. Tuy nhiên, trong 3 năm gần đây thì mới xây dựng được 1 mô hình trình diễn “Nhân giống lạc đỏ Bắc Giang vụ Thu đông năm 2013’’ song đã

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 51)