Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của công tác khuyến nông trong sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 64)

* Điểm mạnh * Điểm yếu

- Có mạng lưới khuyến nông mạnh nhiệt tình, kịp thời trong công việc.

- Việc phát triển sản xuất lạc phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân. - Được nhân dân, các tổ chức, đơn vị nhiệt tình tham gia ủng hộ.

- Hoạt động khuyến nông đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực, trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật, tổ chức quản lý sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng phát triển của nhà nước và ngành tại địa phương.

- Một số cán bộ còn trẻ thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

- Còn gặp nhiều khó khăn về trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông. - Trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế, đặc biệt là thông tin về các giống lạc mới, quá trình canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân, do đó cán bộ khuyến nông cần phải mạnh dạn tuyên truyền, vận động bám sát địa phương để có biện pháp phát triển

- Công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cây lạc còn chưa kịp thời và triệt để.

* Cơ hội * Thách thức

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Trạm khuyến nông huyện Lục Yên, và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương sự phối kết hợp của các ngành các cấp, các đoàn thể luôn nỗ lực hoàn thành công tác của khuyến nông xã.

- Lạc là một trong những nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

- Ruộng đất manh mún khó cơ giới hóa. - Giá cả thị trường, vật tư phân bón… còn bấp bênh.

- Hệ thống giao thông còn khó khăn ảnh hưởng đến việc đi lại của cả cán bộ và người dân.

- Trên địa bàn huyện Lục Yên và trong cả tỉnh Yên Bái chưa có cơ sở chế biến, tiêu thụ lạc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 64)