Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông trong việc sản xuất và tiêu thụ lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 47)

4.3.1. Công tác khuyến nông huyện, xã

4.3.1.1. Cơ cấu và phương thức hoạt động của hệ thống khuyến nông huyện Lục Yên

Công tác tổ chức

Hình 4.5. Hệ thống tổ chức bộ máy khuyến nông huyện Lục Yên

Trạm khuyến nông huyện Lục Yên được thành lập theo quyết định số 2068/QĐ- UBND của Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái. Cơ cấu tổ chức của trạm, gồm có:

- Trạm trưởng: Chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân huyện, trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của trạm khuyến nông.

- Phó trạm trưởng: Giúp Trạm trưởng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trạm trưởng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trạm trưởng đi vắng Phó Trạm trưởng được ủy nhiệm điều hành các hoạt động của trạm.

UBND huyện Trung tâm KN tỉnh

Trạm KN huyện Phòng Nông nghiệp

Khuyến nông xã

UBND xã

- Các viên chức chuyên môn: Thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do Trạm trưởng phân công.

- Các khuyến nông viên cấp xã: Chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ tổ chức mạng lưới cộng tác viên khuyến nông và tổ chức hình thức khuyến nông cơ sở.

* Hiện nay, cơ cấu tổ chức của trạm gồm có:

- Tổng số cán bộ viên chức Trạm gồm 31 người, Trong biên chế: 21 người; Hợp đồng dài hạn: 7 người; Hợp đồng ngắn hạn: 3 người.

- Cán bộ viên chức Trạm chia làm 2 bộ phận:

+ Bộ phận văn phòng Trạm: 6 người, gồm lãnh đạo 3 người (1 Trưởng Trạm, 2 phó Trạm), 1 kế toán, 2 cán bộ văn phòng Trạm.

+ Bộ phận khuyến nông viên cơ sở: 24 người, phụ trách 24 xã, thị trấn. + Một đồng chí đang thực tập công tác tại văn phòng UBND huyện.

Nguồn nhân lực

Bảng 4.8: Lực lƣợng cán bộ khuyến nông tham gia hoạt động khuyến nông trên địa bàn Huyện Lục Yên qua 3 năm (2012 – 2014).

Năm Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Số ngƣời (ngƣời) CC (%) Sốngƣời (ngƣời) CC (%) Số ngƣời (ngƣời) CC (%) Tổng: 30 31 31 1. Cấp huyện 6 100 6 100 7 100 1.1. Trình độ đại học 6 100 6 100 7 100 1.2. Trình độ cao đẳng - - - - 1.3. Trình độ trung cấp - - - - 1.4. Trình độ sơ cấp - - - - 2. Cấp cơ sở 24 100 24 100 24 100 2.1. Trình độ đại học 20 83,33 23 91,67 24 100 2.2. Trình độ cao đẳng 3 12,5 2 8,33 - - 2.3. Trình độ trung cấp 1 4,17 - - - - 2.4. Trình độ sơ cấp - - - - 2.5. ND sản xuất giỏi - - - -

Qua bảng 4.8 ta thấy lực lượng cán bộ tham gia hoạt động khuyến nông là không nhiều. Năm 2012 cấp huyện cán bộ có trình độ đại học chiếm 100%, cấp cơ sở gồm 24 cán bộ khuyến nông viên cơ sở, trong đó trình độ đại học chiếm 83,33%, trình độ cao đẳng chiếm 12,5%, trình độ trung cấp chiếm 4,17%, không có cán bộ có trình độ sơ cấp và không có nông dân sản xuất giỏi trong hệ thống khuyến nông của huyện. Năm 2012 hệ thống khuyến nông viên cơ sở ổn định 24 cán bộ bố trí làm việc tại cơ sở, đảm bảo mỗi xã, thị trấn đủ 1 cán bộ khuyến nông viên cơ sở.

Kể từ năm 2013 thì lực lượng cán bộ tham gia hoạt động khuyến nông trên địa bàn thành phố giảm đi. Hệ thống khuyến nông viên cơ sở không còn đảm bảo mỗi xã, thị trấn đủ 1 cán bộ khuyến nông viên cơ sở phụ trách. Năm 2013, ở cấp huyện thì số cán bộ và chất lượng cán bộ không thay đổi so với năm 2012, số cán bộ có trình độ đại học chiếm 100%. Ở cấp cơ sở đã có 22 cán bộ có trình độ đại học chiếm 91,67%, trình độ cao đẳng chiếm 8,33%, không có cán bộ trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp và không có nông dân sản xuất giỏi trong hệ thống khuyến nông của huyện. Trong khi đó năm 2014 cán bộ đạt 100% trình độ đại học.

Mặc dù lực lượng cán bộ khá mỏng và phải kiêm nghiệm nhiều công việc nhưng với sự nỗ lực và lòng nhiệt huyết với công việc thì đội ngũ cán bộ khuyến nông trên địa bàn huyện đã cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao. Đảm bảo tiến độ và chất lượng công việc đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện.

4.3.1.2. Cơ cấu và phương thức hoạt động của hệ thống khuyến nông xã Minh Tiến.

Huyện Lục Yên là một huyện đi đầu của tỉnh Yên Bái về hệ thống khuyến nông viên cơ sở hiện nay huyện đã phân bố được 23/23 xã thuộc huyện đã có khuyến nông viên cơ sở. Là lực lượng tuyển chọn, có kinh nghiện hoạt động, có trình độ từ trung cấp trở lên, họ đều có năng lực, kiến thức, tinh thần trách nhiệm cao trong các hoạt động công tác. Tuy nhiên, cũng còn một số khuyến nông viên cơ sở tuổi đã cao, sức khỏe hạn chế, bên cạnh đó một số lại còn quá non trẻ có kiến thức song lại thiếu kinh nghiệm trong ngành, tính năng động, mạnh dạn còn hạn chế, đại đa số chuyên sâu về một lĩnh vực chuyên môn riêng. [15]

Hoạt động của khuyến nông viên cơ sở chịu sự giám sát về mặt chuyên môn từ trạm khuyến nông huyện Lục Yên và chịu sự quản lý của UBND thị trấn hoặc UBND xã, hệ thống khuyến nông viên cơ sở có vai trò đáng kể trong việc tham mưu cho lãnh đạo địa phương trong lập kế hoạch và chỉ đạo sản xuất, là cầu nối quan trọng trong chuyển giao tiến bộ KHKT mới giữa nhà khoa học tới người dân và đưa nhu cầu nguyện vọng của người dân tới nhà khoa học, nhà nghiên cứu. [15]

+ Hệ thống khuyến nông cấp thôn bản:

Khuyến nông viên cấp thôn bản hay cộng tác viên thôn bản đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống khuyến nông, họ bao gồm nhiều thành phần và phần lớn chưa được đào tạo chính quy hay qua một trường lớp nào họ cũng là những người nông dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có uy tín và khả năng khuyến nông, làm việc theo hợp đồng ký kết với trạm khuyến nông và được hưởng phụ cấp hàng tháng bằng mức lương tối thiểu của nhà nước.

Trải qua hơn 18 năm kể từ khi thành lập cho đến nay hệ thống khuyến nông huyện Lục Yên nói chung và khuyến nông xã Minh Tiến nói riêng ngày càng phát triển một cách toàn diện, hoạt động ngày một hiệu quả góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm nông - lâm - ngư nghiệp.

Bảng 4.9: Trình độ và chuyên ngành đào tạo của lực lƣợng cán bộ khuyến nông huyện Lục Yên 2014

STT Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời)

1 Trình độ đào tạo 10

1.1 Đại học 5

1.2 Cao đẳng 0

1.3 Trung cấp 5

2 Chuyên ngành đào tạo 10

2.1 Trồng trọt 4 2.2 Chăn nuôi 2 2.3 Thú y 2 2.4 Quản lý 2 3 Giới tính 10 3.1 Nam 7 3.2 Nữ 3

Qua bảng số liệu ta thấy: Trong số 10 cán bộ được điều tra gồm cán bộ khuyến nông huyện và cán bộ cấp xã có 5 cán bộ có trình độ đào tạo là Đại học, chưa có cán bộ ở mức cao đẳng và 5 cán bộ trình độ đào tạo ở mức trung cấp. Ngành đào tạo chủ yếu của cán bộ là trồng trọt (4 cán bộ), các ngành đào tạo khác gồm chăn nuôi, thú y, và quản lý mỗi ngành đào tào có 2 cán bộ. Các cán bộ là nữ còn ít 3 người, cán bộ nam có 7 người.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)