Hoạt động khuyến nông trong công tác tiêu thụ lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 60)

Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất và kinh doanh, là công đoạn quan trọng quyết định đến kết quả vả hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với sản xuất lạc cũng như bất kỳ ngành sản xuất nào, giải quyết được vấn đề tiêu thụ sản phẩm (đầu ra) thì sản xuất kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển, quá trình tiêu thụ lạc trên thị trường bị chi phối bởi nhiều yếu tố như: thị hiếu người tiêu dùng, chế biến, giá, và cả điều kiện thời tiết… Sản phẩm lạc được tiêu thụ theo một hình thức là bán tươi (chưa có nhà máy chế biến nào đặt), sản phẩm sau khi thu hoạch có thể bán trực tiếp cho người tiêu dùng, chủ yếu là bán qua các khâu trung gian từ đó hình thành mạng lưới các kênh tiêu thụ, cụ thể qua sơ đồ sau:

10% (1)

(2) 90%

Hình 4.6: Các kênh tiêu thụ sản phẩm lạc của xã Minh Tiến

Kênh 1: Sản phẩm được bán trực tiếp cho người tiêu dùng: lạc được tiêu thụ ở kênh này là do khách hàng đến mua sản phẩm ngay tại hộ hoặc các hộ nông dân đem ra chợ để bán.

Hộ sản xuất

Người bán buôn

Người bán lẻ

Kênh 2: Sản phẩm được bán trực tiếp cho người bán buôn và bán lẻ, sau đó từ người bán buôn và bán lẻ được phân phối đến người tiêu dùng. Sản phẩm lạc được tiêu thụ qua kênh này là chủ yếu. Sản phẩm của các hộ chủ yếu được tiêu thụ thông qua kênh 2. Có 90% số hộ gia đình trồng lạc tiêu thụ qua kênh này.

Để thúc đẩy việc tiêu thụ lạc ổn định cán bộ khuyến nông đã có một số công tác thúc đẩy việc tiêu thụ lạc trên toàn xã. Cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả, nơi tiêu thụ sản phẩm đến người nông dân. Người dân địa phương đã biết tự tìm hiểu thông qua các phương tiện trông tin đại chúng như: Ti vi, sách báo, đài… Có nhiều hộ gia đình đã biết sử dụng internet để tìm kiếm thông tin.

Bảng 4.16. Đánh giá của ngƣời dân về công tác khuyến nông trong tiêu thụ lạc tại xã Minh Tiến giai đoạn 2012 – 2014

STT Tiêu chí Tổng số (n=60) Số lƣợng (hộ) Cơ cấu (%) 1. Cán bộ khuyến nông cập nhập về tình hình giá cả

1.1 Có 60 100

1.2 Không 0 -

2. Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm từ các tổ chức khuyến nông

2.1 Có

2.2 Không 60 100

3 Nơi tiêu thụ lạc

3.1 Bán lẻ ở chợ 0 -

3.2 Bán cho sở sở thu mua lạc 0 -

3.3 Ai có nhu cầu thì bán 0 -

3.4 Bán cho nguồn khác 60 100

4. CBKN có tìm đầu ra tiêu thụ cho sản phẩm

4.1 Có - -

4.2 Không 60 100

5. CBKN cung cấp thông tin về tiêu thụ trong tập huấn

5.1 Có 30 50

5.2 Không 30 50

6. CBKN cung cấp thông tin gì

6.1 Thị trường tiêu thụ 7 11,7

6.2 Nhu cầu tiêu dùng 0 - (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.3 Định giá cho sản phẩm 14 23,3

6.4 Giới thiệu cơ sở thu mua lạc 15 25,0

7. Công việc CBKN đã làm trong tiêu thụ

7.1 Thành lập hợp tác xã lạc 0 -

7.2 Mở điểm thu mua lớn tại xã 0 -

7.3 Xúc tiến tìm nơi tiêu thụ 0 -

7.4 Trở thành kênh phân phối sản phẩm 0 -

Qua bảng 4.16, ta thấy cán bộ khuyến nông xã đã có sự chú ý đến công tác tiêu thụ lạc tại địa phương tuy nhiên mức độ vẫn chưa cao. Người dân vẫn phải tự tìm đầu ra tiêu thụ cho sản phẩm lạc của mình, nguồn thu mua của đại đa số người dân tại xã Minh Tiến là thương lái của tỉnh Lào Cai trực tiếp đến thu mua. Trong các buổi tập huấn về cây lạc tại xã cán bộ khuyến nông chưa chú trọng đến vần đề tiêu thụ lạc của người dân. Các thông tin chỉ là về thị trường tiêu thụ như thế nào, giá cả của thị trường của những năm trước.

4.3.4. Đánh giá của người dân về công tác khuyến nông trong việc phát triển cây lạc thời gian qua

Bảng 4.17: Đánh giá của ngƣời dân về công tác khuyến nông trong việc phát triển cây lạc giai đoạn 2012 – 2014

TT Chỉ tiêu Tổng số (n=60) Số lƣợng (Hộ) Cơ cấu (%)

1 Áp dụng kiến thức khuyến nông vào sản xuất

1.1 Đã mang lại hiệu quả 41 68,3 1.2 Chưa mang lại hiệu quả 5 8,3 1.3 Chưa áp dụng 7 11,7 1.4 Không có ý kiến 7 11,7

2 Đánh giá hoạt động khuyến nông của trạm

2.1 Đủ về nội dung và rất bổ ích 34 56,7 2.2 Đủ về nội dung nhưng chưa bổ ích 6 10,0 2.3 KN chỉ có vai trò giúp chính quyền chỉ đạo sản xuất 8 13,3 2.4 Chưa đủ về nội dung và không bổ ích 2 3,3 2.5 Không có ý kiến 10 16,7

3 Đánh giá công tác khuyến nông trong thời gian qua

3.1 Tốt 26 43,3

3.2 Khá 17 28,3

3.3 Trung bình 6 10,0 3.4 Không có ý kiến 11 18,4

Qua bảng 4.17 ta thấy đại đa số người dân đã áp dụng các kiến thức khuyến nông vào sản xuất, và nó đã mang lại hiệu quả. 41 là số hộ được hỏi đã áp dụng và mang lại hiệu quả rất tốt. Bên cạnh đó cũng có một số người không áp dụng những kiến thức khuyến nông vào sản xuất lạc vì nhiều lý do, và còn có 1 số ít gia đình đã áp dụng nhưng chưa mang lại hiệu quả. Điều này chứng tỏ các kiến thức mà các cán bộ khuyến nông mang tới cho người nông dân là rất bổ ích và phù hợp với điều kiện của địa phương. Đánh giá hoạt động khuyến nông của trạm thì đại đa số ý kiến cho rằng các buổi tập huấn của cán bộ khuyến nông đã đủ nội dung và rất bổ ích (32 hộ chiếm 56,7%). Bên cạnh đó, vẫn còn một số ý kiến trái chiều cho rằng nội dung của buổi tập huấn vẫn chưa bổ ích và có hộ không đưa ra ý kiến của mình.

Bảng 4.18 : Một số kiến nghị của ngƣời dân về các hoạt động khuyến nông liên qua đến việc phát triển cây lạc xã Minh Tiến – huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái

Kiến nghị Tổng (n=60)

Số lƣợng Cơ cấu (%)

Tăng hoạt động tập huấn 6 10,0 Tăng thời gian phát thanh về khuyến nông 7 11,7 Tăng hoạt động tham quan hội thảo 13 22,7 Tăng cường xây dựng mô hình trình diễn 22 36,7 Cung cấp thêm nhiều tài liệu phát tay 1 1,7 Tăng cường dịch vụ khuyến nông 5 8,2 Không có ý kiến 6 10,0

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra, 2015)

Qua bảng 4.18, ta nhận thấy rằng đại đa số hộ gia đình được hỏi đều mong muốn cán bộ khuyến nông tăng cường xây dựng thêm mô hình trình diễn về lạc. Cho thấy rằng, người dân đã biết mô hình trình diễn có tác động lớn đến việc sản xuất lạc của địa phương. Khi thực hiện mô hình trình diễn người dân có thể nhìn thấy ngay hiệu quả của việc áp dụng các kiến thức mới như thế nào. Tăng hoạt động tham quan hội thảo cũng là hoạt động mà người dân muốn cán bộ khuyến nông tăng cường xây dựng nhiều hơn trong những năm tiếp theo.

4.4. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội thách thức của công tác khuyến nông trong sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã Minh Tiến - Huyện Lục Yên - Tỉnh Yên Bái xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã Minh Tiến - Huyện Lục Yên - Tỉnh Yên Bái

* Điểm mạnh * Điểm yếu

- Có mạng lưới khuyến nông mạnh nhiệt tình, kịp thời trong công việc.

- Việc phát triển sản xuất lạc phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người dân. - Được nhân dân, các tổ chức, đơn vị nhiệt tình tham gia ủng hộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hoạt động khuyến nông đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực, trình độ dân trí, trình độ kỹ thuật, tổ chức quản lý sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp theo định hướng phát triển của nhà nước và ngành tại địa phương.

- Một số cán bộ còn trẻ thiếu kinh nghiệm thực tiễn.

- Còn gặp nhiều khó khăn về trình độ chuyên môn của cán bộ khuyến nông. - Trình độ nhận thức của nhân dân còn hạn chế, đặc biệt là thông tin về các giống lạc mới, quá trình canh tác chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân, do đó cán bộ khuyến nông cần phải mạnh dạn tuyên truyền, vận động bám sát địa phương để có biện pháp phát triển

- Công tác chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh cho cây lạc còn chưa kịp thời và triệt để.

* Cơ hội * Thách thức

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Trạm khuyến nông huyện Lục Yên, và sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương sự phối kết hợp của các ngành các cấp, các đoàn thể luôn nỗ lực hoàn thành công tác của khuyến nông xã.

- Lạc là một trong những nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

- Ruộng đất manh mún khó cơ giới hóa. - Giá cả thị trường, vật tư phân bón… còn bấp bênh.

- Hệ thống giao thông còn khó khăn ảnh hưởng đến việc đi lại của cả cán bộ và người dân.

- Trên địa bàn huyện Lục Yên và trong cả tỉnh Yên Bái chưa có cơ sở chế biến, tiêu thụ lạc.

4.5. Một số giải pháp đối với khuyến nông xã Minh Tiến nhằm nâng cao hiệu của hoạt động khuyến nông và nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lạc của hoạt động khuyến nông và nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ lạc

4.5.1. Đổi mới công tác khuyến nông

- Củng cố bộ máy tổ chức từ trên xuống tới tận cơ sở để hoạt động khuyến nông có hiệu quả.

- Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ khuyến nông, đào tạo các kỹ năng, phương pháp khuyến nông, khuyến nông phải cập nhật thông tin thường xuyên để tự tin thực hiện nhiệm vụ.

- Xây dựng thật tốt mạng lưới nông dân sản xuất giỏi, chăm lo tổ chức hệ thống khuyến nông, đặc biệt là hệ thống khuyến nông viên cơ sở, liên kết chặt chẽ với các hộ nông dân, hội quần chúng, tổ chức vận động quần chúng hưởng ứng các phong trào khuyến nông vận động người dân tham gia các mô hình trình diễn các giống lạc mới.

- Đổi mới các chương trình khuyến nông cho người nghèo nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo như mô hình trồng nấm rơm, lúa cao sản...

4.5.2. Đổi mới nội dung hoạt động khuyến nông, chú trọng khuyến nông phát triển cây lạc triển cây lạc

- Cần bám sát mục tiêu, các chương trình trọng điểm về sản xuất lạc của địa phương qua từng thời kỳ, vận động từng đối tượng nông dân vận dụng điều kiện cụ thể từng địa phương, đơn vị thôn, xóm về khả năng tập quán canh tác từng vùng để có biện pháp đưa các giống lúa mới vào địa phương một cách hợp lý.

- Các chương trình khuyến nông với công nghệ cao tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa như: Sản xuất lạc chất lượng cao.

- Tăng cường sự phối hợp hơn nữa với các tổ chức khuyến nông tự nguyện, các tổ chức quốc tế, các viện, các trường… tiến tới xã hội hóa khuyến nông.

- Vì vậy khuyến nông cần phải phát huy hơn nữa vai trò lãnh đạo và chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của các cấp, các ngành đối với sản xuất nông nghiệp và công tác khuyến nông. Bám sát định hướng phát triển nông nghiệp nông thôn của xã, xây dựng các dự án khuyến nông cho phù hợp.

4.5.3. Phương pháp khuyến nông trong việc phát triển sản xuất cây lạc

- Cán bộ khuyến nông cần phải nắm bắt các vấn đề của thực tiễn sản xuất lạc và đời sống của nông dân, cán bộ khuyến nông cần tìm và thực nghiệm thành công các giống lạc mới, sau đó tuyên truyền, khuyến cáo để người dân đưa vào sản xuất.

- Tổ chức cho nông dân thăm quan, trao đổi học tập các mô hình trình diễn giống lạc mới có năng suất cao.

- Tìm nguồn kinh phí cho các hoạt động tập huấn trong việc phát triển cây lạc. - Khuyến nông theo phương pháp thông tin hai chiều: xây dựng nội dung tập huấn trước mùa vụ, cung cấp thông tin các giống lạc mới có năng suất cao đã được thực nghiệm cho người dân.

- Thông tin nơi cung cấp giống, các biện pháp canh tác, thuốc phòng trừ sâu bệnh. - Cần coi trọng và tiến hành các đợt sơ kết, tổng kết đánh giá mô hình đem lại hiệu quả rõ rệt đã được áp dụng vào sản xuất được nhân ra diện rộng.

- Cần phải gắn liền việc chuyển giao giống lạc với nhu cầu của nông dân và điều kiện sản xuất của địa phương.

- Cán bộ khuyến nông cần tăng cường công tác thúc đẩy tiêu thụ lạc tại xã. Cần có chính sách giúp người dân tiêu thụ lạc thuận lợi.

- Cán bộ khuyến nông cần sắp xếp thời gian tập huấn hợp lý, đảm bảo người dân được tham gia đầy đủ.

- Trước khi lập kế hoạch tập huấn cần có điều tra nhu cầu của các hộ nông dân đang trực tiếp tham gia sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông tin tuyên truyền cũng cần chú ý đến tính định kỳ và lịch cụ thể để nông dân có nhu cầu và quan tâm tới nội dung tuyên truyền sẽ nắm bắt được thông tin một cách chủ động và có hiệu quả.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình điều tra và phân tích số liệu, tôi rút ra một số kết luận về hoạt động khuyến nông trong việc sản xuất và tiêu thụ lạc như sau:

Điều kiện tự nhiên của xã có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sinh hoạt và sản xuất của người dân. Địa hình tương đối phức tạp, nhiều đồi núi gây khó khăn trong việc đi lại giữa các thôn vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, xã có hệ thống thủy lợi bao gồm các con suối nhỏ tạo ra các khe suối dày đăc, mặt khác có hệ thống hồ Thác Bà chạy qua nên nguồn tài nguyên nước tại xã đã đáp ứng đủ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân đặc biệt trong việc sản xuất lạc.

Việc sản xuất và tiêu thụ lạc tại xã đã có sự thay đổi nhiều so với những năm trước. Diện tích sản xuất lạc tăng lên, cây lạc đã trở thành một trong những cây trồng chính của người dân tại xã Minh Tiến, là cây có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 sau Lúa. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lạc còn gặp nhiều khó khăn phải phụ thuộc vào thương lái thu mua. Người dân chưa chủ động được trong việc tiêu thụ.

Hoạt động khuyến nông trong việc sản xuất và tiêu thụ lạc đã có hiệu quả rõ rệt hơn so với năm 2012 trở về trước, năng suất lạc tăng, năng lực của người dân được nâng lên, qua đó đời sống kinh tế trên địa bàn xã Minh Tiến được tăng lên rõ rệt: Công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất cây lạc được tổ chức tốt, khuyến nông đã xây dựng, phân cấp và hình thành mạng lưới cán bộ tham gia chỉ đạo mô hình, các lớp tập huấn cùng với các hộ tự nguyện tham gia đông đảo vào các mô hình trình diễn giống lạc. Công tác tuyên truyền vận động của cán bộ khuyến nông đã được thực hiện tốt, mô hình giống lạc mới đã thu hút được đông đảo các thành phần tham gia như các tổ chức, cơ quan, đơn vị và người dân. Tổ chức được nhiều lớp tập huấn năm sau nhiều hơn năm trước, thu hút được đông đảo bà con tham gia, nội dung tập huấn đã đáp ứng được yêu cầu của phần lớn người dân. Nhưng những hỗ trợ cho việc xây dựng các mô hình, tổ chức các lớp tập huấn còn thấp, chưa có kinh phí cho các lớp tập huấn về lạc. Trong 3 năm mới chỉ tổ chức thực hiện được 1 mô hình

trình diễn lạc. Công tác đào tào tập huấn nhìn chung đã đóng góp được nhiều thành

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 60)