Tìm hiểu mặt mạnh – yếu, cơ hội thách thức trong việc sản xuất và tiêu thụ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 30)

lạc trên địa bàn xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.

3.3.5. Đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông và phát triển cây lạc.

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.4.1. Điều tra thu thập số liệu

* Thu thập số liệu. - Số liệu thứ cấp:

Số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố của UBND, trạm khuyến nông, phòng thống kê huyện Lục Yên, phòng nông nghiệp và PTNT huyện Lục Yên, các báo cáo tổng kết về kết quả và diện tích lạc qua các năm 2012 – 2014 và các cơ quan liên quan.

- Số liệu sơ cấp:

Sử dụng phương pháp PRA, phỏng vấn nhóm và phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ chốt về cơ cấu tổ chức của hệ thống khuyến nông, thực trạng

những khó khăn, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động khuyến nông trong công tác phát triển sản xuất lạc trên địa bàn huyện, xã đồng thời nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả khuyến nông trong việc phát triển sản xuất lạc.

- Sử dụng bảng câu hỏi để kiểm tra thu thập thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội, các hoạt động sản xuất nông nghiệp, đánh giá của người dân về hiệu quả sản xuất lạc và hiệu quả hoạt động khuyến nông.

* Chọn mẫu điều tra.

- Dựa trên số liệu thứ cấp, lựa chọn ra 3 thôn trong xã làm đơn vị nghiên cứu đại diện cho xã về: điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và diện tích trồng lạc (gồm thôn Tồng Táng, thôn Khau Nghiềm và thôn Khuân Chủ thuộc xã Minh Tiến).

- Phương pháp chọn mẫu điều tra:

+ Đối với cán bộ: Điều tra 10 cán bộ gồm:

 3 cán bộ cấp huyện Lục Yên: 1 trưởng trạm khuyến nông huyện Lục Yên và 2 cán bộ khuyến nông phụ trách xã.

 7 cán bộ cấp xã: 1 chủ tịch xã, 1 phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế, 1 cán bộ địa chính kinh tế, 1 cán bộ khuyến nông xã và 3 trưởng thôn (thôn Tồng Táng, thôn Khau Nghiềm và thôn Khuân Chủ).

+ Đối với nông dân: Chọn mẫu có điều kiện 60 hộ trồng lạc gồm:

 20 hộ thuộc thôn Tồng Táng là thôn có diện tích trồng lạc lớn nhất xã trong năm 2014 và 20 hộ gia đình này tham gia mô hình “Nhân giống lạc đỏ Bắc Giang vụ hè thu năm 2013”

 20 hộ thuộc thôn Khau Nghiềm là thôn có diện tích lạc trung bình.

 20 hộ thuộc thôn Khuân Chủ là thôn có diện tích lạc ít nhất tại xã Minh Tiến.

3.4.2. Tổng hợp và phân tích số liệu.

- Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.

- Số liệu thu thập từ các phiếu điều tra, tổng hợp theo từng nội dung.

- Xử lý thông tin định tính, các số liệu được xử lý biểu thị qua phương pháp phân tích tổng hợp

- Xử lý thông tin định lượng thu thập từ các tài liệu thống kê, báo cáo, quan sát, phỏng vấn.

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Minh Tiến – huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái Yên Bái

4.1.1. Điều kiện tự nhiên.

4.1.1.1 Vị trí địa lý.

Hình 4.1: Bản đồ xã Minh Tiến

Minh Tiến nằm ở phía Đông Nam huyện Lục Yên, cách trung tâm huyện 13km, có tổng diện tích tự nhiên là 3.748,89 ha. Vị trí tiếp giáp của xã như sau:

- Phía Bắc giáp xã Vĩnh Lạc. - Phía Nam giáp xã An Phú.

- Phía Đông giáp huyện Yên Bình.

Xã Minh Tiến có đường liên huyện chạy từ Thị trấn Yên Thế - Minh Tiến – Huyện Yên Bình là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế cũng như giao thương với các xã khác cũng như các vùng lân cận.

4.1.1.2. Địa hình

Địa hình của xã tương đối phức tạp, nghiêng dần theo hướng Đông – Nam có độ cao trung bình 200-300m, đỉnh cao nhất lên đến 800m, độ dốc trung bình 240. Địa hình bị chia cắt tạo ra các thung lũng, bồn địa bằng phẳng là nơi dân cư tập trung sản xuất và sinh sống.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn

Minh Tiến nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình từ 21 – 230C, thời gian chiếu sáng ban ngày từ 9 – 10 giờ. - Lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 – 2.200 mm/năm, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10.

Toàn bộ đất đai của xã chịu ảnh hưởng của hồ Thác Bà, và bao gồm rất nhiều con suối nhỏ, tạo ra mạng lưới các khe, suối khá dày đặc. Ngoài ra còn bao gồm một số hồ lớn nhỏ thuộc hệ thống hồ Thác Bà. Đây chính là nguồn tài nguyên nước mặt cung cấp chính cho sinh hoạt cũng như sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong vùng.

4.1.1.4. Đặc điểm về thổ nhưỡng và tình hình sử dụng đất

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng những năm 1972 và 1989 của huyện Lục Yên, xã có các loại đất sau:

- Nhóm đất đỏ vàng: Là loại có hàm lượng mùn và đạm thấp, chủ yếu tập trung trên những khu vục có độ dốc lớn, khả năng bị rửa trôi cao

- Đất đỏ vàng trên đá biến chất và sét: Là loại đất có tỷ lệ đạm và mùn trung bình, môi trường có phản ứng chua, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình và nặng. Có khả năng phát triển các loại cây công nghiệp: cây ăn quả, sở, trẩu, quế và phát triển đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.

- Đất feralit (biến đổi do canh tác): Loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ dễ bị rửa trôi, đất chua tỷ lệ mùn ít, nghèo đạm, loại đất này khi canh tác phải cải tạo, tăng cường các chất dinh dưỡng cho đất theo yêu cầu của từng loại cây trồng.

- Ngoài ra còn các loại đất khác như đất bãi bồi, loại đất này được bồi đắp từ những con suối và dọc theo sông Chảy. Loại đất này có khả năng phát triển cây lương thực, cây thục phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, tuy nhiên tập trung chủ yếu tại khu vực thấp hay bị ngập úng.

26

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất đai của xã Minh Tiến qua 3 năm 2012 - 2014

STT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh(%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) Diện tích (Ha) Cơ cấu (%) 2013/ 2012 2014/ 2013 Tổng diện tích đất tự nhiên 3.748,89 100 3.748,89 100 3.748,89 100 100,0 100,0 1 Đất nông nghiệp 3.020,17 80,56 3.017,73 80,50 3.017,73 80,50 99,9 100,0

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 833,69 27,60 831,83 27,56 831,83 27,56 99,8 100,0 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 343,77 41,23 343,01 41,24 343,01 41,24 99,8 100,0 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 489,92 58,77 488,82 58,76 488,82 58,76 99,8 100,0

1.2 Đất lâm nghiệp 2.177,42 72,10 2.176,94 72,14 2176,94 72,14 99,9 100,0

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 9,06 0,30 8,96 0,30 8,96 0,30 100,0 100,0

2 Đất phi nông nghiệp 621,00 16,57 623,44 16,63 622,44 16,63 100,4 100,0

2.1 Đất ở 34,19 5,51 34,21 5,49 34,21 5,49 100,1 100,0

2.2 Đất chuyên dùng 94,69 15,25 97,11 15,58 97,11 15,58 102,6 100,0

2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 3,97 0,64 3,97 0,63 3,97 0,63 100,0 100,0

2.4 Đất sông suối và mặt nước 488,15 78,60 488,15 78,30 488,15 78,30 100,0 100,0

3 Đất chưa sử dụng 107,72 2,87 107,72 2,87 107,72 2,87 100,0 100,0

3.1 Đất bằng chưa sử dụng 61,22 56,83 61,22 56,83 61,22 56,83 100,0 100,0

3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 0,54 0,50 0,54 0,50 0,54 0,50 100,0 100,0

3.3 Núi đá không có rừng cây 45,96 42,67 45,96 42,67 45,96 42,67 100,0 100,0

27

Hình 4.2. Biểu đồ cơ cấu nhóm đất chính của xã Minh Tiến qua 3 năm 2012- 2014

Năm 2012 diện tích đất nông nghiệp của xã Minh Tiến là là 3020,17 ha chiếm 80,06% trong tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó đất nông nghiệp là 3020,17 ha đến nay năm 2013 diện tích đất nông nghiệp của xã Minh Tiến là 3017,73 ha, giảm 2,44 ha. Nguyên nhân những năm gần đây diện tích nông nghiệp bị mất do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cụ thể năm đầu năm 2013 thu hồi chuyển 0,58 ha đất nông nghiệp sang đất ở, đến giữa năm 2013 chuyển tiếp 2,42 ha đất nông nghiệp sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp.

Diện tích đất phi nông nghiệp có sự thay đổi trong năm 2013 do sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang. Cụ thể: Năm 2012 có diện tích là 621,0 ha chiếm 16,57% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Đến năm 2013 diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên 623,44 ha chiếm 16,63% diện tích đất tự nhiên toàn xã.

Nhóm đất chưa sử dụng của toàn xã có diện tích khá cao là 107,72 ha chiếm 2,87% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Bao gồm 3 loại đất là: Đất bằng chưa sử dụng với diện tích là 61,22 ha chiếm 56,83% tổng diện tích đất chưa sử dụng, đất

28

đồi núi chưa sử dụng với diện tích 0,64 ha chiếm 0,5% tổng diện tích đất chưa sử dụng và đất núi đá không có rừng cây với diện tích 45,96 ha chiếm 42,67% tổng diện tích đất chưa sử dụng. Trong 3 năm 2012 – 2014 diện tích đất này vẫn giữ nguyên do UBND xã Minh Tiến chưa có chính sách chuyển đổi, khai thác diện tích đất loại này.

Trong năm 2014, diện tích đất tự nhiên của toàn xã không có sự thay đổi. Diện tích các loại đất vẫn giữ nguyên không có sự chuyển đổi mục đích sử dụng.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Điều kiện xã hội

Dân số và lao động

Xã Minh Tiến gồm 13 thôn, dân số của xã theo thống kê năm 2014 là 5.758 người, trong đó có 2756 nữ, số người trong đô ̣ tuổi lao đô ̣ng 3.450. Dân số của xã chiếm 5,6% dân số toàn huyê ̣n Lục Yên.

Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động của xã Minh Tiến giai đoạn 2012 - 2014

Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 So sánh

2013/2012 2014/2013 BQ

I. Tổng nhân khẩu Khẩu 5.580 5.705 5.758 103,04 100,92 101,98

II. Tổng số hộ Hộ 1.247 1.279 1.310 102,57 102,42 102,50

III. Tổng số lao động Người 3.278 3.369 3.450 102,28 102,40 102,34

1. Lao động nông nghiệp Người 2.681 2.542 2.430 94,14 95,59 94,87 2. Lao động phi nông nghiệp Người 597 827 1.020 138,53 123,33 130,93

IV. Một số chỉ tiêu bình quân

1. Bình quân khẩu/ hộ Khẩu/hộ 4,47 4,46 4,40 99,78 98,65 99,22 2. Bình quân lao động/hộ LĐ/hộ 2,63 2,63 2,63 100 100 100

(Nguồn: Công an xã Minh Tiến,2015)

Bảng 4.2 cho thấy dân số của xã có xu hướng tăng lên bình quân qua 3 năm dân số tăng 1,98%. Bình quân qua 3 năm tổng số hộ tăng lên 2,50%. Bình quân khẩu /hộ giảm 0,78%. Năm 2014 bình quân khẩu /hộ là 4,47 khẩu. Như vậy cho thấy hộ sinh con thứ 3 đã giảm rất nhiều.

Qua bảng ta thấy cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm cụ thể: Lao động nông nghiệp năm 2012 chiếm 81,79%, năm 2014 là 70,43%, giảm 11,36% so với năm 2012. Lao động phi nông nghiệp năm 2014 là 41,96% tăng 23,75% so với năm 2012. Nguyên nhân, do những năm gần đây thị trấn đã thực hiện nhiều giải pháp như nâng cao nhận thức về việc làm cho bản thân người lao động, khuyến khích người lao động tích cực tham gia xuất khẩu lao động, tìm kiếm việc làm. Người dân dễ tìm được mô ̣t viê ̣c làm phi nông nghiê ̣p khi mà ngày càng có nhiều nhà máy, công ty điê ̣n tử hoa ̣t đô ̣ng trên đi ̣a bàn tỉnh Yên Bái.

Giao thông đƣờng bộ

Mạng lưới giao thông trên địa bàn xã đã được phủ khắp các điểm dân cư, nhưng hầu hết chất lượng đường còn xấu, chưa đáp ứng được điều kiện lưu thông hiện nay. Tổng chiều dài các tuyến giao thông trên địa bàn xã là 27,5 km, trong đó có đường liên huyện Thị trấn Yên Thế - Huyện Yên Bình chạy qua địa bàn xã đã được dải nhựa và chất lượng đường tương đối tốt. Còn lại là đường liên thôn, liên bản một phần là đã được bê tông hóa còn lại chủ yếu là đường đất và đường cấp phối mặt đường nhỏ 1,5-3 m.

Hệ thống điện nƣớc

Toàn xã có tổng số 1310 hộ gia đình mới chỉ có 1113 hộ có điện chiếu sáng đạt khoảng 85% , 850 /1310 hộ có điện thoại cố định, 13/13 tổ thôn có hệ thống loa truyền thanh. Có 100% hộ gia đình trong toàn xã có nước sạch phục vụ nhu cầu đời sống hàng ngày.

Văn hoá xã hội

Do có đông các thành phần dân tộc sinh sống nên xã Minh tiến có nền văn hoá đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, với nền văn hoá rất đa dạng của dân tộc kinh, mang tính chất đặc trưng của văn hoá dân tộc vùng cao chính là văn hoá dân gian Tày, Nùng, với các làn điệu hát then, hát đối độc đáo, là cái nôi của văn hóa dân gian dân tộc Tày, Nùng tỉnh Yên Bái.

Hiện nay thị trấn có 9/13 thôn văn hoá. Năm 2010 có 970/1310 hộ gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hoá , có 8 nhà văn hoá thôn trong đó có 6 nhà đã được xây dựng kiên cố, đảm bảo tốt nhu cầu sinh hoạt văn hoá cộng đồng của nhân dân.

Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân

Cùng với giáo dục, công tác chăm sóc sức khỏe người dân đã được chú trọng. Duy trì tốt nhiệm vụ thường trực khám chữa bệnh cho nhân dân, các chương trình y tế được triển khai đúng kế hoạch, mạng lưới y tế từ thôn đến trạm y tế được củng cố tăng cường và hoạt động cơ bản hoàn thành nhiệm vụ. Trung tâm y tế dự phòng tổ chức các đợt chiến dịch chăm sóc sức khỏe tại xã, do vậy đã không có dịch bệnh lớn xảy ra. Công tác dân số gia đình và trẻ em được triển khai đúng kế hoạch, tỷ lệ tăng dân số 0,9%, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 18%.

Đối với công tác giáo dục

Để nâng cao trình độ dân trí của người dân, trong những năm qua công tác giáo dục ở địa phương thường xuyên được các ngành các cấp quan tâm. Cơ sở trường lớp từng bước được xây dựng kiên cố và bán kiên cố. Đồ dùng dạy và học được trang bị. Trong năm qua số trẻ em đến độ tuổi đi học vào lớp 1 đạt 100%, tổng số học sinh các cấp của xã trong năm 2013 – 2014 là 1720 em, tổng số giáo viên là 95.

Hệ thống thủy lợi

Chính quyền địa phương luôn chỉ đạo bám sát chỉ đạo ngành chức năng kiểm tra các công trình thủy lợi đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Huy động nhân dân sửa chữa, gia cố các mương phai tạm. Tuy nhiên, trên địa bàn xã các công trình thủy lợi chủ yếu là các mương đất, hệ thống cống tưới tiêu còn kém.

4.1.2.2. Điều kiện kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân năm 2014 ước đạt 16,40 %. Cơ cấu kinh tếchuyển dịch theo hướng tíchcực: Nông - lâm nghiệp, thủy sản năm 2014 là 69,7%, giảm 5,8% so với năm 2012; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2014 là 16,5%, tăng 2,3% so với năm 2012; thương mại, dịch vụ năm 2014 là 13,8%, tăng 3,5% so với năm 2012.

Trồng trọt

Trong những năm qua tình hình sản xuất nông nghiệp của xã Minh Tiến đã phát triển theo chiều hướng tích cực đẩy mạnh sản xuất toàn diện, chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ kết

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 30)