Phương pháp khuyến nông trong việc phát triển sản xuất cây lạc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 66)

- Cán bộ khuyến nông cần phải nắm bắt các vấn đề của thực tiễn sản xuất lạc và đời sống của nông dân, cán bộ khuyến nông cần tìm và thực nghiệm thành công các giống lạc mới, sau đó tuyên truyền, khuyến cáo để người dân đưa vào sản xuất.

- Tổ chức cho nông dân thăm quan, trao đổi học tập các mô hình trình diễn giống lạc mới có năng suất cao.

- Tìm nguồn kinh phí cho các hoạt động tập huấn trong việc phát triển cây lạc. - Khuyến nông theo phương pháp thông tin hai chiều: xây dựng nội dung tập huấn trước mùa vụ, cung cấp thông tin các giống lạc mới có năng suất cao đã được thực nghiệm cho người dân.

- Thông tin nơi cung cấp giống, các biện pháp canh tác, thuốc phòng trừ sâu bệnh. - Cần coi trọng và tiến hành các đợt sơ kết, tổng kết đánh giá mô hình đem lại hiệu quả rõ rệt đã được áp dụng vào sản xuất được nhân ra diện rộng.

- Cần phải gắn liền việc chuyển giao giống lạc với nhu cầu của nông dân và điều kiện sản xuất của địa phương.

- Cán bộ khuyến nông cần tăng cường công tác thúc đẩy tiêu thụ lạc tại xã. Cần có chính sách giúp người dân tiêu thụ lạc thuận lợi.

- Cán bộ khuyến nông cần sắp xếp thời gian tập huấn hợp lý, đảm bảo người dân được tham gia đầy đủ.

- Trước khi lập kế hoạch tập huấn cần có điều tra nhu cầu của các hộ nông dân đang trực tiếp tham gia sản xuất.

- Thông tin tuyên truyền cũng cần chú ý đến tính định kỳ và lịch cụ thể để nông dân có nhu cầu và quan tâm tới nội dung tuyên truyền sẽ nắm bắt được thông tin một cách chủ động và có hiệu quả.

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận

Qua quá trình điều tra và phân tích số liệu, tôi rút ra một số kết luận về hoạt động khuyến nông trong việc sản xuất và tiêu thụ lạc như sau:

Điều kiện tự nhiên của xã có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sinh hoạt và sản xuất của người dân. Địa hình tương đối phức tạp, nhiều đồi núi gây khó khăn trong việc đi lại giữa các thôn vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, xã có hệ thống thủy lợi bao gồm các con suối nhỏ tạo ra các khe suối dày đăc, mặt khác có hệ thống hồ Thác Bà chạy qua nên nguồn tài nguyên nước tại xã đã đáp ứng đủ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân đặc biệt trong việc sản xuất lạc.

Việc sản xuất và tiêu thụ lạc tại xã đã có sự thay đổi nhiều so với những năm trước. Diện tích sản xuất lạc tăng lên, cây lạc đã trở thành một trong những cây trồng chính của người dân tại xã Minh Tiến, là cây có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 sau Lúa. Tuy nhiên, việc tiêu thụ lạc còn gặp nhiều khó khăn phải phụ thuộc vào thương lái thu mua. Người dân chưa chủ động được trong việc tiêu thụ.

Hoạt động khuyến nông trong việc sản xuất và tiêu thụ lạc đã có hiệu quả rõ rệt hơn so với năm 2012 trở về trước, năng suất lạc tăng, năng lực của người dân được nâng lên, qua đó đời sống kinh tế trên địa bàn xã Minh Tiến được tăng lên rõ rệt: Công tác tổ chức chỉ đạo sản xuất cây lạc được tổ chức tốt, khuyến nông đã xây dựng, phân cấp và hình thành mạng lưới cán bộ tham gia chỉ đạo mô hình, các lớp tập huấn cùng với các hộ tự nguyện tham gia đông đảo vào các mô hình trình diễn giống lạc. Công tác tuyên truyền vận động của cán bộ khuyến nông đã được thực hiện tốt, mô hình giống lạc mới đã thu hút được đông đảo các thành phần tham gia như các tổ chức, cơ quan, đơn vị và người dân. Tổ chức được nhiều lớp tập huấn năm sau nhiều hơn năm trước, thu hút được đông đảo bà con tham gia, nội dung tập huấn đã đáp ứng được yêu cầu của phần lớn người dân. Nhưng những hỗ trợ cho việc xây dựng các mô hình, tổ chức các lớp tập huấn còn thấp, chưa có kinh phí cho các lớp tập huấn về lạc. Trong 3 năm mới chỉ tổ chức thực hiện được 1 mô hình

trình diễn lạc. Công tác đào tào tập huấn nhìn chung đã đóng góp được nhiều thành công trong việc thúc đẩy sản xuất lạc tại địa phương, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của người dân trồng lạc. Các thông tin và nội dung truyền đạt trong các hoạt động khuyến nông còn thiên về kỹ thuật, chưa đầy đủ. Chưa có hệ thống khuyến nông thị trường, khuyến nông xúc tiến thương mại, khuyến nông tư vấn dịch vụ kỹ thuật và khuyến nông hợp tác quốc tế.

Lực lượng cán bộ khuyến nông còn chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, đặc biệt hệ thống KNV cơ sở còn thiếu đồng bộ về kiến thức và phương pháp. Không đúng chuyên ngành khuyến nông chủ yếu từ các chuyên ngành khác như trồng trọt hay thú y nên còn hạn chế về một số mặt chuyên môn.

Như vậy, hoạt động khuyến nông đã góp phần không nhỏ vào việc thay đổi cuộc sống của người dân xã Minh Tiến. Góp phần nâng cao nhận thức của người nông dân, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển. Các lớp tập huấn mở ra để nhằm mục đích giải quyết các khó khăn, hay triển khai các khoa học – kỹ thuật mới tiên tiến hơn, mặc dù không thể giải quyết được hết toàn bộ khó khăn của tất cả người dân nhưng cũng đã giải quyết được phần nào các khó khăn, nhờ có các lớp tập huấn mà người dân đã áp dụng đc tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao thu nhập từ đó cải thiện đời sống cho người nông dân. Công tác giống đã được cải thiên để phù hợp với điều kiện tự nhiên, CBKN đã tiến hành triển khai nhân giống Lạc đỏ Bắc Giang cho năng suất,sản lượng cao hơn giống lạc địa phương. Hệ thống cán bộ khuyến nông tuy năng lực chuyên môn chỉ là các ngành khác không phải chuyên ngành khuyến nông song cũng đã cố gắng hết sức nhiệt tình trong công việc.

5.2. Đề nghị

Để hoạt động khuyến nông trong sản xuất và tiêu thụ lạc đạt hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu của nông dân chúng tôi đưa ra một số đề nghị sau:

- Củng cố hệ thống khuyến nông, cần nâng cao năng lực, bổ sung kiến thức cho cán bộ khuyến nông, đặc biệt là KNV cơ sở, cần tăng cường cán bộ khuyến nông có trình độ và có chính sách đãi ngộ tốt.

- Đầu tư thích đáng cho công tác thông tin, đào tạo bồi dưỡng nhằm nâng cao dân trí, phổ cập kiến thức KHKT, phương pháp canh tác, kỹ thuật canh tác giống mới, đào tạo tay nghề và kỹ năng cho nông dân.

- Dành ngân sách hàng năm hỗ trợ việc xây dựng các mô hình, buổi tập huấn, thăm quan học hỏi. Đối với xã, cần phối hợp hơn nữa với cán bộ KNV cơ sở, hỗ trợ cán bộ khuyến nông trong công tác hoạt động thực tiễn.

- Cán bộ khuyến nông cần có các chính sách thúc đẩy việc tiêu thụ lạc cho người dân. Để việc tiêu thụ lạc tốt thì cán bộ khuyến nông kết hợp với UBND xã Minh Tiến cần phải liên kết với bà con nông dân thành lập hợp tác xã. Từ đó, thông qua huyện kết nối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm từ lạc.

- UBND xã cần tiến hành quy hoạch vùng trồng lạc, xây dựng các HTX, câu lạc bộ cùng sở thích cho người dân.

- UBND cần chú trọng đến việc liên kết 4 Nhà: Nhà Nước, Nhà Nông, Nhà khoa học và Nhà Doanh nghiệp.

- Đối với nông dân: Nông dân nên tham gia tích cực hơn vào các hoạt động khuyến nông, chủ động đề xuất, cùng theo dõi và giám sát các hoạt động khuyến nông trên địa bàn. Tự nguyện tham gia và đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn các chương trình bài giảng, nhằm nâng cao hiệu quả của các lớp tập huấn. Người dân cần có những góp ý, phản hồi với cán bộ khuyến nông cơ sở những ý kiến của mình. Từ đó giúp cho cán bộ khuyến nông cơ sở điều chỉnh các hoạt động và nâng cao chất lượng đào tạo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Đỗ Thị Bắc và Nguyễn Ngọc Nông (2002), Tóm tắt bài giảng khuyến nông.

Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

2. Nguyễn Duy Hoan và cộng sự (2007), Tài liệu tập huấn phương pháp khuyến nông, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyên Thanh Lâm (2003), “ hoạt động khuyến nông Việt Nam”. 4. Dương Văn Sơn (2007), Bài giảng xã hội học nông thôn.

5. Nguyễn Hữu Thọ (2004), Bài giảng khuyến nông, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

6. Nguyễn Hữu Thọ (2007), Bài giảng nguyên lý và phương pháp khuyến nông,

Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

7. Đỗ Kim Trung (2005), Phương thức và chính sách chuyển giao kỹ thuật tiến bộ trong nông nghiệp ở miền núi và trung du phía bắc, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.

8. Lành Ngọc Tú (2008), Đánh giá hiệu quả công tác khuyến nông trong việc thực hiện dự án trồng cây nhân dân tại tỉnh Thái Nguyên. Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

9. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ khuyến nông dành cho khuyến nông viên cơ sở, Nxb nông nghiệp, Hà Nội. 10.Phòng thống kê huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái (2014), Niên giám thống kê 2012

– 2014.

11.Trạm khuyến nông huyện Lục Yên (2013), Báo cáo kết quả thực hiện mô hình nhân giống lạc đỏ Bắc Giang vụ thu đông năm 2013 tại huyện Lục Yên.

12.Trạm khuyến nông huyện Lục Yên (2012) Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông năm 2012, mục tiêu nhiệm vụ công tác khuyến nông năm 2013.

13.Trạm khuyến nông huyện Lục Yên (2013) Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông năm 2013, mục tiêu nhiệm vụ công tác khuyến nông năm 2014.

14.Trạm khuyến nông huyện Lục Yên (2014) Báo cáo tổng kết công tác khuyến nông năm 2014, mục tiêu nhiệm vụ công tác khuyến nông năm 2015.

15.UBND huyện Lục Yên ( 2012), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, phương hướng, nhiệm vụ năm 2013.

16.UBND huyện Lục Yên ( 2013), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, phương hướng, nhiệm vụ năm 2014.

17.UBND huyện Lục Yên ( 2014), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014, phương hướng, nhiệm vụ năm 2015.

18.UBND xã Minh Tiến- huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái (2012), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.

19.UBND xã Minh Tiến- huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái (2013), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2013 và phương hướng nhiệm vụ năm 2014.

20.UBND xã Minh Tiến- huyện Lục Yên – tỉnh Yên Bái (2014), Báo cáo tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ năm 2015.

II. DỊCNH TỪ TIẾNG NƢỚC NGOÀI

21. A.W.Van Den và H.S.Han kin (1996), Khuyến nông, Nxb nông nghiệp Hà Nội.

22. Chanoch Jacobsen (1996), nguyên lý và phương pháp khuyến nông, Nxb nông nghiệp, Hà nội.

III. INTERNET SOURSE

23.Http://www.khuyennongvn.gov.vn Trung tâm khuyến nông quốc gia

24. Http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-56-2005-ND-CP-ve khuyen-nong-khuyen-ngu-vb53341t11.aspx Nghị định số 56/2005/NĐ-CPvề khuyến nông, khuyến ngư.

25. Http://thuvienphapluat.vn/archive/Nghi-dinh/Nghi-dinh-02-2010-ND-CP-khuyen- nong-vb100057t11.aspx. Nghị định số 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông. 26. Http://tailieu.vn Thư viện tài liệu trực tuyến.

PHIẾU ĐIỀU TRA

( Dành cho cán bộ khuyến nông)

I. Thông tin chung

Họ và tên ... ...Nam/Nữ... Tuổi...Dân tộc...

Đơn vị công tác ... .Chức vụ... 1. Anh (chị) đã được đào tạo về chuyên ngành gì?

Chăn nuôi Trồng trọt Lâm nghiệp Kinh tế Khuyến nông Khác

2. Trình độ đào tạo:

Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp chuyên nghiệp 3. Anh (chị) đã công tác được bao nhiêu năm?...

II. Thông tin liên quan đến hoạt động khuyến nông của Địa phƣơng

1. Hiện nay Anh (chị) thực hiện công việc gì tại địa phương?

... 2. Nhiệm vụ chính của anh chị là gì trong công việc đó?

... 3. Anh ( chị) có thường xuyên tiếp xúc với người dân ở địa bàn công tác không?

Có Không

Nếu không thì lý do tại sao? ... 4. Các hoạt động khuyến nông đã triển khai có được người dân quan tâm hưởng ứng không?

Nhiệt tình Ít quan tâm Không quan tâm

5. Anh ( chị) đã tổ chức được bao nhiêu lớp tập huấn trong 3 năm qua từ 2012 – 2014 về sản xuất lạc? ...

Các lớp tập huấn có hỗ trợ kinh phí cho người dân không? Có Không

Kinh phí lấy từ đâu

Ủy ban nhân dân huyện Trung tâm khuyến nông tỉnh Trung ương Nguồn khác:

Các lớp tập huấn có đáp ứng được nhu cầu của người dân không? Đáp ứng tốt Đáp ứng một phần Chưa đáp ứng

6.Anh ( chị) đã thực hiện bao nhiêu mô hình phát triên cây lạc trong 3 năm qua từ 2012 – 2014

... 7. Các mô hình có mang lại hiệu quả cho nông dân không?

Có Không

8. Các mô hình sau khi được triển khai có được nhân rộng không? Có Không

- Nếu không thì tại sao?

... - Nếu có thì bao nhiêu phần trăm được nhân rộng? ... 9. Anh ( chị) có thường xuyên cung cấp thông tin về các giống lạc, tài liệu khuyến nông liên quan tới các giống lạc mới cho nông dân không?

Thường xuyên Không thường xuyên Không cung cấp

Nếu không thì lý do tại sao? ... 10. Anh (chị) thường cung cấp những tài liệu gì cho nông dân

Tài liệu kỹ thuật Tờ rơi Tờ gấp Ấn phẩm

- Khác: ... 11. Phương thức chuyển giao tiến bộ KHKT cho người dân trong sản xuất lạc được thực hiện như thế nào?

... 12. Anh ( chị) thường tiến hành công việc theo phương pháp nào?

Sử dụng phương pháp nhóm là chủ yếu Sử dụng phương pháp cá nhân là chủ yếu Sử dụng phương pháp truyền thông đại chúng Kết hợp các phương pháp

13. Hiện tại ở thị trấn nơi anh chị công tác đã có câu lạc bộ khuyến nông, làng khuyến nông, nhóm sở thích nào về phát triển sản xuất cây lạc không?

Có Không

Nếu có thì đó là : ... Nếu không thì tại sao: ... 14. Khuyến nông có hỗ trợ bao tiêu sản phẩn cho người dân không?

Có Không

Nếu không thì tại sao ... 15. Anh chị có thường xuyên đưa thông tin về giá cả thi trường hay các thông tin về tình hình tiêu thụ lạc của địa phương vào các lớp tập huấn không?

Có Không

16. Những thuận lợi và khó khăn của nơi anh ( chị ) công tác hiện nay là gì ?

Thuận lợi: ...

Khó khăn: ... 17. Anh ( chị) có đề xuất gì để cải thiện công tác khuyến nông hiện nay không? ... ... 18. Anh ( chị) thấy công việc mình đang làm như thế nào?

Hăng say, yêu nghề Bình thường Nhàm chán 19. Khả năng gắn bó với công việc của Anh ( chị) như thế nào?

PHIẾU ĐIỀU TRA

( Dành cho nông dân)

Phiếu điều tra số: ... Địa bàn điều tra: Thôn... xã Minh Tiến, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái Thời gian điều tra:

A.Thông tin chung của hộ

1. Họ và tên ... Nam/Nữ ... . 2. Tuổi ... Dân tộc ... . 3. Trình độ học vấn ... ... . 4. Phân loại hộ theo thu nhập:

Giàu Khá Trung bình Nghèo 5. Diện tích sản xuất lạc của gia đình...

6. Năng suất bình quân/năm...

7. Tổng thu nhập/năm: ... Tổng chi tiêu : ... Tích lũy:

B. Thông tin về các hoạt động khuyến nông

1 Gia đình bác có tham gia các hoạt động khuyến nông không? Có Không

Nếu có thì ai tham gia:

Đàn ông tham gia Phụ nữ tham gia cả hai

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả khuyến nông trong thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ lạc trên địa bàn xã minh tiến, huyện lục yên, tỉnh yên bái (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)