ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐINH THỊ HẰNG ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ THỊT THEO HƯỚNG QUY MÔ GIA TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN P
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐINH THỊ HẰNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ THỊT THEO HƯỚNG QUY MÔ GIA
TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HỆ ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH : KHUYẾN NÔNG
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐINH THỊ HẰNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ THỊT THEO HƯỚNG QUY MÔ GIA TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HỆ ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH : KHUYẾN NÔNG
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐINH THỊ HẰNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ THỊT THEO HƯỚNG QUY MÔ GIA
TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HỆ ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH : KHUYẾN NÔNG
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐINH THỊ HẰNG
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHĂN NUÔI GÀ THỊT THEO HƯỚNG QUY MÔ GIA TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHỔ YÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
HỆ ĐÀO TẠO : CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH : KHUYẾN NÔNG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khoá luận “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển mô hình
nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên” được sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Các thông tin
này đã được chỉ rõ nguồn gốc, đa số thông tin thu thập từ điều tra thực tế ở địa phương
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khoá luận này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào
Thái Nguyên, tháng 05 năm 2015
Người viết cam đoan
Đinh Thị Hằng
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại trường và 5 tháng thực tập tốt nghiệp, em đã được học tập, rèn luyện và nâng cao kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng tư duy cũng như những kiến thức thực tiễn của cuộc sống Từ đó giúp em có động lực
và vững tin hơn vào cuộc sống thực tế sau này Đến thời điểm này, em đã kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp tại cơ sở và đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp
Trang đầu tiên của khóa luận này em xin phép được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy, dìu dắt
em trong suốt thời gian học tập tại trường
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sự kính trọng sâu sắc tới
thầy giáo hướng dẫn Cù Ngọc Bắc, người đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn tận tình
để em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Đồng thời, em xin được gửi lời cảm ơn tới toàn thể cán bộ của Trạm khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng TN & MT, Chi cục thống
kê huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Cùng toàn thể cán bộ trong UBND và người dân các xã, đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Cuối cùng em xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực tập
Lời cuối em xin kính chúc các thầy cô giáo trong nhà trường, các cô, chú, anh, chị ở Trạm khuyến nông huyện Phổ Yên - tỉnh Thái Nguyên, cùng các bạn đồng nghiệp sức khỏe, sự thành công trong công việc và những điều tốt đẹp nhất
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái nguyên, tháng 05 năm 2015
Sinh viên
Đinh Thị Hằng
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng thịt gia cầm theo khu vực và chủng loại 15
Bảng 2.2 Đầu con và các sản phẩm gia cầm Việt Nam thời kỳ 2007 - 2014 17
Bảng 4.1: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp của huyện Phổ Yên giai đoạn 2012-2014 24
Bảng 4.2: Diện tích, sản lượng, năng suất của các loại cây trồng chính của huyện Phổ Yên năm 2014 25
Bảng 4.3: Tổng đàn gia súc gia cầm của huyện Phổ Yên 2012-2014 27
Bảng 4.4 Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn 29 Bảng 4.5 Số liệu thống kê tổng đàn gia cầm trên địa bàn huyện Phổ Yên (trong 3 năm 2012-2014) 33
Bảng 4.6: Số lượng các mô hình nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại phân theo các xã trên địa bàn huyện Phổ Yên năm 2014 34
Bảng 4.7 Một số chỉ tiêu đánh giá chủ hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Phổ Yên năm 2014 36
Bảng 4.8 Số lượng của các mô hình chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện năm 2014 38
Bảng 4.9: Quy mô đất đai của các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện năm 2014 39
Bảng 4.10: Tình hình nguồn vốn của nông hộ nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Phổ Yên 40
Bảng 4.11: Sử dụng thức ăn chăn nuôi trong các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Phổ Yên năm 2014 41
Bảng 4.12: Trang bị và sử dụng máy móc trong các hộ 42
Bảng 4.13 Các chỉ tiêu kỹ thuật áp dụng 42
Bảng 4.14 Công tác xử lý chất thải trong các hộ chăn nuôi gà 43
Bảng 4.15: Chi phí sản xuất bình quân 1 nông hộ/1 lứa gà thịt trên địa bàn huyện năm 2014 44
Bảng 4.16: Kết quả sản xuất bình quân/1 lứa của 1 hộ chăn nuôi gà hướng thịt theo từng loại hình chăn nuôi năm 2014 45
Trang 6Bảng 4.17: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trung bình/1lứa của các loại hình chăn nuôi gà 46 Bảng 4.18: Tác động của chính quyền địa phương đến hoạt động chăn gà thịt của người dân 47 Bảng 4.19: Tác động của dự án đến hoạt động chăn gà thịt theo quy mô gia trại năm
2014 48 Bảng 4.20: Quy trình chăn nuôi và dùng vacsin gà 49 Bảng 4.21: Tổng hợp những khó khăn, nhu cầu, nguyện vọng của các chủ nông hộ điều tra 51
Trang 7DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Công thức lai tạo giống 13 Hình 4.1 Sơ đồ kênh tiêu thụ gà của hộ chăn nuôi gà 50
Trang 89 UBND : Ủy ban nhân dân
10 CN-TTCN : Công nhiệp- Tiểu thủ công nghiệp
11 HĐND : Hội đồng nhân dân
12 BQ : Bình quân
13 KTGT : Kinh tế gia trại
Trang 9MỤC LỤC
PHẦN I MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Ý nghĩa của đề tài 3
1.4.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn 3
PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
2.1 Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài 4
2.1.1 Đánh giá khuyến nông 4
2.1.2 Lí luận chung về mô hình 8
2.1.3 Lí luận chung về gia trại và phát triển gia trại 9
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 12
2.2.1 Đặc điểm kỹ thuật về nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại 12
2.2.2 Vai trò nuôi gà hướng thịt 13
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước 14
2.3.1 Tình hình phát triển chăn nuôi gà trên thế giới 14
2.3.2 Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở Việt Nam 15
PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 18
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu 18
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành 18
3.3 Nội dung nghiên cứu 18
3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 18
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin 18
3.4.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu 19
3.4.3 Phương pháp phỏng vấn 20
Trang 103.4.4 Phương pháp quan sát 20
3.4.5 Phương pháp xử lý thông tin 20
3.4.6 Phương pháp phân tích số liệu 20
3.4.7 Các chỉ tiêu theo dõi 21
PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23
4.1 Tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên 23
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 24
4.1.3 Cơ sở hạ tầng 30
4.1.4 Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 31
4.2 Thực trạng phát triển chung về chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Phổ Yên 32 4.3 Thực trạng phát triển chăn nuôi gà tại các hộ điều tra 35
4.3.1 Nguồn nhân lực trong chăn nuôi gà của các hộ 35
4.3.2 Tình hình sản xuất, kinh doanh của các hộ chăn nuôi gà thịt tại các hộ trên địa bàn huyện Phổ Yên 38
4.4 Chi phí, kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Phổ Yên 44
4.4.1 Chi phí sản xuất kinh doanh của các hộ chăn nuôi gà thịt 44
4.4.2 Kết quả sản xuất kinh doanh 45
4.4.3 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Phổ Yên 46
4.5 Một số tác động đến hoạt động chăn gà thịt theo hướng quy mô gia trại của địa phương 47
4.5.1 Tác động của chính quyền đến hoạt động chăn gà thịt theo hướng quy mô gia trại 47
4.5.2 Tác động của dự án đến hoạt động chăn gà thịt trên địa bàn huyện năm 2014 48
4.6 Tình hình tiêu thụ gà thịt của các hộ 50
Trang 114.7 Những khó khăn và ngưyện vọng để phát triển sản xuất chăn nuôi gà thịt trên
địa bàn huyện Phổ Yên 50
4.8 Tác động của việc chăn gà thịt đến người dân 52
4.9 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình 53
4.10 Giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại trên địa bàn huyện Phổ Yên 54
4.10.1 Nhóm các giải pháp về kỹ thuật 54
4.10.2 Các giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm 55
4.10.3 Các giải pháp về công tác khuyến nông và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 55
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 Kiến nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 12đã có những bước tiến vượt bậc Nhờ đó mà các kết quả nghiên cứu về các biện pháp
kỹ thuật được áp dụng và sản xuất mà năng suất và chất lượng thịt ở các nước trên thế giới không ngừng tăng lên Bên cạnhđó ngành chăn nuôi còn cung cấp các sản phẩm phụ cho ngành công nghiệp chế biến và nguồn phân bón dồi dào cho ngành trồng trọt… Theo Bessei, thì một con gà mái nặng 3 kg một năm có thể sản xuất ra 300 kg thịt Chính vì lẽ đó mà trong những năm gần đây, chăn nuôi gia cầm rất được chú trọng đầu tư [11]
Nghề chăn nuôi nước ta đã có lịch sử hình thành lâu đời nhưng do tập quán chăn nuôi lạc hậu cho nên người nông dân chăn nuôi chủ yếu theo phương thức quảng canh, phân tán, số lượng không nhiều, sản phẩm làm ra mang tính tự cung tự cấp, nhưng từ năm 1970 trở lại đây nghề chăn nuôi gà có những bước chuyển tiến nhanh và vững chắc Từ phương thức chăn nuôi phân tán quảng canh chuyển sang phương thức tập trung có quy mô như sự hình thành các trang trại, gia trại, và nông
hộ nuôi gà, đồng thời ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến trên thế giới vào sản xuất đã đẩy nhanh tốc độ phát triển đàn gà, khuyến khích dịch chuyển chăn nuôi trang trại, gia trại lên các vùng trung du miền núi, vùng còn nhiều quỹ đất, mật độ chăn nuôi thấp, khuyến khích chuyển đổi các vùng đất trống, trồng trọt kém để chăn nuôi gà hướng thịt Đây chính là một hướng xóa đói giảm nghèo
mà Đảng và Nhà nước ta đang cố gắng thực hiện và có những thành công bước đầu
Phổ Yên là một huyện trung du miền núi của tỉnh, cơ cấu kinh tế chủ yếu là Nông, Lâm nghiệp Với đặc điểm đất đai da dạng, huyện có khả năng phát triển chăn
Trang 13nuôi gia cầm cũng như cây lương thực, cây rau màu, cây công nghiệp có giá trị Thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa, phát huy lợi thế vùng cũng như từng hộ gia đình, hiện nay huyện đã tập trung phát triển một số mô hình nuôi gà thả hướng thịt theo quy mô gia trại Sự thành công của một số mô hình đã không những mang lại thu nhập cao cho các hộ gia đình mà còn làm cho huyện Phổ Yên trở thành nơi thu hút các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp toàn diện Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại còn tồn tại một số khó khăn do trình độ hiểu biết và tiếp cận khoa học kỹ thuật của các hộ còn hạn chế, nghề chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà nói riêng còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như dịch bệnh, thị trường và vốn Do đó việc nghiên cứu thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển mô hình nuôi gà hướng thịt, đánh gía đúng thực trạng để từ đó có
cơ sở đưa ra một số giải pháp phù hợp để giải quyết các khó khăn đó tạo điều kiện cho nghề chăn nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại tại địa phương ngày càng phát triển là việc rất cần thiết Xuất phát từ thực tiễn đó tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi gà thịt
theo hướng quy mô gia trại trên địa bàn huyện Phổ Yên năm 2015”
1.2 Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá đúng thực trạng chăn nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại tại huyện Phổ Yên
- Đề xuất những giải pháp nhằm thúc đẩy chăn nuôi gà thịt theo hướng quy
mô gia trại phát triển trên địa bàn huyện nói riêng và toàn tỉnh nói chung
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu được tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện Phổ Yên
- Đánh giá đúng được thực trạng chăn nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại tại huyện Phổ Yên
- Tìm hiểu được những thuâ ̣n lơ ̣i và khó khăn khi thực hiê ̣n mô hình
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình trên toàn
đi ̣a bàn
Trang 141.4 Ý nghĩa của đề tài
1.4.1 Ý nghĩa khoa học
- Nâng cao kiến thức, kỹ năng và rút ra những bài học kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này
- Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã học tập và nghiên cứu
- Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình nghiên cứu
1.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu đề tài có thể làm tài liệu về thực trạng áp dụng mô hình nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cơ sở thể làm cơ sở cho các cấp lãnh đạo địa phương trong việc đánh giá đúng thực trạng nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại
và từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển quy mô nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
Trang 15PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở khoa học và lý luận của đề tài
2.1.1 Đa ́ nh giá khuyến nông
2.1.1.1 Khái niệm đánh giá
- Đánh giá mô hình là nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai thực hiê ̣n dự án, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được của dự án trong mối quan hê ̣ với nhiều yếu tố, so sánh với mu ̣c tiêu ban đầu [2]
- Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiê ̣n bằng nguồn lực của thôn bản và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đa ̣t được
- Đánh giá để khẳng đi ̣nh sự thành công hay thất ba ̣i của hoa ̣t đô ̣ng khuyến nông so với kế hoa ̣ch ban đầu
Đánh giá người ta có thể hiểu như sau:
- Là quá trình thu nhập và phân tích thông tin để:
+ Liê ̣u mô hình có thể đạt được kết quả và tác động đã đề ra hay không + Mứ c đô ̣ mà dự án đã đa ̣t đươ ̣c so với mu ̣c tiêu của dự án thông qua các hoạt đô ̣ng đã chỉ ra trong tài liê ̣u dự án
- Đánh giá sử du ̣ng các phương pháp nghiên cứu để điều tra mô ̣t cách có hê ̣ thống các kết quả và hiê ̣u quả của dự án Nó cũng có thể điều tra những vấn đề có thể làm châ ̣m tiến đô ̣ thực hiện dự án nếu như các vấn đề này không được giải quyết kịp thời
- Đánh giá yêu cầu phải lâ ̣p kế hoa ̣ch chi tiết và có chiến lươ ̣c lấy mẫu theo phương pháp thống kê
- Đánh giá có thể tiến hành đo lường đi ̣nh kì theo từn g giai đoa ̣n thực hiê ̣n dự án
- Đánh giá phải tâ ̣p trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác đô ̣ng
của dự án [2]
2.1.1.2 Các loại đánh giá
Trang 16* Đa ́ nh giá tiền khả thi/khả thi
Đánh giá khả thi là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay dự án, để xem xét xem liê ̣u dự án hay hoa ̣t đô ̣ng có thể thực hiê ̣n được hay không trong từng điều
kiê ̣n cu ̣ thể nhất đi ̣nh Loại này đánh giá thường do tổ chức tài trợ thực hiện Những tổ chức này sẽ phân tí ch các khả năng thực hiê ̣n của dự án hay hoa ̣t đô ̣ng làm căn cứ cho phép duyệt hay không để cho dự án vào thực hiện
* Đa ́ nh giá thực hiê ̣n
- Đa ́ nh giá đi ̣nh kì: Là đánh giá từng giai đoạn thực hiện, có thể là đánh giá toàn
bộ các công việc ở từng giai đoạn nhất định Nhìn chung, đánh giá đi ̣nh kỳ thường áp dụng cho những dự án có thời gian thực hiện lâu dài Tùy theo dự án mà có thể các khoảng thời gian để đánh giá định kì, có thể 3 tháng, 6 tháng hay một năm một lần Mục đích của đánh giá đi ̣nh kì để tìm ra những điểm ma ̣nh, điểm yếu, những khó khăn, thuâ ̣n
lơ ̣i trong mô ̣t thời kì nhất đi ̣nh để có thể thay đổi hay điều chỉnh hoa ̣t đô ̣ng cho phù hợp với những gì đã đề ra và cho những giai đoa ̣n kế tiếp
- Đa ́ nh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc dự án hay hoạt động
Đây là đánh giá toàn diê ̣n tất cả các hoa ̣t đô ̣ng và kết quả của dự án Mục đích đánh giá cuối kỳ là nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án , những thế mạnh, điểm yếu , những thành công và những gì chưa đa ̣t được so với dự kiến , tìm
ra những nguyên nhân , những bài ho ̣c để đúc rút ra những kinh nghiê ̣m cho dự án hay hoa ̣t đô ̣ng khác
- Đa ́ nh giá tiến độ thực hiê ̣n : Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai
thực hiê ̣n các nô ̣i dung của dự án hay hoa ̣t đô ̣ng có đúng với thời gian hay không , diễn ra nhanh hay châ ̣m so với kế hoa ̣ch,…
- Đa ́ nh giá tình hình chi tiêu tài chính : Là việc xem xét lại việc sử dụng
kinh phí chi tiêu có đúng nguyên tắc đã được quy đi ̣nh hay không để có những điều chỉnh và đúc rút kinh nghiệm cho những dự án hay hoạt động khá c
- Đa ́ nh giá về tổ chức thực hiê ̣n : Là đánh giá về tổ chức phối hợp thực hiện
giữa các thành phần tham gia, xem xét và phân tích công tác tổ chức, cách phối hợp các
Trang 17thành phần tham gia Ngoài ra có thể xem xét việc phối hơ ̣p các dự án hay hoa ̣t đô ̣ng khác nhau trên cùng một địa bàn và hiệu quả của việc phối hợp đó
- Đa ́ nh giá kỹ thuật dự án : là xem xét lại những kỹ thuật mà dự án đã đưa
vào có phải là mới hay không Quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có đảm bảo đúng quy trình đã đă ̣t ra hay không
- Đa ́ nh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: vấn đề môi trường là vấn đề
bức thiết hiê ̣n nay của toàn thể nhâ n loa ̣i chính vì vâ ̣y mà bất kỳ dự án nào cũ ng phải quan tâm tới vấn đề này
- Đa ́ nh giá khả năng mở rộng : là quá trình xem xét kết quả của dự án hay
hoạt động có thể áp dụng rộng rãi hay không , nếu có thể áp d ụng thì cần điều kiện
2.1.1.3 Tiêu chi ́ đánh giá
* Khái niệm tiêu chí:
Tiêu chí : như là một hệ thống các chỉ tiêu , chỉ số có thể định lượng được dùng để đánh giá hay phân loại một hoạt động hay dự án nào đó [2]
* Các đặc điểm của tiêu chí đánh giá
- Đối với các chỉ tiêu mang tính định lượng
Là các tiêu chí có thể đo đếm được cu ̣ thể , các tiêu chí này thường sử dụng
để kiểm tra tiến độ công việc
- Đối với các chỉ tiêu định tính
Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được Nhóm chỉ tiêu này thường phản ánh chất lươ ̣ng củ a công viê ̣c dựa trên đi ̣nh tính nhiều hơn : cây sinh trưởng nhanh hay châ ̣m, màu quả đẹp hay xấu, màu lông vật nuôi đậm nhạt,
* Các loại tiêu chí dùng cho đánh giá
Trang 18Các loại chỉ tiêu này dùng cho hoạt động đánh giá là các chỉ tiêu mang tính toàn diện hơn Viê ̣c xác đi ̣nh các chỉ tiêu đánh giá phải căn cứ vào mu ̣c đích và hoa ̣t
đô ̣ng của dự án, thường có các nhóm chỉ tiêu sau:
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả các hoạt động khuyến nông theo mục tiê u đã đề ra: diê ̣n tích, năng suất, cơ cấu, đầu tư, sử du ̣ng vốn,…
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của mô hình hay hoạt động khuyến nông : tổng thu, tổng chi, thu - chi, hiê ̣u quả lao đô ̣ng,…
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của dự án hay hoa ̣t đô ̣ng khuyến nông đến đời sống kinh tế , văn hóa, xã hội; ảnh hưởng đến môi trường đất (xói mòn, đô ̣ phì, đô ̣ che phủ ,…), ảnh hưởng đến đời sống (giảm nghèo , tạo công ăn việc làm , bình đẳng giới,…)
- Các chỉ tiêu đánh giá phu ̣c vu ̣ cho quá trình xem xét , phân tích hoa ̣t đô ̣ng khuyến nông với sự tham gia của cán bô ̣ khuyến nông và nông dân
* Các vấn đề đánh giá chung và mối liên hệ của chúng
a Tính thích ứng
- Dự án này có ý nghĩa trong môi trường hoàn cảnh của nó hay không
- Tính thích ứng liên quan đến các chính sách hợp tác, phát triển mục đích, mục tiêu chung cùng với các kết quả của dự án có phù hợp với các yêu cầu mong muốn của những người được hưởng lợi và môi trường chính sách của
c Tính bền vững
Các yếu tố được đánh giá là bền vững: Môi trường chính sách, tính khả về kinh tế và tài chính, năng lực thể chế và khía cạnh văn hóa - xã hội, sự tham gia và quyền sở hữu, vấn đề giới, môi trường và công nghệ thích hợp
Trang 19- Điều gì đã và sẽ xảy ra đối với các tác động của dự án sau khi sự hỗ trợ từ bên ngoài kết thúc
2.1.2 Lí luận chung về mô hình
* Khái niệm mô hình
Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được bản chất của đối tượng
nghiên cứu [2]
* Mô hình sản xuất
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và sức lao động của chính mình Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh sự phát triển của các công cụ sản xuất - yếu tố không thể thiếu được cấu thành trong nền sản xuất Từ những công cụ thô sơ, công cụ thường ngày thay vào đó là các công cụ sản xuất hiện đại, công cụ đa năng, đã thay thế một phần rất lớn cho lao động sống và làm giảm hao phí về lao động sống trên một đơn vị sản phẩm Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong các nội dung của kinh tế sản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài những yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do
đó mà: Mô hình sản xuất là hình mẫu trong sản xuất thể hiện sự kết hợp của các
nguồn lực trong điều kiện sản xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế [4]
* Vai trò của mô hình
Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học
Phương pháp mô hình hóa là nghiên cứu hệ thống như một tổng thể Nhờ các
mô hình mà ta có thể kiểm tra lại sự đúng đắn của các số liệu quan sát được các giả định rút ra Nó giúp ta hiểu sâu hơn các hệ thống phức tạp Và một mục tiêu khá của
mô hình là giúp ta lựa chọn tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn quyết định tốt nhất về quản lý hệ thống, giúp ta chọn phương pháp tốt nhất để điều khiển hệ thống
Việc thực hiện mô hình giúp cho các nhà khoa học cùng người nông dân có thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình vật nuôi tại khu
Trang 20vực nào đó Từ đó đưa ra được quyết định tốt nhất nhằm đem lại lợi ích tối đa cho nông dân, phát huy hiệu quả những gì nông dân đã có [2]
2.1.3 Lí luận chung về gia trại và phát triển gia trại
Khái niệm về gia trại hộ gia đình
Gia trại hộ gia đình là cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp của một hay
một nhóm nhà kinh doanh Ở Việt Nam, gia trại hộ gia đình là cơ sở sản xuất nông,
lâm nghiệp gắn với hộ gia đình nông dân
Theo GS.TS Bùi Minh Vũ - nghiên cứu viên cao cấp của viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam: “Gia trại, gia trại là một cơ sở sản xuất trong nông nghiệp, bao gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành với quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản lí sản xuất tiến bộ và trình độ
kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra các loại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường”
Khái niệm về kinh tế gia trại hộ gia đình
Về KTGT, có nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận khác nhau:
Có quan điểm cho rằng: “KTGT là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp, hình thành và phát triển trong nền kinh tế thị trường từ khi phương thức này thay thế phương thức sản xuất phong kiến Gia trại được hình thành từ các hộ tiểu nông sau khi phá bỏ cái vỏ tự cấp tự túc khép kín, vươn lên sản xuất nhiều nông sản hàng hóa tiếp cận với thị trường, từng bước thích nghi với nền kinh tế cạnh tranh”
Theo nghị quyết số 03/2000/NQ-CP của Thủ tướng chính phủ ngày 02/02/2000
về KTGT như sau: “KTGT là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”
Như vậy có thể tóm lại: KTGT là một trong những hình thức tổ chức sản xuất
cơ sở trong nông - lâm - ngư nghiệp, có mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu sản xuất thuộc quyền sử dụng của một chủ thể độc lập, sản xuất được tiến hành trên
Trang 21quy mô đất đai và các yếu tố sản xuất được tập trung đủ lớn với cách tổ chức quản lí tiến bộ và trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường
Khái niệm về phát triển kinh tế gia trại hộ gia đình
Phát triển KTGT là việc gia tăng mức độ đóng góp về giá trị sản lượng và sản lượng hàng hóa nông sản của các gia trại, gia trại hộ gia đình cho nền kinh tế, đồng thời phát huy vai trò tiên phong của nó trong việc thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết việc làm ở khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại gắn với yêu cầu bền vững
Tiêu chí để xác định kinh tế gia trại hộ gia đình;
Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của
Bộ NN&PTNN quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận KTGT thì cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu
chuẩn KTGT phải thỏa mãn điều kiện sau:
Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải đạt:
- Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:
+ 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long
+ 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại
- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm
Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên
Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên
Phân loại gia trại
Có nhiều cách để phân loại gia trại hộ gia đình:
- Phân theo quy mô đất đai, được chia làm 3 loại: Gia trại quy mô nhỏ (2 - 5 ha), gia trại quy mô vừa (5 - 10 ha), gia trại có quy mô lớn (10 - 30 ha) và gia trại quy mô rất lớn (>30 ha)
- Phân loại theo cơ cấu sản xuất, gồm có:
Trang 22+ Gia trại chuyên môn hóa: là gia trại chỉ tạo ra một loại hoặc hai loại sản phẩm chính như gia trại chuyên trồng cây hằng năm hoặc cây lâu năm, gia trại chăn nuôi trâu, bò, gia trại nuôi trồng thủy sản như tôm, cá…
+ Gia trại kinh doanh tổng hợp: là loại gia trại kết hợp giữa một trong ba ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản với nhau hoặc với tiểu thủ công nghiệp
- Phân loại theo hình thức quản lí, gồm có:
+ Gia trại hộ gia đình: là gia trại độc lập sản xuất kinh doanh do chủ hộ đứng
ra quản lí, thường 1 gia trại là của 1 hộ gia đình
+ Gia trại liên doanh: do 2 - 3 gia trại gia đình kết hợp lại thành 1 gia trại có quy mô và năng lực sản xuất lớn, đủ sức cạnh tranh với gia trại khác
+ Gia trại hợp doanh: được tổ chức theo nguyên tắc như công ty cổ phần hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản
- Phân loại theo cơ cấu thu nhập của các gia trại hộ gia đình:
+ Gia trại thuần nông: nguồn thu nhập chủ yếu hoàn toàn hay phần lớn từ nông nghiệp Số gia trại này đang có xu hướng giảm đi ở các nước công nghiệp phát triển
+ Gia trại không thuần nông: có thu nhập chủ yếu ngoài nông nghiệp, loại này tập trung chủ yếu ở những nước có nền công nghiệp phát triển
- Phân loại theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất:
+ Gia trại có chủ sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, công cụ, máy móc, chuồng trại, kho bãi…
+ Chủ gia trại chỉ sở hữu một phần tư liệu sản xuất, một phần phải đi thuê bên ngoài như có đất đai nhưng phải thuê máy móc, công cụ…
+ Chủ gia trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất mà phải đi thuê toàn bộ từ đất đai, máy móc, thiết bị, kho tàng…
- Phân loại theo phương thức điều hành sản xuất:
+ Chủ gia trại sống cùng gia đình ở nông thôn, trực tiếp điều hành sản xuất
và trực tiếp lao động
Trang 23+ Gia trại ủy thác: ủy nhiệm cho anh em họ hàng, bạn bè thân thiết còn ở tại quê để canh tác
2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1 Đặc điểm kỹ thuật về nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại
Đặc điểm và xuất xứ công nghệ áp dụng:
Công nghệ áp dụng vào các mô hình là các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi
gà Lương Phượng lai với gà Mía Đây là những tiến bộ KHKT đã được nghiên cứu
và báo cáo tại các hội đồng khoa học của cấp Viện, Ngành, Bộ NN và PTNT, Bộ KHCN và đã được công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật và được phép đưa ra ứng dụng vào sản xuất tại công văn số: 216 /QĐ- VCN Ngày15/12/2010 của Viện chăn nuôi quốc gia V/v Nghiệm thu đề tài nghiên cứu và phát triển gà Lương Phượng lai
gà Mía Gà Lương Phượng lai Mía có màu sắc lông tương đối giống gà ri, thịt thơm ngon, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam Giống gà này đã được nghiên cứu và chăn nuôi thử nghiệm ở một số nông hộ tại huyện Phổ Yên tỉnh Thái
Nguyên [7]
Cơ sở lựa chọn giống đưa vào mô hình:
Gà Lương Phượng là giống gà thịt lông mầu có nguồn gốc từ Trung Quốc Được nhập vào Việt Nam từ 1998, ngoài việc nuôi thuần giống gà này, các nhà khoa học còn sử dụng giống gà này làm nguyên liệu để lai tạo với các giống gà khác, tạo ra những con lai phù hợp với điều kiện chăn nuôi và cho năng suất, chất lượng cao hơn được người tiêu dùng ưa chuộng
Gà Lương Phượng lai gà Mía được Trung tâm nghiên cứu và huấn luyện chăn nuôi
và Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phương - Viện chăn nuôi, nghiên cứu các công thức lai tạo và nuôi thực nghiệm tại các tỉnh Bắc Giang, Hà Tây, Thanh Hóa Con lai thương phẩm Phượng Mía được chọn tạo với các đặc điểm ngoại hình phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam đó là: Mào cờ, tích mào dài đỏ tươi, mầu sắc lông giống như gà Ri, thịt săn chắc, thơm ngon, hàm lượng dinh dưỡng cao
Gà Mía là giống gà có nguồn gốc từ Đường Lâm - Sơn Tây, đây là giống gà có mào cờ, chân to, thịt thơm ngon, vị ngọt và là sản phẩm quý của nhân dân Sơn Tây dùng để cung tiến lên Vua chúa ngày xưa Gà chịu kham khổ tốt, thích ứng rộng, trọng lượng trưởng thành cao (Con trống đạt 3,5kg, con mái đạt 2,7kg)
Trang 24Nhiều năm qua Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã lai tạo giữa gà Lương Phượng với gà Mía để tạo con lai thương phẩm dùng để chăn thả bán công nghiệp và thả thịt đã được nhiều hộ nông dân chăn nuôi ưa thích Gà sinh trưởng khá, ngoại hình phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong cả nước, một số địa phương con lai thương phẩm giữa gà Lương Phượng và gà Mía đã tạo thành
thương hiệu nổi tiếng như Thanh Hóa, Phổ Yên - Bắc Giang, Tiên Yên - Quảng Ninh… [7]
Công thức lai áp dụng vào mô hình:
Hình 2.1: Công thức lai tạo giống
(Nguồn: Dự án gà hướng thịt theo quy mô gia trại)
Con của gà Lương Phượng và gà Mía sẽ có được đặc điểm tốt đó là: Sinh trưởng khá, tiêu tốn thức ăn trung bình 2.5kg cám/kg tăng trọng, trọng lượng ở 10 tuần tuổi có thể đạt 2.0kg, tỉ lệ nuôi sống 98% Bên cạnh đó con lai có màu sắc lông đẹp giống như gà ri, mào cờ màu đỏ tươi, thịt săn chắc thơm ngọt, độ dai vừa phải, màu thịt vàng đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng Giống gà này được nuôi thí điểm ở một số tỉnh cho kết quả tốt, hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên ở Thái Nguyên giống gà này chưa được phổ biến nhân rộng Do đó việc xây dựng các mô hình ứng dụng giống gà mới có năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, điều kiện chăn nuôi của địa phương là hướng đi thích hợp [7]
2.2.2 Vai trò nuôi gà hướng thịt
- Cung cấp thực phẩm
- Nguồn phân bón cho cây trồng và thức ăn cho cá
- Mang lại thu nhập cho nông dân
Mẹ
Con Phƣợng Mía
Trang 25Ngoài ra phát triển chăn nuôi gà thịt giúp tận dụng tốt những sản phẩm từ trồng trọt, tận dụng được các phế phụ phẩm trong sinh hoạt hàng ngày để tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ cho đời sống con người Phát triển chăn nuôi gà thịt giúp tạo ra những thay đổi về cơ cấu lao động trong huyện hội, trong nội bộ ngành nông nghiệp [10]
2.3 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước
2.3.1 Tình hình phát triển chăn nuôi ga ̀ trên thế giới
Chăn nuôi gia cầm thế giới được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, đặc biệt từ thập kỷ 40 trở lại đây Tính đến nay tổng đàn gia cầm thế
giới đã lên tới 50 tỷ con, trong đó trên 95% là gà
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới - FAO năm 2014 số lượng đầu gia cầm chính của thế giới như sau: Đàn gia cầm hiện có khoảng trên 320 triệu con, tăng trên 7% so với tháng 4 năm 2013 do không bị ảnh hưởng của dịch bệnh Giá thịt gia cầm tương đối ổn định, người dân yên tâm đầu tư mở rộng sản xuất các loại hình trang trại và gia trại
Về chăn nuôi gà số một Trung Quốc 4.702,2 triệu con gà, nhì Indonesia 1.341,7 triệu, ba Brazin 1.205,0 triệu, bốn Ấn Độ 613 triệu và năm Iran 513 triệu con gà Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con đứng thứ 13 thế giới: Tổng sản lượng trứng của thế giới năm 2009 là 67,4 triệu tấn, bình quân đầu người năm là 9,98 kg trứng Mười cường quốc sản xuất trứng trên thế giới: thứ nhất là Trung Quốc 25,6 triệu tấn /năm chiếm trên 40% tổng sản lượng trứng của toàn cầu, thứ nhì
là Hoa kỳ 5,3 triệu tấn năm, thứ ba Ấn Độ 2,67 triệu tấn, thứ tư là Nhật 2,5 triệu tấn, thứ năm là Mexico 2,29 triệu tấn, thứ sáu là Liên Bang Nga 2,1 triệu tấn, thứ bảy là Brazin 1,85 triệu tấn, thứ tám là Indonesia 1,38 triệu tấn thứ chín là Pháp 878 tấn và thứ mười là Thổ Nhĩ Kỳ 795 tấn [12]
Trang 26Bảng 2.1: Sản lƣợng thịt gia cầm theo khu vực và chủng loại
Vùng 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Sản xuất gà bản địa (triệu tấn)
Châu phi 2,8 3,3 3,4 3,7 4,0 4,2 4,5 4,6 4,6 4,7 4,7 Châu Mỹ 27,1 32,7 33,7 35,0 37,5 36,9 38,6 39,8 40,1 40,6 41,3 Châu Á 18,6 22,4 23,5 25,0 26,2 28,0 29,2 29,9 31,4 31,8 32,1 Châu Âu 9,3 10,9 10,8 11,6 12,1 13,3 13,9 14,6 15,4 15,9 16,5 Đại tây
dương 0,7 0,9 1,0 1,0 1,0 1,0 1,1 1,2 1,2 1,2 1,2 Thế giới 58,5 70,3 72,3 76,2 80,7 83,4 87,3 90,1 92,7 94,2 95,8
Sản lƣợng gà thịt (triệu tấn)
Thế giới 50,1 63,1 64,3 68,3 72,8 73,6 78,2 81,2 83,2 84,1 85,3
Nguồn: FAO cho số liệu gà, USDA cho số liệu gà thịt
2.3.2 Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở Việt Nam
Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta Bên cạnh nghề chăn nuôi gà truyền thống từ năm
1974 ở Việt Nam đã hình thành ngành chăn nuôi gà công nghiệp, bán công nghiệp Mặc dù chưa đạt tới trình độ phát triển cao, song nó đã sản xuất khoảng 25,6% số lượng gà ở Việt Nam Sau ngành chăn nuôi lợn, ngành chăn nuôi gà chiếm vị trí thứ hai (gần 19%) trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi (giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2014 chiếm khoảng 17,6% tổng giá trị sản xuất của
cả ngành nông nghiệp) Từ năm 1992 trở lại đây phong trào chăn nuôi gà hàng hoá (gà công nghiệp và gà lông màu bán chăn thả) đã phát triển mạnh ở một số vùng như đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam bộ v.v xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi gà dân với quy mô từ 1000 đến 10.000 con đã ra đời Năm 2014 cả nước sản xuất được
246 triệu con, tăng 4,9% so với năm 2013 tới 101 triệu con gà địa phương và gà lông màu nhập nội được sản xuất bởi người nông dân và mang lại giá trị kinh tế gần
2000 tỷ đồng đã góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn miền Núi [1]
Trang 27Kết quả điều tra, thống kê tình hình chăn nuôi gà ở 8 vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam cho thấy hai vùng nuôi gà nhiều nhất là đồng bằng Sông Hồng: 24,50%
và vùng Đông Bắc: 24,26%; tiếp đến là vùng đồng bằng Sông Cửu Long: 17,07%, Bắc Trung Bộ: 13,67%, Đông Nam Bộ: 9,82%; Duyên Hải Nam Trung bộ: 6,27%; Tây Bắc: 2,84% và vùng nuôi ít nhất là Tây nguyên: 1,84% Nếu phân chia số lượng
gà theo 3 miền thì có tới 51,16%; Số gà được nuôi ở các tỉnh phía Bắc, 20,09% ở các tỉnh miền Trung và 28,78% ỏ các tỉnh phía Nam Như vậy hơn 1/2 số gà của cả nước được nuôi ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam Trong 10 năm (1988-1998), mức độ tăng trưởng số lượng gà trung bình hàng năm của cả nước là: 5,71% Hai vùng có mức độ tăng nhanh nhất là Đông Nam bộ (7,14%) và Bắc Trung bộ (6,96%); vùng tăng trưởng thấp nhất là đồng bằng Sông Cửu Long (2,84% năm) Vùng có mức độ tăng trưởng xấp xỉ với mức trung bình của cả nước là đồng bằng Sông Hồng (5,78%/năm)
và các vùng Đông Bắc (6,15%), Tây Bắc (6,50%), Tây nguyên có mức độ tăng trưởng trên 6% Theo số liệu thống kê 2014, đàn gà ở nước ta phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở phía Bắc (66%) trong đó chủ yếu ở vùng núi và Trung du phía Bắc (27,5%) và vùng đồng bằng sông Hồng (24,7%) Đàn gà phía Nam không nhiều (34%) và chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (15,6%) Cùng với sự phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng và hiệu quả của chăn nuôi gà Năm
2014 cả nước có 327,7 triệu con gia cầm, trong đó gà chiếm 75% (246 triệu con), vịt xấp xỉ 22%, còn lại là các loại gia cầm khác Giai đoạn 2007-2014, tổng đàn gia cầm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân: 5,98%/năm, trong đó gà: đạt bình quân 6,05%/năm, vịt đạt: 8,01%/năm Hiện nay Việt Nam đứng thứ 47 trên thế giới và thứ
5 ở khu vực ASEAN về sản xuất thịt và trứng gia cầm Năm 2014, nước ta sản xuất 226,11 ngàn tấn thịt gia cầm (chiếm 15% tổng sản phẩm thịt) tăng 26,4% so với năm
2007 và sản lượng thịt gia cầm đã đạt mức tăng trưởng bình quân: 3,84%/năm Sản lượng trứng gia cầm là 3,169 tỷ quả, tăng 1,3 tỷ quả so với năm 2007 và đạt mức tăng trưởng bình quân năm là 2,54% Mức tiêu thụ trứng là 41 quả/người tăng 12,7% quả
so với năm 2007 và đạt mức tăng trưởng bình quân 5,44%/năm [1]
Trang 28Bảng 2.2 Đầu con và các sản phẩm gia cầm Việt Nam thời kỳ 2007 - 2014
Năm
Đầu con Sản phẩm gia cầm Tiêu thụ bình
quân Tổng số
Trong đó
Thịt (1000T)
Trứng (1000q)
Thịt gia cầm (kg hơi)
Trứng (quả)
có sản lượng thấp nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên, chỉ chiếm từ 4-5% về số lượng đầu con
Phấn đấu tăng tỷ trọng thịt gia cầm (cả gà và thủy cầm) đạt 32% năm 2015 trong tổng sản lượng thịt các loại (so với 2014 là 16-17%)
* Mức tăng trưởng như sau:
+ Giai đoạn 2006-2010: tốc độ tăng đàn là 7,8%/năm, tăng sản lượng thịt là 21,9% Năm 2010 số lượng gà 233 triệu con; sản lượng thịt 1.188 nghìn tấn; sản lượng trứng 6.766 triệu quả
Giai đoạn 2011-2014, tốc độ tăng đàn là 8,5%/năm, sản lượng thịt tăng 10,9% Năm 2015 số lượng gà 350 triệu con; sản lượng thịt 1.992 nghìn tấn; sản lượng trứng 9.236 triệu quả
Trang 29PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Những hộ nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại để làm rõ tính lí luận và thực tiễn cho sự phát triển mô hình đó theo quy mô gia trại của địa phương
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu
Tình hình sản xuất của các hộ chăn nuôi gà thịt tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên
3.2 Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Các hộ chăn nuôi gà thịt theo trên địa bàn huyện Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên
- Thời gian: Tháng 2/2015 đến tháng 6/2015
3.3 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
- Điều tra, nghiên cứu về tình hình sản xuất kinh doanh của một số hộ chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Phổ Yên
- Phân tích những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ chăn nuôi gà hướng thịt
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên
3.4 Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi
3.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
3.4.1.1 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc
Trang 30trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế,
3.4.1.2 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Đây là phương pháp thu thập thông tin được tôi quan tâm sử dụng Việc phân tích tài liệu cho phép tôi giải quyết hàng loạt các vấn đề nghiên cứu mà tôi quan tâm Những tài liệu tôi quan tâm đó là: Các tài liệu thống kê, báo cáo, báo chí của các cấp các ngành, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến tình hình địa phương
3.4.2 Phương pháp điều tra chọn mẫu
* Chọn mẫu điều tra
Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu đối với một
số mô hình trên địa bàn nghiên cứu Số mẫu điều tra cụ thể được dựa theo theo số lượng các hộ tham gia vào mô hình
Địa điểm chọn mẫu: Với đặc điểm riêng của từng vùng trong huyện, để đảm bảo tính đại diện đáp ứng yêu cầu của đề tài có thể chia thành 4 vùng rõ rệt.Về quy mô điều tra, ngoài việc nghiên cứu chung về các mô hình chăn nuôi
gà thịt theo hướng quy mô gia trại trong toàn huyện, căn cứ vào số lượng các mô hình, nơi phân bố để đi sâu vào chi tiết tôi tiến hành ở các xã sau:
Vùng trung tâm: xã Tân Hương
Vùng phía Nam của huyện: xã Đông Cao
Vùng phía Đông Nam của huyện: Xã Tiên Phong
Vùng phía Tây Bắc của huyện: xã Minh Đức
Tổng số mẫu điều tra: 50 mẫu (trong đó 34 mô hình và 16 hộ chăn nuôi thông thường)
Cách chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu phi ngẫu nhiên theo quy mô các hộ chăn nuôi, căn cứ vào tình hình sản xuất trên địa bàn huyện về các mô hình chăn nuôi gà theo quy mô gia trại chúng tôi chọn 34 hộ chăn nuôi gà theo quy mô gia trại , trong đó
có 3 hô ̣ thuô ̣c xã Tân Hương, 7 hô ̣ thuô ̣c xã Tiên Phong, 24 hô ̣ thuô ̣c xã Minh Đức và
16 hộ chăn nuôi gà thông thường tại xã Đông Cao Tiến hành điều tra chọn mẫu trên cơ
sở đã xây dựng phiếu điều tra từ trước
Trang 31Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp ghi chép , thu thâ ̣p tài liê ̣u ban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi - đáp trực tiếp giữa ngư ời điều tra và người cung cấp thông tin Tức là ngư ời điều tra trực tiếp đến đi ̣a bàn điề u tra , tìm gặp đối tươ ̣ng phỏng vấn , trực tiếp hỏi và ghi chép thông tin mà đối tượng trả lời vào phiếu điều tra
Đề tài sử du ̣ng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các ch ủ hộ tại địa bàn nghiên cứu để thu thâ ̣p các thông tin ban đầu
3.4.4 Phương pháp quan sát
Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát với các hình thức quan sát như:
quan sát tham dự đầy đủ và quan sát tham dự công khai nhằm mục đích thấy được quy mô, mức độ sản xuất, phương pháp mà các gia đình sử dụng để sản xuất sao cho hiệu quả và phù hợp nhất
3.4.5 Phương pháp xử lý thông tin
- Từ nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn, nhóm chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích
- Số liệu thu thập được trong phiếu điều tra tổng hợp theo từng nội dung
- Xử lý các thông tin trên word, Excel, PowerPoint
3.4.6 Phương pháp phân tích số liệu
* Phương pháp thống kê kinh tế:
Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân trên cơ sở điều tra chọn mẫu, thu thập số liệu, nhân tổ điều tra để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu [3]
Trang 32* Phương pháp toán học:
Là phương pháp cơ bản để tính toán định lượng các chỉ tiêu, từ đó có những
kết luận chính xác về vấn đề nghiên cứu [3]
3.4.7 Các chỉ tiêu theo dõi
3.4.7.1 Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của chủ gia trại
Tuổi đời, giới tính
Dân tộc, tôn giáo
Nghề nghiệp
Trình độ văn hoá, chuyên môn
3.4.7.2 Chỉ tiêu phản ánh yếu tố sản xuất
Đất đai bình quân 1 nông hộ
Vốn bình quân 1 nông hộ
Lao động bình quân 1 nông hộ
Thức ăn sử dụng trong nông hộ
Phòng trừ dịch bệnh trong nông hộ
Chi phí sản xuất trong nông hộ
3.4.7.3 Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:
Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất
ra ở nông hộ bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất
Cách tính: GO = ∑ Pi.Qi
Trang 33Trong đó: GO : giá trị sản xuất
Trong đó: IC: là chi phí trung gian
Cij: là chi phí nguyên vật liệu thứ i cho sản phẩm thứ j
Giá trị gia tăng (Value Added), là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh
Cách tính: VA = GO - IC
Trong đó: VA: giá trị gia tăng, GO: giá trị sản xuất, IC: chi phí trung gian
3.4.7.4 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sự dụng lao động thể hiện qua giá trị gia tăng VA/lao động
3.4.7.5 Chỉ tiêu phản ánh vấn đề bảo vệ môi trường
Xử lý chất thải trong các hộ chăn nuôi gà
Trang 34PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên
4.1.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên, trong giới hạn địa lý có toạ độ từ 21019’ đến 21034’ độ vĩ Bắc, 105040’ đến 105056’ độ kinh Đông;
- Phía Tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc);
- Phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị huyện Sông Công (tỉnh Thái Nguyên);
- Phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên);
- Phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội)
Huyện lỵ Phổ Yên đặt tại thị trấn Ba Hàng, cách tỉnh lỵ Thái Nguyên 26km
về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56km về phía Bắc
Huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 256,68 km2; (trong đó, diện tích đất nông nghiệp 124,99 km2
, bằng 48,69% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp 73,68 km2, bằng 287% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 3,26 km2, diện tích đất phi nông nghiệp là 51,67 km2, diện tích đất chưa sử dụng là 3,09 km2)
Căn cứ vào các chỉ tiêu về loại đất, tầng dầy và độ dốc của đất, toàn huyện có 120,045 km2 đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và 50,39 km2 đất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp Trên 50% diện tích đất nông nghiệp ở Phổ Yên là đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém [13]
4.1.1.2 Thời tiết khí hậu, thủy văn
Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh
Trang 35từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít; độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến 98,3% Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 Nhiệt độ trung bình là 22oC Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2 Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc (các tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12) và Đông Nam (các tháng còn lại) Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên thường gây ngập úng, lũ lụt [13]
4.1.1.3 Đất đai và tài nguyên thiên nhiên
Tổng diện tích tự nhiên của huyện Phổ Yên là 25.886,9ha Trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 12.382,69 ha chiếm 47,83%, chủ yếu là diện tích cây lúa
và cây hoa màu Điều đó chứng tỏ rằng nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng, mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương Trong năm 2014 huyện đã thực hiện xong 8.907 hồ sơ đất đai về chuyển nhượng, chuyển cho, cấp mới, cấp lại, cấp đổi của các tổ chức, cá nhân [13]
4.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
4.1.2.1 Kinh tế
* Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện Phổ Yên
Bảng 4.1: Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp của huyện Phổ Yên giai
đoạn 2012-2014
Lĩnh vực
Giá trị (Triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Giá trị (Triệu đồng)
Cơ cấu (%)