Tình hình phát triển chăn nuôi gà ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại trên địa bàn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Bên cạnh nghề chăn nuôi gà truyền thống từ năm 1974 ở Việt Nam đã hình thành ngành chăn nuôi gà công nghiệp, bán công nghiệp. Mặc dù chưa đạt tới trình độ phát triển cao, song nó đã sản xuất khoảng 25,6% số lượng gà ở Việt Nam. Sau ngành chăn nuôi lợn, ngành chăn nuôi gà chiếm vị trí thứ hai (gần 19%) trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi (giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi Việt Nam năm 2014 chiếm khoảng 17,6% tổng giá trị sản xuất của cả ngành nông nghiệp). Từ năm 1992 trở lại đây phong trào chăn nuôi gà hàng hoá (gà công nghiệp và gà lông màu bán chăn thả) đã phát triển mạnh ở một số vùng như đồng bằng Sông Hồng, Đông Nam bộ v.v. xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi gà dân với quy mô từ 1000 đến 10.000 con đã ra đời.. Năm 2014 cả nước sản xuất được 246 triệu con, tăng 4,9% so với năm 2013 tới 101 triệu con gà địa phương và gà lông màu nhập nội được sản xuất bởi người nông dân và mang lại giá trị kinh tế gần 2000 tỷ đồng đã góp phần xoá đói giảm nghèo ở nông thôn miền Núi. [1]

16

Kết quả điều tra, thống kê tình hình chăn nuôi gà ở 8 vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam cho thấy hai vùng nuôi gà nhiều nhất là đồng bằng Sông Hồng: 24,50% và vùng Đông Bắc: 24,26%; tiếp đến là vùng đồng bằng Sông Cửu Long: 17,07%, Bắc Trung Bộ: 13,67%, Đông Nam Bộ: 9,82%; Duyên Hải Nam Trung bộ: 6,27%; Tây Bắc: 2,84% và vùng nuôi ít nhất là Tây nguyên: 1,84%. Nếu phân chia số lượng gà theo 3 miền thì có tới 51,16%; Số gà được nuôi ở các tỉnh phía Bắc, 20,09% ở các tỉnh miền Trung và 28,78% ỏ các tỉnh phía Nam. Như vậy hơn 1/2 số gà của cả nước được nuôi ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Trong 10 năm (1988-1998), mức độ tăng trưởng số lượng gà trung bình hàng năm của cả nước là: 5,71%. Hai vùng có mức độ tăng nhanh nhất là Đông Nam bộ (7,14%) và Bắc Trung bộ (6,96%); vùng tăng trưởng thấp nhất là đồng bằng Sông Cửu Long (2,84% năm). Vùng có mức độ tăng trưởng xấp xỉ với mức trung bình của cả nước là đồng bằng Sông Hồng (5,78%/năm) và các vùng Đông Bắc (6,15%), Tây Bắc (6,50%), Tây nguyên có mức độ tăng trưởng trên 6%. Theo số liệu thống kê 2014, đàn gà ở nước ta phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở phía Bắc (66%) trong đó chủ yếu ở vùng núi và Trung du phía Bắc (27,5%) và vùng đồng bằng sông Hồng (24,7%). Đàn gà phía Nam không nhiều (34%) và chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (15,6%). Cùng với sự phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng và hiệu quả của chăn nuôi gà. Năm 2014 cả nước có 327,7 triệu con gia cầm, trong đó gà chiếm 75% (246 triệu con), vịt xấp xỉ 22%, còn lại là các loại gia cầm khác. Giai đoạn 2007-2014, tổng đàn gia cầm đạt tốc độ tăng trưởng bình quân: 5,98%/năm, trong đó gà: đạt bình quân 6,05%/năm, vịt đạt: 8,01%/năm. Hiện nay Việt Nam đứng thứ 47 trên thế giới và thứ 5 ở khu vực ASEAN về sản xuất thịt và trứng gia cầm. Năm 2014, nước ta sản xuất 226,11 ngàn tấn thịt gia cầm (chiếm 15% tổng sản phẩm thịt) tăng 26,4% so với năm 2007 và sản lượng thịt gia cầm đã đạt mức tăng trưởng bình quân: 3,84%/năm. Sản lượng trứng gia cầm là 3,169 tỷ quả, tăng 1,3 tỷ quả so với năm 2007 và đạt mức tăng trưởng bình quân năm là 2,54%. Mức tiêu thụ trứng là 41 quả/người tăng 12,7% quả so với năm 2007 và đạt mức tăng trưởng bình quân 5,44%/năm. [1]

17

Bảng 2.2. Đầu con và các sản phẩm gia cầm Việt Nam thời kỳ 2007 - 2014

Năm

Đầu con Sản phẩm gia cầm Tiêu thụ bình quân Tổng số Trong đó Thịt (1000T) Trứng (1000q) Thịt gia cầm (kg hơi) Trứng (quả) Vịt 2007 107.372,7 80.184,0 23.636,4 178,90 1.896,400 2,52 28,63 2008 108.990,2 80.578,2 24.860,5 146,38 2.016,900 2,16 29,75 2009 124.460,4 84.704,9 28.170,7 154,40 2.269.986 2,22 32,69 2010 133.392,9 95.087,2 31.312,3 169,89 2.316,940 2,39 33,04 2011 137.793,0 99.627,1 32.041,2 186,40 2.672,108 2,57 36,85 2012 142.069,1 107.958,4 32.045,6 197,10 2.825,025 2,66 38,16 2013 151.401,6 112.788,7 38.612,9 212,95 3.083,777 2,82 40,84 2014 160.550,1 120.567,0 39.983,1 226,11 3.168,646 2,95 41,30 % tăng bình quân/n ăm 5,98 6,50 8,01 3,84 7,71 2,54 5,44 (Nguồn FAO, 2014)

Chăn nuôi gà phát triển mạnh nhất là các vùng Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Bắc. Sản lượng đầu con của các vùng này năm 2014 tương ứng là 50,13; 34,58 và 26,57 triệu con, chiếm 60% đàn gà của cả nước. Các vùng phát triển tiếp theo là Đông Nam bộ và Bắc Trung bộ, chiếm 26%, các vùng có sản lượng thấp nhất là Tây Bắc và Tây Nguyên, chỉ chiếm từ 4-5% về số lượng đầu con.

Phấn đấu tăng tỷ trọng thịt gia cầm (cả gà và thủy cầm) đạt 32% năm 2015 trong tổng sản lượng thịt các loại (so với 2014 là 16-17%).

* Mức tăng trưởng như sau:

+ Giai đoạn 2006-2010: tốc độ tăng đàn là 7,8%/năm, tăng sản lượng thịt là 21,9%. Năm 2010 số lượng gà 233 triệu con; sản lượng thịt 1.188 nghìn tấn; sản lượng trứng 6.766 triệu quả.

Giai đoạn 2011-2014, tốc độ tăng đàn là 8,5%/năm, sản lượng thịt tăng 10,9%. Năm 2015 số lượng gà 350 triệu con; sản lượng thịt 1.992 nghìn tấn; sản lượng trứng 9.236 triệu quả.

18

PHẦN 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.

Những hộ nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại để làm rõ tính lí luận và thực tiễn cho sự phát triển mô hình đó theo quy mô gia trại của địa phương.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

Tình hình sản xuất của các hộ chăn nuôi gà thịt tại huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành

- Địa điểm: Các hộ chăn nuôi gà thịt theo trên địa bàn huyện Phổ Yên. tỉnh Thái Nguyên

- Thời gian: Tháng 2/2015 đến tháng 6/2015

3.3. Nội dung nghiên cứu

- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Điều tra, nghiên cứu về tình hình sản xuất kinh doanh của một số hộ chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Phổ Yên.

- Phân tích những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của các hộ chăn nuôi gà hướng thịt.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. 3.4.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin.

3.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập thông tin sơ cấp là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa từng được công bố ở bất kỳ tài liệu nào, người thu thập có được thông qua tiếp xúc

19

trực tiếp với đối tượng nghiên cứu bằng những phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế,...

3.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Đây là phương pháp thu thập thông tin được tôi quan tâm sử dụng. Việc phân tích tài liệu cho phép tôi giải quyết hàng loạt các vấn đề nghiên cứu mà tôi quan tâm. Những tài liệu tôi quan tâm đó là: Các tài liệu thống kê, báo cáo, báo chí của các cấp các ngành, đặc biệt là các tài liệu liên quan đến tình hình địa phương.

3.4.2. Phương pháp điều tra chọn mẫu

* Chọn mẫu điều tra

Để thực hiện đề tài, tôi sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu đối với một số mô hình trên địa bàn nghiên cứu. Số mẫu điều tra cụ thể được dựa theo theo số lượng các hộ tham gia vào mô hình.

Địa điểm chọn mẫu: Với đặc điểm riêng của từng vùng trong huyện, để đảm bảo tính đại diện đáp ứng yêu cầu của đề tài có thể chia thành 4 vùng rõ rệt.Về quy mô điều tra, ngoài việc nghiên cứu chung về các mô hình chăn nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại trong toàn huyện, căn cứ vào số lượng các mô hình, nơi phân bố để đi sâu vào chi tiết tôi tiến hành ở các xã sau:

 Vùng trung tâm: xã Tân Hương

 Vùng phía Nam của huyện: xã Đông Cao

 Vùng phía Đông Nam của huyện: Xã Tiên Phong

 Vùng phía Tây Bắc của huyện: xã Minh Đức

Tổng số mẫu điều tra: 50 mẫu (trong đó 34 mô hình và 16 hộ chăn nuôi thông thường).

Cách chọn mẫu điều tra: Chọn mẫu phi ngẫu nhiên theo quy mô các hộ chăn nuôi, căn cứ vào tình hình sản xuất trên địa bàn huyện về các mô hình chăn nuôi gà theo quy mô gia trại chúng tôi chọn 34 hộ chăn nuôi gà theo quy mô gia trại , trong đó có 3 hô ̣ thuô ̣c xã Tân Hương, 7 hô ̣ thuô ̣c xã Tiên Phong, 24 hô ̣ thuô ̣c xã Minh Đức và 16 hộ chăn nuôi gà thông thường tại xã Đông Cao. Tiến hành điều tra chọn mẫu trên cơ sở đã xây dựng phiếu điều tra từ trước.

20

3.4.3. Phương pháp phỏng vấn

- Lập phiếu điều tra phản ánh đầy đủ các nội dung cần điều tra. - Phỏng vấn trực tiếp các hộ được chọn.

- Phỏng vấn là phương pháp thống kê được sử dụng nhiều nhất , theo đó viê ̣c ghi chép, thu thâ ̣p tài liê ̣u ban đầu được thực hiê ̣n thông qua qu á trình hỏi - đáp giữa người điều tra và người cung cấp thông tin . Căn cứ vào tính chất tiếp xúc giữa người hỏi và người trả lời , phương pháp phỏng vấn được chia thành 2 loại: phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn gián tiếp.

Phỏng vấn trực tiếp là phương pháp ghi chép , thu thâ ̣p tài liê ̣u ban đầu được thực hiện thông qua quá trình hỏi - đáp trực tiếp giữa ngư ời điều tra và người cung cấp thông tin . Tức là ngư ời điều tra trực tiếp đến đi ̣a bàn điề u tra , tìm gặp đối tươ ̣ng phỏng vấn , trực tiếp hỏi và ghi chép thông tin mà đối tượng trả lời vào phiếu điều tra .

Đề tài sử du ̣ng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các ch ủ hộ tại địa bàn nghiên cứu để thu thâ ̣p các thông tin ban đầu.

3.4.4. Phương pháp quan sát

Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát với các hình thức quan sát như: quan sát tham dự đầy đủ và quan sát tham dự công khai nhằm mục đích thấy được quy mô, mức độ sản xuất, phương pháp mà các gia đình sử dụng để sản xuất sao cho hiệu quả và phù hợp nhất.

3.4.5. Phương pháp xử lý thông tin

- Từ nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn, nhóm chúng tôi tiến hành tổng hợp và phân tích.

- Số liệu thu thập được trong phiếu điều tra tổng hợp theo từng nội dung. - Xử lý các thông tin trên word, Excel, PowerPoint.

3.4.6. Phương pháp phân tích số liệu

* Phƣơng pháp thống kê kinh tế:

Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân trên cơ sở điều tra chọn mẫu, thu thập số liệu, nhân tổ điều tra để tổng hợp và hệ thống hóa số liệu. [3]

21

* Phƣơng pháp toán học:

Là phương pháp cơ bản để tính toán định lượng các chỉ tiêu, từ đó có những kết luận chính xác về vấn đề nghiên cứu. [3]

* Phƣơng pháp so sánh:

Phân tích so sánh kết quả của số liệu điều tra, thu thập: tính hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của nông hộ, so sánh kết quả loại hình chăn nuôi gà. Hạch toán các khoản mà nông hộ đã chi ra, các khoản thu của nông hộ, sử dụng phương pháp này trong công tác điều tra, tính các chỉ tiêu hiệu quả làm cơ sở cho sự định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế hộ. [3]

3.4.7. Các chỉ tiêu theo dõi

3.4.7.1. Chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của chủ gia trại

Tuổi đời, giới tính Dân tộc, tôn giáo Nghề nghiệp

Trình độ văn hoá, chuyên môn

3.4.7.2. Chỉ tiêu phản ánh yếu tố sản xuất

Đất đai bình quân 1 nông hộ Vốn bình quân 1 nông hộ Lao động bình quân 1 nông hộ Thức ăn sử dụng trong nông hộ Phòng trừ dịch bệnh trong nông hộ Chi phí sản xuất trong nông hộ.

3.4.7.3. Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất

Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của nông hộ như: giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:

Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của các sản phẩm sản xuất ra ở nông hộ bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trường sau một chu kỳ sản xuất.

22

Trong đó: GO : giá trị sản xuất

Pi : giá trị sản phẩm hàng hóa thứ i Qi : lượng sản phẩm thứ i

Chi phí trung gian: (Intermediate Cost), là toàn bộ các khoản chi phí vật chất bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ thuê ngoài.

Cách tính: IC = ∑ Cij,

Trong đó: IC: là chi phí trung gian

Cij: là chi phí nguyên vật liệu thứ i cho sản phẩm thứ j Giá trị gia tăng (Value Added), là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh.

Cách tính: VA = GO - IC

Trong đó: VA: giá trị gia tăng, GO: giá trị sản xuất, IC: chi phí trung gian.

3.4.7.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất

Hiệu quả sự dụng lao động thể hiện qua giá trị gia tăng VA/lao động.

3.4.7.5. Chỉ tiêu phản ánh vấn đề bảo vệ môi trường

23

PHẦN 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Phổ Yên

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Phổ Yên là huyện trung du nằm ở vùng phía nam tỉnh Thái Nguyên, trong giới hạn địa lý có toạ độ từ 21019’ đến 21034’ độ vĩ Bắc, 105040’ đến 105056’ độ kinh Đông;

- Phía Tây giáp huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc);

- Phía Bắc, Tây Bắc giáp thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ và thị huyện Sông Công (tỉnh Thái Nguyên);

- Phía Đông và Đông Bắc giáp các huyện Hiệp Hoà (tỉnh Bắc Giang) và Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên);

- Phía Nam giáp huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội).

Huyện lỵ Phổ Yên đặt tại thị trấn Ba Hàng, cách tỉnh lỵ Thái Nguyên 26km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 56km về phía Bắc.

Huyện Phổ Yên có tổng diện tích tự nhiên 256,68 km2; (trong đó, diện tích đất nông nghiệp 124,99 km2

, bằng 48,69% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất lâm nghiệp 73,68 km2, bằng 287% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 3,26 km2, diện tích đất phi nông nghiệp là 51,67 km2, diện tích đất chưa sử dụng là 3,09 km2).

Căn cứ vào các chỉ tiêu về loại đất, tầng dầy và độ dốc của đất, toàn huyện có 120,045 km2 đất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp và 50,39 km2 đất thích hợp cho sản xuất lâm nghiệp. Trên 50% diện tích đất nông nghiệp ở Phổ Yên là đất bạc màu, đất vàng nhạt trên đá cát, độ phì kém. [13]

4.1.1.2 Thời tiết khí hậu, thủy văn

Khí hậu Phổ Yên mang tính chất nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm 2 mùa nóng, lạnh rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, mưa nhiều; mùa lạnh

24

từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mưa ít; độ ẩm trung bình các tháng từ 79% đến 98,3%. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng từ 2.000mm đến 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt độ trung bình là 22oC. Số giờ nắng trong năm từ 1.300 giờ đến 1.750 giờ, lượng bức xạ khoảng 115 Kcal/cm2. Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc (các tháng 1, 2, 3, 10, 11, 12) và Đông Nam (các tháng còn lại). Khí hậu Phổ Yên tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, do mưa tập trung vào mùa nóng, lượng mưa lại lớn, chế độ thuỷ văn lại không đều, nên thường gây

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại trên địa bàn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)