Kết quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại trên địa bàn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 56)

Kết quả sản xuất kinh doanh của gia trại là thước đo trong toàn bộ quá trình hoạt động chăn nuôi của nông hộ.

Xác định kết quả sản xuất của chăn nuôi gà theo quy mô gia trại và chăn nuôi gà thông thường để biết loại nào đem lại lợi nhuận cao hơn. Kết quả sản xuất được thể hiện trong bảng 4.11.

Bảng 4.16: Kết quả sản xuất bình quân/1 lứa của 1 hộ chăn nuôi gà hƣớng thịt theo từng loại hình chăn nuôi năm 2014

Loại mô hình Sản lƣợng (kg) Sản lƣợng (kg) Đơn giá (đồng) Thu nhập (đồng) Tổng thu nhập (đồng) Tổng chi phí (đồng) Lợi nhuận (đồng) Gà chăn nuôi theo mô hình (500 con) Sản phẩm chính 996 59.000 58.764.00 0 59.092.000 46.234.44 6 12.857.55 4 Sản phẩm phụ 410 800 328.000 Gà chăn nuôi thông thường (37 con) Sản phẩm chính 61 59.000 3.599.000 3.599.000 3.084.622 514.378 Sản phẩm phụ - 800 -

46

Qua bảng số liê ̣u trên ta có nhâ ̣n xét : Chăn nuôi gà thịt theo quy mô gia trại có doanh thu lớn hơn nhiều so với doanh thu của các hộ chăn nuôi thông thường. Tổng doanh thu của các hộ chăn nuôi gà thịt được tính bằng tổng doanh thu từ sản phẩm chính và sản phẩm phụ (phân gà). Cụ thể được thể hiện như sau:

Với hộ chăn nuôi theo mô hình (BQ 500 con) thì mỗi lứa bình quân hộ thu được 59.092.000 đồng, trong đó doanh thu từ sản phẩm chính là 58.764.000 đồng chiếm 99,4%, và doanh thu từ sản phẩm phụ là 328.000 đồng chiếm 0,6% trong tổng doanh thu. Lợi nhuận thu lại trên mỗi lứa bình quân đạt 12.857.554 đồng.

Trong khi đó hộ chăn nuôi thông thường thì trên mỗi lứa gà (BQ 37 con) hộ thu được 3.599.000 đồng, trong đó hoàn toàn là từ sản phẩm chính. Lợi nhuận mà hộ có được từ mỗi lứa gà đạt 514.378đồng.

Như vậy, có thể thấy được giá trị kinh tế mà chăn nuôi gà thịt theo quy mô gia trại mang lại cao hơn nhiều so với các vật nuôi cũng như cây trồng khác. Một hộ gia đình có thể chăn nuôi gối đàn có thể cho thu nhập đều hàng tháng, mà thời gian và công sức lao động bỏ ra lại không quá vất vả so với nghề trồng lúa phải thu hoạch theo thời vụ mà hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Có thể nói chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn, đối với người nông dân thì đây là con xóa đói giảm nghèo và còn có thể là giàu cho chính gia đình mình.

4.4.3. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Phổ Yên

Bảng 4.17: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh trung bình/1lứa của các loại hình chăn nuôi gà

ĐVT: đồng

Loại hình Chỉ tiêu

Gà chăn nuôi theo hƣớng quy mô gia trại

Gà chăn nuôi thông thƣờng

Giá trị sản xuất (GO) 59.092.000 3.599.000 Chi phí trung gian (IC) 46.234.446 3.084.622 Giá trị gia tăng (VA) 12.857.554 514.378 GO/IC 1,28 1,17 VA/Lao động 4,0 0,35

47

Qua bảng số liê ̣u trên ta có nhâ ̣n xét: Chăn nuôi gà theo hướng quy mô gia trại có doanh thu và hiệu quả sử dụng vốn lớn hơn GO/IC đạt 1,28 lần. Tiến trình chuyên môn hóa sản xuất đang được thúc đẩy phát triển mạnh hơn nữa trở thành loại hình chăn nuôi chủ lực trên địa bàn huyện.

- Hiệu quả sử dụng lao động (VA/lao động): Chỉ tiêu biểu hiện tỉ lệ giữa giá trị gia tăng với tổng số lao động trong gia trại sau một chu kì sản xuất kinh doanh (thường tính là 1 năm). Nghĩa là cứ thuê 1 lao động thì thu được bao nhiêu phần giá trị gia tăng.

Qua quá trình điều tra thì loại hình chăn nuôi gà thịt theo quy mô gia trại là có hiệu quả sử dụng lao động là lớn, mỗi lao động trong chăn nuôi gà thịt bình quân 1 lứa làm ra cho chủ hộ là 12.857.554 đồng lợi nhuận. Loại hình chăn nuôi gà thịt thông thường thì hiệu quả sử dụng lao động thấp cứ 1 lao động làm trong 1 lứa đem lại cho chủ nông hộ 514.378 đồng lợi nhuận. Từ đó ta thấy chất lượng lao động trong các hộ dân còn chưa cao.

4.5. Một số tác động đến hoạt động chăn gà thịt theo hƣớng quy mô gia trại của địa phƣơng

4.5.1. Tác động của chính quyền đến hoạt động chăn gà thịt theo hướngquy mô gia trại gia trại

Đối với những hộ chăn gà thịt ở địa phương chính quyền đã có những chính sách hỗ trợ như vay vốn, tập huấn kỹ thuật cho người dân, để người dân tập trung phát triển.

Bảng 4.18: Tác động của chính quyền địa phƣơng đến hoạt động chăn gà thịt của ngƣời dân

STT Tác động của chính quyền địa phƣơng Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

Tổng số 50 100

I. Vay vốn

Hội nông dân 3 6

II. Tập huấn kỹ thuật

1. Kỹ thuật nuôi 34 68 2. Phòng bệnh 32 64 3. Chữa bệnh 20 40

48

Qua bảng 4.13 ta thấy người dân chăn nuôi chủ yếu dựa vào nguồn vốn sẵn có trong gia đình mình vì họ còn e ngại lãi suất vay vốn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ và sợ gặp rủi ro trong chăn nuôi. Nên dù hầu hết hộ dân đều có nhu cầu vay vốn nhưng qua điều tra có 3/50 hộ vay vốn ngân hàng thông qua hội phụ nữ tại địa phương chiếm 6%. Vay vốn với lãi suất thấp, và chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi gà thịt. Tuy nhiên chính sách của chính quyền tác động đến hoạt động chăn gà thịt của người dân chưa cao.

Trạm khuyến nông huyện cùng với khuyến nông viên cấp xã cũng tổ chức những buổi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, phòng và chữa bệnh cho người dân nhằm nâm cao chất lượng, hiệu quả sản xuất và cung cấp kiến thức kỹ năng cho người dân. Cụ thể có 34/50 hộ tham gia tập huấn kỹ thuật chiếm 68%, 32/50 hộ tham gia tập huấn về phòng bệnh cho gà chiếm 64%, và 20/50 hộ tham gia lớp tập huấn về chữa các bệnh cho gà thịt chiếm 40%.

4.5.2. Tác động của dự án đến hoạt động chăn gà thịt trên địa bàn huyện năm 2014

Ngoài tác động của chính quyền đến hoạt động chăn gà thịt, thì dự án nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại trên địa bàn huyện Phổ Yên năm 2014 cũng có tác động không nhỏ đến quá trình sản xuất của các hộ. Qua 34 hộ điều tra, kết quả tôi thu thập được như sau:

Bảng 4.19: Tác động của dự án đến hoạt động chăn gà thịt theo quy mô gia trại năm 2014

STT Tác động của dự án Số lƣợng (hộ) Tỷ lệ (%)

Tổng số hộ 34 100

1 Hỗ trợ giống 34 68 2 Hỗ trợ thức ăn 34 68 4 Hướng dẫn về kỹ thuật chăn gà thịt 34 68

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2015)

Ta thấy để thu hút sự tham của người dân chăn gà thịt dự án đã có chính sách hỗ trợ chi phí đầu vào cho người dân để người dân tiếp tục mở rộng sản xuất. Người dân chăn gà thịt cũng yên tâm hơn vì có hỗ trợ vốn trước cho nông

49

dân bằng hiện vật, như: giống, thuốc bảo vệ thực vật, giống, thức ăn, và hướng dẫn về kỹ thuật.

Về giống: Dự án hỗ trợ cho các hộ được chọn vào mô hình 500 con giống, và người dân phải chi trả phí vận chuyển con giống.

Về thức ăn: Dự án hỗ trợ 70% và chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (30%) từ 1-3 tuần tuổi, giai đoạn 2 (40%) từ 4-13 tuần tuổi. Tổng 2 lần là 20 bao cám. Còn lại 30% được tính vào chi phí vận chuyển và người dân phải tự chi trả.

Về thú y: Tiền Vacsin dự án hỗ trợ 40%, và tiền thuốc sát trùng hỗ trợ 40%.

Về kỹ thuật: trạm khuyến nông tổ chức các buổi tập huấn để tập huấn về quy trình kĩ thuật nuôi gà thịt cụ thể như sau:

Quy trình chăn nuôi và sử dụng vắc xin, thuốc sát trùng

Quy trình chăn nuôi theo quy trình bán chăn thả, gà được nhốt trong chuồng cho ăn tự do cả ngày và đêm bằng cám công nghiệp đến 30 ngày tuổi, sau 30 ngày tuổi thì thả ra bãi chăn cho ăn tự do bằng cám công nghiệp cả ngày, tối nhốt và tắt điện. Lịch và liều lượng dùng vắc xin theo khuyến cáo của nhà sản xuất, gà được phòng đầy đủ 07 loại vắc xin và dùng làm 07 lần, vắc xin được sử dụng vào sáng sớm hoặc chiều mát, sau khi dùng vắc xin được uống bổ gan thận, điện giải, các loại vitamin. Trong quá trình chăn nuôi được định kỳ phun thuốc sát trùng 02 lần/tuần và áp dụng quy trình “cùng vào cùng ra”, được nuôi theo quy trình bán chăn thả để tận dụng lợi thế vườn bãi chăn thả rộng của các hộ. [7]

Bảng 4.20: Quy trình chăn nuôi và dùng vacsin gà TT Tuổi gà Lịch thức ăn Lịch vắc xin

Loại vắc xin Phòng bệnh 1 01 ngày C.P 510L Ăn tự do cả ngày Marek Phòng bệnh Ma rếch 2 03 ngày Avinew + H120 + Bur 706

Phòng Niu cát xơn, hen phế quản, Gum bo ro

3. 09 ngày Avinew Phòng Niu cát xơn 4 14 ngày IBD Blen Phòng Gum bo ro

15 Ngày

17 Ngày ILT Phong hen thanh khí quản 5 28 ngày Avinew +

H120

Phòng Niu cát xơn, hen phế quản. 6 32 ngày C.P 511L Ăn tự do cả ngày H5N1 Cúm gia cầm 7 33 ngày -xuất

50

4.6. Tình hình tiêu thụ gà thịt của các hộ

Do địa bàn điều tra là nơi có thị trường tiêu thụ gà lớn, số lượng thương lái, người bán buôn, người bán lẻ nhiều nên các hộ không gặp khó khăn trong quá trình tiêu thụ. Các hình thức tiêu thụ gà chủ yếu:

60% 30% 32% 40% 38%

(Nguồn: Từ số liệu điều tra năm 2015) Hình 4.1. Sơ đồ kênh tiêu thụ gà của hộ chăn nuôi gà (n=50) Qua sơ đồ trên ta thấy: Gà khi được xuất bán sẽ được tiêu thụ qua 3 người mua chính là thương lái địa phương, thương lái địa phương khác và bán cho người giết mổ. Trong đó gà được bán cho thương lái địa phương khác là nhiều nhất, có 19 hộ chiếm 38%, vì họ mua với số lượng lớn giúp cho sản phẩm làm ra tiêu thụ nhanh hơn, gà bán cho thương lái địa phương gồm 15 hộ chiếm 30%, còn lại 16 hộ là bán trực tiếp cho người giết mổ và chủ yếu ở đây là các hộ chăn nuôi thông thường với số lượng ít. Cách xác định giá bán Giá cả thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của các cơ sở vật chất, của các hộ chăn nuôi. Mọi biến động của thị trường có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sản xuất của người nông dân. Qua điều tra thì 100% hộ dân đều xác định giá bán thông qua thị trường điều đó cho thấy được người dân chưa chủ động được về giá cả các sản phẩm mà họ sản xuất ra. 4.7 Những khó khăn và ngƣyện vọng để phát triển sản xuất chăn nuôi gà thịt trên địa bàn huyện Phổ Yên Trong quá trình chăn gà thịt người nông dân cũng gặp không ít khó khăn, những khó khăn này cũng ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản phẩm thịt gà, một số khó khăn trong quá trình chăn gà thịt như: Thiếu vốn sản xuất, dịch bệnh, Hộ chăn

nuôi gà thịt Thương lái địa

phương

Người giết mổ

Thương lái địa phương khác Chợ, thành phố trong tỉnh Chợ, thành phố tỉnh khác Người tiêu dùng

51

đầu vào, tiêu thụ sản phẩm... Từ đó người dân cũng có những nguyện vọng cho việc chăn nuôi của hộ. Những khó khăn, nguyện vọng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.21: Tổng hợp những khó khăn, nhu cầu, nguyện vọng của các chủ nông hộ điều tra

Đơn vị tính: Số ý kiến

Chỉ tiêu

Gà chăn nuôi theo hƣớng quy mô gia trại

Gà chăn nuôi thông thƣờng Tổng hợp Tổng số ý kiến Tỷ lệ (%) A. Những khó khăn chủ yếu 1. Thiếu vốn sản xuất 20 10 30 60 2.Dịch bệnh 27 11 38 76 3.Đầu vào 17 4 21 42 4.Tiêu thụ sản phẩm 25 4 29 58 5.Khác 21 6 28 56

B. Những khó khăn trên ảnh hƣởng đến tình hình chăn nuôi của hộ

1.Không thể mở rộng quy mô

chăn nuôi 26 4 30 60 2Không thể đầu tư hiện đại

hệ thống chuồng trại 16 9 25 50 3.Không yên tâm sản xuất 33 16 49 98 4.Giảm thu nhập 33 8 41 82 5.Môi trường bị ô nhiễm 3 4 7 14 6.Khác 15 - 15 30

C. Nguyện vọng của các hộ chăn nuôi

Số hộ giữ nguyên quy mô

chăn gà thịt 30 11 41 82 Số hộ sẽ mở rộng quy mô

chăn gà thịt 4 5 9 18 Số hộ giảm quy mô chăn gà

thịt - - - -

Số hộ bỏ chăn gà thịt - 1 1 2

52  Khó khăn

Qua bảng trên ta thấy : Đa số khó khăn của người dân trong quá trình chăn nuôi là vấn đề dịch bệnh, khó kiểm soát (76%). Thiếu vốn đầu tư cũng là 1 búc xúc (60%) vì các ngân hàng cho vay với lãi suất cao so với tình hình thu nhập của nông hộ, thời gian phải trả vốn ngắn gây khó khăn cho chủ hộ. Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm (58%) sản phẩm làm ra khó tiêu thụ do việc quy hoạch giết mổ còn nhỏ lẻ chưa tập trung, cơ chế chính sách của nhà nước đã thông thoáng hơn tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Và một số khó khăn khác (56%) như thiếu thông tin về thị trường đầu vào, đầu ra, điều kiện đất đai, địa hình không cho phép để mở rộng quy mô chăn nuôi…

Chính những khó khăn trên đã làm ảnh hưởng đến tình hình chăn nuôi của hộ như: không yên tâm sản xuất (98%), giảm thu nhập (82%), không thể mở rộng quy mô chăn nuôi (60%), không thể đầu tư hiện đại trang thiết bị chăn nuôi…

Nguyện vọng

Nhìn vào bảng ta thấy, trong 50 hộ chăn nuôi gà thịt thì có đến 41 hộ chiếm 82% sẽ giữ nguyên quy mô chăn gà thịt trong thời gian tới. Và có 9 hộ dự kiến sẽ tăng quy mô nuôi gà thịt vào năm tới chiếm 18%, trong đó có 4 hộ đang chăn nuôi gà theo quy mô gia trại và 5 hộ hiện đang nuôi gà thông thường. Vì nuôi gà mang lại lợi nhuận cao hơn so với vật nuôi khác. Có 1 hộ chăn nuôi thông thường trong thời gian tới sẽ không chăn gà nữa chiếm 2% trong tổng số các hộ nuôi gà do hộ gặp khó khăn trong dịch bệnh và năng suất không cao nên hộ có dự định chuyển sang phát triển vật nuôi khác. Không có hộ nào trong thời gian tới có dự định giảm quy mô chăn nuôi hiện có.

Quy mô chăn nuôi gà thịt trong năm tiếp theo sẽ tiếp tục được mở rộng. Vậy trong thời gian tới thì gà hướng thịt là một loại vật nuôi được người dân đưa vào chăn nuôi để giúp người dân phát triển ngành kinh tế nông nghiệp trong những năm tới.

4.8. Tác động của việc chăn gà thịt đến ngƣời dân

Qua điều tra 50 hộ cho thấy việc chăn gà thịt có tác động rất lớn đến đời sống của người dân.

53

-Chăn gà thịt góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân nông thôn.

- Tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động nông thôn.

- Người dân có cơ hội tiếp cận nhiều kỹ thuật mới, qua đó nâng cao trình độ dân trí của người dân.

-Nâng cao ý thức làm giàu của người dân. Khi chăn nuôi gà thịt đem lại lợi nhuận lớn thì nó sẽ kích thích ý thức vươn lên làm giàu của người dân. Người dân sẽ tự giác mở rộng quy mô, tận dụng hết tiềm năng hiện có của mình để mua, chăm sóc, quản lý tốt hơn nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

4.9. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện mô hình

* Thuận lợi

-Nguồn lao động dồi dào -Diện tích đất tự nhiên phù hợp

-Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nghề chăn nuôi -Thuận lợi về giao thông

-Thức ăn chăn nuôi và giống vật nuôi thân thiện - Hiệu quả quả kinh tế mang lại khá cao

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển mô hình nuôi gà thịt theo hướng quy mô gia trại trên địa bàn huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 56)