LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xu
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ “Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ” Đây là một đề tài phức tạp và khó
khăn trong cả việc thu thập, phân tích thông tin số liệu và cả những vấn đề liên quan đến đề xuất các giải pháp cụ thể Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện tác giả
đã cố gắng đến mức cao nhất để hoàn thành luận văn với khối lượng và chất lượng tốt nhất có thể Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả
đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của thầy cô, bạn bè và gia đình
Trước hết tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và trân trọng tới TS Vũ Đức Toàn, người Thầy đã chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất tận tình trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn Tác giả xin trân trọng cảm ơn đến các thầy: PGS.TS Nguyễn Văn Thắng - Trường Đại học Thủy lợi, TS Bùi Quốc Lập - Trường Đại học Thủy lợi đã có những chỉ bảo, góp ý chân thành cho tác giả trong quá trình thực hiện luận văn Tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Đào tạo đại học
và sau đại học, Khoa Môi trường của trường Đại học Thủy lợi và toàn thể các thầy
cô đã giảng dạy, giúp đỡ tác giả trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các bạn bè, người thân, đồng nghiệp trong gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ dựa tinh thần giúp tác giả tập trung nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Do thời gian nghiên cứu không dài, trình độ và kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên Luận văn chắc chắn không thể tránh được những hạn chế và thiếu sót Tác giả kính mong các thầy, cô giáo, đồng nghiệp đóng góp ý kiến để kết quả nghiên cứu được hoàn thiện hơn
Tác giả xin chân thành cảm ơn
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên
Trần Thị Ngọc Linh
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Trần Thị Ngọc Linh Mã số học viên: 128440301007
Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn
Nếu xảy ra vấn đề gì với nội dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./
NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
Trần Thị Ngọc Linh
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 3
1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội 3
1.1.1 Những đặc điểm tự nhiên thành phố Hà Nội 3
1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội 6
1.2 Hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội 7
1.2.1 Chất thải rắn 7
1.2.2 Nước thải 9
1.2.3 Khí thải và tiếng ồn 9
1.3 Tổng quan về khu công nghiệp, các nguyên tắc bảo vệ môi trường và định hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay 9
1.3.1 Tổng quan về khu công nghiệp 9
1 3.2 Các nguyên tắc bảo vệ môi trường 15
1.3.3 Định hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay 15
1.4 Tình hình quy hoạch và hoạt động của các khu công nghiệp ở Việt Nam và thành phố Hà Nội hiện nay 16
1.4.1 Tình hình quy hoạch và hoạt động các khu công nghiệp ở Việt Nam 16
1.4.2 Tình hình quy hoạch và hoạt động các khu công nghiệp TP Hà Nội 17
1.5 Hệ thống chính sách pháp luật về BVMT KCN hiện hành ở Việt Nam 24
1.5.1 Các văn bản được thực thi trước khi có Luật Bảo vệ môi trường 2005 24
1.5.2 Các văn bản quy định về quản lý môi trường KCN đang được áp dụng 25
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 27
2.1 Công tác chấp hành pháp luật về BVMT tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội 27
2.1.1 Chấp hành các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường 28
2.1.2 Chấp hành các quy định khác về bảo vệ môi trường 40
Trang 42.2 Công tác quản lý nhà nước về BVMT đối với các KCN đang hoạt động trên địa
bàn TP Hà Nội 52
2.2.1 Quy định quản lý môi trường KCN 52
2.2.2 Công tác chỉ đạo điều hành, phân công trách nhiệm quản lý môi trường tại các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 53
2.2.3 Công tác thực hiện quy định về quan trắc 58
2.2.4 Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường 62
2.3 Ưu điểm và tồn tại của công tác BVMT KCN trên địa bàn TP Hà Nội 68
2.3.1 Ưu điểm 68
2.3.2 Những tồn tại, bất cập và nguyên nhân 70
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 77
3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác chấp hành pháp luật về BVMT KCN 77
3.1.1 Giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật về BVMT, bố trí nguồn kinh phí, bố trí cán bộ cho công tác BVMT 77
3.1.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả trong đầu tư, vận hành các công trình BVMT KCN 78
3.1.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình quan trắc môi trường định kỳ, đảm bảo việc xả thải đúng theo quy định 79
3.1.4 Giải pháp nâng cao ý thức, trách nhiệm doanh nghiệp, người dân trong BVMT KCN 82
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT KCN 82
3.2.1.Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT KCN 82 3.2.2 Giải pháp tăng cường hiệu quả giám sát, thực thi pháp luật về BVMT của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn TP Hà Nội 84
3.2.3 Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về BVMT KCN trên địa bàn TP Hà Nội 84
3.3 Các giải pháp đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền 86
3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ 86
3.3.2 Kiến nghị UBND thành phố Hà Nội 87
Trang 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89
KẾT LUẬN 89
KIẾN NGHỊ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Lượng chất thải rắn phát sinh tại Hà Nội năm 2011 8
Bảng 1.2 Sự hình thành và phát triển các KCN trên toàn quốc 10
Bảng 1.3 Số lượng, quy mô KCN trên địa bàn cả nước năm 2012 12
Bảng 1.4 Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN (đến tháng 9/2012) 13
Bảng 1.5 Tổng hợp quy hoạch các KCN đến năm 2030 thành phố Hà Nội 18
Bảng 1.6 Khối lượng chất thải rắn tại các KCN Hà Nội năm 2009 21
Bảng 1.7 Khối lượng chất thải rắn tại các KCN Hà Nội 21
Bảng 1.8 Khối lượng nước thải phát sinh tại các KCN Hà Nội 22
Bảng 2.1 Tình hình thực hiện công tác lập báo cáo ĐTM hoặc Đề án BVMT KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 30
Bảng 2.2 Các văn bản xác nhận hoàn thành các công trình BVMT KCN TP Hà Nội 33
Bảng 2.3 Tổng hợp hồ sơ môi trường các doanh nghiệp trong KCN 35
Bảng 2.4 Tổng hợp dự án trong KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội thực hiện quan trắc môi trường định kỳ 38
Bảng 2.5 Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 41
Bảng 2.6 Tổng hợp trạm xử lý nước thải các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 43
Bảng 2.7 Các thông số xả thải vượt QCVN tại các KCN thành phố Hà Nội 47
Bảng 2.8 Danh mục cơ sở phát sinh khí thải và các công trình xử lý khí thải 50
Bảng 2.9 Số lượng cán bộ phụ trách về môi trường tại các Công ty là chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 56
Bảng 2.10 Tần suất quan trắc môi trường các KCN trên địa bàn TP Hà Nội 58
Bảng 2.11 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ các KCN trên địa bàn TP Hà Nội 60
Bảng 2.12 Tổng hợp đồng hồ đo lưu lượng nước thải, quan trắc tự động một số thông số ô nhiễm đặc trưng tại các hệ thống xử lý nước thải tập trung của các KCN 61
Bảng 2.13 Bảng cho điểm đánh giá công tác BVMT tại 08 KCN trên địa bàn TP Hà Nội 66
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tình hình phát triển các KCN trên toàn quốc qua các năm 11 Hình 1.2 Lượng nước thải phát sinh tại 08 KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 23 Hình 2.1 Sơ đồ thể hiện tỷ lệ doanh nghiệp lập thủ tục hồ sơ về môi trường tại 08 KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 36 Hình 2.2 Sơ đồ thể hiện tỷ lệ lấp đầy tại 08 KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội 41 Hình 2.3 Các cơ quan quản lý môi trường KCN cấp Trung ương 54 Hình 2.4 Các cơ quan quản lý môi trường KCN cấp địa phương 54
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT GIẢI THÍCH
HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
TN&MT Tài nguyên và Môi trường
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của Đề tài
Các khu công nghiệp (KCN) ngày càng phát triển mạnh mẽ và là một trong những nhân tố chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp của đất nước KCN phát triển sẽ tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào phát triển công nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người dân; đồng thời hạn chế tình trạng ô nhiễm do các cơ sở sản xuất ngoài KCN gây ra Ngoài ra, KCN phát triển sẽ kéo theo các đô thị mới, các cơ sở phụ trợ và dịch vụ không ngừng phát triển, tạo ra sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu kinh tế - xã hội, góp phần đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020
Trên địa bàn thành phố (TP) Hà Nội hiện có 470 dự án đầu tư tại các KCN
đã đi vào hoạt động với doanh thu ước đạt 1,7 tỷ USD, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội của Thủ đô [1] Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường (BVMT) tại các KCN ở cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về môi trường như: các bất cập trong cơ chế chính sách về BVMT KCN nói riêng; công tác thực thi pháp luật về BVMT tại các KCN đã được cải thiện theo từng năm tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế cần được tháo gỡ; nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do các loại chất thải công nghiệp gây ra Chính
vì vậy, việc đánh giá thực trạng công tác BVMT tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác BVMT của khu vực nghiên cứu là một việc hết sức cần thiết và hữu hiệu trong công tác BVMT của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng
2 Mục tiêu của đề tài
Phân tích những thuận lợi, khó khăn trong các mặt cơ chế, chính sách, tổ chức và trong quá trình chấp hành pháp luật về BVMT tại 08 KCN trên địa bàn TP
Hà Nội Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện và tăng cường năng lực thực thi công tác BVMT; đặc biệt đối với phạm vi các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội
Trang 103 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi khu vực nghiên cứu: 08 KCN đang hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội, bao gồm: Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng B, Nam Thăng Long, Hà Nội - Đài Tư, Quang Minh I, Phú Nghĩa và Thạch Thất - Quốc Oai
4 P hương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu thực tế của Luận văn tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội, kết quả nghiên cứu các tài liệu có liên quan cũng như thực tế kết quả thanh, kiểm tra về BVMT của các Đoàn thanh tra, kiểm tra Luận văn sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp số liệu thống kê: Tổng hợp
những số liệu có liên quan đến nội dung Luận văn trên địa bàn TP Hà Nội và cả nước (bao gồm số liệu về công tác BVMT KCN trên địa bàn TP Hà Nội và trong phạm vi cả nước); tổng hợp và phân tích thể chế, chính sách có liên quan;
- Phương pháp điều tra: Thực hiện điều tra công tác BVMT, việc thực thi
pháp luật về BVMT tại 08 KCN đang hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội Thể hiện bằng các Phiếu điều tra thực tế;
- Phương pháp phân tích hệ thống: Thực hiện quá trình phân tích, đánh giá
tình hình công tác BVMT các KCN trên địa bàn TP Hà Nội một cách hệ thống, đồng bộ bao gồm công tác chấp hành BVMT của các doanh nghiệp trong KCN và công tác quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn TP Hà Nội
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các chuyên gia về kết quả phân tích,
đánh giá và những đề xuất giải pháp tăng cường hiệu quả công tác BVMT KCN, quản lý nhà nước về môi trường KCN
5 Bố cục Luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn gồm 03 Chương: Chương 1 Tổng quan; Chương 2 Đánh giá thực trạng công tác BVMT tại một số KCN đang hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội; Chương 3 Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường
Trang 11CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội
1.1.1 Những đặc điểm tự nhiên thành phố Hà Nội
Vị trí địa lý thành phố Hà Nội:
Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.344 km2
Thành phố Hà Nội thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có địa giới hành chính: Phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc; Phía Nam tiếp giáp với tỉnh
Hà Nam và Hoà Bình; Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên;Phía Tây tiếp giáp với tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ
Hà Nội nằm ở hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, có vị trí thuận lợi để phát triển thành một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hoá và xã hội của cả nước
Điều kiện về khí tượng, thủy văn thành phố Hà Nội:
* Điều kiện khí tượng:
Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa: Mùa Hè nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, mưa ít Sự phân chia khí hậu nhiệt đới gió mùa theo bốn mùa, gồm hai mùa chính là mùa Hè và mùa Đông, hai mùa chuyển tiếp: mùa Xuân, mùa Thu
Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình phát tán và chuyển hoá các chất ô nhiễm, đặc biệt là các yếu tố nhiệt độ không khí, độ
ẩm tương đối của không khí, lượng mưa, tốc độ và hướng gió, nắng và bức xạ mặt trời Theo tài liệu quan trắc tại Trạm khí tượng Láng, đặc trưng khí hậu TP Hà Nội như sau:
Nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình hàng tháng và hàng năm ở thành phố Hà
Nội dao động từ 23,7oC - 24,7oC, nhìn chung sự tăng giảm không theo quy luật
Độ ẩm: Độ ẩm không khí trung bình tháng của thành phố Hà Nội tương đối cao,
dao động từ 65% - 88% Độ ẩm trung bình tháng cao nhất là các tháng 2, 3, 9 và 10
Độ ẩm trung bình cực tiểu trong ngày có thể xuống đến 31% thấp nhất là các tháng
11, 12 và tháng 1
Lượng mưa: Theo số liệu thống kê thì lượng mưa trung bình hàng năm của thành
phố Hà Nội khoảng 1.750 mm, dao động từ 1.240 mm - 2.267 mm
Trang 12Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình hàng năm khoảng 924 mm, dao động từ
832 mm - 974 mm/năm Trung bình mỗi ngày bốc hơi khoảng 2,3 mm - 2,7 mm
Chế độ gió: Khu vực TP Hà Nội có tốc độ gió trung bình khoảng 1,1m/s - 1,7 m/s,
tốc độ gió cao nhất có thể đạt tới 19 m/s Hướng gió chủ yếu là Đông, Đông Bắc và
Đông Nam
Số giờ nắng và bức xạ mặt trời: Chế độ nắng liên quan trực tiếp tới chế độ bức xạ
và tình trạng mây che phủ Tổng số giờ nắng đo được tại Trạm Khí tượng Láng dao động từ 1.232 giờ - 1.461 giờ Tháng có số giờ nắng thấp nhất là tháng 2 và 3 dao động trong khoảng 21,9 - 37,2 giờ (trung bình là 24,7 giờ), đây là thời gian có tổng bức xạ thấp nhất trong năm Tháng có số giờ nắng cao nhất là tháng 5, 6, 7 dao động trong khoảng 143,8 giờ - 217,8 giờ (trung bình là 182 giờ)
* Các điều kiện thời tiết bất thường
Các hiện tượng thời tiết khác thường gồm có mưa rào, mưa đá, sương mù, sương muối, dông, tố (bão) Nhìn chung, TP Hà Nội chủ yếu có các hiện tượng thời tiết khác thường là mưa rào
* Điều kiện thủy văn
Sông Hồng là con sông chính của Thành phố, bắt đầu chảy vào Hà Nội ở huyện Ba Vì và ra khỏi Thành phố ở khu vực huyện Phú Xuyên tiếp giáp tỉnh Hưng Yên Đoạn sông Hồng chảy qua Hà Nội dài 163 km, chiếm khoảng một phần ba chiều dài của con sông này trên đất nước Việt Nam Hà Nội còn có Sông Đà là ranh giới giữa TP Hà Nội với tỉnh Phú Thọ, hợp lưu với dòng sông Hồng ở phía Bắc
Thành phố tại huyện Ba Vì
Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 2.640 m³/giây (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều Về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m³/giây, nhưng vào cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m³/giây
Ngoài ra, trên địa phận TP Hà Nội còn nhiều sông khác như sông Đáy, sông Đuống, sông Cà Lồ,… Các sông nhỏ chảy trong khu vực nội thành Hà Nội như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, là những đường tiêu thoát nước thải của Hà Nội
Trang 13Sông Đuống: Là phần lưu của sông Hồng dài 65km, nối liền hai con sông
lớn của miền Bắc là sông Hồng và sông Thái Bình Sông Đuống tách sông Hồng ra
xã Ngọc Thuỵ (huyện Gia Lâm) chảy về phía Đông rồi Đông Nam qua các huyện Thuận Thành, huyện Gia Lương (tỉnh Bắc Ninh) đổ vào sông Thái Bình ở Đại Than, gần Phả Lại Đoạn chảy qua thành phố Hà Nội dài 17,5 km
Sông Tô Lịch: Là phần lưu của sông Hồng, tách từ “cửa cống thôn Hương
Bài” tức nay là chỗ trường Trần Nhật Duật, theo hướng Đông - Tây đến chợ Bưởi quay lại theo hướng Bắc Nam vòng vo tới xã Hà Liễu (huyện Thường Tín) thì nhập vào sông Nhuệ Năm 1889, thực dân Pháp đã lấp nhánh sông Tô từ cửa Hương Bài (Hà Khẩu) đến Thuỵ Khuê Từ khi bị lấp, sông chỉ còn là dòng thoát nước thải của Thành phố và ngày càng bị ô nhiễm nặng
Sông Nhuệ: Còn gọi là sông Từ Liêm, sông Thanh Oai Dòng sông chảy
theo hướng Tây Bắc- Đông Nam qua đất huyện Thanh Trì, huyện Thường Tín rồi nhập vào sông Đáy ở thị xã Phủ Lý Đoạn chảy trên đất Hà Nội gần 40 km
Sông Kim Ngưu: Vốn là một nhánh của sông Tô Lịch từ phường Yên Lãng
chảy theo hướng đường La Thành qua cống Nam Đồng, Phương Liệt (quận Đống Đa) tới xã Thịnh Liệt thông với sông Sét, rồi chảy vào huyện Thường Tín nhập vào sông Nhuệ Ngoài dòng chính đó còn có nhiều nhánh khác chảy trong quận Hai Bà Trưng và huyện Thanh Trì song tác dụng chủ yếu ngày nay là đường thoát nước thải của nội thành
Sông Cà Lồ: Trước kia là một nhánh của sông Hồng, tách ra từ xã Trung
Hà, huyện Yên Lạc, Vĩnh Phú Năm 1920, Pháp xây một đập chắn ở chỗ hợp lưu sông Hồng với sông Cà Lồ (thuộc xã Vạn Yên, huyện Mê Linh) Phù sa lấp đoạn ngoài đập nên hiện nay ngọn sông Cà Lồ cách sông Hồng tới 3km Ngoài ra Sóc Sơn còn có nhiều sông nhỏ như sông Thanh Hoa, Bầu, Đông Lanh, Chéo Meo, hay
ở Đông Anh có sông Thiếp, ở Gia Lâm có sông Cầu Bây
Do quá trình đô thị hóa mạnh mẽ từ năm 1990 đến nay, phần lớn các sông hồ
Hà Nội đều rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng Sông Tô Lịch, trục tiêu thoát nước thải chính của Thành phố, hàng ngày phải tiếp nhận khoảng 150.000 m³
Trang 14Tương tự, sông Kim Ngưu nhận khoảng 125.000 m³ nước thải sinh hoạt mỗi ngày Sông Lừ và sông Sét trung bình mỗi ngày cũng đổ vào sông Kim Ngưu khoảng 110.000 m³ Các sông mương nội và ngoại thành, ngoài vai trò tiêu thoát nước còn phải nhận thêm một phần rác thải của người dân và chất thải công nghiệp Những làng nghề thủ công cũng góp phần vào gây nên tình trạng ô nhiễm này
1.1.2 Đặc điểm kinh tế, xã hội
Đặc điểm xã hội thành phố Hà Nội năm 2013
Dân số toàn TP Hà Nội ước năm 2013 là 7146,2 nghìn người, tăng 2,7% so với năm 2012, trong đó dân số thành thị là 3089,2 nghìn người chiếm 43,2% tổng
số dân và tăng 4,4%; dân số nông thôn là 4057 nghìn người tăng 1,4%
TP Hà Nội gồm 12 quận: Hoàn Kiếm, Ba Ðình, Ðống Ða, Hai Bà Trưng, Tây
Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam
Từ Liêm và 18 huyện, thị xã: Ðông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Gia Lâm, Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, Thường Tín, Ứng Hòa, Mê Linh và thị xã Sơn Tây [1]
Đặc điểm kinh tế thành phố Hà Nội năm 2013
Tăng trưởng kinh tế có dấu hiệu phục hồi, các ngành, lĩnh vực kinh tế đều duy trì tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước
Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,25% - đạt kế hoạch đề ra là từ 8,0-8,5% và cao hơn năm trước (năm 2012 là 8,06%) và bằng 1,53 lần mức tăng chung của cả nước; trong đó, dịch vụ tăng 9,42%, công nghiệp - xây dựng tăng 7,56% và nông nghiệp tăng 2,46%
Sản xuất công nghiệp duy trì tăng trưởng khá Tăng trưởng công nghiệp ước đạt 7,49% (năm 2012 là 8,06%); chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 4,4%-4,6% (năm 2012 là 5,1%)
Các hoạt động thương mại và dịch vụ tiêu dùng xã hội vẫn tăng trưởng, tuy nhiên, mức độ sôi động kém hơn năm 2012 Tổng mức bán ra tăng 13,8% (năm
2012 tăng 18,8%) Kim ngạch xuất khẩu tăng 0,2% (năm 2012 tăng 5,3%, kế hoạch năm 2013 tăng 9%-10%) Kim ngạch nhập khẩu giảm 3,7%
Trang 15Hoạt động du lịch duy trì sự phát triển, khách du lịch đến Hà Nội vẫn ổn định Tổng lượng khách lưu trú trên địa bàn tăng 12%, trong đó, khách quốc tế tăng 15,2% so với năm 2012 Hà Nội được bình chọn là điểm đến hấp dẫn thứ 5 trong top 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á năm 2013
Sản lượng và năng suất của hầu hết các loại cây trồng đạt cao Diện tích sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao chiếm tỷ lệ cao trên tổng diện tích gieo trồng (25%) Sản xuất rau an toàn được đẩy mạnh [1]
Tập trung phát triển hạ tầng đô thị, đảm bảo trật tự đô thị, BVMT
Công tác quy hoạch được triển khai tích cực: đã hoàn thành phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các huyện, thẩm định và phê duyệt 37/38 quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực Dự kiến hoàn thành phê duyệt 30/32 đồ án quy hoạch chung xây dựng huyện, thị trấn huyện lỵ, thị trấn sinh thái, đô thị vệ tinh
và 18/38 đồ án quy hoạch phân khu
Cấp, thoát nước đô thị và các dự án cải tạo môi trường được chú trọng Mạng lưới cấp nước đô thị tới các hộ dân tại các khu vực quận Hoàng Mai, Hà Đông và huyện Thanh Trì được đầu tư Xây dựng trạm xử lý nước thải hồ Bảy Mẫu; chuẩn bị đưa nhà máy xử lý nước thải Yên Sở vào hoạt động Đã cơ bản hoàn thành cải tạo
hạ tầng xung quanh hồ Ba Mẫu Đã triển khai giải phóng mặt bằng và thi công 03 gói thầu xây dựng các ô chôn lấp hợp vệ sinh thuộc khu phía Nam Dự án Khu liên hiệp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn II Tiến độ các dự án xử lý rác bằng vốn xã hội hóa được đẩy nhanh Đã vận hành dây chuyền xử lý rác bằng công nghệ đốt 300 tấn/ngày.đêm, cơ bản hoàn thành dự án nhà máy xử lý rác và sản xuất nguyên liệu tái tạo công suất 300 tấn/ngày.đêm (tại Xuân Sơn) [1]
1.2 Hiện trạng môi trường thành phố Hà Nội
1.2.1 Chất thải rắn
Chất thải rắn (CTR) phát sinh của TP Hà Nội chủ yếu là CTR sinh hoạt chiếm khoảng 60%-70% lượng CTR phát sinh, tiếp theo là CTR xây dựng, CTR công nghiệp, CTR y tế,
Chất thải rắn sinh hoạt:
Trang 16Ta có lượng CTR phát sinh tại TP Hà Nội được trình bày tại Bảng 1.1:
Bảng 1.1 Lượng chất thải rắn phát sinh tại Hà Nội năm 2011
Bao bì, bông băng thải phẫu thuật, dụng cụ y tế nhiễm khuẩn,…
Xử lý bằng công nghệ Lò đốt Delmonego 200 - Italia: 100%
Nguồn: Báo cáo môi trường Quốc gia - Chất thải rắn, Bộ TN&MT, 2011
Khối lượng chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội tăng trung bình
15%/năm Ước tính, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng
95%, các huyện ngoại thành chỉ đạt 60%; lượng chất thải rắn công nghiệp được thu
gom đạt 85%-90% và chất thải nguy hại chỉ đạt khoảng 60%-70% Việc xử lý, tiêu
hủy, tái chế chất thải rắn hiện chủ yếu dựa vào chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn (Sóc
Sơn), Xuân Sơn (Sơn Tây), Kiêu Kỵ (Gia Lâm), Núi Thoong (Chương Mỹ) và Nhà
máy xử lý rác ở Cầu Diễn, Nhà máy đốt rác ở Sơn Tây [2]
Chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại
Tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh trung bình khoảng 1.747 tấn/ngày
(trong đó, chất thải nguy hại (CTNH) phát sinh khoảng 447 tấn/ngày và CTR thông
thường khoảng 1.300 tấn/ngày); chất thải y tế nguy hại phát sinh khoảng 5 tấn/ngày
Mỗi năm, URENCO Hà Nội xử lý khoảng 40.000 tấn chất thải công nghiệp; trong
đó chất thải công nghiệp thông thường là 22.500 tấn/năm và chất thải công nghiệp
nguy hại là 17.500 tấn/năm Số còn lại do các công ty khác kinh doanh dịch vụ thu
gom, vận chuyển, tái chế [3]
Trang 171.2.2 Nước thải
Tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải
Lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3
/ngày) và công nghiệp (khoảng 260.000 m3)nhưng chỉ có 10% được xử lý và đổ thẳng vào các ao hồ, sau
đó chảy ra các con sông Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ
sở công nghiệp thải ra [3] Ngoài ra, các phương tiện giao thông ô tô, xe máy cũng được xác định là nguồn thải lớn
1.3 Tổng quan về khu công nghiệp, các nguyên tắc bảo vệ môi trường và định hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay
1.3.1 Tổng quan về khu công nghiệp
1.3.1.1 Khái niệm khu công nghiệp
Khái niệm KCN ở Việt Nam đã được quy định tại Nghị định số 36-CP ngày 24/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao như sau: KCN là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
Hiện nay, khái niệm KCN được dựa trên cơ sở Quy chế về KCN ban hành kèm theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính Phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế như sau:
Trang 18KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục do pháp luật quy định
Khu chế xuất là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp
Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ trường hợp quy định cụ thể
1.3.1.2 Đặc điểm các khu công nghiệp
a Quy mô:
Các KCN của Việt Nam phần lớn có quy mô diện tích nhỏ hơn 500 ha, trong
đó các KCN có diện tích dưới 200 ha chiếm hơn 50% Tính đến hết năm 2010 cả nước có 50 KCN (chiếm 19,2%) có quy mô dưới 100 ha (17 KCN của miền Bắc, 10 KCN của miền Trung và 23 KCN của miền Nam) Các KCN có diện tích từ 100-200
ha có 83 KCN, chiếm 31,9% Các KCN có diện tích từ 200-500 ha có 102/260 KCN, chiếm 39,2% Các KCN có diện tích từ 500-1.000 ha có 21 KCN, chiếm 8,1% Các KCN có diện tích lớn hơn 1.000 ha chỉ có 4/260 KCN, chiếm 1,54% và đều nằm ở các tỉnh phía Nam (Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: 3 KCN, tỉnh Long An: 01 KCN) [5]
b Tình hình phát triển KCN:
Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ năm 1991 đến năm 2012, trải qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, cả nước có 283 KCN được hình thành với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 80.000 ha, trong đó 179 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên trên 47.300 ha; các KCN còn lại đang trong giai đoạn đền bù, giải phòng mặt bằng và xây dựng cơ bản [5]
Sự hình thành và phát triển các KCN trên toàn quốc được trình bày tại Bảng 1.2:
Bảng 1.2 Sự hình thành và phát triển các KCN trên toàn quốc
Trang 19STT Năm Số lượng KCN Diện tích (ha)
Bộ 94 KCN, chiếm 33%; Đồng bằng sông Hồng 72 KCN, chiếm 25%; Đồng bằng sông Cửu Long 44 KCN, chiếm 16%; Miền Trung 43 KCN, chiếm 15%; Trung du miền núi phía Bắc 22 KCN, chiếm 8%; Tây Nguyên 08 KCN, chiếm 3% [5]
Sự phân bố KCN trên địa bàn cả nước năm 2012 được trình bày tại Bảng 1.3:
Trang 20Bảng 1.3 Số lượng, quy mô KCN trên địa bàn cả nước năm 2012
ở Hà Nội và các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên và Vĩnh Phúc với 52 KCN có diện tích 12.393 ha Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung chỉ có 23 KCN nhưng phân bố tương đối đồng đều, các tỉnh có nhiều KCN nhất là Đà Nẵng, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Nam [5]
Sự phân bố các doanh nghiệp trong KCN ở Việt Nam không đều, dao động rất lớn giữa các doanh nghiệp trong một tỉnh cũng như giữa các tỉnh Ngoài ra, số lượng doanh nghiệp trong KCN cũng không theo quy mô diện tích KCN [5]
d Tỷ lệ lấp đầy:
Tính đến hết tháng 6/2011, các KCN trên cả nước đã cho thuê hơn 21.000 ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 47% Riêng các KCN đã đi vào hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê gần 65% [5]
Trang 21Tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp khá đồng đều giữa các vùng trên cả nước Tỷ
lệ lấp đầy đất công nghiệp tính chung cho các KCN đã vận hành và đang xây dựng
cơ bản của các vùng từ 50%-60%; nếu tính riêng các KCN đã vận hành thì thường ở mức 65%-75% Một số vùng phát triển KCN từ lâu như Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long có tỷ lệ lấp đầy đất công nghiệp đã vận hành cao (Đông Nam Bộ (cả Long An) là 73%; Đồng bằng sông Hồng là 73%; Đồng bằng sông Cửu Long là 89%) [5]
e Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN:
Trong 20 năm qua, các KCN đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) Tính đến cuối tháng 9/2012, các KCN đã thu hút được hơn 4.300 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 64,8 tỷ USD, tổng vốn đầu tư thực hiện đạt 32,7 tỷ USD, bằng 51% tổng vốn đầu tư đăng ký Hàng năm vốn FDI vào KCN, KCX chiếm từ 40%-45% tổng vốn FDI đăng ký tăng thêm của cả nước, trong đó các dự án FDI về sản xuất công nghiệp trong KCN, KCX chiếm gần 80% tổng vốn FDI vào ngành công nghiệp cả nước Riêng trong 9 tháng đầu năm 2012, tổng vốn FDI đã đăng ký vào các KCN, KCX đạt 4,43 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2011
Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN được trình bày tại Bảng 1.4:
Bảng 1.4 Tình hình thu hút đầu tư vào các KCN (đến tháng 9/2012)
1 Số lượng Dự án Thu hút 4.300 dự án FDI, với vốn đăng ký
64,8 tỷ USD
vào hoạt động: 179 KCN (chiếm 62%)
Nguồn: Tổng cục Môi trường, 2013 Báo cáo trình Chính phủ về hiện trạng công tác quản lý và BVMT tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Đầu tư phát triển hạ tầng KCN trong đó có đầu tư nước ngoài đã tạo ra một mạng lưới các công trình kết cấu hạ tầng có giá trị lâu dài, góp phần hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng trên cả nước Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng của 283 KCN
Trang 22khoảng 10 tỷ USD, trong đó có 36 KCN do doanh nghiệp có vốn FDI làm chủ đầu
tư với tổng vốn đăng ký trên 2 tỷ USD (trên 20% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký) Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng KCN thực hiện đến cuối tháng 9/2012 đạt 4,5 tỷ USD, bằng 44% tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng đăng ký, trong đó vốn FDI thực hiện khoảng 1,2 tỷ USD Phần lớn các KCN do nhà đầu tư nước ngoài làm chủ đầu tư đều cơ bản hoàn thành xây dựng kết cấu hạ tầng và đi vào hoạt động Kết cấu hạ tầng KCN vừa có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thứ cấp trong việc triển khai nhanh dự án sản xuất kinh doanh, vừa góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng chung, đặc biệt là hạ tầng nông thôn của các địa phương phục
vụ tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các địa phương và cả nước
g Các loại hình KCN ở Việt Nam:
Theo mục tiêu thành lập và chức năng hoạt động, có thể xếp các KCN theo bốn loại hình sau:
Loại hình thứ nhất: Các KCN được xây dựng trên khuôn viên đã có một số
doanh nghiệp công nghiệp đang hoạt động [6]
Loại hình thứ hai: Các KCN được hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu di dời
các nhà máy, xí nghiệp đang ở trong nội thành các đô thị, hoặc xen kẽ với các khu dân cư đông đúc, do yêu cầu BVMT nên nhất thiết phải di chuyển [6]
Loại hình thứ ba: Các KCN có quy mô nhỏ và vừa, trong đó hoạt động sản
xuất công nghiệp gắn liền với nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy sản được hình thành ở một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long; Đồng bằng trung du Bắc Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên là nơi nguyên liệu nông lâm sản dồi dào nhưng công nghiệp chế biến chưa phát triển [6]
Loại hình thứ tư: Đó là các KCN hiện đại, xây dựng mới hoàn toàn Nhìn
chung, các KCN loại này có tốc độ xây dựng hạ tầng tương đối nhanh và chất lượng khá cao, có hệ thống xử lý chất thải tiên tiến đồng bộ, tạo điều kiện hấp dẫn đầu tư đối với các doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ kỹ thuật cao, khả năng tài chính lớn và có nguyện vọng hoạt động sản xuất lâu dài tại Việt Nam [6]
Nhìn chung tất cả các KCN của Việt Nam đều là KCN tập trung đa ngành
Trang 231 3.2 Các nguyên tắc bảo vệ môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường 2005 số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 thì các nguyên tắc BVMT là:
BVMT phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội
để phát triển bền vững đất nước; BVMT quốc gia phải gắn với BVMT khu vực và toàn cầu Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của
cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường
Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn
Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật [7]
1.3.3 Định hướng phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 do Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, mục tiêu tổng quát:
Mục tiêu phát triển các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt sự phát triển công nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế tại những địa phương có tỷ trọng công nghiệp trong GDP thấp
Đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39% - 40% vào năm 2010 và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của các khu công nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu toàn quốc hiện nay lên khoảng 40% vào năm
2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo [8]
Mục tiêu cụ thể là:
Trang 24- Giai đoạn đến năm 2015:
Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện có, thành lập mới một cách có chọn lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 ha - 25.000 ha; nâng tổng diện tích các KCN đến năm 2015 khoảng 65.000 ha - 70.000 ha Phấn đấu đạt
tỷ lệ lấp đầy các KCN bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%
Có các biện pháp, chính sách chuyển đổi cơ cấu các ngành công nghiệp trong các KCN đã và đang xây dựng theo hướng hiện đại hóa phù hợp với tính chất và đặc thù của các địa bàn lãnh thổ
Xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực tập trung các khu công nghiệp tại các vùng kinh tế trọng điểm
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN, phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng trên 36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%
- Giai đoạn đến năm 2020:
Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho xây dựng khu công nghiệp
Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới khu công nghiệp trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các khu công nghiệp đạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020
Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các khu công nghiệp đã được thành lập theo hướng đồng bộ hóa [8]
1.4 Tình hình quy hoạch và hoạt động của các khu công nghiệp ở Việt Nam và thành phố Hà Nội hiện nay
1.4.1 Tình hình quy hoạch các khu công nghiệp ở Việt Nam
Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2020 cả nước sẽ thành lập mới 106 KCN với diện tích hơn 50.000 ha và mở rộng 26 KCN với diện tích gần 6.000 ha Phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500-6.800 dự án với tổng vốn đầu tư trên 45-50 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 50%, thu hút 2,1-2,2 triệu lao động Trong giai đoạn
2020, hoàn thiện cơ bản mạng lưới KCN trên toàn lãnh thổ, với tổng diện tích 120.000 ha, đưa giá trị sản xuất công nghiệp trong các KCN đạt 25% GDP cả nước
Trang 25Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Danh mục các KCN dự kiến ưu tiên thành lập mới đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Danh mục các KCN dự kiến mở rộng đến năm 2015 trên phạm vi cả nước được trình bày tại Phụ lục 1 của Luận văn
1.4.2 Tình hình quy hoạch và hoạt động các khu công nghiệp TP Hà Nội
1.4.2.1 Tình hình quy hoạch các KCN trên địa bàn TP Hà Nội
TP Hà Nội hiện có 19 KCN và khu công nghệ cao (KCNC) được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc ghi danh vào mạng lưới quy hoạch các KCN
cả nước tới năm 2015 Trong đó, 01 KCNC Hòa Lạc do Bộ Khoa học Công nghệ quản lý, Ủy ban nhân dân (UBND) TP Hà Nội (Ban Quản lý các KCN và Chế xuất
Hà Nội) trực tiếp quản lý 18 KCN, KCNC với tổng diện tích 3.941 ha; hiện nay, đã
và đang triển khai 12 KCN, gồm:
- 08 KCN đang hoạt động với tổng diện tích là 1.236 ha bao gồm: KCN Thăng Long (274 ha); Nội Bài (114 ha); Nam Thăng Long (30,4 ha); Hà Nội - Đài
Tư (40 ha); Sài Đồng B (47,3 ha); Thạch Thất - Quốc Oai (155 ha); Phú Nghĩa (170 ha); Quang Minh I (407 ha)
- 04 KCN đã có quyết định thành lập đang trong giai đoạn triển khai xây dựng với tổng diện tích 925,5 ha bao gồm: KCN phụ trợ Nam Hà Nội (440 ha); Phụng Hiệp (174 ha); Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội (38 ha); Quang Minh II (266 ha)
- 06 KCN có trong danh mục quy hoạch phát triển các KCN cả nước đến năm
2020 nhưng đang trong giai đoạn lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch, tổng diện tích khoảng 1.808 ha, bao gồm: Khu công nghệ cao sinh học Hà Nội (200 ha); KCN Bắc Thường Tín (430 ha); KCN sạch Sóc Sơn (340 ha); KCN Đông Anh (300 ha); KCN Nam Phú Cát (500ha)
Quy hoạch các KCN trên địa bàn TP Hà Nội đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 về phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội TP Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm
2030 Theo đó, trong giai đoạn đến năm 2015, Hà Nội tiếp tục triển khai 07 khu công nghiệp Giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội dự kiến xây dựng mới và mở rộng 15 khu công nghiệp
Trang 26Bảng 1.5 Tổng hợp quy hoạch các KCN đến năm 2030 thành phố Hà Nội
Diện tích (ha) Tổng 2011-
1 KCN Phú Nghĩa Xã Phú Nghĩa, Tiên Phương,
Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ
Mở rộng quy mô từ giai đoạn trước
2 KCN Bắc Thường Tín
Xã Duyên Thái, Ninh Sở, Liên Phương, Văn Bình huyện Thường Tín
Công ty HSDC (Hàn Quốc): 308 ha
và công ty DIA: 121 ha Có thủ tục thu hồi đất, chưa GPMB và XDHTKT
3 KCN Phụng Hiệp
Xã Thắng Lợi, Dúng Tiến, Tô Hiệu, Ngiêm Xuyên, huyện Thường Tín
Công ty SIMCO Sông Đà 174 ha
Đã duyệt QHCT, đang thu đất, chưa GPMB và XDHTKT
huyện Mê Linh
Công ty Hợp Quần (Đài Loan) là chủ đầu tư; đã phê duyệt QHCT và
Trang 27TT Tên Địa điểm Ghi chú
Diện tích (ha) Tổng 2011-
Đang triển khai nằm trong KCN
Nâng cấp từ cụm Phú Xuyên 204 ha
có QHCT, đã có ý kiến các bộ, ngành
Trang 28TT Tên Địa điểm Ghi chú
Diện tích (ha) Tổng 2011-
Nguồn: Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội, Báo cáo Kết quả triển khai Kế hoạch số 75/KH-UBND về quản lý ô nhiễm môi trường công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, 2014
Trang 291.4.2.1 Hiện trạng môi trường các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội
* Chất thải rắn và chất thải nguy hại
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển các KCN trên địa bàn
TP Hà Nội đã làm tăng nhanh khối lượng CTR công nghiệp Số lượng mỗi loại chất thải rắn tại các KCN ở Hà Nội được trình bày tại Bảng 1.6:
Bảng 1.6 Khối lượng chất thải rắn tại các KCN Hà Nội năm 2009
C hất thải rắn nguy hại
Chất thải rắn không nguy hại
Tổng
Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia về chất thải rắn, 2011
Ghi chú: “-”: Không có số liệu
Theo kết quả của Luận văn thu được, lượng phát thải CTR công nghiệp tại
08 KCN trên địa bàn TP Hà Nội được trình bày tại Bảng 1.7
Bảng 1.7 Khối lượng chất thải rắn tại các KCN Hà Nội
TT Tên KCN Đơn vị Chất thải rắn nguy
hại
Chất thải rắn không nguy hại
Chất thải sinh hoạt
Trang 30TT Tên KCN Đơn vị Chất thải rắn nguy
hại
Chất thải rắn không nguy hại
Chất thải sinh hoạt
* Môi trường nước:
Theo số liệu kết quả Luận văn thu được, lượng nước thải phát phát sinh tại
08 KCN đang hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội được trình bày tại Bảng 1.8:
Bảng 1.8 Khối lượng nước thải phát sinh tại các KCN Hà Nội
Nguồn: Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội, tháng 3/2014
Trang 31Lượng nước thải phát sinh tại 08 KCN trên địa bàn TP Hà Nội được trình bày tại Hình 1.2; trong đó: 1 KCN Thăng Long; 2 KCN Quang Minh I; 3 KCN
Nội Bài; 4 KCN Sài Đồng B; 5 KCN Hà Nội - Đài Tư; 6 KCN Nam Thăng Long;
7 KCN Thạch Thất - Quốc Oai; 8 KCN Phú Nghĩa
0 5000
10000
15000
20000
Lượng nước thải phát sinh tại 8 KCN trên địa bàn TP Hà Nội (m3/ngày.đêm)
Hình 1.2 Lượng nước thải phát sinh tại 08 KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội Theo số liệu do Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cung cấp, số liệu
về lượng nước thải tại bảng nêu trên là lượng nước thải được xử lý tại HTXLNT tập trung KCN Hiện, các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường (Bộ TN&MT (Tổng cục Môi trường), Sở TN&MT (Chi cục BVMT), Ban Quản lý các KCN và chế xuất
Hà Nội) cũng không có đầy đủ thông tin về số lượng nước thải của từng cơ sở trong KCN cũng như tổng lượng nước thải hàng ngày thải ra môi trường tiếp nhận của các cơ sở, doanh nghiệp trong các KCN trên địa bàn Tp Hà Nội; cũng như không
có hệ thống cập nhật cơ sở dữ liệu để quản lý Đây cũng chính là một trong những bất cập trong công tác quản lý chất thải tại các KCN trên địa bàn TP Hà Nội
* Môi trường không khí:
Tại các KCN trên địa bàn TP Hà Nội hiện nay, ngoài vấn đề ô nhiễm môi trường nước mặt do nước thải KCN thì vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do khí thải công nghiệp cũng là vấn đề đang ngày càng lo ngại Ô nhiễm không khí tại KCN chủ yếu bởi bụi, CO, SO2, NO2 và tiếng ồn
Trang 32Nhìn chung, tình hình xử lý khí thải KCN hiện nay chưa triệt để, cả về xử lý bụi lẫn khí độc hại Mức độ ô nhiễm tăng cao do các biện pháp xử lý khí thải còn khá đơn giản, nhiều doanh nghiệp không tự giác áp dụng các công nghệ vào xử lý khí thải hoặc cố ý thải không qua xử lý
Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm, Tổng cục Môi trường (Bộ TN&MT), mức độ
ô nhiễm không khí của TP Hà Nội đã lên đến mức báo động Trong đó, nhiều khu vực như KCN Thăng Long, KCN Nội Bài, nồng độ bụi, NO2, CO đều vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng không khí xung quanh
Tại KCN Quang Minh, theo kết quả quan trắc của Sở TN&MT Hà Nội năm
2010 cho thấy nồng độ Benzen tại các điểm lấy mẫu cũng vượt quá chỉ số cho phép
Ví dụ như vị trí sau Công ty Marumitsu Việt Nam EPE cách Công ty TNHH thuốc
thú y Việt Nam, nồng độ Benzen vượt 1,2 lần; vị trí ngã ba khu G1 và gần Công ty TNHH Kangaroo VP, nồng độ bụi, H2S và Benzen đều vượt tiêu chuẩn cho phép
1.5 Hệ thống chính sách pháp luật về BVMT KCN hiện hành ở Việt Nam 1.5.1 Các văn bản được thực thi trước khi có Luật Bảo vệ môi trường 2005
Ngay khi các KCN được thành lập, các chính sách quản lý KCN đã được quy định, trong đó có những quy định về BVMT Các quy định về BVMT mặc dù chưa chi tiết nhưng cũng đề cập tới trách nhiệm của các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các KCN đối với vấn đề BVMT Một số văn bản liên quan tới công tác BVMT KCN gồm:
Nghị định số 322-HĐBT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 18 tháng 10 năm 1991 về ban hành quy chế khu chế xuất;
Nghị định số 192-CP ngày 28 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ về ban hành quy chế KCN: Sau khi có sự ra đời của các KCN, Nghị định 192-CP quy định cụ thể quy chế hoạt động trong các KCN;
Nghị định số 36-CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020 [6]
Trang 331.5.2 Các văn bản quy định về quản lý môi trường KCN đang được áp dụng
Luật BVMT 2005 ra đời là dấu mốc quan trọng trong công tác BVMT tại Việt Nam Sau khi Luật BVMT 2005 ra đời, một hệ thống các văn bản dưới luật đã được xây dựng nhằm chi tiết hóa các nội dung đã được quy định trong Luật Hệ thống văn bản hiện hành đang được áp dụng trong BVMT các KCN hiện nay gồm:
- Luật Bảo vệ môi trường 2005 (tại các Điều 18, Điều 36, Điều 82) và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;
- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về
KCN, khu chế xuất và khu kinh tế;
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ quy định về phí BVMT đối với nước thải;
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ quy định về thoát nước đô thị và KCN;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT;
- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT;
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một
số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, KCN, cụm công nghiệp;
- Quyết định số 29/2011/QĐ-TTg ngày 1/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục ngành, lĩnh vực được hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn ODA của Chính phủ;
- Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
- Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế ven biển;
Trang 34- Công văn số 279/TB-VPCP ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp lần 4 của Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp
Các Bộ, ngành cũng ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện các nội dung BVMT khu kinh tế hoặc các phân khu chức năng khu kinh tế (KCN,
đô thị, dân cư,…) như:
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
- Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009;
- Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
Hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN) được Bộ TN&MT ban hành khá đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý và BVMT KCN
Ngoài ra, các UBND tỉnh cũng ban hành các văn bản, quy định về quản lý, BVMT các khu công nghiệp Hầu hết các địa phương ban hành các văn bản quy định lồng ghép với công tác BVMT chung, một số ít tỉnh đã ban hành quy định riêng về quản lý môi trường khu kinh tế, KCN như Quảng Nam, Quảng Ngãi; ban hành quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các KCN với cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh và cấp huyện trong việc quản lý và BVMT KCN trên địa bàn
Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, các tỉnh có thẩm quyển ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trên địa bàn của tỉnh Tuy nhiên, hiện chưa có địa phương nào ban hành quy chuẩn này [6]
Ngày 23/6/2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật bảo vệ
môi trường sửa đổi (Luật BVMT 2014) Trên cơ sở kế thừa nội dung của Luật bảo
Trang 35vệ môi trường 2005 đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của của Luật cũ, Luật BVMT 2014 đã có những điểm mới rất quan trọng; cụ thể:
Đã đưa nội dung quy hoạch BVMT vào làm nền cho các quy hoạch khác Có thể nói quy hoạch BVMT là một phạm vi hẹp hơn của quy hoạch môi trường, nhằm phục vụ cho chất lượng cuộc sống của con người đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn dài hạn hơn để chủ động triển khai BVMT, phát triển kinh tế, an sinh, xã hội, cũng như đảm bảo cho phát triển bền vững
Điểm mới thứ hai là Luật BVMT 2014 đã làm nổi bật khía cạnh nội dung đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) Nội dung này đã được thu hẹp hơn các quy hoạch, cũng như giảm bớt các kế hoạch đánh giá tác động môi trường nhằm tạo thuận lợi cho xã hội
Luật BVMT 2014 đã bổ sung thêm nội dung mới đó là kế hoạch BVMT Mặc dù, Luật Bảo vệ môi trường 2005 có quy định về cam kết BVMT nhưng việc thực hiện cam kết này có nhiều khó khăn, thiếu thực thi và mang tính lý thuyết Chính vì thế, Luật BVMT đã quy định thêm 6 điều mới về kế hoạch BVMT
Đặc biệt, Luật BVMT 2014 đã xây dựng thêm một số chương mới gắn liền với những vấn đề “nóng” hiện nay như: Quy định chương riêng về ứng phó với biến đổi khí hậu; một chương về bảo vệ môi trường biển và hải đảo, nhằm bảo đảm tính thống nhất và toàn diện của Luật BVMT
Ngoài ra, Luật lần này cũng bổ sung thêm các quy định về tăng trưởng xanh,
cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững;
bổ sung quy định nội dung quản lý nhà nước về BVMT; quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp và cộng đồng dân cư
CHƯƠNG 2 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trong quá trình thực hiện Luận văn, Học viên đã trực tiếp tiến hành thu thập tài liệu, lập phiếu điều tra Cụ thể, Học viên đã nghiên cứu các nội dung, thông tin cần khảo sát tại các KCN trên địa bàn TP Hà Nội; tiến hành xây dựng mẫu Phiếu
Trang 36điều tra, xin cung cấp thông tin các Chủ đầu tư KCN trên địa bàn TP Hà Nội, Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội
Tháng 3/2014, Học viên đã trực tiếp điều tra, khảo sát thông tin 08 Chủ đầu
tư KCN trên địa bàn TP Hà Nội, Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội
Bên cạnh đó, Học viên tích cực thu thập, nghiên cứu tài liệu về công tác chấp hành pháp luật về BVMT các KCN trên địa bàn TP Hà Nội nói riêng, trong phạm
vi cả nước nói chung; thu thập, nghiên cứu tài liệu, thông tin về công tác quản lý nhà nước về BVMT trên địa bàn TP Hà Nội, trong phạm vi toàn quốc cũng như tìm hiểu kỹ về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT của Việt Nam
2.1 Công tác chấp hành pháp luật về BVMT tại các KCN đang hoạt động trên địa bàn TP Hà Nội
2.1.1 Chấp hành các thủ tục pháp lý về bảo vệ môi trường
2.1.1.1 Về công tác lập và trình cơ quan chức năng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT, Đề án BVMT
* Giải thích các khái niệm:
- Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai
dự án đó (Nguồn: Luật BVMT 2014)
- Cam kết BVMT: Là dự báo những tác động tiềm tàng tích cực và tiêu cực, trực tiếp và gián tiếp mà việc thực hiện dự án có thể gây ra cho môi trường Trên cơ sở những dự báo này, đề xuất những biện pháp giảm thiểu (bao gồm quản lý và kỹ thuật) nhằm phát huy những tác động tích cực và giảm nhẹ tới mức có thể những tác động tiêu cực của dự án đến môi trường (Nguồn: Bộ TN&MT, 2008, Hướng dẫn Chi tiết lập Bản Cam kết BVMT)
- Đề án Bảo vệ môi trường: Đề án BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có tính chất, quy mô tương ứng với đối tượng phải lập báo cáo ĐTM; cam kết BV MT đã đi vào hoạt động không có một trong các giấy tờ sau: Quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM, quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM bổ sung, quyết định phê duyệt đề án BVMT; Giấy xác nhận
Trang 37đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy xác nhận đăng ký bản cam kết BVMT, văn bản thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết BVMT, giấy xác nhận đăng
ký đề án BVMT (Nguồn: Bộ TN&MT, 2012, Thông tư số 01/2012/TT-BTNMT ngày 16/3/2012 quy định về lập, thẩm định, phê duyệt và kiểm tra, xác nhận việc thực hiện đề án BVMT chi tiết; lập và đăng ký đề án BVMT đơn giản)
* Đối với các Công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN
Trên địa bàn TP Hà Nội, trong 08 KCN tập trung đã đi vào hoạt động Có 8/8 doanh nghiệp chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật KCN (chiếm 100%) đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) hoặc Đề án bảo
vệ môi trường chi tiết và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt
Cụ thể, tình hình thực hiện công tác lập báo cáo ĐTM hoặc Đề án bảo vệ môi trường KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội được trình bày tại Bảng 2.1 của Luận văn
Như vậy, công tác lập và trình cơ quan chức năng thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường của 08 Công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội rất tốt, đảm bảo 100% các doanh nghiệp chấp hành
nghiêm túc thủ tục pháp lý về môi trường Trong đó, có các Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội đã thực hiện theo các giai đoạn triển khai của Dự án, cụ thể như sau:
Chủ đầu tư KCN Thăng Long; Chủ đầu tư KCN Thạch Thất - Quốc Oai đã lập 03 Báo cáo ĐTM theo 03 giai đoạn của Dự án;
Chủ đầu tư KCN Nội Bài, Chủ đầu tư KCN Minh Quang I đã lập 02 Báo cáo ĐTM theo 02 giai đoạn Dự án;
Chủ đầu tư KCN Sài Đồng B, Chủ đầu tư KCN Nam Thăng Long, Chủ đầu
tư KCN Phú Nghĩa đã lập 01 Báo cáo ĐTM cho cả Dự án;
Chủ đầu tư KCN Hà Nội - Đài Tư đã lập 01 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết
cho cả Dự án
Trang 38Bảng 2.1 Tình hình thực hiện công tác lập báo cáo ĐTM hoặc Đề án BVMT KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội
Diện tích xây dựng/quy
Số Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM
5 KCN Hà Nội - Đài 30/40 KCN Hà Nội - Đài Tư, Long Biên, Hà Công ty cổ phần Quyết định số 353/QĐ-MTg
Trang 39TT Tên KCN
Diện tích xây dựng/quy
Số Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM
Khu CN Quang Minh, xã Quang Minh,
Mê Linh, Hà Nội Tel: 04.20214649 Fax: 04.38134514
Công ty TNHH đầu
tư và phát triển hạ tầng Nam Đức
Giai đoạn 1: Quyết định số 2108/QĐ-BTNMT
Giai đoạn 2: Quyết định số 1384/QĐ-CT
Quyết định số UBND
2324/QĐ-8 KCN Thạch Thất -
Quốc Oai 105,4/155 KCN Thạch Thất-Quốc Oai, Hà Nội Tel: 04.23244881 Fax: 33943204
Công ty CP đầu tư phát triển Hà Tây
Quyết định số TN&MT
113/QĐ-Quyết định số UBND
1189/QĐ-Quyết định số UBND (ĐTM bổ sung)
6395/QĐ-II Các KCN, KCX đang xây dựng
9 KCN Quang Minh II 289 Huyện Mê Linh, TP Hà Nội Công ty TNHH đầu tư Hợp Quần Quyết định số
1297/QĐ-BTNMT ngày 29/8/2007
10 KCN Bắc Thường
KCN Bắc Thường Tín, quốc Lộ 1, H.Thường Tín, TP Hà Nội Công ty TNHH Đầu tư và phát triển hạ Quyết định số 2323/QĐ-UBND ngày 05/12/2007
Trang 40TT Tên KCN
Diện tích xây dựng/quy
Số Quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM
tầng DIA
KCN Phụng Hiệp, Quốc Lộ 1, Thường Tín, TP Hà Nội (Tầng 4 nhà G10, Thanh Xuân Nam Tel: 35521939 ;
35524164 ; Fax: 35520401)
Công ty cổ phần Simco Sông Đà Quyết định số 771/QĐ-UBND ngày 04/4/2008
12 Khu công nghệ cao
sinh học Hà Nội 200 Địa chỉ: Tầng 10 tòa nhà Pacific place, 83 Lý Thường Kiệt Hà Nội
Công ty Pacific land Việt Nam
Chưa lập ĐTM do chưa được phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
Nguồn: Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội, tháng 3/1014