Luật BVMT 2005 ra đời là dấu mốc quan trọng trong công tác BVMT tại Việt Nam. Sau khi Luật BVMT 2005 ra đời,một hệ thống các văn bản dưới luật đã được xây dựng nhằm chi tiết hóa các nội dung đã được quy định trong Luật. Hệ thống văn bản hiện hành đang được áp dụng trong BVMT các KCN hiện nay gồm:
- Luật Bảo vệ môi trường 2005 (tại các Điều 18, Điều 36, Điều 82) và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật;
- Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về KCN, khu chế xuất và khu kinh tế;
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ quy định về phí BVMT đối với nước thải;
- Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ quy định về thoát nước đô thị và KCN;
- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết BVMT;
- Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT;
- Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 02/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu kinh tế, KCN, cụm công nghiệp;
- Quyết định số 29/2011/QĐ-TTg ngày 1/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục ngành, lĩnh vực được hưởng mức lãi suất ưu đãi khi vay lại nguồn vốn ODA của Chính phủ;
- Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 9/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư;
- Quyết định số 126/2009/QĐ-TTg ngày 26/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương đối với đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng khu kinh tế ven biển;
- Công văn số 279/TB-VPCP ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Văn phòng Chính phủ thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp lần 4 của Ban Chỉ đạo về phát triển khu kinh tế, khu công nghiệp.
Các Bộ, ngành cũng ban hành nhiều văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện các nội dung BVMT khu kinh tế hoặc các phân khu chức năng khu kinh tế (KCN, đô thị, dân cư,…) như:
- Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp;
- Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009;
- Thông tư số 09/2009/TT-BXD ngày 21/5/2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết thực hiện một số nội dung của Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp.
Hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (QCVN) được Bộ TN&MT ban hành khá đầy đủ, đáp ứng yêu cầu quản lý và BVMT KCN.
Ngoài ra, các UBND tỉnh cũng ban hành các văn bản, quy định về quản lý, BVMT các khu công nghiệp. Hầu hết các địa phương ban hành các văn bản quy định lồng ghép với công tác BVMT chung, một số ít tỉnh đã ban hành quy định riêng về quản lý môi trường khu kinh tế, KCN như Quảng Nam, Quảng Ngãi; ban hành quy chế phối hợp giữa Ban Quản lý các KCN với cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh và cấp huyện trong việc quản lý và BVMT KCN trên địa bàn.
Theo Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, các tỉnh có thẩm quyển ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường trên địa bàn của tỉnh. Tuy nhiên, hiện chưa có địaphương nào ban hành quy chuẩn này [6].
Ngày 23/6/2014, Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật bảo vệ môi trường sửa đổi (Luật BVMT 2014). Trên cơ sở kế thừa nội dung của Luật bảo
vệ môi trường 2005 đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập của của Luật cũ, Luật BVMT 2014 đã có những điểm mới rất quan trọng; cụ thể:
Đã đưa nội dung quy hoạch BVMT vào làm nền cho các quy hoạch khác. Có thể nói quy hoạch BVMT là một phạm vi hẹp hơn của quy hoạch môi trường, nhằm phục vụ cho chất lượng cuộc sống của con người đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn dài hạn hơn để chủ động triển khai BVMT, phát triển kinh tế, an sinh, xã hội, cũng như đảm bảo cho phát triển bền vững.
Điểm mới thứ hai là Luật BVMT 2014 đã làm nổi bật khía cạnh nội dung đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC). Nội dung này đã được thu hẹp hơn các quy hoạch, cũng như giảm bớt các kế hoạch đánh giá tác động môi trường nhằm tạo thuận lợi cho xã hội.
Luật BVMT 2014 đã bổ sung thêm nội dung mới đó là kế hoạch BVMT. Mặc dù, Luật Bảo vệ môi trường 2005 có quy định về cam kết BVMT nhưng việc thực hiện cam kết này có nhiều khó khăn, thiếu thực thi và mang tính lý thuyết. Chính vì thế, Luật BVMT đã quy định thêm 6 điều mới về kế hoạch BVMT.
Đặc biệt, Luật BVMT 2014 đã xây dựng thêm một số chương mới gắn liền với những vấn đề “nóng” hiện nay như: Quy định chương riêng về ứng phó với biến đổi khí hậu; một chương về bảo vệ môi trường biển và hải đảo, nhằm bảo đảm tính thống nhất và toàn diện của Luật BVMT.
Ngoài ra, Luật lần này cũng bổ sung thêm các quy định về tăng trưởng xanh, cơ sở, sản phẩm thân thiện với môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững; bổ sung quy định nội dung quản lý nhà nước về BVMT; quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của các tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp và cộng đồng dân cư.
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP ĐANG HOẠT ĐỘNG TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Trong quá trình thực hiện Luận văn, Học viênđã trực tiếp tiến hành thu thập tài liệu, lập phiếu điều tra. Cụ thể, Học viên đã nghiên cứu các nội dung, thông tin cần khảo sát tại các KCN trên địa bàn TP. Hà Nội; tiến hành xây dựng mẫu Phiếu