Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về BVMT KCN

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ” (Trang 90)

3.2.1.Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về BVMT KCN

Do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn BVMT KCN còn thiếu hoặc chưa đồng bộ nên cầnthiếttriển khai:

Rà soát và tiếp tục điều chỉnh, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc phân cấp quản lý môi trường theo hướng đẩy mạnh việc phân cấp, giao quyền và trách nhiệm trực tiếp về công tác BVMT cho Ban Quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội. Ngoài ra, các văn bản cũng cần phân định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN với các doanh nghiệp trong KCN về BVMT.

Chỉnh sửa trong Luật BVMT 2005: Điều 18, 36, 82 về các vấn đề liên quan đến BVMT KCN (Quốc hội đã thông qua Luật BVMT (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015 thay thế Luật BVMT 2005. Luật BVMT 2014 đã quy định các vấn đề liên quan đến BVMT KCN tại Điều 66, Điều 68).

Cụ thể, Luật BVMT 2005 có quy định về BVMT đối với khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (Điều 36) nhưng chưa có quy định về BVMT đối với các hình thức tổ chức khác đang phổ biến và phát triển mạnh ở nước ta trong những năm gần đây như các khu kinh té, KCN, khu chế xuất, KCNC,... Vì vậy, Luật BVMT 2014 quy định về BVMT khu kinh tế (Điều 65), BVMT KCN, khu chế xuất, KCNC (Điều 66), BVMT cụm công nghiệp, khu kinh doanh tập trung (Điều 67), trong đó, quy định rõ chức năng của cơ quan quản lý BVMT, tổ chức và hoạt động BVMT tại các cơ sở này. Luật giao Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong BVMT tại các loại hình tổ chức sản xuất nêu trên.

Chỉnh sửa Nghị định số 29/2008/NĐ-CP về tổ chức quản lý môi trường KCN. Xây dựng quy định giám sát, cưỡng chế thực thi pháp luật BVMT KCN. Đối với các công trình xử lý chất thải của doanh nghiệp thì cần quy định rõ về tiêu chuẩn, chế độ vận hành để thống nhất thực hiện, đảm bảo chất lượng các công trình, nhất là đối với HTXLNT tập trung của các KCN, khắc phục tình trạng vận hành không thường xuyên, công nghệ chưaphù hợp như hiện nay.

Xây dựng quy định/hướng dẫn lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc tự động các công trình xử lý chất thải trong KCN; quy định về thông tin, báo cáo môi trường định kỳ.

Rà soát, sửa đổi và xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với các KCN, các công trình xử lý chất thải trong KCN phù hợp với tính chất hoạt động của một số khu vực sản xuất kinh doanh tập trung.

Ban hành cơ chế, chính sáchđể tạo cơ sở cho việc hỗ trợ về tài chính, ưu đãi đầu tư đối với việc đầu tư xây dựng các công trình BVMT của các doanh nghiệp.

3.2.2. Giải pháp tăng cường hiệu quả giám sát, thực thi pháp luật về BVMT

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ” (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)