Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về BVMT KCN trên địa bàn

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ” (Trang 92)

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát thực hiện báo cáo ĐTM, Cam kết BVMT cũng như các quy định khác của pháp luật về BVMT đối với các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là có các biện pháp quyết liệt với các cơ sở trong KCN chưa thực hiện đấu nối nước thải vào HTXLNT tập trung. Từ đó, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc thực thi pháp luật về BVMT của các doanh nghiệp trong KCN.

Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra và xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT theo Nghị định số 179/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.

Tiếp tục quan tâm, đẩy mạnh công tác triển khai thu các loại phí BVMT trên địa bàn Thành phốđảm bảo thu đúng, thu đủ nhằm tạo nguồn thu phục vụ cho việc khắc phục ô nhiễm môi trường và xây dựng các công trình xử lý chất thải.

- Tăng cường năng lực cơ sở vật chất, trang thiết bị và biên chế cho các cơ quan chuyên môn về BVMT trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là các cơ quan thanh tra chuyên ngành về TN&MT, cán bộ quản lý môi trường cấp huyện và cấp xã.

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về BVMT KCN trên địa bàn TP. Hà Nội bàn TP. Hà Nội

Giải pháp về mặt hoàn thiện cơ cấu tổ chức

Hiện, công tác tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn TP. Hà Nội còn chồng chéo; chưa phân cấp quản lý.

Thực tế cho thấy cán bộ của cơ quan môi trường chỉ đáp ứng phần nào việc quản lý các vấn đề môi trường bên ngoài hàng rào KCN (quản lý môi trường đầu ra) như quan trắc chất lượng dòng thải, chất lượng môi trường không khí xung quanh các KCN. Các vấn đề môi trường bên trong hàng rào chỉ có thể được quản lý tốt hơn bởi chính bộ phận chức năng quản lý môi trường của từng KCN (đẩy mạnh phân cấp quản lý về Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội chẳng hạn). Cụ thể, Phòng Tài nguyên môi trường thuộc Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội gồm

04 cán bộ, trong đócó 01 Trưởng phòng, 01 Phó Trưởng phòng và 02 chuyên viên. Với số lượng cán bộ chuyên trách công tác BVMT nêu trên thuộc Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội là còn quá mỏng so với nhu cầu cần thiết thực tế; chưa đảm bảo được yêu cầu về nhân sự thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

Chính vì thế, việc phân cấp quản lý môi trường KCN, hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý môi trường KCN cũng là một đòi hỏi cấp bách, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý môi trường KCN. Theo đó:

Về phân cấp và phân công trách nhiệm rõ ràng, cụ thể theo hướng tổ chức quản lý tập trung: Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cần được UBND TP. Hà Nội, Bộ TN&MT và các bộ, ngành khác có liên quan ủy quyền để trở thành một chủ thể đầy đủ, có quyền và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý môi trường trong KCN và triển khai các quy định BVMT liên quan. Bổ sung thanh tra Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội vào hệ thống thanh tra nhà nước để tạo điều kiện cho các BQL thực hiện tốt chức năng, giám sát thi hành pháp luật về môi trường trong KCN.

Trong thời gian tới, phải có biện pháp nâng cao năng lực quản lý về môi trường cho Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội cả về nhân lực và trang thiết bị để tạo điều kiện cho Ban Quản lý chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ BVMT KCN. Đẩy mạnh giáo dục đào tạo kiến thức, kỹ năng BVMT cho cán bộ quản lý môi trường.

Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các cam kết trong báo cáo ĐTM của KCN; tham gia ứng phó các sự cố môi trường trong KCN.

Giải pháp về mặt cơ chế phối hợp

Hiện nay, quy chế phối hợp quản lý môi trường KCN trên địa bàn TP. Hà Nội chưa được xây dựng dẫn đến sự trao đổi, chia sẻ thông tin và phối hợp giữa Sở TN&MT Hà Nội, Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội không chặt chẽ, chưa xuyên suốt, lỏng lẻo nên hiệu quả quản lý môi trường KCN chưa cao. Việc BVMT

KCN là trách nhiệm chung của các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường KCN, Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội, của Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong KCN. Vì vậy, để tăng cường hiệu quả công tác BVMT, UBND TP. Hà Nội cần thiết phải xây dựng quy chế phối hợp giữa các đơn vị liên quan để nâng cao hiệu quả quản lý môi trường KCN.

3.3. Các giải pháp đề xuất, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước và Chính phủ

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ” (Trang 92)