ĐỀ TÀI: Pháp Luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lýI.Khái quát chung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.31.1.Khái niệm chỉ dẫn địa lý31.1.1.Theo pháp luật quốc tế31.1.2.Theo pháp luật của Việt Nam51.2.Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý81.3.Hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý121.3.1.Trong phạm vi quốc tế121.3.2.Trong phạm vi quốc gia171.4. Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý21II.Chế độ pháp lý về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.222.1Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý222.1.2Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng, đặc tính do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.242.1.3Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý262.2Xác lập quyền của chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý.272.2.1Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý272.2.2Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý282.2.3Thủ tục xử lý đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý312.2.4Thời hạn và hiệu lực của văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý342.3Chủ thể của chỉ dẫn địa lý342.3.1Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý342.3.2Chủ thể tham gia quản lý chỉ dẫn địa lý352.4Quyền của Nhà nước trao cho các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý.382.4.1Quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý382.4.2Quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý382.4.3Quyền yêu cầu xử lý vi phạm392.5Bảo vệ quyền của chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý402.5.1Biện pháp tự bảo vệ412.5.2Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm.44III.Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại VIệt Nam.543.1 Thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam hiện nay543.1.1Kết quả đạt được.543.1.2Những mặt hạn chế, bất cập.603.2Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý693.2.1Hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý693.3Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ tăng cường hiệu quả bảo hộ chỉ dẫn địa lý.73KẾT LUẬN74 I.Khái quát chung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.1.1.Khái niệm chỉ dẫn địa lý1.1.1.Theo pháp luật quốc tế Chỉ dẫn địa lý (Geographical indications): được coi là một thuật ngữ có cội nguồn từ hai thuật ngữ: chỉ dẫn nguồn gốc (Indications of source) và tên gọi xuất xứ (Appllations of origin), hai thuật ngữ này thuộc nội hàm của chỉ dẫn địa lý. Nhưng để làm rõ về mối liên quan và sự khác nhau giữa các thuật ngữ này thì cần hiểu sơ qua chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ trước khi đưa ra khái niệm về chỉ dẫn địa lý. Chỉ dẫn nguồn gốc: được đề cập lần đầu tiên trong Công ước Paris (1883) về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Sau đó chỉ dẫn nguồn gốc được quy định tại Điều 1 Thỏa ước Madrid (1891), cụ thể là: “Bất kỳ sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối mà qua đó, một trong số các quốc gia thành viên của Thỏa ước Madrid hoặc một địa điểm tại nước đó được chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ thì hàng nhập khẩu vào bất kỳ quốc gia thành viên nào của Thỏa ước Madrid đều bị tịch thu” Thỏa ước này kế thừa và phát triển từ Công ước Paris, chỉ dẫn nguồn gốc quy định các dấu hiệu chỉ dẫn chính xác về một quốc gia hoặc một địa điểm trong một quốc gia mà tại đó hàng hóa được tạo ra. Các dấu hiệu này có thể chỉ đơn thuần mang chức năng xác định người tạo ra sản phẩm đó, có thể còn bao hàm cả chức năng xác định nơi mà sản phẩm đó được tạo ra. Một hoặc cả hai chức năng này đều ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm của khách hàng và vì vậy đã dẫn đến tình trạng các chủ thể khác gắn tên gọi đó lên sản phẩm của mình để lợi dụng danh tiếng của các sản phẩm có nguồn gốc đích thực từ các vùng địa lý đó.Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh này cần phải có sự can thiệp bằng pháp luật nội địa của các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế. Công ước Paris 1883 và Thỏa ước Madrid 1891 đều không nhắc đến thuật ngữ chỉ dẫn địa lý. Đến 1958, Thỏa ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ của hàng hóa ra đời lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tên gọi xuất xứ hàng hóa. Theo qui định tại khoản 1 Điều 2 của Thỏa ước này thì: “Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, khu vực hoặc vùng lãnh thổ dùng để chỉ dẫn cho một sản phẩm bắt nguồn từ khu vực đó, có chất lượng hoặc những tính chất đặc thù, riêng biệt xuất phát từ môi trường địa lý, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và con người”. Như vậy tên gọi xuất xứ hàng hóa phải đáp ứng các điều kiện: tên gọi xuất xứ hàng hóa phải là tên gọi của một khu vực địa lý hoặc một quốc gia cụ thể; tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa; hàng hóa mang tên gọi xuất xứ phải có tính chất, chất lượng khác hẳn với hàng hóa được sản xuất từ nơi khác; chất lượng và tính chất đặc thù của hàng hóa mang tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có mối liên hệ với yếu tố tự nhiên như: khí hậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác và yếu tố về con người như: kỹ năng, tay nghề của người sản xuất kết hợp với quy trình sản xuất truyền thống của địa phương, của quốc gia đã được chỉ dẫn quyết định. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động thương mại phát triển và không ngừng tăng lên, các quốc gia trên thế giới đã nhận thức được tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý và chỉ dẫn địa lý ngày càng được sử dụng khá phổ biến. Chính vì vậy đòi hỏi phải có một quy định mang tính quốc tế điều chỉnh những vấn đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý. Hiệp định TRIPS 1994 về bảo hộ các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đã ra đời nhằm thiết lập và xây dựng các tiêu chuẩn quy định về bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ quốc tế. Tại khoản 1 điều 22 Hiệp định này đưa ra khái niệm về chỉ dẫn địa lý như sau: “chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên.hoặc từ khu vực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyết định”. Theo khái niệm này có thể thấy chỉ dẫn địa lý là các dấu hiệu bất kỳ (có thể là từ ngữ, hình ảnh) được sử dụng trên sản phẩm để chỉ ra thông tin về nguồn gốc địa lý nơi sản phẩm đó được tạo ra. Các dấu hiệu để chỉ dẫn về hàng hóa phải liên quan đến một quốc gia cụ thể, một địa phương hoặc một khu vực của một quốc gia cụ thể. Nhờ sự thể hiện này trên hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có thể nhận biết và lựa chọn các chỉ dẫn phù hợp với thị hiếu của mình và nhận biết được hàng hóa bắt nguồn từ đâu. Điều đó cũng đồng nghĩa với
Trang 1ĐỀ TÀI: Pháp Luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Trang 2I Khái quát chung về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
1.1 Khái niệm chỉ dẫn địa lý
1.1.1 Theo pháp luật quốc tế
Chỉ dẫn địa lý (Geographical indications): được coi là một thuật ngữ có cội nguồn
từ hai thuật ngữ: chỉ dẫn nguồn gốc (Indications of source) và tên gọi xuất xứ(Appllations of origin), hai thuật ngữ này thuộc nội hàm của chỉ dẫn địa lý Nhưng đểlàm rõ về mối liên quan và sự khác nhau giữa các thuật ngữ này thì cần hiểu sơ qua chỉdẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ trước khi đưa ra khái niệm về chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn nguồn gốc: được đề cập lần đầu tiên trong Công ước Paris (1883) về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp Sau đó chỉ dẫn nguồn gốc được quy định tại Điều 1 Thỏa ước Madrid (1891), cụ thể là:
“Bất kỳ sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối mà qua đó, mộttrong số các quốc gia thành viên của Thỏa ước Madrid hoặc một địa điểm tại nước đóđược chỉ dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp là nước hoặc địa điểm xuất xứ thì hàng nhập khẩuvào bất kỳ quốc gia thành viên nào của Thỏa ước Madrid đều bị tịch thu”
Thỏa ước này kế thừa và phát triển từ Công ước Paris, chỉ dẫn nguồn gốc quyđịnh các dấu hiệu chỉ dẫn chính xác về một quốc gia hoặc một địa điểm trong một quốcgia mà tại đó hàng hóa được tạo ra Các dấu hiệu này có thể chỉ đơn thuần mang chứcnăng xác định người tạo ra sản phẩm đó, có thể còn bao hàm cả chức năng xác định nơi
mà sản phẩm đó được tạo ra Một hoặc cả hai chức năng này đều ảnh hưởng đến quyếtđịnh lựa chọn sản phẩm của khách hàng và vì vậy đã dẫn đến tình trạng các chủ thể khácgắn tên gọi đó lên sản phẩm của mình để lợi dụng danh tiếng của các sản phẩm có nguồngốc đích thực từ các vùng địa lý đó
Trang 3Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh này cần phải có sự can thiệp bằng pháp luật nộiđịa của các quốc gia cũng như pháp luật quốc tế.
Công ước Paris 1883 và Thỏa ước Madrid 1891 đều không nhắc đến thuật ngữ chỉ dẫn địa lý Đến 1958, Thỏa ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuất xứ
của hàng hóa ra đời lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tên gọi xuất xứ hàng hóa Theo qui
định tại khoản 1 Điều 2 của Thỏa ước này thì: “Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý
của nước, khu vực hoặc vùng lãnh thổ dùng để chỉ dẫn cho một sản phẩm bắt nguồn từkhu vực đó, có chất lượng hoặc những tính chất đặc thù, riêng biệt xuất phát từ môitrường địa lý, bao gồm cả yếu tố tự nhiên và con người” Như vậy tên gọi xuất xứ hànghóa phải đáp ứng các điều kiện: tên gọi xuất xứ hàng hóa phải là tên gọi của một khu vựcđịa lý hoặc một quốc gia cụ thể; tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có chức năng chỉ dẫn vềnguồn gốc của hàng hóa; hàng hóa mang tên gọi xuất xứ phải có tính chất, chất lượngkhác hẳn với hàng hóa được sản xuất từ nơi khác; chất lượng và tính chất đặc thù củahàng hóa mang tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có mối liên hệ với yếu tố tự nhiên như: khíhậu, thủy văn, địa chất, địa hình, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác và yếu tố về conngười như: kỹ năng, tay nghề của người sản xuất kết hợp với quy trình sản xuất truyềnthống của địa phương, của quốc gia đã được chỉ dẫn quyết định
Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, hoạt độngthương mại phát triển và không ngừng tăng lên, các quốc gia trên thế giới đã nhận thứcđược tầm quan trọng của chỉ dẫn địa lý và chỉ dẫn địa lý ngày càng được sử dụng khá phổbiến Chính vì vậy đòi hỏi phải có một quy định mang tính quốc tế điều chỉnh những vấn
đề liên quan đến chỉ dẫn địa lý Hiệp định TRIPS 1994 về bảo hộ các khía cạnh thương
mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đã ra đời nhằm thiết lập và xây dựng các tiêu
chuẩn quy định về bảo hộ và thực thi sở hữu trí tuệ quốc tế Tại khoản 1 điều 22 Hiệp
định này đưa ra khái niệm về chỉ dẫn địa lý như sau: “chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về
Trang 4hàng hóa bắt nguồn từ lãnh thổ của một thành viên.hoặc từ khu vực hay địa phương thuộclãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định chủ yếu do xuất xứ địa lý quyếtđịnh”.
Theo khái niệm này có thể thấy chỉ dẫn địa lý là các dấu hiệu bất kỳ (có thể là từngữ, hình ảnh) được sử dụng trên sản phẩm để chỉ ra thông tin về nguồn gốc địa lý nơisản phẩm đó được tạo ra Các dấu hiệu để chỉ dẫn về hàng hóa phải liên quan đến mộtquốc gia cụ thể, một địa phương hoặc một khu vực của một quốc gia cụ thể Nhờ sự thểhiện này trên hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng có thể nhận biết và lựa chọn các chỉdẫn phù hợp với thị hiếu của mình và nhận biết được hàng hóa bắt nguồn từ đâu Điều đócũng đồng nghĩa với việc mang lại lợi nhuận cho nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.Cũng chính vì khả năng phân biệt, tính truyền dẫn thông tin và giá trị thương mại mà chỉdẫn địa lý cũng như tên gọi xuất xứ hàng hóa đòi hỏi phải được bảo hộ ở cấp độ quốc gia
và quốc tế nhằm đảm bảo tính trung thực trong việc sử dụng các thông tin chỉ dẫn
1.1.2 Theo pháp luật của Việt Nam
Tên gọi xuất xứ hàng hóa lần đầu tiên được xác định trong Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989) của Việt Nam, có thể coi là nước có bước đi sớm
trong khu vực Đông Nam Á về bảo hộ chỉ dẫn địa lý Sau đó nội dung khái niệm về tên
gọi xuất xứ hàng hóa được đưa vào Bộ luật Dân sự 1995 (qui định tại Điều 786):
“Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất
xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tínhchất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố
tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó”
Theo Bộ luật Dân sự năm 1995 thì tên gọi xuất xứ hàng hóa chỉ được bảo hộ
nếu đáp ứng được bốn điều kiện: “Thứ nhất: phải là tên chính thức và đang được sử
Trang 5dụng tại một quốc gia, một địa phương được xác định trên bản đồ địa lý Thứ hai: mặthàng mang tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có xuất xứ từ nước, địa phương đã được xácđịnh trong tên gọi xuất xứ hàng hóa đó Thứ ba: mặt hàng mang tên gọi xuất xứ phải cótính chất, chất lượng đặc thù Thứ tư: chất lượng và tính chất đặc thù của hàng hóa mangtên gọi xuất xứ hàng hóa phải có mối liên hệ với điều kiện địa lý tại nơi mà tên gọi xuất
xứ hàng hóa đã xác định” Khái niệm này tương đối phù hợp với khái niệm được nêu
trong Thỏa ước Lisbon năm 1958, dấu hiệu về tính chất, chất lượng đặc thù của mặt
hàng mang tên gọi xuất xứ hàng hóa được tạo thành bao gồm yếu tố tự nhiên và con
người Nhưng khái niệm ở Điều 786 Bộ luật Dân sự năm 1995 đã mở rộng hơn là các
dấu hiệu đó có thể là sự kết hợp cả hai yếu tố tự nhiên và con người, không chỉ dừng lại ởyếu tố tự nhiên mà không cần đến yếu tố con người hoặc chỉ dừng lại ở yếu tố con người
mà không cần đến yếu tố tự nhiên như Điều 2 Thỏa ước Lisbon năm 1958 Từ đó cho
thấy quy định của pháp luật Việt Nam thoáng hơn và có bước tiến bộ hơn
Việc bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý được quy định đầu tiên tại Nghị định số54/2000/CP-NĐ ngày 03 tháng 10 năm 2000 của Chính phủ về Bảo hộ quyền sở hữucông nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền
chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công nghiệp Nghị định số 54/2000/NĐ-CP quy định như sau:
“1 Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hóa đáp ứng đủcác điều kiện sau đây:
Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ mộtquốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia;
Thể hiện trên hàng hóa, bao bì hàng hóa hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bánhàng hóa nhằm chỉ dẫn rằng hàng hóa nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ
Trang 6hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính kháccủa loại hàng hóa này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
2 Nếu chỉ dẫn địa lý là tên gọi xuất xứ hàng hóa thì việc bảo hộ được thực hiện theo quyđịnh của pháp luật hiện hành về tên gọi xuất xứ hàng hóa”
Theo quy định tại khoản 2 của Nghị định này thì chỉ dẫn địa lý có thể là tên gọi xuất xứhàng hóa, có thể không phải là tên gọi xuất xứ hàng hóa và việc bảo hộ chỉ dẫn địa lýkhông cần phải thông qua thủ tục đăng ký dẫn đến khó phân biệt đâu là tên gọi xuất xứhàng hóa, đâu là chỉ dẫn địa lý Đến Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ra đời đã loại bỏ thuậtngữ tên gọi xuất xứ hàng hóa và thống nhất sử dụng thuật ngữ là chỉ dẫn địa lý
Khái niệm chỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 16 Điều 4 LSHTT như sau: “Chỉ dẫn
địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnhthổ hay quốc gia cụ thể” Như vậy có thể thấy khái niệm này ngắn gọn hơn nhiều so với
khái niệm trong Nghị định 54/2000/NĐ- CP Khái niệm chỉ quy định đơn giản về chỉ
dẫn địa lý mà chưa đề cập đến chất lượng, uy tín hoặc đặc tính của hàng hóa do nguồngốc địa lý tạo nên Khái niệm chỉ dẫn địa lý của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam không baogồm quy định về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý mà chỉ quy định chung chung, khó xácđịnh được hình ảnh nào chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực hay địa phương, hình ảnhnào để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ lãnh thổ hay từ quốc gia dẫn đến dễ gây nhầm lẫn
Từ những vấn đề đã được đề cập trên có thể đưa ra khái niệm về chỉ dẫn địa lý như sau:chỉ dẫn địa lý là những từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh để chỉ sảnphẩm có nguồn gốc từ khu vực hoặc địa phương, vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể
mà tại đó có các yếu tố địa lý quyết định đến tính chất, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếucủa sản phẩm
Trang 71.2 Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Bảo hộ có nghĩa là quyền ngăn cấm những người không có thẩm quyền sử dụngchỉ dẫn địa lý, hoặc đối với những sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý đãnêu, hoặc không tuân theo những tiêu chuẩn đã định về chất lượng Thứ hai liên quan đếnvấn đề bảo hộ là bảo hộ chỉ dẫn địa lý để chúng không trở thành một tên gọi chung.Trước khi đưa ra khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý thì cần phân biệt giữa chỉ dẫn địa lý vànhãn hiệu để tránh sự nhầm lẫn
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức khácnhau Như vậy nhãn hiệu có thể là chữ cái hoặc chữ số, hình ảnh hoặc hình vẽ, hình khốihoặc kết hợp các yếu tố này lại với nhau Các dấu hiệu được bảo hộ dưới hình thức nhãnhiệu chủ yếu để phân biệt hàng hóa dịch vụ của cá nhân, tổ chức khác nhau trên thịtrường Nó không có sự bảo đảm về chất lượng hay đặc tính cơ bản của sản phẩm gắnliền với nơi xuất xứ, chỉ có một pháp nhân hay cá nhân có quyền sở hữu nhãn hiệu Chínhđiều này đã khác hẳn so với chỉ dẫn địa lý vì đối chỉ dẫn địa lý thì những nhà sản xuấttrong khu vực hay địa phương đều có quyền sử dụng nó nếu như họ đáp ứng các điềukiện quy định
Đối với nhãn hiệu có thể được hình thành một cách tự do trong khi đó chỉ dẫn địa
lý thì liên quan đến tên gọi địa lý hoặc truyền thống của địa phương và cách gọi tênthường dựa theo địa danh nơi sản phẩm ra đời Ví dụ như một doanh nghiệp tại PhanThiết không thể sử dụng tên gọi xuất xứ Phú Quốc cho sản phẩm nước mắm của mình vìnước mắm sản xuất tại Phan Thiết có các đặc tính về chất lượng không giống với nướcmắm sản xuất ở Kiên Giang Vì vậy mà chỉ dẫn địa lý không thể chuyển nhượng đượctrong khi đó thì hàng ngày chúng ta vẫn đang sử dụng các sản phẩm mang nhãn hiệuđược li- xăng
Trang 8Quyền đối với nhãn hiệu được chuyển nhượng, và được hưởng bảo hộ trên toànlãnh thổ quốc gia hay hay quốc tế tùy theo hình thức đăng ký bảo hộ Bảo hộ nhãn hiệu làbảo hộ có có thời hạn, nhãn hiệu được bảo hộ kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng
ký đến hết mười năm thì phải đi đăng ký lại (qui định tại khoản 6 Điều 93 LSHTT).
Nhưng khi đó chỉ dẫn địa lý là quyền sở hữu tập thể và được bảo hộ là vô thời hạn (qui
định tại khoản 7 Điều 93 LSHTT), không thể chuyển nhượng hoặc chia tách nên có khả năng ngăn ngừa mọi sự chiếm đoạt quyền sở hữu (qui định tại khoản 2 Điều 139 LSHTT).
Ngoài ra việc bảo hộ nhãn hiệu tương đối đơn giản hơn so với bảo hộ chỉ dẫn địa
lý vì nhãn hiệu hàng hóa thường liên quan đến sản xuất riêng rẽ trong khi đó chỉ dẫn địa
lý lại liên quan đến việc sản xuất tập thể Đối với chỉ dẫn địa lý thì vai trò của Nhà nướcquan trọng hơn so với nhãn hiệu vì chỉ dẫn địa lý là tài sản của quốc gia, nó mang lạinhiều lợi ích cho những nhà sản xuất mang chỉ dẫn địa lý
Bảng 1.1 Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu
Khái niệm Là dấu hiệu dùng để chỉ
sản phẩm có nguồn gốc
từ khu vực, địa phương,vùng lãnh thổ hay quốcgia cụ thể Các dấu hiệunày là các dấu hiệu từ ngữ
và dấu hiệu từ ngữ có thể
sử dụng làm chỉ dẫn địa lýnếu nó chỉ dẫn đến mộtkhu vực địa lý nhất định
Là dấu hiệu dùng để phânbiệt hàng hóa, dịch vụ của
tổ chức, cá nhân khácnhau Các dấu hiệu này lànhững từ ngữ bất kỳ, kể
cả những từ không cónghĩa và nó ít có khả năngchỉ dẫn đến một khu vựcđịa lý nhất định cũng nhưgiúp người tiêu dùng nhậnbiết một cách chắc chắn vềxuất xứ của sản phẩm
Chức năng Dấu hiệu giúp xác định
chất lượng chủ yếu của sản
Dấu hiệu giúp xác địnhmột sản phẩm của một
Trang 9phẩm gắn liền với xuất
xứ của nó Dấu hiệu đượcNhà nước bảo đảm
doanh nghiệp Dấu hiệunày chỉ được duy nhấtchủ sở hữu của nhãn hiệubảo đảm
Điều kiện bảo hộ - Sản phẩm mang chỉ dẫn
địa lý phải có nguồn gốcđịa lý từ khu vực, địaphương, vùng lãnh thổhoặc nước tương ứng vớichỉ dẫn địa lý đó
Sản phẩm mang chỉ dẫnđịa lý phải có danh tiếng,chất lượng, đặc tính chủyếu do điều kiện địa lý củakhu vực, địa phương, vùnglãnh thổ hoặc nước tươngứng quyết định
Ở đây, nội dung khái niệmcũng là điều kiện để nhãnhiệu được bảo hộ là dấuhiệu phải nhìn thấy được
và phải có khả năng phânbiệt hàng hóa, dịch vụcủa chủ sở hữu nhãn hiệuvới hàng hóa, dịch vụ củachủ thể khác
Đối với nhãn hiệu thì danhtiếng, chất lượng, đặc tínhchủ yếu của hàng hóa, dịch
vụ không là điều kiện đểđược bảo hộ
Chủ sở hữu Chỉ dẫn địa lý không thuộc
quyền tư hữu của riêng cánhân, tổ chức nào màthuộc sở hữu Nhà nước
Đối với nhãn hiệu, chủ sởhữu là tổ chức, cá nhânđược cơ quan có thẩmquyền cấp văn bằng bảo hộ
Chuyển giao quyền sở
hữu
Không thể chuyển giao (kể
cả chuyển nhượng vàchuyển quyền sử dụng)
Có thể chuyển giao
Thời hạn bảo hộ Bảo hộ liên tục, không có
thời hạn với điều kiện sảnphẩm vẫn đáp ứng đượcnhững đặc tính theo yêucầu
Bảo hộ có hạnđịnh,được bảo hộ từ ngàycấp văn bằng bảo hộ đếnhết 10 năm kể từ ngày nộpđơn, có thể gia hạn nhiềulần liên tiếp, mỗi lần là 10năm
Trang 10Những nhãn hiệu có sử dụng chỉ dẫn địa lý có tính chất lừa dối công chúng về địa điểm
xuất xứ thật phải bị từ chối đăng ký hoặc hủy bỏ hiệu lực đăng ký (Điều 22.3 Hiệp định TRIPS) Chỉ dẫn địa lý chính là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, mà đối tượng
của quyền sở hữu trí tuệ chính là quyền sở hữu công nghiệp nên cũng cần tìm hiểu quakhái niệm về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là việc pháp luật bảo đảm các điều kiện để chủ sở hữu
có thể thực thi các quyền của mình, đồng thời ngăn chặn, xử lý mọi hành vi sử dụngquyền nói trên do người thứ ba thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu quyền.Tathấy, bảo hộ chỉ dẫn địa lý chính là bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Pháp luật quy địnhnhững điều kiện để được bảo hộ chỉ dẫn địa lý và những chủ thể đáp ứng được các điềukiện này thì được đảm bảo quyền lợi của mình và được bảo vệ, được ngăn chặn khi cócác hành vi xâm phạm
Qua nghiên cứu các khái niệm trên có thể xem xét bảo hộ chỉ dẫn địa lý dưới góc độ nhưsau:
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý là hệ thống các quy định của pháp luật do nhà nước banhành, tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, công nhận và thực hiện các quyền đối với chỉdẫn địa lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể có quyền chống lại hành vixâm phạm
1.3 Hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý
1.3.1 Trong phạm vi quốc tế
1.3.1.1. Bảo hộ thông qua các điều ước quốc tế đa phương
• Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp:
Trang 11Việt Nam gia nhập công ước Paris về sở hữu công nghiệp kể từ ngày 08/3/1949 Côngước này được ký kết vào ngày 20/3/1883 tại Paris Đây là một trong những Công ướcquốc tế quan trọng về sở hữu công nghiệp Công ước Paris gồm 30 Điều, Công ước Paris
áp dụng cho sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫnđịa lý (chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ) và chống cạnh tranh không lành mạnh.Nguyên tắc cơ bản của Công ước Paris là:
+ Nguyên tắc đối xử quốc gia, mỗi nước thành viên phải dành cho công dân của các nướcthành viên khác sự bảo hộ tương tự như sự bảo hộ dành cho công dân của mình
+ Quyền ưu tiên, có nghĩa là trên cơ sở của đơn yêu cầu hợp lệ đầu tiên nộp tại một trong
số các nước thành viên của Công ước, người yêu cầu có thể yêu cầu bảo vệ tại bất cứquốc gia thành viên nào của Công ước trong một thời hạn nhất định
+ Tiêu chuẩn quy định tối thiểu của Công ước đó là các tiêu chuẩn bảo hộ chung mà tất
cả các nước thành viên phải tuân theo, cụ thể: Chỉ dẫn nguồn gốc và tên gọi xuất xứ hànghóa là hai trong số các đối tượng của sở hữu công nghiệp được bảo hộ theo Điều 1 Côngước Paris Cả hai đối tượng này có thể được đề cập dưới một khái niệm rộng hơn là chỉdẫn địa lý Các thành viên phải có biện pháp pháp lý để chống lại việc sử dụng trực tiếphoặc gián tiếp các chỉ dẫn nguồn gốc mang tính chất lừa dối đối với các hàng hóa hoặcđặc điểm phân biệt của nhà sản xuất hoặc kinh doanh thương mại khác Các nước phảitịch thu hàng hóa mang chỉ dẫn lừa dối hoặc cấm nhập khẩu những hàng hóa đó hoặc ápdụng bất cứ biện pháp nào khác để ngăn ngừa hoặc chấm dứt việc sử dụng những chỉdẫn như vậy Tuy nhiên, nghĩa vụ tịch thu hàng hóa khi nhập khẩu chỉ áp dụng khibiện pháp đó được quy định trong luật quốc gia Nghĩa vụ bảo hộ chỉ dẫn nguồn gốcđược quy định chi tiết tại Điều 10 Những quy định về hình phạt được áp dụng và đề ra
Trang 12nguyên tắc là phải quy định hình thức tịch thu hàng nhập khẩu, hay tối thiểu là cấm nhậpkhẩu hoặc tịch thu ở trong nước (Điều 9).
Công ước Paris quy định ngoài những điều khoản bắt buộc trong Công ước, các nướcthành viên được quyền xây dựng và áp dụng quy định theo Luật Sở hữu công nghiệp củanước mình nhưng với điều kiện không được vi phạm những điều khoản chung của Côngước
• Thỏa ước Madrid về hạn chế những chỉ dẫn sai lệch về nguồn gốc hàng hóa
Thỏa ước Madrid được ban hành lần đầu tiên vào năm 1891 để giúp bảo hộ các nhãnhiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ đã được chứng nhận Thỏa ước quy định rằng bất kỳsản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch hoặc lừa dối đều bị tich thu khi hàng hóa đó vào mộttrong các quốc gia là thành viên của Thỏa ước (Điều 1) Đây là Thỏa ước quan trọng,mục đích của Thỏa ước là nhằm ngăn chặn không chỉ những chỉ dẫn nguồn gốc sai lệch
mà còn những chỉ dẫn giả mạo
• Thỏa ước Lisbon về bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa và đăng ký quốc tế về tên
gọi xuất xứ hàng hóa
Thỏa ước được ký kết 1958, quy định những nước tham gia vào Thỏa ước thực hiệnviệc bảo hộ trong phạm vi lãnh thổ của mình Nêu định nghĩa về tên gọi xuất xứ hàng hóa
và nước xuất xứ hàng hóa Theo Điều 3 của Thỏa ước thì nội dung bảo hộ đối với tên gọi
xuất xứ đã đăng ký theo Thỏa ước rất rộng, bất kỳ hành vi sử dụng trái phép hoặc bắtchước tên gọi đó đều bị cấm
Một tên gọi đã được cấp bảo hộ thì không thể bị coi là tên gọi chung, miễn là tên gọi
đó được bảo hộ dưới dạng tên gọi xuất xứ hàng hóa tại nước xuất xứ Việc bảo hộ cóđược từ đăng ký quốc tế không bị giới hạn về mặt thời gian, không cần phải gia hạn và
Trang 13chỉ phải trả một khoản lệ phí chung (Điều 6, Điều 7) và việc đăng ký được thực hiện tại
Văn phòng Quốc tế WIPO
• Hiệp định TRIPS - Hiệp định về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền
sở hữu trí tuệ
Hiệp định TRIPS được ký kết ngày 15- 4- 1994 và bắt đầu có hiệu lực ngày
01-1995 cùng với sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 01-1995 và trở thànhcác quy tắc về sở hữu trí tuệ trong hệ thống các quy tắc thương mại quốc tế của WTO.Đây là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên đề cập đến khái niệm chỉ dẫn địa lý, đồng thời làvăn bản quy định đầy đủ và chi tiết nhất về chỉ dẫn địa lý như quy định các điều kiện bảo
hộ chỉ dẫn địa lý: hàng hóa phải bắt nguồn từ lãnh thổ của một Thành viên hoặc từ khuvực hay địa phương thuộc lãnh thổ đó, có chất lượng, uy tín hoặc đặc tính nhất định
(Điều 22).
Các mục tiêu tổng quát của Hiệp định là giảm sự lệch lạc và trở ngại trong thươngmại quốc tế, thúc đẩy sự bảo hộ đầy đủ và có hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ và đảm bảocác biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với hoạt độngthương hợp pháp Hiệp định TRIPS đã mang lại những thay đổi cơ bản trong lĩnh vực sởhữu trí tuệ Các nước thành viên WTO phải điều chỉnh pháp luật của nước mình sao chophù hợp với Hiệp định TRIPS Hiệp định này được các nước lấy làm chuẩn mực trongcác Hiệp định song phương và khu vực về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Hiệp định đưa ra ngoại lệ trong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý là trao quyền cho cácthành viên của WTO cho phép bất kỳ công dân hoặc cư dân nước mình được tiếp tục sử
dụng hoặc sử dụng theo cách thức tương tự một chỉ dẫn địa lý (Khoản 4 Điều 24); quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa có được từ việc sử dụng trước (Khoản 5 Điều 24) Ngoài ra
Trang 14Hiệp định TRIPS còn đưa ra quy tắc bảo hộ chung với nội dung các nước thành viên phảiquy định những biện pháp pháp lý để các bên liên quan ngăn ngừa:
Việc sử dụng bất kỳ phương tiện nào để gọi tên hoặc giới thiệu hàng hóa nhằm chỉdẫn hoặc gợi ý rằng hàng hóa đó bắt nguồn từ một khu vực địa lý khác với xuất xứ thực,với cách thức lừa dối công chúng về xuất xứ địa lý của hàng hóa;
Bất kỳ hành vi sử dụng nào cấu thành một hành vi cạnh tranh không lành mạnh
• Hiệp định khung về sở hữu trí tuệ của tổ chức ASEAN
Điều ước được ký kết ngày 15/12/1995 tại Băng Cốc (Thái Lan), với 7 nước thamgia bao gồm: Brunây, Indonexia, Malayxia, Philipin, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.Hiệp định đặc nền tảng cho việc bảo hộ quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ
Hiệp định tập trung chủ yếu vào các vấn đề về: xác định đối tượng của quyền sở hữutrí tuệ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, kiểudáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, thông tin bí mật và thiết kế bố trí mạch tích hợp Cácbiện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dựa trên nguyên tắc đãi ngộ quốc gia và nguyên tắctối huệ quốc Cùng nhau trao đổi thông tin về hệ sở hữu trí tuệ nhằm mục đích đơn giảnhóa các hệ thống quản lý sở hữu trí tuệ trong khu vực ASEAN Thành lập hệ thống đăng
ký sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa của khu vực ASEAN nhằm tạo điều kiện thuận lợi choviệc đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ
1.3.1.2. Bảo hộ thông qua điều ước quốc tế song phương
Thêm một khả năng bảo hộ quốc tế các chỉ dẫn địa lý là việc ký kết các hiệp ước songphương giữa hai quốc gia nhằm để xây dựng một giải pháp hoàn thiện pháp luật của nước
Trang 15mình và cũng tạo điều kiện thúc đẩy sự hợp tác giữa các nước với nhau, cùng nhau pháttriển và nâng cao hiệu quả trong hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
Với mong muốn bảo hộ một cách có hiệu quả đối với quyền sở hữu trí tuệ, bao gồm cácđối tượng của quyền sở hữu công nghiệp Việt Nam đã ký kết một số điều ước quốc tếsong phương như Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và Chính phủ liên bang Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữutrí tuệ, được ký vào ngày 07/7/1999, các điều khoản trong Hiệp định nhằm mục đíchngăn chặn sự sai lệch trong thương mại do việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ không thỏađáng và việc bảo hộ sở hữu trí tuệ được thực hiện đối với chỉ dẫn địa lý gồm cả tên gọi
xuất xứ (Khoản 2, Điều 1).
Ngoài ra, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp định thương mại song phương, Hiệp địnhnày được ký kết tại Washington ngày 13-7-2000 Thượng viện Hoa Kỳ thông qua ngày 4-10-2001 và Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 28-11-2001 Đây là một điều ước quốc tếquy định về nhiều lĩnh vực khác nhau như: Thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sởhữu trí tuệ… trong đó quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề trọng tâm được quy định tại chương
II của Hiệp định; gồm 18 điều quy định một loạt các vấn đề trong sở hữu trí tuệ ở khíacạnh quan hệ thương mại và kinh tế giữa Việt Nam – Hoa Kỳ Theo Hiệp định mỗi bêndành cho công dân của bên kia sự bảo hộ và thực thi đầy đủ và có hiệu quả đối với quyền
sở hữu trí tuệ trong lãnh thổ mình Hiệp định quy định nguyên tắc đối xử quốc gia vàphạm vi điều chỉnh là các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ Hiệp định quy định về việcthực thi các quyền sở hữu trí tuệ và các nghĩa vụ quy định trong hiệp định này phù hợpvới các yêu cầu của Hiệp định TRIPS (Điều 11)
Trang 161.3.2 Trong phạm vi quốc gia
1.3.2.1. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật riêng
Pháp ban hành đạo luật ngày 06/5/1919 ghi nhận sự tồn tại của tên gọi xuất xứ hànghóa và để ra các điều kiện bảo hộ Để đảm bảo rằng các sản phẩm có được chất lượng đặcbiệt, các cơ quan có thẩm quyền đã thiết lập một cơ chế kiểm soát để thường xuyên tiếnhành kiểm tra chất lượng của sản phẩm được bảo hộ Cộng hòa Pháp là nước điển hìnhtrong việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng một luật riêng Và sự thành công của đạo luật về têngọi xuất xứ tại Pháp, các nước khác cũng đưa ra khái niệm tương tự hoặc giống như vậy Trong xu thế hiện nay, có nhiều quốc gia lựa chọn xây dựng hệ thống bảo hộ riêngchỉ dẫn địa lý với nhiều lý do:
- Việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có những ưu thế riêng như được bảo hộ vô thời hạn, sảnphẩm mang chỉ dẫn địa lý đồng nghĩa với việc sản phẩm đực ghi nhận là có chất lượngcao, chỉ dẫn địa lý là tài sản chung của tất cả những người sản xuất sản phẩm ở khu vựcđịa lý tương ứng
- Các quốc gia có ưu thế về các sản phẩm nông nghiệp như Trung Quốc, Việt Nam,Thái Lan… nên nhu cầu bảo hộ cho các sản phẩm quốc gia là thế mạnh của mình đã lựachọn hệ thống bảo hộ riêng cho chỉ dẫn địa lý để nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranhcho sản phẩm
- Để hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ trong nước sao cho phù hợp với Hiệp địnhTRIPS (Hiệp định về các khía cạnh thương mại)
Từ những lý do trên, Việt Nam cũng như những quốc gia đang phát triển trên thế giới đãlựa chọn xây dựng hệ thống riêng để bảo hộ chỉ dẫn địa lý một cách có hiệu quả, tạonguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như quốc gia Cụ thể chỉ
Trang 17dẫn địa lý được quy định riêng tại phần thứ ba, chương VII, mục 6 Và được quy định ởchương VIII, chương IX, ngoài ra còn ở phần thứ nhất của LSHTT.
1.3.2.2. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật về nhãn hiệu
Nhãn hiệu là dấu hiệu có khả năng nhận biết hàng hóa, dịch vụ do một doanh
nghiệp sản xuất hoặc cung cấp với hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp khác
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo pháp luật về nhãn hiệu, chủ yếu là nhãn hiệu tập thể vànhãn hiệu chứng nhận là sự lựa chọn của các nước có truyền thống luật Anh- Mỹ như
Mỹ, Anh, Đan Mạch, Thụy Điển… Các quốc gia có nhiều lý do dẫn đến sự lựa chọn này
có thể là do họ không có nhiều chỉ dẫn địa lý nên không tìm thấy lợi ích từ việc bảo hộchỉ dẫn địa lý hoặc các quốc gia đã có một hệ thống bảo hộ nhãn hiệu từ lâu đời và họcho rằng chỉ dẫn địa lý có chức năng giống với nhãn hiệu để phân biệt nguồn gốc sảnphẩm, do đó hoàn toàn có thể được bảo hộ theo hệ thống nhãn hiệu
Nhãn hiệu tập thể: là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành
viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân
không phải là thành viên của tổ chức đó (qui định tại khoản 17 Điều 4 LSHTT) Nhãn
hiệu tập thể là nhãn hiệu của một tập thể các nhà sản xuất, thường là một hiệp hội, hợptác xã, tổng công ty… trong đó, chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể có trách nhiệm bảo đảm sựtuân thủ theo các yêu cầu nhất định của các thành viên (thường được quy định trong quychế liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu tập thể như: các chỉ tiêu về chất lượng, nguồngốc, phương pháp sản xuất…) Do đó, chức năng của nhãn hiệu tập thể là chỉ dẫn chocông chúng về những đặc tính cụ thể nhất định của sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.Nhãn hiệu tập thể thường được sử dụng để khuếch trương các sản phẩm, dịch vụ của mộtnhóm doanh nghiệp Ví dụ như nhãn hiệu nước mắm Phú Yên, chè Thái Nguyên, gạoBao thai Chợ Đồn…
Trang 18Các quy chế về sử dụng nhãn hiệu tập thể thường phải có trong đơn đăng ký nhãnhiệu tập thể và bất kỳ thay đổi nào về quy chế này điều phải thông báo với cơ quan cóthẩm quyền Một số quốc gia như Cộng hòa liên bang Đức, Phần Lan, Na Uy… đăng kýnhãn hiệu tập thể có thể bị hủy bỏ nếu nhãn hiệu đó được sử dụng trái với quy chế hoặctheo cách thức làm cho công chúng hiểu sai lệch hay nhầm lẫn.
Ở Việt Nam, nhãn hiệu tập thể được bảo hộ theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và đượcCục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký Nếu trong trường hợp có nghi ngờ vềtính xác thực của các thông tin nêu trong đơn, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu ngườinộp đơn trong thời hạn một tháng phải cung cấp thông tin cần thiết để làm rõ hoặc khẳng
định các nội dung nêu trong quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.(qui định điểm 37.3.e Thông tư 01/2007/TT- BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị đinh 103/2006/NĐ - CP qui
định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của LSHTT)
Nhãn hiệu chứng nhận: là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức,
cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận cácđặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cungcấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa,dịch vụ mang nhãn hiệu (qui định tại khoản 18 điều 4 LSHTT) Sự khác biệt giữa nhãnhiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu tập thể chỉ do các thành viên của tổchức tập thể sử dụng, trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng cho bất kỳthành viên nào đáp ứng các tiêu chuẩn xác định của chủ sở hữu Hiện nay, ở Việt Nam cókhoảng hơn 20 nhãn hiệu chứng nhận được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ nhưChè Ba Vì, Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao, Cá thính Lập Thạch… Theo yêu cầu đốivới tờ khai trong đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận thì người nộp đơn phải chỉ rõ trong
tờ khai mục đích, nội dung và phương thức của việc chứng nhận đó (chứng nhận cái gì:chất lượng, xuất xứ, nguồn gốc địa lý hay kết hợp giữa các mục đích đó; nội dung chứng
Trang 19nhận: các điều kiện cụ thể về chủ thể, hàng hóa, dịch vụ; chứng nhận như thế nào: trình
tự, thủ tục cấp phép chứng nhận, cách thức kiểm tra, duy trì mục đích và nội dung chứng
nhận).(qui định tại Điểm 37.4 của Thông tư 01/2007/TT – BKHCN).
1.3.2.3. Bảo hộ chỉ dẫn địa lý bằng pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
Việc sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm hoặc dịch vụ không có nguồn gốc từnhững khu vực địa lý tương ứng có thể gây nhầm lẫn hoặc lừa dối người tiêu dùng Hơnthế nữa, việc sử dụng như vậy có thể coi là hành vi chiếm đoạt danh tiếng gây thiệt hạiđến uy tín của người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó
Theo LSHTT quy định, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh là một đối tượng
của quyền sở hữu công nghiệp Tại khoản 1 Điều 130 của Luật này đã chỉ rõ các hành vi
được xem là cạnh tranh không lành mạnh trong đó có hành vi sử dụng chỉ dẫn địa lýgây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc hàng hóa, dịch vụgây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng, chất lượng, số lượng hoặc đặc điểmkhác của hàng hóa, dịch vụ; về điều kiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ Khi một tổ chức, cánhân bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh có quyền yêu cầu cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự quy định tại Điều 202 của LSHTT
như: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiệnnghĩa vụ dân sự… và các biện pháp về hành chính và hình sự
1.4 Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là trong xu thế hội nhậpkinh tế quốc tế như hiện nay, nó có tác động rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội:
Là công cụ pháp lý giúp nhà sản xuất chống lại các hành vi xâm phạm, bảo vệdanh tiếng và uy tín cho sản phẩm, nâng cao giá trị cũng như vị thế cạnh tranh của sảnphẩm trên thị trường Hiện nay, trên thị trường có nhiều sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
Trang 20hay bị giả mạo, ví dụ như nước mắm Phú Quốc, hiệp hội sản xuất nước mắm Phú Quốckhẳng định mỗi năm toàn đảo Phú Quốc chỉ có thể sản xuất từ 25 đến 30 triệu lít trênnăm Trong khi đó, trên thị trường tiêu thụ lại lên đến 200 triệu lít nước mắm mangthương hiệu Phú Quốc mỗi năm (số liệu truy cập từhttp://www.nuocmamphuquoc.info/2014/01/phan-biet-nuoc-mam-phu-quoc-that-
gia.html ) Như vậy, số lượng hàng giả trên thị trường quá lớn so với thực tế Khi chỉdẫn địa lý được bảo hộ một cách hiệu quả thì hành vi làm hàng giả sẽ giảm đi một cáchđáng kể, đảm bảo lợi ích chính đáng cho các nhà sản xuất Nhờ được bảo hộ, những nhàsản xuất có thể bán những sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý với giá cao
Là công cụ để xúc tiến thương mại, đặc biệt là xuất khẩu Sản phẩm mang chỉ dẫnđịa lý thường có sự nhận biết tốt trên thị trường do chúng mang những đặc tính riêng biệt.Một sản phẩm được công nhận chỉ dẫn địa lý cũng đồng nghĩa với sự công nhận về chấtlượng, uy tín của sản phẩm Trong thời đại hiện nay, mức sống của người dân đượcnâng lên, đòi hỏi của họ cũng ngày càng cao nên các sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ngàycàng được ưa chuộng
Bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng với mong muốn được sử dụng những sảnphẩm có chất lượng bảo đảm, nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy Chỉ dẫn địa lý giúp cho họ
có thể nhận biết và mua được những sản phẩm có chất lượng, không phải lo lắng về vấn
đề vệ sinh an toàn thực phẩm khi sử dụng và hạn chế việc tiêu dùng hàng giả, hàng nhái Đặc biệt việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc pháttriển kinh tế nông thôn Vì việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm sẽ giúpcho nhà sản xuất duy trì và phát triển sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, thu hút nguồnlao động, tạo việc làm cho người dân địa phương, mang lại thu nhập, nâng cao và cảithiện đời sống Về phía nhà sản xuất cũng thu được nhiều lợi nhuận Ngoài ra còn thu hút
Trang 21khách du lịch đến tham quan các làng nghề, các khu vực sản xuất mang chỉ dẫn địa lý,góp phần giới thiệu những nét văn hóa truyền thống về đất nước và con người Việt Namvới bạn bè quốc tế, tạo điều kiện phát triển văn hóa xã hội, hợp tác giao lưu và hội nhậpkinh tế quốc tế.
II Chế độ pháp lý về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
2.1 Điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý
Bảo hộ chỉ dẫn địa lý tức là bảo hộ độc quyền của cư dân thuộc một vùng sửdụng chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm có nguồn gốc từ vùng đó Trong LSHTT khôngquy định thế nào là bảo hộ chỉ dẫn địa lý nhưng đã quy định điều kiện bảo hộ đối với chỉ
dẫn địa lý tại điều 79
2.1.1 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh
thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý
Đây là điều kiện rất quan trọng khi xem xét khả năng bảo hộ chỉ dẫn địa lý cũngnhư điều kiện cho người sử dụng chỉ dẫn địa lý Yếu tố quan trọng là sản phẩm mang chỉdẫn địa lý phải liên quan đến một khu vực địa lý đặc biệt mà nếu sản phẩm được sản xuấttại một khu vực địa lý khác sẽ không bảo đảm được chất lượng, uy tín của sản phẩmmang chỉ dẫn địa lý ban đầu
Ở đây ta thấy có hai vấn đề được đặt ra:
Một sản phẩm được coi là có nguồn gốc từ khu vực địa lý được hiểu là sản phẩm phảiđược sản xuất, gia công, chế biến từ vùng địa lý đó Một sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý cónguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫnđịa lý nếu như sản phẩm đó được sản xuất từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc
Trang 22nước đó Như thế có nghĩa là tất cả các khâu tạo nên sản phẩm đều phải được thực hiệntại nơi mà sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Chẳng hạn như đối với sản phẩm mang chỉ dẫnđịa lý tạo ra từ ngành nghề truyền thống mà không phải là lương thực thực phẩm ví dụnhư gốm Bát Tràng… Chất lượng, đặc tính riêng biệt của sản phẩm gốm Bát Tràngkhông những được tạo nên bởi nguyên liệu của địa phương, mà còn cả kĩ thuật, quy trìnhchế tạo của người dân địa phương đó Nên dù có mang nguyên liệu từ làng Bát Tràng đinơi khác sản xuất thì sản phẩm cũng không đạt được chất lượng như sản xuất tại làng BátTràng Vì thế sản phẩm chỉ được coi là gốm Bát Tràng khi tất cả các công đoạn làm rasản phẩm diễn ra ở Bát Tràng Với sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tạo ra từ ngành nghềtruyền thống mà không phải là lương thực thực phẩm thì sản phẩm chỉ mang chỉ dẫn địa
lý khi mà tất cả các công đoạn làm nên sản phẩm được thực hiện ở nơi sản phẩm mangchỉ dẫn địa lý Tuy nhiên, có những sản phẩm mà nguyên liệu dùng để chế biến, sản xuấtrất đặc biệt, nên không thể thay thế bằng nguyên liệu khai thác từ các vùng khác như đốivới sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tạo ra từ ngành nghề truyền thống là lương thực thựcphẩm ví dụ nước mắm Phú Quốc… Nếu nguyên liệu là cá cơm được người dân đảo PhúQuốc đánh bắt bằng phương pháp truyền thống, quy trình chế biến ra nước mắm đềuđược thực hiện bởi người dân trên đảo Phú Quốc theo đúng quy trình truyền thống thìcho dù việc đóng chai, dán nhãn được thực hiện ở nơi khác thì sản phẩm vẫn được coi lànước mắm Phú Quốc Như vậy, dù một số công đoạn được thực hiện ở nơi khác nhưngnhững công đoạn tạo nên đặc tính riêng biệt của sản phẩm được thực hiện ở nơi sản phẩmmang chỉ dẫn địa lý thì sản phẩm vẫn được xem là có nguồn gốc từ nơi đó
Tóm lại sản phẩm được coi là có nguồn gốc địa lý từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổhoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý khi toàn bộ hoặc một số công đoạn chính trongquy trình sản xuất có ảnh hưởng quyết định và quan trọng tạo nên và duy trì tính chất,chất lượng, danh tiếng của sản phẩm được thực hiện tại khu vực địa lý mà nó chỉ dẫn
Trang 232.1.2 Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng, đặc tính do điều kiện địa
lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý
đến và chọn lựa sản phẩm” (khoản 1, Điều 81 LSHTT) Như vậy, một sản phẩm được
coi là có danh tiếng khi sản phẩm đó gắn liền với ngành nghề truyền thống của địaphương và xuất hiện lâu đời về mặt lịch sử Để chứng minh sản phẩm mang chỉ dẫn địa
lý có một danh tiếng nhất định, người nộp đơn đăng ký có thể đưa ra những dẫn chứng
về nguồn gốc của sản phẩm trong lịch sử ví dụ như bằng chứng về sự xuất hiện vàphổ biến của sản phẩm từ giai đoạn nào; quá trình phát triển của nghề làm sản phẩm ởkhu vực địa lý đó cho đến nay… Một sản phẩm có danh tiếng nếu sản phẩm đó đượcngười tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi thông qua việc xác định mức độ nhận biết củangười tiêu dùng đối với sản phẩm dựa trên các cuộc điều tra, khảo sát thị trường ở nhữngphạm vi khác nhau Và danh tiếng xuất phát từ đặc tính khác biệt của sản phẩm, nghĩa
là khả năng tự phân biệt của bản thân sản phẩm với sản phẩm khác “Chất lượng, đặc tínhcủa sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được xác định bằng một hoặc một số chỉ tiêu định tính,định lượng hoặc cảm quan về vật lý, hóa học, vi sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năngkiểm tra được bằng các phương tiện kỹ thuật hoặc chuyên gia với phương pháp kiểm tra
phù hợp” (khoản 2, Điều 81 LSHTT) Chất lượng, đặc tính của sản phẩm được xác định
thông qua các chỉ tiêu về vật lý như: khối lượng, hình dáng…các chỉ tiêu hóa học như:thành phần các chất, tỷ lệ các chất…các chỉ tiêu sinh học như các loại men được sửdụng, các dạng vi khuẩn…và các chỉ tiêu cảm quan như mùi vị, màu sắc…
Trang 24Thứ hai, phải có mối liên hệ giữa danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính của sản
phẩm với các điều kiện địa lý của khu vực mà sản phẩm mang chỉ dẫn Điều kiện này đòihỏi người nộp đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải chứng minh các yếu tố đặc thù của khuvực địa lý đã ảnh hưởng, tác động như thế nào đến chất lượng, đặc tính hoặc danh tiếng
của sản phẩm Điều kiện địa lý quy định trong điều 79 LSHTT được hiểu là các yếu tố
tự nhiên như: khí hậu (bao gồm các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm…), thủy văn(nguồn nước, sông ngòi…), địa chất (đất đá, khoáng chất…), địa hình (đồi núi, trung du,đồng bằng…) Bên cạnh đó còn có yếu tố về con người bao gồm kỹ năng, kỹ xảo củangười sản xuất, quy trình sản xuất truyền thống của địa phương quyết định đến danhtiếng, chất lượng, đặc tính của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý từ địa phương đó Việcchứng minh mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý và các đặc tính của sản phẩm là một yêucầu rất quan trọng để chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
2.1.3 Các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa là chỉ dẫn địa lý
Theo quy định tại Điều 80 LSHTT thì những trường hợp không được bảo hộ là chỉ dẫn
địa lý, cụ thể là:
Trường hợp thứ nhất: Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa ở
Việt Nam Những chỉ dẫn đã được sử dụng để gọi tên cho sản phẩm, đã trở thành tên gọichung, mọi người đều có thể sử dụng tên gọi, chỉ dẫn để gọi tên cho hàng hóa của mìnhnên việc đăng ký bảo hộ sẽ không mang lại lợi ích gì cho người được bảo hộ vì vậy sẽkhông được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý
Trường hợp thứ hai: Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa
lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng Đối vớinhững chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài điều kiện đầu tiên là chỉ dẫn đó phải đang được bảo hộ
Trang 25ở chính quốc gia của mình thì mới được bảo hộ ở Việt Nam Những chỉ dẫn không còntồn tại ở chính quốc gia xuất xứ của chỉ dẫn thì không được bảo hộ Với quy định này đãphù hợp với Điều 24, khoản 9 của Hiệp định TRIPS “Thỏa ước này không quy địnhnghĩa vụ bảo hộ những chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ hoặc đã bị đình chỉ bảo hộ,hoặc không còn được sử dụng ở nước xuất xứ của chỉ dẫn địa lý đó”.
Trường hợp thứ ba: Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang
được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện sẽ gây nhầm lẫn vềnguồn gốc của sản phẩm Trong trường hợp tìm thấy nhãn hiệu đang được bảo hộ trùnghoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý, Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho chủ sở hữu nhãn hiệubiết để có ý kiến về việc đăng ký chỉ dẫn địa lý trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày kýthông báo, trong đó có nêu rõ quyền phản đối đăng ký chỉ dẫn địa lý của chủ sở hữu nhãn
hiệu (khoản 45.3 Thông tư 01/2007/TT – BKHCN hướng dẫn thi hành NĐ 103/2006/NĐ - CP).
Trường hợp thứ tư: Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về
nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Những chỉ dẫn gây ra sự nhậnthức sai lệch, nhầm lẫn của người dân về xuất xứ thật của hàng hóa đó là những sản phẩm
có sử dụng chỉ dẫn không đúng với xuất xứ thực ví dụ như nước mắm được làm ở PhanThiết nhưng lại đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý là nước mắm Phú Quốc sẽ gây ra sự nhầmlẫn cho người tiêu dùng
2.2 Xác lập quyền của chủ sở hữu đối với chỉ dẫn địa lý.
2.2.1 Chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý Muốn được bảo hộ chỉ dẫn địa lý cần phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Quyềnđăng ký chỉ dẫn địa lý của Việt Nam thuộc về Nhà nước, Nhà nước cho phép tổ chức, cánhân sau đây thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý:
Trang 26Các cá nhân, tổ chức tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Tổ chức tập thểđại diện cho các cá nhân, tổ chức sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý Những tổ chứcnày có thể là Hiệp hội các nhà sản xuất sản phẩm tại địa phương như: Hội sản xuất nướcmắm Phú Quốc, Hiệp hội thanh lanh Bình Thuận…Cơ quan quản lý hành chính địaphương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý như: Uỷ ban nhândân cấp tương đương đang quản lý khu vực đó; cơ quan quản lý khoa học công nghệ địaphương như Sở Khoa học – Công nghệ… Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lýkhông trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn đia lý.
2.2.2 Yêu cầu đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý
Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng những yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở
hữu công nghiệp được quy định tại Điều 100 LSHTT bao gồm các tài liệu sau đây:
-Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
-Giấy ủy quyền nếu đơn nộp thông qua đại diện;
-Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó từngười khác;
-Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
Trang 27-Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
-Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
-Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn
Để đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật trong quá trình xử lý đơn còn phải đáp ứng các yêu cầusau đây:
-Mỗi đơn chỉ yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêucầu cấp phải phù hợp với đối tượng sở hữu công nghiệp nêu trong đơn;
-Mọi tài liệu trong đơn đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng đối với hình
vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấykhổ A4, trong đó có chừa lề bốn phía, mỗi lề rộng 20mm;
-Đối với tài liệu cần lập theo mẫu thì bắt buộc phải sử dụng các mẫu đó và điền đầy
đủ các thông tin theo yêu cầu;
-Nếu tài liệu gồm nhiều trang thì mỗi trang phải ghi số thứ tự trang đó bằng chữ sốẢ-rập;
-Tài liệu phải được đánh máy hoặc in bằng loại mực khó phai mờ, một cách rõràng, sạch sẽ, không tẩy xóa, không sửa chữa; trường hợp phát hiện có sai sótkhông đáng kể thuộc về lỗi chính tả trong tài liệu đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ thìngười nộp đơn có thể sửa các lỗi đó, nhưng tại chỗ bị sửa phải có chữ ký xác nhậncủa người nộp đơn;
Trang 28-Thuật ngữ dùng trong đơn phải là thuật ngữ phổ thông (không dùng tiếng địaphương, từ hiếm, từ tự tạo) Ký hiệu, đơn vị đo lường, phông chữ điện tử, quy tắcchính tả dùng trong đơn phải theo tiêu chuẩn Việt Nam.
-Đơn có thể kèm theo tài liệu bổ trợ là vật mang dữ liệu điện tử của một phần hoặctoàn bộ nội dung đơn
Ngoài ra đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý phải đáp ứng những yêu cầu riêng được quy định
+ Bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý
và các yếu tố đặc trưng của điều kiện tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danhtiếng của sản phẩm đó Bản mô tả này phải mô tả về nguyên liệu và các đặc tính vật lý,hóa học, vi sinh và cảm quan của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, đồng thời phải đưa racác yếu tố chứng minh loại sản phẩm đó có xuất xứ tại khu vực địa phương mang chỉ dẫnđịa lý và mối liên hệ giữa tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm đó vớiđiều kiện của địa phương Ngoài ra còn mô tả phương pháp sản xuất, chế biến mang tínhtruyền thống của địa phương và có tính ổn định;
+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý Bản đồ khu vực địa lý phải thểhiện đầy đủ thông tin tới mức có thể xác định chính xác vùng địa lý hội đủ các điều kiện
tự nhiên tạo nên tính chất, chất lượng đặc thù, danh tiếng của sản phẩm Bản đồ có thể
Trang 29nộp kèm theo tài liệu mô tả về khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (qui định tại
điều 43 thông tư 01/207/TT- BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ – CP).
+ Tài liệu chứng minh chứng minh chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại nước có chỉ dẫnđịa lý đó, nếu chỉ dẫn địa lý cần được bảo hộ là chỉ dẫn địa lý của nước ngoài
2.2.3 Thủ tục xử lý đơn yêu cầu cấp giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý
Đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý có thể được nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cục Sởhữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc hai địa điểm do Cục Sở hữu trí tuệ thiết lập đó là Văn phòngđại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Sau khi nhận được đơn thì cơ quan
nhận đơn kiểm tra tài liệu đơn để kết luận có nhận đơn hay không (Điều 12, Thông tư 01/2007/TT – BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ – CP).
Cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp sau khi đã tiếp nhận đơn đăng ký chỉdẫn địa lý sẽ tiến hành các bước cơ bản sau đây để cấp văn bằng bảo hộ cho người đăngký
• Thẩm định hình thức của đơn đăng ký
Để kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức của đơn đăng ký và đưa ra kết luậnđơn có được xem là hợp lệ hay không, cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệptiến hành thẩm định về hình thức Nội dung thẩm định hình thức bao gồm các thông tinliên quan đến đối tượng đăng ký, người nộp đơn, các khoản phí, lệ phí… Nếu đơn khôngđáp ứng được yêu cầu về hình thức hoặc có sai sót thì trong thời hạn một tháng kể từngày ra thông báo, Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo dự định từ chốichấp nhận đơn (trong thông báo phải nêu rõ tên, địa chỉ của người nộp đơn; tên tổ chứcđại diện sở hữu công nghiệp; tên đối tượng nêu trong đơn; ngày nộp đơn và số đơn; các
lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận) Trong thời hạn một tháng kể
Trang 30từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đơn mà người nộp đơn không sửachữa thiếu sót hay sửa chữa không đạt yêu cầu hoặc không có ý kiến phản đối hay ý kiếnphản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn thông báo từ chốichấp nhận đơn và hoàn trả các khoản lệ phí đã được nộp Nếu trong quá trình thẩm địnhhình thức đơn, người nộp đơn chủ động hoặc theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ tiếnhành việc sửa chữa, bổ sung tài liệu thì thời hạn thẩm định hình thức được kéo dài thêmbằng khoảng thời gian dành cho việc sửa chữa, bổ sung tài liệu.
• Công bố đơn
Cục Sở hữu trí tuệ công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp tất cả các đơn đãđược chấp nhận hợp lệ và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố đơn Đơn đăng ký chỉdẫn địa lý được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ (qui
định tại khoản 3 điều 110 LSHTT).
Nội dung công bố đơn bao gồm các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ về mặt hình thứcghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ; bản tóm tắt tính chất đặc thù của sản phẩmmang chỉ dẫn địa lý và tên của sản phẩm
Mục đích của việc công bố đơn nhằm công khai các thông tin về đơn đăng ký chỉ dẫn địa
lý để mọi chủ thể có thể tiếp cận các thông tin liên quan đến đối tượng đăng ký; kể từngày đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp đếntrước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ cá nhân, tổ chức nào đều có thể gửi
ý kiến bằng văn bản kèm theo tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh đếnCục Sở hữu trí tuệ liên quan đến quyền đăng ký, điều kiện bảo hộ và đơn đăng ký được
qui định tại Điều 112 LSHTT Ý kiến của người thứ ba là nguồn thông tin để cơ quan
nhà nước có thẩm quyền xem xét trong quá trình xử lý đơn đăng ký
• Thẩm định nội dung của đơn đăng ký
Trang 31Mục đích của việc thẩm định nội dung là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượngnêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi bảo hộ tương ứng và xem xétviệc có cấp văn bằng bảo hộ cho chủ đơn hay không.
Thẩm định nội dung bao gồm các nội dung sau:
- Đánh giá sự phù hợp giữa đối tượng nêu trong đơn và Giấy chứng nhận đăng kýchỉ dẫn địa lý Đối tượng nêu trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý bị coi là không phùhợp với loại văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý nếu đối tượng đó không phải là dấuhiệu nhìn thấy được dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương,vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể
- Đánh giá chỉ dẫn địa lý theo các điều kiện bảo hộ Đối tượng nêu trong đơn đượcchấp nhận đăng ký và được ghi vào Sổ đăng ký quốc gia về chỉ dẫn địa lý nếu đápứng các điều kiện quy định tại Điều 79 và không thuộc các trường hợp quy địnhtại Điều 80 của Luật Sở hữu trí tuệ, cụ thể là tồn tại một vùng địa lý tương ứng vớichỉ dẫn địa lý nêu trong đơn; sản phẩm có nguồn gốc từ vùng địa lý nói trên; sảnphẩm có tính chất đặc thù hoặc danh tiếng quyết định bởi điều kiện địa lý củavùng đó
- Thông báo kết quả thẩm định nội dung đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý Chậm nhất làvào ngày kết thúc thời hạn thẩm định nội dung (sáu tháng kể từ ngày công bốđơn), Cục Sở hữu trí tuệ gửi cho người nộp đơn kết quả thẩm định nội dung đơn
• Cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi đơn đăng ký đã được chấp nhận hợp lệ và việc thẩm định nội dung cho thấy đốitượng nêu trong đơn đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ thì sau mười ngày ngườinộp đơn đã nộp đầy đủ các khoản phí và lệ phí, Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành thủ tục cấp
văn bằng bảo hộ (khoản 18.2 của Thông tư 01/2007/TT/BKHCN ngày 14 tháng 02
Trang 32năm 2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Sở hữu trí tuệ)
Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cánhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù củasản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, điều kiện địa lý, khu vực địa lý (Điều 92, Khoản 2, Luật
Sở hữu trí tuệ) Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý là Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địalý
2.2.4 Thời hạn và hiệu lực của văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Thời hạn bảo hộ chỉ dẫn địa lý là vô thời hạn kể từ ngày cấp nên chủ văn bằng bảo
hộ không cần phải đi gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ
Văn bằng bảo hộ có hiệu lực từ ngày cấp và được bảo hộ trên toàn lãnh thổ ViệtNam Tuy nhiên để duy trì hiệu lực của văn bằng bảo hộ tránh tình trạng bị chấm dứthiệu lực thì cần duy trì các điều kiện địa lý tạo nên danh tiếng, chất lượng, đặc tính củasản phẩm mang chỉ dẫn địa lý để không bị thay đổi làm ảnh hưởng đến danh tiếng, chấtlượng, đặc tính của sản phẩm Và chủ văn bằng bảo hộ không tuyên bố từ bỏ quyền sởhữu chỉ dẫn địa lý Nếu chủ văn bằng bảo hộ tuyên bố từ bỏ quyền sử dụng chỉ dẫn địa lýthì cơ quan nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp quyết định chấm dứt hiệu lực vănbằng bảo hộ kể từ ngày nhận được tuyên bố của chủ văn bằng bảo hộ
2.3 Chủ thể của chỉ dẫn địa lý
2.3.1 Chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý
Chỉ dẫn địa lý là đối tượng đặc biệt, chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý của Việt Nam làNhà nước Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hànhviệc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địa phương tương ứng và đưa sản phẩm
Trang 33đó ra thị trường Nhà nước trực tiếp thực hiện việc quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyềnquản lý chỉ dẫn địa lý cho tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân được
trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý (qui định tại khoản 4 Điều 112 LSHTT)
Chỉ dẫn địa lý có đặc điểm khác biệt so với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác “Chỉdẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa phương, vùng
lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể” – khoản 22 điều 4 LSHTT và sản phẩm mang chỉ
dẫn địa lý phải là sản phẩm có “danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiệnđịa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó
quyết định” – khoản 2 điều 79 LSHTT Nó không phải là sản phẩm sáng tạo của cá
nhân và không gắn liền với hoạt động thương mại của một cá nhân hay một tổ chức riêng
lẻ Vì vậy danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lýđược hình thành lâu đời kết hợp với yếu tố truyền thống ngành nghề của địa phương vàtính ưu việt về điều kiện địa lý của địa phương đó nên chỉ dẫn địa lý không thuộc quyền
sở hữu riêng của cá nhân, tổ chức nào mà thuộc sở hữu của Nhà nước
2.3.2 Chủ thể tham gia quản lý chỉ dẫn địa lý
Khi đã được đăng ký nhằm bảo đảm và duy trì chất lượng của sản phẩm cũngnhư kiểm soát việc sử dụng chỉ dẫn địa lý thì cần phải xây dựng hệ thống quản lý chỉ dẫnđịa lý Mục đích của việc quản lý này là đảm bảo quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý hợp phápcủa các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý, tránh các hành vi sửdụng trái phép chỉ dẫn địa lý làm ảnh hưởng đến danh tiếng, chất lượng của sản phẩm vàlợi ích của người tiêu dùng Chính vì vậy Nhà nước đã trao quyền quản lý cho cơ quan và
tổ chức tập thể quản lý chỉ dẫn địa lý
- Cơ quan, tổ chức có quyền quản lý chỉ dẫn địa lý quy định tại khoản 4 Điều 121 LSHTT và được hướng dẫn tại Điều 19 của Nghị định 103/2006/NĐ- CP ngày 22
Trang 34tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Sở hữu trítuệ, được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 122/2010/NĐ- CP ngày 31 tháng 12
- Tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý được phép thực hiện quyền của chủ sở hữu đối vớichỉ dẫn địa lý được quy định tại khoản 2 Điều 123, Điều 198 của Luật Sở hữu trítuệ
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xác định các loại đặcsản, các đặc tính của sản phẩm, quy trình sản xuất các đặc sản mang chỉ dẫn địa lýthuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương
- Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành nộp đơnđăng ký và tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý dùng cho các đặc sản của địa phương
- Bộ Khoa học và Công nghệ quy định tiêu chí xác định địa danh, dấu hiệu chỉnguồn gốc địa lý của sản phẩm
Trang 35Cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý thực hiện các công việc như kiến nghị phê duyệt các quyđịnh và tổ chức thực hiện các thủ tục xem xét, đánh giá khả năng và trao quyền sử dụngchỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu; kiểm tra chất lượng sản phẩm, đánhgiá, kiểm soát việc tuân thủ các điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhânkhông tham gia tổ chức tập thể của các nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm Hoạt độngnày là cần thiết trong việc xác nhận sản phẩm của tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉdẫn địa lý khi đưa sản phẩm ra thị trường hoặc trong trường hợp xử lý xâm phạm quyềnđối với chỉ dẫn địa lý Từ việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm để kịp thời ngănchặn và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm phát sinh trong quátrình sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Tổ chức tập thể tham gia quản lý chỉ dẫn địa lý là các tổ chức do những nhà sản xuất,kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thành lập Những tổ chức tập thể này có thểđược thành lập dưới hình thức hợp tác xã, hội, hiệp hội ví dụ như Hội sản xuất nước mắmPhú Quốc, Hiệp hội thanh long Bình Thuận, Hiệp hội sản xuất vải thiều Thanh Hà…Việcthành lập các tổ chức tập thể này nhằm hỗ trợ cho cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý trongnhững hoạt động sản xuất kinh doanh chẳng hạn như xem xét, xác nhận các điều kiện vàyêu cầu mà cơ quan quản lý trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các thành viên; nghiêncứu, xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức áp dụng, kiểm soát việc áp dụng các quy định
về canh tác, chế biến, bảo quản, quy trình sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; xâydựng và quản lý việc sử dụng hệ thống tem, nhãn, bao bì sản phẩm, tổ chức triển khai cácvấn đề quảng bá sản phẩm, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm đảm bảo duytrì và nâng cao chất lượng sản phẩm
2.4 Quyền của Nhà nước trao cho các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng chỉ dẫn
địa lý.
2.4.1 Quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý
Trang 36Theo khoản 4 Điều 121 LSHTT Việt Nam thì Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ
dẫn địa lý cho tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý tại địaphương và đưa sản phẩm ra thị trường Và khi được trao quyền thì các tổ chức, cá nhânnày có quyền cho phép người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý đó Bằng quyền sử dụng củamình thì người có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý có thể tiến hành những hoạt động như:
- Gắn chỉ dẫn địa lý được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh,giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh
- Lưu thông, chào bán, quảng cáo nhằm để bán, tàng trữ để bán hàng hóa có mang chỉdẫn địa lý được bảo hộ
- Nhập khẩu hàng hóa có mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Nhà nước trao quyền quản lý cho một cơ quan, tổ chức (đại diện là Uỷ ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các hội, hiệp hội) và các cơ quan, tổ chức này đạidiện cho quyền lợi của tất cả các tổ chức, cá nhân (các tổng công ty, doanh nghiệp…)được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý Từ đó họ có độc quyền sử dụng trực tiếp sảnxuất sản phẩm, khai thác chỉ dẫn địa lý để thu lợi nhuận cao do sản phẩm được bảo hộ
2.4.2 Quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý
Nếu có những hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ thì chủ
sở hữu chỉ dẫn địa lý và tổ chức, cá nhân được trao quyền sử dụng hoặc quyền quản lýchỉ dẫn địa lý có quyền ngăn cấm người khác sử dụng chỉ dẫn địa lý, cụ thể là các hành visau:
- Sử dụng chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm mặc dù có nguồn gốc xuất xứ từ khuvực địa lý mang chỉ dẫn địa lý nhưng sản phẩm đó không đáp ứng tiêu chuẩn về tính