Quốc Triều Hình Luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về kết hôn, ly hôn, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái nhằm bảo vệ chế độ tông pháp và cũn
Trang 1Mục lục
I Nội dung cơ bản những mối quan hệ Pháp luật Hôn nhân
và gia đình điều chỉnh………T.5
II Những nội dung của pháp luật Hôn nhân và gia đình thể hiện
sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng Nho giáo với truyền thống
dân tộc Việt………T9
III Những điểm tiến bộ……… T.21
Trang 2Lời mở đầu
Trong 360 năm dài tồn tại, triều đại nhà Lê đã để lại cho hậu thế những thành tựu
to lớn trên lĩnh vực pháp luật và điển chế Trong số các thành tựu đó phải kể đến Quốc triều Hình luật (hay còn gọi là Luật Hồng Đức), một Bộ luật quan trọng nhất và chính thống nhất của Triều Lê Quốc triều Hình luật cũng chính là Bộ luật cổ xưa nhất mà chúng ta còn lưu giữ được đầy đủ cho đến ngày nay Bộ Quốc Triều hình luật gồm 722 điều, chia làm 6 quyển.
Đây là một bộ luật tổng hợp bao gồm nhiều ngành luật: Hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, quân sự Tất cả đều được trình bày dưới dạng những quy phạm pháp luật hình sự và đều áp dụng chế tài hình sự Luật pháp thời này nghiêm cấm đến mức “của rơi ngoài đường không ai nhặt, nhà nhà đêm ngủ mở cửa không phải lo trộm cướp” Đây là Bộ luật chịu ảnh hưởng sâu sâu sắc nhất của Nho giáo, là Bộ luật
ra đời trong thời điểm Nho giáo có mức độ, điều kiện và phạm vi ảnh hưởng rộng rãi, luôn chứa đựng những giá trị tích cực và hạn chế Mặc dù chịu ảnh hưởng sâu sắc của triết lý Nho giáo –Hệ tư tưởng thống trị trong xã hội thời Lê cũng như ảnh hưởng của các Bộ luật Trung Quốc ( Luật nhà Đường, luật nhà Minh) nhưng nhà làm luật thời Lê
đã biết tiếp thu có chọn lọc, sáng tạo pháp luật Trung Quốc đồng thời kết hợp với các phong tục, tập quán đặc thù của xã hội Việt Nam, hòa nhập cùng với hệ thống pháp luật, tạo nên nét riêng biệt độc đáo của bộ luật Quốc triều hình luật là một thành tựu
có giá trị đặc biệt trong lịch sử pháp luật Việt Nam Nó không chỉ là đỉnh cao so với những thành tựu pháp luật của các triều đại trước đó, mà còn đối với cả bộ luật được biên soạn vào đầu thế kỷ XIX.
Trong đó Luật hôn nhân và gia đình là một nghành luật quan trọng nhất trong Bộ
luật Hồng Đức nói riêng cũng như pháp luật phong kiến nói chung Khổng Tử đã đưa
ra một nhận định nổi tiếng khi luận bàn về vai trò của pháp luật trong mối liên hệ với đạo đức, ông cho rằng: “ luật pháp chỉ là công cụ dẫn dắt bằng chính, chấn chỉnh bằng hình, dân chịu mà vô sỉ Dẫn dắt bằng đức, chấn chỉnh bằng lễ, biết sỉ lại tiêu chuẩn, dân mới biết tự trọng và vào nề nếp… Pháp luật chỉ khiến người ta sợ mà không dám làm điều ác, còn dùng đức trị thì người ta xúc động tận trong lòng và tự nguyện thực hiện, không phải vì sợ pháp luật mà là vì sợ xấu hổ trước người khác, sợ lương tâm cắn rứt đến chết dần, chết mòn” Ở Việt Nam và một số nước Á Đông, trong luân lý và đạo đức truyền thống đều hướng tới việc xây dựng gia đình bền vững, lâu dài, một trách nhiệm, một luân lý và đạo đức mà tình cảm cá nhân phải phụ thuộc vào
đó “Con người vừa mới sinh ra đã phải là người con có hiếu và thuận hoà - cả cuộc
Trang 3đời đều hiến thân cho gia đình, lấy công việc xây dựng gia đình làm hạnh phúc cho chính bản thân mình Hạnh phúc và danh dự cá nhân được gắn chặt với hạnh phúc và danh dự gia đình.” Triều Lê đặc biệt chú trọng đến vấn đề gia đình, coi gia đình là cơ
sở quan trọng bậc nhất để tạo lập kỉ cương và ổn định xã hội.
Vấn đề hôn nhân gia đình trong Quốc Triều Hình Luật là nhằm bảo vệ chế độ tông pháp của Nho giáo Những chuẩn mực đạo đức ấy được tập trung vào các mối quan
hệ cơ bản (Tam cương) [1] với năm đức chủ yếu (Ngũ thường) [2] Quốc Triều Hình Luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về kết hôn, ly hôn, quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái nhằm bảo vệ chế độ tông pháp và cũng
là bảo vệ thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Tuy nhiên, trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này được các vua chúa lập ra trên những nguyên tắc “chết người”: quân xử thần tử, thần bất tử bất trung (vua khiến bầy tôi chết, không chết không trung); phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu (cha khiến con chết, con không chết không hiếu) Còn mối quan hệ vợ chồng thì "phu xướng phụ tùy" (chồng nói ra, vợ phải theo), con gái phải học tam tòng (tại gia tòng phụ ở nhà theo cha, xuất giá tòng phu lấy chồng theo chồng, phu tử tòng tử chồng chết theo con (trai), và tứ đức (công, dung, ngôn, hạnh)…
Nói tóm lại, tam cương là ba giềng mối, ba quan hệ trọng yếu trong xã hội Đó là mối quan hệ vua – tôi, cha – con, và vợ – chồng (quân thần, phụ tử, phu thê)
[2] Ngũ thường: Ngũ là năm, thường là hằng có Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín
1 Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật
2 Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải
3 Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người
4 Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai
5 Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy
Trang 4I PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Pháp luật hôn nhân và gia đình trong thời kỳ này về cơ bản đã điều chỉnh những quan hệ cơ bản, phổ biến trong đời sống hôn nhân và gia đình Từ đó, góp phần duy trì
sự ổn định và bảo vệ trật tự gia đình phong kiến Việt Nam Pháp luật về hôn nhân và gia đình bao gồm: pháp luật về quan hệ hôn nhân giữa vợ, chồng; và pháp luật về gia đình điều chỉnh mối quan hệ giữa các nhóm thành viên trong gia đình, như: vợ - chồng,cha mẹ - con cái; ông bà – cháu; giữa anh chị em
1 Pháp luật về quan hệ hôn nhân:
Trong lĩnh vực hôn nhân, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như kết hôn, chấm dứthôn nhân (do chết hoặc ly hôn)
1.1, Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân
Các nguyên tắc cơ bản trong lĩnh vực hôn nhân của bộ luật là: Hôn nhân không tự
do, đa thê và xác lập chế độ gia đình gia trưởng
gia đình và dòng họ với mục đích duy trì sự giao kết giữa các dòng họ; thờ phụng tổ tiên và kế truyền dòng dõi tông tộc Nội dung của nguyên tắc này là vấn đề hôn nhân được đặt dưới sự xem xét của người gia trưởng, loại trừ sự tự
do cá nhân của 2 bên tham gia hôn nhân
hình luật đề cao uy quyền tuyệt đối của người chồng và thừa nhận vị trí lệ thuộccủa người vợ
- Đề cao quyền của cha mẹ, chồng, vợ cả: Khuôn mẫu lí tưởng của trật tự gia đình
là sự phục tùng tuyệt đối của người dưới với người trên
1.2, Kết hôn:
a, Các điều kiện kết hôn
Một là, phải có sự đồng ý của 2 bên cha mẹ hoặc người thân thuộc bề trên khác
( trưởng họ) trong trường hợp cha mẹ đã chết theo tinh thần của Điều 314.
Trang 5Hai là, độ tuổi kết hôn: theo Thiên Nam dư hạ tập, Hồng Đức năm thứ 28 quy định: “
Con trai từ 18 tuổi trở lên và con gái từ 16 tuổi trở lên mới được kết hôn.” Tuy nhiên trong Bộ Quốc triều hình luật lại không quy định về độ tuổi kết hôn
Ba là, không vi phạm vào những trường hợp cấm kết hôn: : không được kết hôn giữa
những người trong họ hàng thân thích( Điều 319); cấm kết hôn khi đang có tang cha,
mẹ hay chồng( Điều 317); cấm kết hôn khi ông, bà hay cha mẹ đang bị giam cầm, tù tội( Điều 318); cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh),trò lấy vợ góa của thầy( Điều
324), với một số quy đinh khác trong các điều 316, 323 , 334, 338, 339.
+B4: Lễ thành hôn (lễ thân nghinh, lễ đón dâu…)
c, Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng sau khi kết hôn
Phần chế định hôn nhân trong Quốc triều hình luật không có một điều khoản cụ thể nào quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng nhưng qua các điều 374,375,376 và một số điều luật khác ta có thể thấy Bộ luật thừa nhận 3 loại tài sản ruộng đất của vợ chồng cùng song song tồn tại:
Trang 6- Tài sản ruộng đất của chồng
Đồng thời với việc quy định về quyền sở hữu ruộng đất như trên, Bộ Quốc triều hình luật còn quy định quyền thừa kế tài sản ruộng đất giữa vợ và chồng Khi người vợ hoặcngười chồng chết, người còn sống vẫn được giữ nguyên quyền sở hữu cá nhân đối với tài sản ruộng đất của riêng mình Còn tài sản ruộng đất của hai vợ chồng cùng làm nên trong thời kì hôn nhân được chia làm hai phần bằng nhau, vợ và chồng mỗi người một phần Phần của người chết được chia cho những người thừa kế cùng với tài sản ruộng đất riêng của người chết Vấn đề tài sản giữa vợ và chồng sau khi ly hôn không được luật quy định một cách rõ ràng
dứt sau khi mãn tang Quy định này được đặt ra một cách gián tiếp trong các điều 2 và
320 Đây là quy định nhằm đề cao “tiết hạnh” của người phụ nữ, phù hợp với đạo đức
phong kiến và tư tưởng Nho giáo
+ Quan hệ tài sản: Giải quyết theo tinh thần nhân ái, có tính đến quyền lợi của cá
nhân, đặc biệt là người góa phụ Tài sản chủ yếu là điền sản
b, Ly hôn
+ Nhóm buộc phải ly hôn do đã vi phạm các quy định cấm kết hôn (Điều
317,318,32,324,334)
+ Nhóm ly hôn do lỗi của người vợ ( Điều 310): quy định người chồng phải ly hôn khi người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt (đoạn tuyệt hết ân nghĩa vợ chồng) như: không con, ghen tuông, ác tật (mắc các bệnh như phong, hủi), dâm đãng, không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp Theo tinh thần của điều luật này, người chồng buộc phải bỏ vợ dù vợ, chồng có muốn hay không Như vậ với điều luậy nàycũng như ché tài thất xuất, các nhà làm luật nhằm đặt quyền lợi, danh dự của đại gia đình lên trên hết, trên quan hệ hôn nhân
Trang 7+ Nhóm ly hôn do lỗi của người chồng:
Điều 308 quy định: "Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình
với quan sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ" Quy định như vậy quyền lợi của người phụ nữ đã được bảo đảm và quan trọng hơn nó cũng trở thành cơ sở để người chồng phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với vợ, với gia đình Đây là quy định nổi bật phản ánh tính sáng tạo của nhà làm luật nhằm duy trì trật tự ổn định trong gia
đình.Các điều 308/333 quy định người vợ có quyền trình quan xin ly hôn khi: chồng
đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại( có quan xã làm chứng), trừ khi chồng có việc phải
đi xa hay nếu con rể lấy điều thị phi mắng nhiếc cha mẹ vợ
vi phạm các quy định cấm kết hôn.Điều 310 quy định người chồng phải ly hôn khi người vợ phạm phải điều nghĩa tuyệt như: không con, ghen tuông, ác tật, dâm đãng, không kính cha mẹ, lắm lời, trộm cắp
vào điều thất xuất mà người vợ, chồng đang ở trong 3 trường hợp: vợ đã để tang nhàchồng 3 năm; khi lấy nhau nghèo mà sau này giàu có; khi lấy nhau có bà con mà khi
bỏ lại không có bà con để trở về.Đồng thời khi hai bên vợ chồng đang có tang cha
mẹ thì vấn đề ly hôn không được đặt ra
c, Thủ tục ly hôn
kí; viết chữ giáp lai; mỗi người giữ một bản; chia tay (không cần sự cho phép của nhà chức trách)
d, Hậu quả pháp lí:
2.Pháp luật về quan hệ gia đình:
Trong lĩnh vực quan hệ gia đình, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các quan hệ thân thuộc khác (vợ cả-vợ lẽ, anh-chị-em, cha mẹ-con nuôi, vai trò của người tôn trưởng tức trưởng họ)
- Quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng:
Trang 8Phong tục tập quán và lễ nghĩa Nho giáo đã điều chỉnh quan hệ vợ-chồng, tuy nhiênluật Hồng Đức cũng có các quy định nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ nhân thân
như: Nghĩa vụ phải chung sống tại một nơi và phải có trách nhiệm với nhau (các điều
321 và 308, 309), không được ngược đãi vợ (điều 482), nghĩa vụ chung thủy (điều
401, 405), nghĩa vụ để tang nhau (các điều 2, 7).
+ Quyền và nghĩa vụ đồng của vợ chồng phải có trách nhiệm cùng chung sống với nhau, chăm sóc lẫn nhau Người chồng có quyền có nhiều vợ nhưng không được ruồng
bỏ vợ con Người vợ vô cớ bỏ nhà đi, không chăm sóc chồng con sẽ bị xử hình phạt đồ
( Điều 321 BLHD).
+ Nghĩa vụ phục vụ nhà chồng: Nghĩa vụ tòng phu không chỉ là sống chung với chồng
mà buộc người phụ nữ phải phục tùng gia đình chồng Đối với người vợ cả thì phải rõ vai trò quan trọng của mình trong việc thờ tự, phụng sự chồng, và là người vợ mẫu mực để các thê thiếp của chồng noi theo
+ Nghĩa vụ thủy chung: Nghĩa vụ này trước hết đặt ra đối với người vợ ( Điều 401)
Mặc dù chế độ hôn nhân đa thê nhưng pháp luật cũng quy định về nghĩa vụ thủy chung
với người chồng ( Điều 401, Điều 405).
+ Nghĩa vụ để tang: Nghĩa vụ tang chế được đặt ra khi người chồng chết
- Quan hệ thân nhân giữa cha mẹ và con cái:
Đề cập tới các nghĩa vụ và quyền nhân thân của con cái, bao gồm: Nghĩa vụ phải
vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà (khoản 7 điều 2), nghĩa vụ chịu tội roi,
trượng thay cho ông bà, cha mẹ (điều 38), nghĩa vụ không được kiện cáo ông bà-cha
mẹ (điều 511), nghĩa vụ che giấu tội cho ông bà, cha mẹ (các điều 9, 504), ngoại trừ
trường hợp cha mẹ hay ông bà phạm các tội mưu phản, mưu đại nghịch, cha mẹ nuôi giết con đẻ hay mẹ đẻ-mẹ kế giết cha thì được phép tố cáo và nghĩa vụ để tang ông bà-
cha mẹ (điều 2).
+ Con cái có trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ: Con cái có nghĩa vụ vâng lời ông bà, cha mẹ, phụng dưỡng ông bà cha mẹ, không được kiện ông bà cha mẹ nếu không sẽ bị
xét vào tội thập ác tội “Đồ” hoặc tội “Lưu” Nếu đánh ông bà thì bị tội “ Giảo” Điều
504 quy định: Con cháu tố cáo ông bà, cha mẹ, nô tỳ tố cáo chủ có tội lỗi gì đều bị xử tội lưu đi châu xa, vợ tố cáo chồng cũng bị tội trên Tố cáo ông bà ngoại, cha mẹ và ông bà cha mẹ về bậc tôn trưởng và hàng cơ thân của chồng, cùng là nô tỳ tố cáo bậc
tôn trưởng và hàng cơ thân của chủ, dẫu việc có thật cũng phải tội biếm hay tội đồ Có
Trang 9nghĩa vụ để tang ông bà, cha mẹ (Điều 543,130) đang có tang mà tự ý cưới xin, vui
chơi, không mặc đồ tang lễ thì bị xử theo tội bất lễ trong tội “Thập ác”, chịu thay cha
mẹ hình phạt roi hay trượng ( Điều 38) Con có các quyền được giảm hình phạt theo quan phẩm của cha mẹ (Điều 12).
+ Cha mẹ có quyền nuôi dưỡng, giáo dục, đại diện cho các con, quyết định nơi ở cho các con, đồng thời cha mẹ cũng có nghĩa vụ đại diện cho các con trong việc bồi thườngthiệt hại do hành vi phạm pháp của con mình gây ra; chịu trách nhiệm hình sự về hành
vi phạm pháp của các con ( Điều 506, 507).
+ Ngoài ra con cái còn có các nghĩa vụ khác nữa như tế tự, cư tang, thờ cúng cha mẹ
- Quan hệ nhân thân khác:
Đề cập tới quan hệ giữa vợ cả-vợ lẽ (các điều 309, 481, 483, 484) và nhà chồng, anh-chị-em (các điều 487, 512), nuôi con nuôi (các điều 380, 381, 506) và vai trò của người trưởng họ (điều 35).
+ Trong quan hệ vợ cả-vợ lẽ: thì ngoài các quy định về các nghĩa vụ của họ với chồng
và nhà chồng thì họ cũng phải tuân thủ trật tự thê thiếp và vợ cả nói chung được ưu tiên hơn
+ Về quan hệ anh-chị-em: thì người anh trưởng có quyền và nghĩa vụ đối với các em, nhất là khi cha mẹ đã chết, đồng thời cũng bảo vệ sự hòa thuận trong gia đình (phạt nặng nếu đánh lộn, kiện cáo nhau)
+ Việc nhận nuôi con nuôi phải được lập thành văn bản và phải đối xử như con đẻ cũng như ngược lại, con nuôi phải có nghĩa vụ như con đẻ đối với cha mẹ nuôi
II SỰ KẾT HỢP HÀI HÒA GIỮA TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VỚI TRUYỀN
THỐNG, TẬP QUÁN DÂN TỘC VIỆT TRONG PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH.
1 Tư tưởng Nho giáo là gì?
Nho giáo, còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã
hội, triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị Trong lịch sử Trung Hoa cổ đại, Nho giáo, Nho gia (đạo Nho) là một thuật ngữ bắt đầu từ chữ Nho, theo Hán tự từ "Nho" gồm từ "Nhân" (người) đứng gần chữ "Nhu" Nho gia còn được gọi lànhà Nho người đã học sách thánh hiền, có thể dạy bảo người đời ăn ở hợp luân thường,đạo lý…Nhìn chung "Nho" là một danh hiệu chỉ người có học thức, biết lễ nghĩa
Trang 10Nho giáo cho rằng hôn nhân là một loại quan hệ đặc biệt không xuất phát từ quyền
lợi của hai bên nam nữ mà chính là vì quyền lợi của hai bên gia đình, dòng họ Hôn nhân thể hiện sự giao hiếu của hai dòng họ và để kế thừa truyền thống dòng dõi tông tộc Con cái trong gia đình đều đặt dưới sự quản lý và lệ thuộc vào người gia trưởng, mọi việc trọng đại của các thành viên trong gia đình đều do người cha quyết định
2 Tập quán truyền thống là gì?
- “Tập quán là những quy tắc xử sự được hình thành một cách tự phát lâu ngày thành thói quen trong đời sống xã hội hoặc giao lưu quốc tế, đang tồn tại và được các chủ thểthừa nhận như là quy tắc xử sự chung” Như vậy, phong tục tập quán chính là những quy tắc xử sự, thói quen sinh hoạt được hình thành từ lâu đời, đang tồn tại và được thừa nhận
- Người Việt là một trong những tộc người có quan niệm và tục lệ hôn nhân vào loại đadạng nhất Sự đa dạng đó được quy định bởi bản sắc văn hóa tộc người, thêm vào đó là
sự ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến và tư tưởng Nho giáo của Trung Quốc Vì vậy luật nó đã quy định Hôn nhân là do 2 bên cha mẹ và họ hàng quyết định Hầu hết ở cácvùng nông thôn và cả trong đô thị, việc hôn nhân theo phong tục đều phải qua một cầu trung gian là người mối lái Nhà trai muốn chọn vợ cho con thì xem “ chỗ nào môn đăng hộ đối, tuổi không xung khắc với nhau mới mượn người mối lái Mối lái nói với cha mẹ người con gái bằng lòng gả rồi nhà trai mới đem trầu đến dạm ” Môn đăng -
hộ đối là tiêu chuẩn quan trọng nhất đối với tầng lớp trên của xã hội phong kiến mà cũng thường là tiêu chuẩn chung của xã hội Việt Nam
3 Sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng Nho giáo với truyền thống tập quán dân tộc Việt trong pháp luật hôn nhân và gia đình.
Quốc Triều Hình Luật thể hiện “tính phản ánh” sâu sắc và tinh tế mà tiêu biểu là ở
sự kết hợp chặt chẽ giữa Nho giáo và phong tục tập quán, giữa luật và tục lệ
Sở dĩ Bộ Luật Hồng Đức có được sức sống lâu dài, được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá cao vì bộ luật này mang tính phản ánh rất sâu sắc Bộ Luật Hồng Đức đã thể hiện được đặc trưng văn hoá của dân tộc, nhiều qui định trong Bộ luật thể hiện tính sáng tạo cao của nhà làm luật Mặc dù chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của Bộ Đường Luật
sớ nghị thời nhà Đường, nhưng trong số 722 Điều của Quốc Triều Hình Luật thì có đến
315 điều (chiếm gần một nửa tổng số điều luật) là không tìm thấy trong Bộ luật của nhà Đường
Quốc Triều Hình Luật vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy
miền thượng du (miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với
Trang 11nhau thì theo phong tục xứ ấy mà định tội Những người thượng du phạm tội với ngườitrung châu (miền trung du và miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội.” Có thể nói đây là điều luật thể hiện rõ nhất tính sáng tạo của nhà làm luật, luật pháp dù có hoàn bị đến đâu cũng không thể phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn vai trò của phong tục tập quán vốn dĩ đã tồn tại trước cả khi có luật Một vấn đề nữa cần phải khẳng định là nhà làm luật thời kỳ này đã nhận thức rõ được sức mạnh của quần chúng nhân dân Nho giáo đánh giá cao vai trò của dân với việc cai trị và địa vị của nhà vua, của việc củng
cố và duy trì địa vị xã hội theo giai cấp phong kiến Khổng Tử trong sách Luận ngữ đề cao vai trò của lòng dân - đó là một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thịnh suy của triều đại trong ba yếu tố lương thực, binh lực, và lòng tin của dân chúng, thì Khổng Tử quan niệm lòng tin của dân chúng là yếu tố quan trọng nhất Việc coi trọng sức mạnh của quần chúng nhân dân thông qua việc bảo vệ thuần phong mĩ tục của đất nước cũng
là một cách để nhà Lê ổn định xã hội và làm cho “dân cường, nước thịnh”, ở một khía cạnh khác ta cũng thấy nhà cầm quyền cũng không dại gì thay đổi hoặc phủ nhận những tập tục đó vì nếu làm vậy tự khắc triều đình sẽ vấp phải sự chống đối mạnh mẽ
từ phía
để bảo vệ trật tự lễ giáo phong kiến từ trong triều đình đến trong gia đình hạt nhân của
xã hội Điều đó thường được thể hiện trong một số điều khoản riêng biệt như trong quan hệ gia đình, mặc dù “Quốc triều hình luật” đã thể chế lễ nghi gia đình gia trưởng Nho giáo nhưng đồng thời vẫn thừa nhận một số phong tục, thói quen, nếp sống cổ truyền trong dân gian, dân chúng
tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, các nghi lễ kết hôn gồm: Lễ nghị hôn: Lễ chạm mặt (dạm hỏi); Lễ định thân(Vấn danh); Lễ nạp trưng(Lễ dẫn đồ cưới); Lễ thân nghinh(Lễ đón dâu) Các nghi lễ này dần trở thành phong tục cưới hỏi của người dân Việt Nam vàđược lưu truyền từ đời này sang đời khác Điều này hoàn toàn phù hợp với tập quán người Việt và vừa hợp với lễ nghĩa Quốc Triều Hình Luật tiếp thu những phong tục tập quán của dân tộc đã phản ánh khá trung thực và điều chỉnh mối quan hệ giữa vợ - chồng phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam được biểu hiện thông qua quyền bình đẳng
về tài sản (Điều 374, 375, 376) và quyền sở hữu với tài sản riêng (Điều 374, 377,
375 ,376) quyền sở hữu với tài sản chung (Điều 375) ; bộ luật còn qui định sự ràng buộc trách nhiệm của người chồng với gia đình, qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người vợ (Điều 308, 309, 482, 405)…
Lần đầu tiên trong lịch sử người phụ nữ được pháp luật qui định một loại quyền đặcbiệt: quyền bỏ chồng: Điều 308 qui định: "Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đilại (vợ được trình với quan sở tại và xã quan làm chứng ) thì mất vợ" Tuy nhiên luật qui định rõ quyền này nhưng thực tế số lượng ly hôn trong xã hội phong kiến rất ít Bởi
vì có thể chưa chắc người phụ nữ đã sử dụng những quyền này nhiều, nhưng qui định như vậy quyền lợi của người phụ nữ đã được bảo đảm và quan trọng hơn nó cũng trở thành cơ sở để người chồng phải thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với vợ, với gia đình Đây là qui định nổi bật phản ánh tính sáng tạo của nhà làm luật nhằm duy trì trật