* Nhiệm vụ của luận văn + Xây dựng khái niệm ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình và phân tích cácđặc điểm, nội dung, cũng như nêu lên các giai đoạn của việc ADPL trong hoạt độn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ ……
áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố
Hà NộiChuyờn ngành : Lý luận và lịch sử Nhà nước và phỏp luật
Mó số : 60380101 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ………
HÀ NỘI – NĂM 2017LỜI CAM ĐOAN
Trang 2Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trongLuận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và tríchdẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cảcác môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Đại học Luật
Hà Nội
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Đại học Luật Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệLuận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN NGƯỜI CAM ĐOAN
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 3
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5
7 Kết cấu của luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN 6
1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhândân cấp huyện 6
1.2 Các giai đoạn áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình tại Tòa ánnhân dân cấp huyện 13
1.3 Nội dung áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhândân cấp huyện 17
Kết luận chương 1 30
Chương 2 THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 31
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hà Nội và cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân trênđịa bàn thành phố Hà Nội 31
2.2 Kết quả đạt được và những hạn chế trong áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân vàgia đình của toà án nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội (giai đoạn 2012 -2015) 34
Kết luận chương 2 50
Trang 4Chương 3 YÊU CẦU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 52
3.1 Yêu cầu đối với việc nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết án hônnhân và gia đình của toà án nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội 52
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và giađình của toà án nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội 57
Kết luận chương 3 78
KẾT LUẬN 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
Trang 5TAND: Tòa án nhân dân
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
TTDS: Tố tụng dân sự
UBND: Ủy ban nhân dân
VKSNDTC: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Gia đình được xem là tế bào của xã hội, do vậy muốn có xã hội phát triển và lành mạnh thìcần phải có các gia đình tốt – gia đình văn hoá mới Gia đình là cái nôi sản sinh ra conngười, nuôi dưỡng và giáo dục con người cho xã hội, vì vậy Đảng và Nhà nước ta trongnhững năm qua luôn luôn quan tâmb tới vần đề gia đình Luật hôn nhân và gia đình có vaitrò góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ Hôn nhân và gia đình tiến bộ, nhằmxây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc
Với đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập như vậy, songthực tế hiện nay các vụ án về Hôn nhân và gia đình vẫn phát sinh và có chiều hướng giatăng, đòi hỏi Toà án phải (ADPL) để giải quyết các loại án này Nghiên cứu về (ADPL)trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cácthành viên trong gia đình, thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, tránh tình trạng phânbiệt đối xử, tình trạng bạo lực gia đình [43]
Trong hoạt động tư pháp thì hoạt động của Toà án là trung tâm có vai trò quan trọng trong
hệ thống cơ quan tư pháp và Toà án là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước tiến hànhhoạt động xét xử các loại án nói chung và Hôn nhân và gia đình nói riêng Trong nhữngnăm qua, việc trong giải quyết án
Hôn nhân và gia đình đã giải quyết được những mâu thuẫn bất hoà trong gia đình, đã bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, bên cạnh những mặt đã đạtđược trong quá trình giải quyết án Hôn nhân và gia đình vẫn còn những thiếu sót, như có
vụ án trong quá trình giải quyết còn để tồn đọng, dây dưa kéo dài, có vụ án còn bị sửa, huỷgây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự
Ở thành phố Hà Nội những năm qua, số lượng án về Hôn nhân và gia đình ngày càng giatăng Đối với loại án này mỗi vụ án có nội dung đa dạng và tính phức tạp khác nhau, nênviệc ADPL để giải quyết loại án này gặp không ít những khó khăn, trong nhận thức vậndụng pháp luật cũng như khó khăn từ khách quan mang lại Tuy vậy, quá trình giải quyết
án Hôn nhân và gia đình của ngành Toà án nhân dân thành phố Hà Nội trong những nămqua đạt những kết quả nhất định góp phần giải quyết các mâu thuẫn bất hoà trong hônnhân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Thông qua việc ADPL trongviệc giải quyết án Hôn nhân và gia đình góp phần làm ổn định quan hệ trong hôn nhân, giữgìn kỷ cương pháp luật, giữ ổn định chính trị, trật tự trị an toàn xã hội, góp phần tăngcường nền pháp chế Xã hội chủ nghĩa trên toàn thành phố Đồng thời, hoạt động ADPLtrong giải quyết án
Trang 7Hôn nhân và gia đình, ngoài việc đấu tranh với các hành vi trái pháp luật nảy sinh tronglĩnh vực về hôn nhân, còn phổ biến tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, từ
sự hiểu biết pháp luật, nhân dân sẽ tham gia thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật, tố giácnhững hành vi vi phạm pháp luật trong quan hệ hôn nhân, đồng thời qua thực tiễn ADPLtrong giải quyết án
Hôn nhân và gia đình sẽ phát hiện ra những thiếu sót trong pháp luật để có những đề xuấtsửa đổi các điều khoản của pháp luật cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong từng giaiđoạn cụ thể
Bên cạnh những mặt đã đạt được, qua quá trình kiểm tra giám đốc án và xét xử phúc thẩmcủa TAND thành phố Hà Nội đã phát hiện có những thiếu sót của việc ADPL trong quátrình giải quyết, nên dẫn đến một số vụ án bị sửa, huỷ; một số ít vụ án còn bị dây dưa kéodài, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự Trong hoạt động xét xử, ngành Toà ánthành phố Hà Nội cũng đã bộc lộ một số tồn tại, như án tồn đọng còn nhiều, vi phạm thờihạn tố tụng
Đặc biệt, một số vụ án do ADPL không chuẩn xác, nên còn bị sửa, huỷ nhiều lần, kéo dàinhiều năm gây ảnh hưởng đến đời sống, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Đây làmột trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhân dân khiếu kiện vượt cấp đến các cơ quanTrung ương Tồn tại trên là những lực cản trở trong quá trình xây dựng Nhà nước phápquyền tại Việt Nam
Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài “Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về
Hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội”
làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật
2 Tình hình nghiên cứu
Trong việc giải quyết các vụ án nói chung và ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và giađình nói riêng đã được giới khoa học pháp lý và nhất là những người trực tiếp làm công tácxét xử của ngành Toà án quan tâm nghiên cứu Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiềubài viết đề cập đến một số khía cạnh về những vấn đề liên quan đến đề tài như:
- Trương Kim Oanh (1996), Hòa giải trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sỹ Luật học;
- Đặng Quang Phương (1999), Thực trạng của các bản án hiện nay và một số kiến nghịnhằm hoàn thiện các bản án, Tạp chí TAND số 7, 8;
- Nguyễn Văn Cừ, (2000), Quyền sở hữu của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm
Trang 8- Nguyễn Hồng Hải (2003), Bàn về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhântheo pháp luật Việt Nam hiện nay, Tạp chí luật học số 2;
- Trần Thị Quốc Khánh (2004), Từ hòa giải trong truyền thống dân tộc đến hòa giải cơ sởngày nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11; Qua nghiên cứu những công trình nêu trêncho thấy, các tác giả chỉ đề cập mặt này hay mặt khác của việc ADPL trong quá trình giảiquyết án Hôn nhân và gia đình, mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống,đầy đủ việc ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình nói chung, cũng như trên địabàn thành phố Hà Nội nói riêng
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích của luận văn
+ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình;
+ Đánh giá thực tiễn của việc ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình tại thànhphố Hà Nội;
+ Đề ra những giải pháp đảm bảo việc ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình củaTAND cấp huyện ở thành phố Hà Nội hiện nay
* Nhiệm vụ của luận văn
+ Xây dựng khái niệm ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình và phân tích cácđặc điểm, nội dung, cũng như nêu lên các giai đoạn của việc ADPL trong hoạt động giảiquyết án hôn nhân và gia đình;
+ Đánh giá kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế của hoạt động ADPL trong giảiquyết án Hôn nhân và gia đình của TAND cấp huyện ở thành phố Hà Nội và rút ra cácnguyên nhân khách qua và nguyên nhân chủ quan của hạn chế;
+ Nêu lên các quan điểm, yêu cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể như:
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Toà án; hoàn thiện các quy phạmpháp luật nhằm đảm bảo ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình; Kiện toàn tổchức, nâng cao năng lực của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án và Hội thẩm nhân dân…nhằm đảm bảo việc ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình của TAND cấp huyện
ở thành phố Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Là việc ADPL trong hoạt động giải quyết án Hôn nhân và giađình của Toà án nhân dân cấp huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội
Trang 9* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn xem xét nghiên cứu tình hình ADPL để giải quyết án Hônnhân và gia đình của các Toà án nhân dân cấp huyện ở thành phố Hà Nội trong khoảng thờigian từ năm 2012 đến năm 2015.
5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và phápluật, trong đó có vấn đề ADPL giải quyết án Hôn nhân và gia đình
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của Triết học Mác– Lênin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và logic, phương phápkết hợp lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích tổng hợp thống kê, so sánh
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động ADPL trong giải quyết ánHôn nhân và gia đình, làm sáng tỏ đặc thù của loại án này ở cấp huyện trên địa bàn thànhphố Hà Nội
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập trong hoạt động ADPL giải quyết ánHôn nhân và gia đình ở cấp huyện thành phố Hà Nội và đề ra các giải pháp có tính khả thinhằm đảm bảo ADPL trong hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình có hiệu quả, đápứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp
Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn chonhững người trực tiếp làm công tác ADPL trong giải quyết án
Hôn nhân và gia đình, nhằm thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh Luật Hôn nhân và giađình Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy,học tập trong các trường Đại học chuyên luật, hệ thống các trường chính trị của Đảng, chonhững người trực tiếp đang làm công tác xét xử tại TAND nói chung và Toà án nhân dân ở
Hà Nội nói riêng
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương, 7tiết
Chương 1: Cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình củaTòa án nhân dân
Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa
án nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 3: Yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết án
Trang 10Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT
ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN
1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình tại Tòa án nhân dân cấp huyện
1.1.1 Khái niệm hôn nhân và gia đình
Hôn nhân là một hình thức, hiện tượng được hình thành rất lâu đời trong xã hội loài người.Khái niệm ban đầu của hôn nhân là sự sắp đặt của xãhội để điều chỉnh mối quan hệ giữađàn ông và đàn bà, hôn nhân là sự liên kếthợp pháp giữa người đàn ông và người đàn bà đểxây dựng gia đình và chungsống với nhau Ngày nay, khi xã hội phát triển, hôn nhân còn
có thể là sự liênkết của hai người cùng giới tính Sự liên kết đó phát sinh, hình thành doviệckết hôn và được biểu hiện ở một quan hệ xã hội gắn liền với nhân thân, đó làquan hệ
vợ chồng Quan hệ này là quan hệ giới tính, thực chất và ý nghĩa củanó biểu hiện trongviệc sinh đẻ, nuôi nấng, giáo dục con cái, đáp ứng chonhau những nhu cầu tinh thần và vậtchất trong đời sống hàng ngày Trongmỗi giai đoạn phát triển của lịch sử, giai cấp thống trịbằng pháp luật, điềuchỉnh quan hệ hôn nhân cho phù hợp với ý chí, nguyện vọng của mình,phùhợp với ý chí giai cấp mình, xã hội nào thì có hình thái hôn nhân đó và tươngứng vớichế độ hôn nhân nhất định Chẳng hạn, xã hội phong kiến có hìnhthức hôn nhân phongkiến, mang bản chất của hôn nhân phong kiến Trong xãhội tư bản có hình thức hôn nhân
tư sản mang bản chất của xã hội tư sản Xãhội XHCN có hình thức của hôn nhân xã hộichủ nghĩa Hiện nay ở một sốnước đã công nhận việc kết hôn giữa những người đồng giới,
vì vậy kháiniệm hôn nhân cũng được mở rộng hơn, không chỉ giữa người đàn ông vàngườiđàn bà mà là giữa hai con người có mối quan hệ tình cảm, có cùngchung mục đích là muốn
có sự liên kết gắn bó với nhau về mặt tinh thần cũngnhư về mặt luật pháp, không biệt giớitính, chủng tộc, quốc tịch
Ở nước ta hiện nay, hôn nhân theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Namlà sự liên kết giữamột người đàn ông và một người đàn bà trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đẳngtheo quy định của pháp luật để chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình hạnhphúc, dân chủ, hoà thuận và bền vững
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 giải thích: “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồngsau khi kết hôn” [49, Khoản 1 Điều 3] Mặc dù trước đây khi lấy ý kiến sửa đổi Luật Hônnhân và gia đình cũng đã có ý kiến đưa quan hệ hôn nhân đồng tính vào Luật hôn nhân vàgia đình để điều chỉnh nhưng ý kiến này không được thông qua và hiện tại Việt Nam chưa
Trang 11công nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính Lý do của việc không công nhận này
có thể là vì hôn nhân đồng tính sẽ làm mất đi khái niệm người vợ, người chồng trong giađình truyền thống Việt Nam
Gia đình là khái niệm rộng hơn khái niệm hôn nhân, gia đình lấy hôn nhân làm tiền đề, haicon người tiến đến hôn nhân nhằm mục đích xây dựng nên gia đình Xã hội loài người đãtrải qua nhiều hình thái gia đình khác nhau, gia đình là sản phẩm của xã hội, đã phát sinh
và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội Do vậy, gia đình là hình ảnh thu nhỏ của xãhội, là tế bào của xã hội Trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội khác nhau mang tính chất vàkết cấu của gia đình cũng khác nhau Gia đình XHCN là hình thái cao nhất trong lịch sử,chế độ XHCN quyết định sự xuất hiện và phát triển của gia đình XHCN Quan hệ bìnhđẳng về mọi mặt giữa vợ chồng trong gia đình XHCN phản ánh mối quan hệ bình đẳnggiữa nam và nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội
Ở Việt Nam Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Gia
đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền
giữa họ với nhau” [49, Khoản 2 Điều 3]
Như vậy, gia đình có thể gồm vợ chồng, con cái, anh chị em, cha mẹ,
ông bà có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, trong quá trình
chung sống, phát sinh các quyền và nghĩa vụ đối với nhau Hôn nhân và gia
đình là những hiện tượng xã hội mà luôn được các nhà triết học, xã hội học,
sử học, luật học nghiên cứu Hôn nhân là cơ sở của gia đình, còn gia đình là
tế bào của xã hội, mà trong đó kết hợp chặt chẽ, hài hoà lợi ích của mỗi công
dân, nhà nước và xã hội C Mác và Ph Ăngghen đã chứng minh một cách
khoa học rằng, hôn nhân và gia đình là phạm trù phát triển theo lịch sử, rằng
giữa chế độ kinh tế - xã hội và tổ chức gia đình có mối quan hệ liên quan trực
tiếp và chặt chẽ Trong tác phẩm, Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và
Nhà nước (1884), Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh rằng: “Chế độ gia đình trong xã
hội phụ thuộc vào quan hệ sở hữu thống trị trong xã hội đó và bước chuyển từ
Trang 12quyết định bởi những điều kiện vật chất của đời sống xã hội” [24] Bằng tác
phẩm đó, Ph.Ăngghen đã làm thay đổi quan điểm trước đây về hình thái hôn
nhân và gia đình trong lịch sử
Tại các Điều 8, 9 Chương II của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
quy định việc kết hôn, để được công nhận hôn nhân hợp pháp, việc đăng ký
kết hôn phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật và việc ly hôn cũng như
giải quyết các quan hệ liên quan đến hôn nhân cũng được tiến hành theo trình
tự pháp luật nhất định, các bước phải được tuân thủ theo Bộ luật tố tụng dân
sự, khi giải quyết một vấn đề cụ thể thì được áp dụng theo Luật Hôn nhân và
gia đình
1.1.2 Khái niệm áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình
Áp dụng pháp luật là một hoạt động mang tính tổ chức quyền lực nhà
nước, là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó Nhà nước thông qua
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà nước tổ chức cho các chủ thể
pháp luật thực hiện những quy định pháp luật Áp dụng pháp luật sẽ cá biệt
hóa các biện pháp cưỡng chế nhà nước hoặc các chế tài pháp luật; làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể; giải
quyết các tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên
tham gia quan hệ pháp luật; kiểm tra, giám sát, hoặc xác nhận thực trạng của
một quan hệ xã hội
Quan niệm ADPL như vừa nêu trên được thể hiện rất rõ trong đời sống
xã hội Chẳng hạn, để ADPL hình sự nhằm buộc kẻ phạm tội phải chịu trách
nhiệm pháp luật hình sự thì nhà nước đã trao quyền cho Toà án và Toà án căn
Trang 13cứ vào các quy định cụ thể của pháp luật hình sự để xét xử ra một bản án (văn
bản ADPL hình sự) buộc kẻ phạm tội phải chịu một hình phạt nhất định Hoặc
để bảo vệ an toàn giao thông, Nhà nước bằng pháp luật đã quy định cho các
chiến sỹ cảnh sát giao thông có quyền áp dụng các quy phạm pháp luật giao
thông ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các chủ thể có
hành vi vi phạm luật giao thông vượt đèn đỏ, đi ngược chiều… Ngoài ra,
trong một số trường hợp, Nhà nước cũng cho phép một số tổ chức xã hội
được ADPL, như pháp luật về thành lập Hội
Trong các hình thức thực hiện pháp luật, thì ADPL là một hình thức thực
hiện pháp luật đặc biệt, vì pháp luật ở đây được thực hiện bởi các chủ thể nắm
quyền lực nhà nước Nếu tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp
luật là những hình thức mà mọi chủ thể pháp luật đều có thể tự thực hiện thì
ADPL là hình thức luôn có sự tham gia của Nhà nước ADPL là hình thức rất
quan trọng của thực hiện pháp luật Trong đó pháp luật tác động vào cuộc sống,
vào các quan hệ xã hội để đạt được hiệu quả cao nhất, các quy định của nó đều
được thực hiện triệt để, bởi vì ADPL luôn có sự can thiệp của Nhà nước
Trong thực tế, nếu chỉ thông qua các hình thức thực hiện pháp luật như:
tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật, thì pháp luật có
lúc không được thực hiện triệt để vì các chủ thể không tự giác thực hiện, bởi
các hình thức này chỉ do các chủ thể pháp luật tự giác thực hiện mà không có
sự bắt buộc thực hiện của Nhà nước
Trong tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử Hiến pháp năm 1946, Hiến
Trang 14án là cơ quan xét xử, nhưng trên tinh thần của Hiến pháp chúng ta cũng có thể
hiểu Toà án là cơ quan xét xử Các bản Hiến pháp năm 1959,1980, 1992 và 2013
đã quy định rõ về chức năng xét xử của Toà án, Hiến pháp năm 2013 đã quy
định: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [52, khoản 1 Điều 102] Trên cơ sở Hiến
pháp, Luật Tổ chức Toà án nhân dân quy định về chức năng xét xử của Toà
án: “Toà án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các
vụ án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân và gia đình, Kinh doanh thương mại, Lao
động, Hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật ”
[31, Khoản 2 Điều 2]
Trong quá trình xét xử Toà án phải ADPL để giải quyết các vụ án Đối
với các vụ án Hôn nhân và gia đình, Toà án phải ADPL để giải quyết từ khâu
phân loại đơn, thụ lý đơn, điều tra, thu thập chứng cứ, xác minh, định giá tài
sản… cho đến khi đưa vụ án ra xét xử và tuỳ từng vụ án cụ thể mà phân loại
giải quyết khác nhau như: Quyết định chuyển vụ án, tạm đình chỉ vụ án, đình
chỉ vụ án, công nhận hoà giải thành, công nhận thuận tình ly hôn hoặc quyết
định đưa vụ án ra xét xử
Theo quy định của Luật tố tụng dân sự khi đương sự gửi đơn đề nghị
giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình đến TAND cấp có thẩm quyền giải
quyết, sau khi nhận đơn Toà án tiến hành phân loại việc hôn nhân và gia đình
Nếu là quan hệ tranh chấp ly hôn thì thụ lý vụ án với quan hệ pháp luật “Tranh
chấp ly hôn” Nếu đơn khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi
con chung sau khi ly hôn thì thụ lý vụ án với quan hệ pháp luật “Tranh chấp
Trang 15việc cấp dưỡng nuôi con”… Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán giải quyết vụ án
phải ADPL tố tụng và Luật Hôn nhân và gia đình để điều tra thu thập chứng cứ
vụ án, lựa chọn quy phạm pháp luật để ra các quyết định hoặc ra bản án buộc
các đương sự thi hành bằng nhiều hình thức như: tự nguyện thi hành hoặc có sự
cưỡng chế thi hành của cơ quan Thi hành án dân sự
Ngoài cơ quan Toà án ADPL giải quyết án hôn nhân và gia đình còn có
sự tham gia của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp trong giai đoạn giải quyết
vụ án Viện kiểm sát nhân dân có quyền và trách nhiệm kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong hoạt động tố tụng dân sự, như yêu cầu cá nhân, cơ quan
tổ chức cung cấp chứng cứ, tham gia phiên toà xét xử và được phát biểu về
việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử trong quá trình giải
quyết vụ án và tại phiên toà Tuy nhiên, TAND là cơ quan có trách nhiệm chủ
yếu trong việc giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình Hầu hết trong các giai
đoạn ADPL, hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình do Toà án trực
tiếp giải quyết mà không phụ thuộc vào chủ thể nào khác
Dựa trên cơ sở khái niệm ADPL và từ sự phân tích về ADPL trong giải
quyết án hôn nhân và gia đình nêu trên, có thể rút ra khái niệm: Áp dụng pháp
luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình là một hoạt động mang tính tổ
chức, thực hiện quyền lực nhà nước do Tòa án nhân dân tiến hành theo quy
định của pháp luật, có kết quả là một quyết định cá biệt hoặc một bản án do
Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử ban hành nhằm làm phát sinh, thay đổi
hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật về Hôn nhân gia đình
Từ khái niệm về ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình nêu trên, ta
Trang 16- Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình là một
hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, Toà án được Nhà nước trao quyền
để lựa chọn các quy phạm pháp luật và ADPL trong giải quyết án hôn nhân và
gia đình
- Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình chỉ do hệ
thống TAND tiến hành Toà án là cơ quan có thẩm quyền duy nhất có quyền
ADPL để giải quyết án hôn nhân và gia đình
- Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình được tiến
hành theo một thủ tục chặt chẽ do pháp luật tố tụng dân sự quy định và các
quy phạm pháp luật của Luật Hôn nhân và gia đình quy định Khi tiến hành
giải quyết một vụ án hôn nhân và gia đình, các trình tự xây dựng hồ sơ từ
khâu thụ lý, điều tra, thu thập chứng cứ đến khi ra quyết định hoặc quyết định
đưa vụ án ra xét xử đều phải tuân theo các bước như đã quy định trong Bộ
luật tố tụng dân sự nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự
- Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình là một
hoạt động mang tính khoa học và sáng tạo do Thẩm phán và Hội thẩm nhân
dân thực hiện Chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trực tiếp giải quyết
vụ án hôn nhân và gia đình mới được áp dụng các quy phạm pháp luật, sao
cho phù hợp và khoa học để giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình Trong
khuôn khổ của pháp luật cho phép, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân ADPL
sáng tạo, nghĩa là dựa vào trí tuệ và niềm tin nội tâm của mình để ADPL
- Áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình diễn ra
trên phạm vi rộng với nhiều vụ án đa dạng, phức tạp Tuy nhiên, cùng một
Trang 17loại án về hôn nhân và gia đình nhưng tính chất từng vụ án cũng khác nhau,
tình tiết, chứng cứ trong các vụ án cũng khác nhau Khi giải quyết vụ án phải
tuân thủ theo các bước quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự
Từ đó có thể rút ra rằng hoạt động ADPL trong giải quyết các vụ án
Hôn nhân gia đình chỉ do hệ thống Tòa án tiến hành, tuy nhiên ở mỗi cấp Tòa
án việc áp dụng pháp luật có những khác biệt, đặc biệt là về thẩm quyền Hệ
thống tổ chức của ngành Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội được chia làm
hai cấp: Tòa án nhân dân cấp thành phố và các Tòa án nhân dân cấp huyện
Tòa án nhân dân cấp huyện là cách gọi chung các TAND huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh Các giai đoạn và nội dung áp dụng pháp luật giải quyết
án hôn nhân và gia đình sơ thẩm tại TAND cấp huyện và TAND cấp tỉnh gần
như là giống nhau Đại đa số các vụ án Hôn nhân và gia đình sơ thẩm đều do
TAND cấp huyện giải quyết, trừ các vụ án có yếu tố nước ngoài thì do
TAND cấp tỉnh giải quyết, điều này đã được quy định rõ trong Điều 35 Bộ
luật tố tụng dân sự năm 2015
Thẩm quyền giải quyết án Hôn nhân và gia đình của TAND cấp huyện
là các vụ án cấp sơ thẩm, bao gồm các loại sau:
- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
- Tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân;
- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn;
- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con
cho cha mẹ;
- Tranh chấp về cấp dưỡng nuôi con;
Trang 18- Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản
khi ly hôn;
- Yêu cầu công nhận sự thoả thuận về thay đổi người trực tiếp
nuôi con sau khi ly hôn;
- Yêu cầu hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành
niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn;
- Yêu cầu chấm dứt việc nuôi con nuôi;
- Các tranh chấp khác và những yêu cầu khác về Hôn nhân và
gia đình mà pháp luật quy định [50, Điều 28, 29]
Chủ thể trực tiếp ADPL đối với các vụ án Hôn nhân và gia đình tại
TAND cấp huyện là Thẩm phán và các Hội thẩm nhân dân Trong trường hợp
vụ án có thể được giải quyết bằng một quyết định thì Hội thẩm nhân dân
không tham gia vụ án mà người ADPL để ban hành quyết định giải quyết vụ
án là Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án đó Ví dụ: trong quá trình giải
quyết vụ án, hai bên vợ chồng cùng thống nhất thuận tình ly hôn thì Thẩm
phán lập Biên bản ghi nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của đương sự,
nếu sau 07 ngày kể từ ngày lập Biên bản, hai bên không có văn bản về việc
thay đổi ý kiến thì Thẩm phán được quyền ban hành Quyết định công nhận
thuận tình ly hôn để chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng Nếu vụ án
phải dẫn tới việc xét xử thì Thẩm phán sẽ ra Quyết định xét xử để thành lập
một Hội đồng xét xử bao gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, Hội
đồng xét xử sẽ xem xét để ban hành một bản án giải quyết vụ án Vì vậy,
Thẩm phán là người đầu tiên tiếp xúc với hồ sơ vụ án, trực tiếp tiếp xúc với
Trang 19đương sự, có thể yêu cầu đương sự giao nộp tài liệu chứng cứ, tiến hành điều
tra, xác minh nội dung vụ án, tiến hành hòa giải, ra Quyết định xét xử việc
ADPL của Thẩm phán là thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình tố tụng
của vụ án Thẩm phán cùng các Hội thẩm nhân dân đánh giá hồ sơ cũng như
các tài liệu, lời khai của đương sự tại phiên tòa để ADPL và đưa ra quyết định
cuối cùng là một bản án nhân danh nhà nước Ngoài ra, Kiểm sát viên đại
diện cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân
theo pháp luật trong toàn bộ hoạt động tố tụng của vụ án Việc kiểm sát này là
hình thức ADPL một cách gián tiếp, Kiểm sát viên không trực tiếp tham gia
vào nội dung của vụ án Hôn nhân và gia đình
1.2 Các giai đoạn áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia
đình tại Tòa án nhân dân cấp huyện
Áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình nói riêng của
TAND là sự biểu hiện cụ thể và mang những đặc điểm của ADPL nói chung
Do tính đa dạng của tranh chấp về hôn nhân và gia đình như trong vụ án tranh
chấp về ly hôn, Toà án phải giải quyết cả ba mối quan hệ: quan hệ hôn nhân,
quan hệ nuôi con chung sau ly hôn và quan hệ tài sản chung của vợ chồng sau
khi ly hôn, điều này đòi hỏi khi giải quyết các nội dung vụ án, Toà án phải áp
dụng cả Luật Hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Bộ luật dân sự để giải quyết
vụ án Ngoài ra, Toà án còn phải áp dụng những quy định về thủ tục tố tụng
khi giải quyết vụ án Dựa trên cơ sở lý luận của ADPL, có thể chia ADPL
trong việc giải quyết án Hôn nhân và gia đình thành bốn giai đoạn sau:
Một là phân tích các tình tiết khách quan của vụ án hôn nhân và gia
Trang 20các giai đoạn ADPL giải quyết án Hôn nhân và gia đình Trong hoạt động
này, Toà án phải xác định thẩm quyền của Toà án theo loại việc (áp dụng
Điều 27, Điều 28 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015), thẩm quyền theo lãnh
thổ, theo cấp Toà án hoặc theo sự lựa chọn của các bên đương sự (áp dụng
Điều 35, 37, 39, Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015), để thông báo cho
các đương sự biết Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc
Đại đa số các vụ án Hôn nhân và gia đình đều do TAND cấp quận,
huyện giải quyết, trừ các vụ án có yếu tố nước ngoài thì do TAND cấp tỉnh
giải quyết Do vậy, khi nhận đơn cần thu thập các thông tin liên quan đến các
loại việc hôn nhân và gia đình, thẩm quyền giải quyết của Toà án Ví dụ:
Trong vụ án tranh chấp ly hôn phải yêu cầu ghi rõ các nội dung về tên tuổi,
địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn, nguyên nhân mâu thuẫn, các thông tin về con
chung và tài sản chung, nguyện vọng của các đương sự sau ly hôn Kèm theo
đơn ly hôn gồm các giấy tờ khác có liên quan để xác định thẩm quyền giải
quyết của Toà án: Sổ hộ khẩu, xác nhận nơi cư trú Sau khi có các tài liệu cần
thiết để xác định loại việc, thẩm quyền của Toà án, Thẩm phán nghiên cứu
đơn áp dụng các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự, Luật Hôn nhân và gia
đình để xác định điều kiện khởi kiện của nguyên đơn Ví dụ: Khi xét đơn khởi
kiện tranh chấp ly hôn, nếu xét thấy tài liệu nguyên đơn cung cấp thể hiện bị
đơn đã đi khỏi nơi cư trú hơn hai năm mà không xác định được địa chỉ của bị
đơn thì Thẩm phán xét đơn hướng dẫn nguyên đơn phải nộp đơn yêu cầu Toà
án xác định công dân mất tích trước rồi mới giải quyết việc ly hôn
Khi xác định đương sự có đủ điều kiện thụ lý vụ việc hôn nhân và gia
Trang 21đình, Thẩm phán đề xuất thụ lý vụ án Sau khi thụ lý vụ án, Thẩm phán phải
phân tích các tình tiết khách quan của vụ án hôn nhân và gia đình, tiến hành
điều tra xác minh, làm rõ nội dung vụ án Tuy nhiên, có những trường hợp
không nhất thiết phải tiến hành điều tra, mà xuất phát từ nguyên tắc quyền tự
định đoạt và nghĩa vụ chứng minh của các bên đương sự tự xuất trình chứng
cứ, các đương sự tự thoả thuận được các tranh chấp trong quan hệ Hôn nhân
và gia đình, thì vụ án cũng không phải tiến hành tất cả các hoạt động điều tra
Đây cũng là đặc điểm riêng của vụ án Hôn nhân và gia đình Ví dụ: khi thụ lý
giải quyết một vụ kiện xin ly hôn, Toà án yêu cầu nguyên đơn và bị đơn cung
cấp các tài liệu, giấy tờ liên quan đến quan hệ hôn nhân, các đương sự tự viết
vào bản tự khai Trong quá trình giải quyết vụ án các đương sự đều nhất trí ly
hôn, tự thoả thuận được với nhau về người trực tiếp nuôi con, việc cấp dưỡng
nuôi con, thoả thuận về tài sản chung vợ chồng sau ly hôn thì Toà án ra Quyết
định công nhận việc thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự
Trên cơ sở kết quả điều tra xác minh vụ án chủ thể ADPL, phân tích
những tình tiết khách quan của vụ án hôn nhân và gia đình, làm rõ các đặc
trưng pháp lý của vụ án để tiến hành các bước tiếp theo giải quyết vụ án đó
Hai là lựa chọn các quy phạm pháp luật về Hôn nhân và gia đình, về
Dân sự, về Tố tụng dân sự tương ứng để giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình
Nói chung, việc lựa chọn QPPL để ADPL được tiến hành theo ý chí
đơn phương của Toà án có thẩm quyền, không phụ thuộc vào ý chí của chủ
thể bị áp dụng Điều này được thể hiện rất rõ đối với việc ADPL trong giải
quyết án hình sự và giải quyết vi phạm hành chính, nhưng đối với việc giải
Trang 22hợp có thể trong khi giải quyết vụ án các đương sự có thể thực hiện quyền
của mình theo pháp luật quy định sẽ thay đổi quan điểm, nên dẫn đến vụ án
không phải tiếp tục điều tra, xét xử mà có thể ra một quyết định thoả thuận
của các đương sự mà không phụ thuộc vào ý chí của chủ thể ADPL, nhưng
lựa chọn QPPL vẫn là do cơ quan Toà án
Ví dụ: Trong trường hợp các bên đương sự thuận tình ly hôn, thoả
thuận được với nhau về việc người trực tiếp nuôi con, thoả thuận về tài sản
khi ly hôn thì Toà án áp dụng Điều 55, Điều 81, 82, 83 Luật Hôn nhân và gia
đình năm 2014; Điều 182, Điều 183 Bộ luật tố tụng dân sự để ra Quyết định
công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận của các đương sự
Đây là quá trình vận dụng tổng hợp các tri thức chính trị, kinh tế - xã
hội, đặc biệt là các tri thức pháp lý Để làm sáng tỏ tư tưởng nội dung các quy
phạm liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân và gia đình Giai đoạn này của quá
trình ADPL nhằm nhận thức đúng đắn nội dung, tư tưởng của QPPL đưa ra áp
dụng để giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình Việc ADPL phải thông qua
người có thẩm quyền khi ADPL Cụ thể, Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ án
phải căn cứ vào các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự,
Luật đất đai để giải thích cho các đương sự hiểu, hướng cho các đương sự đi
đến thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật Giai đoạn này đòi hỏi
Thẩm phán giải quyết vụ án phải có trình độ vững vàng về pháp luật, có sự
hiểu biết sâu sắc về tâm lý, xã hội để phân tích, hoà giải
Ba là ra quyết định áp dụng pháp luật hoặc ra một bản án để giải quyết
vụ án Hôn nhân và gia đình
Trang 23Đây là giai đoạn thể hiện kết quả của hai giai đoạn trên, ở giai đoạn
này Toà án có thẩm quyền ra quyết định hoặc bản án để quy định trách
nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự đang có tranh chấp trong
quan hệ Hôn nhân và gia đình Văn bản ADPL này thể hiện rất rõ năng lực,
trình độ của Thẩm phán và Hội đồng xét xử khi ADPL Bởi vì, trong giai
đoạn này các phán quyết cuối cùng mang tính pháp lý, phán quyết này chính
là việc vận dụng các quy định pháp luật về lĩnh vực Hôn nhân và gia đình để
giải quyết án Hôn nhân và gia đình
Quyết định ADPL phải phù hợp với quy phạm pháp luật đưa ra áp dụng
chứ không thể xuất phát từ ý chí chủ quan hoặc tình cảm cá nhân của người
có thẩm quyền, nội dung quyết định bản án phải rõ ràng, chính xác
1.3 Nội dung áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia
đình tại Tòa án nhân dân cấp huyện
Nội dung ADPL trong quá trình giải quyết án hôn nhân và gia đình
được thể hiện trong các nhiệm vụ ở các giai đoạn mà Tòa án nhân dân tiến
hành Nội dung ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình rất đa dạng và
phong phú, nhưng quy về những nội dung cơ bản sau:
1.3.1 Áp dụng pháp luật trong thụ lý, điều tra, thu thập chứng cứ và hòa giải:
* Thụ lý vụ án
Cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật tố tụng dân sự quy định có quyền
khởi kiện về việc Hôn nhân và gia đình, yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải
quyết Bộ luật tố tụng dân sự quy định những loại việc mà Toà án nhân dân
cấp huyện thụ lý giải quyết vụ án khi có đơn khởi kiện thuộc lĩnh vực Hôn
Trang 24nhân và gia đình tại Điều 28, 29, 35.
Trong thực tế các loại việc tranh chấp về Hôn nhân và gia đình khi các
đương sự gửi đơn đến Toà án viết rất đơn giản, ít và thiếu các thông tin, vì vậy
ADPL trong việc thụ lý vụ án rất quan trọng để xem xét vụ án thuộc loại tranh
chấp nào, thuộc thẩm quyền của Toà án nào giải quyết
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, những chứng cứ kèm theo, nếu
xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì thông báo cho
người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí
Toà án dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào phiếu báo nộp tiền tạm ứng án
phí và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí Trong thời
hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Toà án về việc nộp tiền tạm
ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Toà án mới thụ
lý giải quyết
Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp biên lai tạm thu tiền án
phí Nếu trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì
Toà án phải thụ lý khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu chứng cứ kèm
theo, nếu có
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
Toà án phải nhận đơn khởi kiện do đương sự nộp trực tiếp tại
Toà án hoặc gửi qua đường bưu điện và phải ghi vào sổ nhận đơn
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi
kiện Toà án phải xem xét và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án nếu thuộc thẩm quyền của mình;
Trang 25- Chuyển đơn khởi kiện cho Toà án có thẩm quyền và thông
báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết
của Toà án khác;
- Trả lại đơn cho người khởi kiện, nếu việc đó không thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án [51, Điều 191]
Việc trả lại đơn khởi kiện được phân ra các trường hợp sau:
+ Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có năng lực
hành vi tố tụng dân sự;
+ Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực
pháp luật của Toà án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp Toà án bác đơn xin ly hôn, bác đơn
xin thay đổi nuôi con hoặc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con…;
+ Chưa có đủ điều kiện khởi kiện;
+ Hết thời hạn quy định mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền
tạm ứng án phí cho Tòa án;
+ Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án;
+ Người khởi kiện không sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu
của Thẩm phán
Như vậy, khi thụ lý đơn để giải quyết vụ án, Toà án trước khi thụ lý cần
phải xem xét nhiều vấn đề liên quan như các giấy tờ liên quan đến vụ kiện,
thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ, thẩm quyền của Toà án cấp nào được
giải quyết, người khởi kiện có quyền khởi kiện hay không, có đủ năng lực
hành vi dân sự không đồng thời Toà án phải thụ lý theo đúng thời hạn của Bộ
Trang 26luật tố tụng dân sự quy định Việc ADPL đối với khâu thụ lý vụ án bước đầu
này rất quan trọng để định hướng chính xác việc giải quyết vụ án sau này và
cũng nhằm đảm bảo quyền lợi của người khởi kiện
23
* Điều tra, thu thập chứng cứ vụ án:
Đối với vụ án Hôn nhân và gia đình, quá trình điều tra vụ án thuộc
trách nhiệm của Toà án, Chánh án phân công cho một Thẩm phán trực tiếp
giải quyết vụ án, điều tra thu thập chứng cứ, đây là giai đoạn rất quan trọng,
khó khăn nhất trong quá trình giải quyết vụ án Thu thập được chứng cứ đầy
đủ, khách quan thì Toà án mới có thể ra phán quyết chính xác và đúng pháp
luật Do đó, đòi hỏi Thẩm phán phải thận trọng khi thu thập chứng cứ như các
bước chủ yếu sau:
- Thẩm phán tiến hành lấy lời khai đương sự theo Điều 98 Bộ luật tố
tụng dân sự năm 2015, chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự chưa có bản tự
khai hoặc bản tự khai không đầy đủ, rõ ràng, đương sự phải tự viết bản khai
và ký tên của mình Trong trường hợp đương sự không thể tự viết được thì
Thẩm phán lấy lời khai của đương sự Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập
trung vào những nội dung đương sự chưa khai hoặc khai chưa rõ
- Việc lấy lời khai của đương sự cũng có thể được thực hiện tại trụ sở
Toà án, trong những trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự
ngoài trụ sở Toà án Sau khi ghi xong biên bản ghi lời khai phải được người
khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ Đương sự có quyền
sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai, ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận và
có dấu của Toà án, nếu nhiều bản thì phải có dấu giáp lai Trường hợp biên
Trang 27bản ghi lời khai ở ngoài trụ sở Toà án phải có người làm chứng hoặc xác nhận
của UBND, Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên
bản Ngoài việc lấy lời khai của đương sự, khi xét thấy cần thiết Thẩm phán
tiến hành lấy lời khai, nếu người làm chứng chưa đủ 18 tuổi hoặc năng lực
hành vi dân sự bị hạn chế thì phải được tiến hành lấy lời khai với sự có mặt
của người đại diện hợp pháp hoặc người đang quản lý, trông nom
Đối với vụ án ly hôn, khi có tranh chấp về con, nếu con từ 7 tuổi trở
lên, khi giải quyết về việc nuôi con chung thì cần phải xem xét nguyện
vọng của con
Từ kết quả lấy lời khai nếu thấy có mâu thuẫn thì tiến hành cho đối
chất giữa các đương sự với nhau nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mâu
24
thuẫn, việc đối chất phải được ghi lại thành biên bản, có chữ ký của những
người tham gia đối chất
- Tiến hành điều tra xác minh, trong những trường hợp và xét thấy cần
thiết Toà án tiến hành đến tổ dân phố, UBND, cơ quan công tác hoặc nơi cư
trú của đương sự để xác minh nhằm làm rõ vấn đề liên quan đến vụ án
Cùng với việc lấy lời khai như trên thì cũng tiến hành thu thập các tài
liệu khác như:
- Đăng ký kết hôn;
- Bản sao giấy khai sinh của các con;
- Các giấy tờ có ý nghĩa chứng minh về tài sản;
- Các giấy tờ vay nợ, cho vay;
Trang 28- Các giấy tờ về nhà đất và các giấy tờ khác có liên quan đến vụ án.
Các Điều 208, 209, 210, 211 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định
về việc Tòa án phải mở phiên họp để kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công
khai chứng cứ của các bên đương sự
Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào từng vụ án cụ thể mà Toà án quyết định
trưng cầu giám định theo sự đề nghị của các bên đương sự hoặc theo đề nghị
của một bên đương sự Nếu trong trường hợp xét thấy kết luận giám định
chưa đầy đủ, rõ ràng thì Toà án ra quyết định bổ sung yêu cầu giám định lại
- Định giá tài sản: Tài sản các bên đương sự có tranh chấp về giá, Toà
án quyết định thành lập Hội đồng định giá và tuỳ thuộc vào loại tài sản cần
định giá mà tiến hành mời các thành viên hội đồng định giá cho phù hợp
Ví dụ: Định giá về nhà đất , ngoài thành phần đại diện Phòng tài chính
thì phải có Phòng tài nguyên môi trường, Phòng quản lý xây dựng đô thị, có
đại diện UBND cấp xã, phường, tổ dân phố nơi có tài sản định giá chứng kiến
việc định giá Hoặc nếu định giá tài sản là ô tô thì phải có thành viên của Sở
giao thông cùng tiến hành định giá, đồng thời phải có mặt các bên đương sự
trong buổi định giá
Đối với chứng cứ thu thập ở nơi xa, Toà án có thể ra quyết định uỷ thác
để Toà án nơi khác hoặc cơ quan có thẩm quyền lấy lời khai của đương sự,
thẩm định tại chỗ, định giá tài sản hoặc có các biện pháp khác để thu thập
25
chứng cứ Trong những trường hợp cần thiết pháp luật quy định cho áp dụng
các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ chứng cứ, tránh gây thiệt hại, đảm
bảo việc thi hành án Các biện pháp khẩn cấp tạm thời như:
Trang 29- Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục;
- Buộc thực hiện trước một phần cấp dưỡng;
- Kê biên tài sản đang tranh chấp;
- Cấm chuyển dịch về quyền tài sản đang tranh chấp;
- Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;
- Phong toả tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước
ở nơi gửi;
- Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ
Quá trình điều tra, thu thập chứng cứ cần tuân thủ nghiêm ngặt,
chính xác các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì mới đảm bảo tính
khách quan của vụ việc cũng như không bỏ lọt chứng cứ, tình tiết trong vụ
án, không ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của bất cứ đương sự nào
liên quan đến vụ án
Ngoài ra, Tòa án bắt buộc phải mở phiên họp để kiểm tra, giao nộp,
tiếp cận và công khai chứng cứ đối với các bên đương sự Đây là một quy
định mới trong bộ luật tố tụng dân sự nhằm đảm bảo việc tiếp cận chứng cứ
của Tòa án cũng như các bên đương sự được minh bạch, khách quan nhất
Phiên họp kiểm tra, giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ được quy định
song song với phiên hòa giải trong các điều từ 208 đến 211 Bộ luật tố tụng
dân sự 2015
* Hòa giải vụ án:
Hòa giải là một bước bắt buộc trong giải quyết án hôn nhân gia đình
Trang 30nói riêng và án dân sự nói chung Việc hoà giải phải tuân thủ quy định tại các
Điều từ 206 đến 211 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Toà án triệu tập các
bên đương sự đến hoà giải, giúp các bên đi đến thoả thuận với nhau về các
vấn đề đang có tranh chấp Trước khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phải nắm
vững các tình tiết nội dung của vụ án, cần chủ động chuẩn bị nội dung cho
26
phiên hoà giải Đồng thời, phải thông báo cho các đương sự có liên quan,
người đại diện của đương sự biết về địa điểm, thời gian, nội dung các vấn đề
cần hoà giải Đặc biệt trong các vụ án về việc xin ly hôn, Tòa án tiến hành
phiên hòa giải đoàn tụ để giải quyết vấn đề về tình cảm giữa hai bên vợ
chồng Trong trường hợp mâu thuẫn vợ chồng là quá lớn, không thể đoàn tụ
thì khi đó, Thẩm phán sẽ tiến hành hòa giải cho hai bên để thống nhất về các
vấn đề: quan hệ hôn nhân, con chung và cấp dưỡng nuôi con, tài sản chung
(bao gồm cả động sản và bất động sản), các khoản nợ chung
Thành phần hoà giải cũng được pháp luật quy định gồm: Thẩm phán chủ
trì phiên hoà giải, thư ký ghi nội dung biên bản hoà giải Trong vụ án có nhiều
đương sự, mà có đương sự vắng mặt trong phiên hoà giải, nhưng các đương sự
khác đồng ý tiến hành hoà giải và việc hoà giải không ảnh hưởng đến quyền lợi,
nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hoà giải giữa các
đương sự có mặt, nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hoà giải, để có mặt tất cả
các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hoà giải Khi tiến hành
hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật
liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền lợi và nghĩa vụ
của mình, phân tích hậu quả pháp lý nếu vụ án phải xét xử, để họ tự thoả thuận
Trang 31với nhau về việc giải quyết vụ án Sau đó, Thẩm phán phân tích, đánh giá, làm rõ
các tình tiết trong vụ án, đồng thời nắm được tâm tư nguyện vọng của các bên
đương sự rồi tiến hành hoà giải Trong giai đoạn hoà giải, Thẩm phán phải nắm
vững kiến thức pháp luật, có sự hiểu biết sâu rộng về xã hội và có kinh nghiệm
cuộc sống phong phú, cần phải kiên trì phân tích, động viên các bên đương sự
hướng đến giải quyết những tranh chấp thì việc hoà giải mới đạt được kết quả
Bên cạnh là một thủ tục bắt buộc, hòa giải cũng là một hướng giải quyết vụ án
một cách nhanh chóng và mềm dẻo nhất đối với các vụ án hôn nhân gia đình có
tính nhạy cảm cao
1.3.2 Áp dụng pháp luật trong trường hợp đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án
Đình chỉ và tạm đình chỉ vụ án là một trong các hướng giải quyết vụ án
Hôn nhân gia đình nói chung và các vụ án Dân sự nói riêng Khác với các vụ
án Hình sự, việc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án Hôn nhân gia đình có thể
27
do ý chí chủ quan và yêu cầu của các đương sự
- Trong trường hợp đình chỉ vụ án hôn nhân gia đình, áp dụng Bộ luật
tố tụng dân sự trong các trường hợp sau:
+ Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của
họ không được thừa kế;
+ Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã
được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị
xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
+ Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi
Trang 32phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản
và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc
giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền
lợi, nghĩa vụ liên quan;
+ Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm
ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;
+ Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà
Tòa án đã thụ lý;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật [51, Điều 217]
Nếu vụ án thuộc một trong các trường hợp trên, Toà án tiến hành phân
tích, đánh giá, làm rõ các tình tiết trong vụ án, đồng thời đối chiếu với quy
định của pháp luật hiện hành, lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng ra
quyết định đình chỉ đối với vụ án đó
Hậu quả pháp lý của việc đình chỉ giải quyết vụ án: Nếu vụ án được
đình chỉ theo các trường hợp quy định tại các điểm a, b và và vì lý do nguyên
đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trong điểm c như
nêu trên, tiền tạm ứng án phí đương sự đã nộp được sung quỹ Nhà nước Nếu
đình chỉ giải quyết vụ án theo điểm d, đ, e, g và lý do người khởi kiện rút toàn
28
bộ yêu cầu khởi kiện trong điểm c thì tiền tạm ứng án phí đương sự đã nộp
được hoàn trả cho họ
- Trường hợp tạm đình chỉ giải quyết vụ án hôn nhân gia đình, áp dụng
Trang 33Bộ luật tố tụng dân sự trong các trường hợp sau:
+ Đương sự là cá nhân đã chết mà chưa có cá nhân kế thừa quyền và
nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
+ Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành
niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
+ Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
+ Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc
được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới
giải quyết được vụ án;
+ Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ
hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án
mới giải quyết được vụ án;
+ Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến
việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy
phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến
nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật [51, Điều 214]
Sau đó phân tích đánh giá, làm rõ các tình tiết trong vụ án, đối chiếu
với pháp luật hiện hành, lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng ra quyết
định tạm đình chỉ đối với vụ án đó
Hậu quả pháp lý của việc tạm đình chỉ, tiền tạm ứng án phí, lệ phí của
đương sự được gửi vào Kho bạc nhà nước và được xử lý khi Toà án tiếp tục
Trang 34giải quyết vụ án Quyết định tạm đình chỉ và đình chỉ có thể bị kháng cáo,
kháng nghị theo trình tự phúc thẩm
29
1.3.3 Áp dụng pháp luật trong trường hợp hoà giải thành và thuận tình
ly hôn
Trong trường hợp hoà giải thành, sau khi tiến hành thụ lý vụ án Hôn
nhân và gia đình, Toà án tiến hành điều tra, thu thập vụ án cũng tuân theo các
bước như trường hợp của đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án, nhưng việc thu thập
các tài liệu chứng cứ có liên quan đến vụ án phải tuỳ thuộc vào tính chất của
từng vụ việc đang giải quyết, những vụ án đơn giản thì nội dung điều tra dễ
dàng hơn những vụ phức tạp, khi đã điều tra đầy đủ làm rõ các tình tiết khách
quan trong vụ án, thì Toà án mới tiến hành hoà giải
Khi các bên đương sự đã thoả thuận được với nhau về các vấn đề tranh
chấp, nội dung hoà giải phải được ghi lại thành biên bản và có chữ ký của các
bên đương sự, của thư ký và Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải theo quy định tại
Điều 211 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Biên bản hoà giải thành được giao
cho các bên đương sự [51, Điều 211, Khoản 5] Hết thời hạn 07 ngày kể từ
ngày lập biên bản hoà giải thành không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì
Toà án đối chiếu với pháp luật hiện hành lựa chọn quy phạm pháp luật áp
dụng Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 để ra quyết định công nhận
việc hoà giải thành
Quyết định công nhận hoà giải thành có hiệu lực pháp luật ngay sau khi
ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng có
thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thoả
Trang 35thuận đó là nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Trong trường hợp thuận tình ly hôn, khi tiến hành thụ lý vụ án Hôn
nhân và gia đình, Thẩm phán tiến hành giải quyết vụ án cũng phải tuân thủ
các bước tương tự như trong trường hợp hòa giải thành Tuy nhiên, vụ án ly
hôn nên cần phải điều tra thêm về con cái như độ tuổi của các con, nguyện
vọng của con khi bố mẹ ly hôn, về tài sản, nợ chung, nợ riêng cũng phải được
tiến hành điều tra đầy đủ, rõ ràng Trong trường hợp này, vợ chồng cùng yêu
cầu xin ly hôn mà việc hoà giải đoàn tụ không thành, các đương sự phải giải
quyết được với nhau các vấn đề sau:
- Tình cảm: hai bên thật sự thấy tình cảm vợ chồng không còn, không
30
có khả năng đoàn tụ, cả hai cùng thuận tình ly hôn;
- Con chung: hai bên thỏa thuận được với nhau về người trực tiếp chăm
sóc và giáo dục con chung, thỏa thuận được về chế độ cấp dưỡng nuôi con
chung;
- Tài sản chung (động sản và bất động sản): hai bên tự thỏa thuận được
với nhau, không yêu cầu Tòa án giải quyết hoặc cùng xác nhận không có
- Các khoản nợ chung: hai bên xác nhận không có hoặc tự thỏa thuận
với nhau và với bên thứ ba cho vay nợ, không yêu cầu Tòa án giải quyết Việc
tự thỏa thuận của hai bên vợ chồng không ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp
pháp của bên thứ ba cho vay nợ
Khi đó, Toà án lập biên bản ghi nhận lại nội dung của sự thoả thuận đó,
đồng thời đối chiếu với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình để ra
Trang 36quyết định công nhận việc thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các bên
đương sự Hiệu lực thi hành của quyết định này cũng tương tự như quyết định
hòa giải thành
1.3.4 Áp dụng pháp luật trong trường hợp đưa vụ án ra xét xử bằng
một bản án
Luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2014, quy định nhiệm vụ, quyền hạn
của TAND cấp huyện là sơ thẩm vụ việc theo quy định của pháp luật [31,
khoản 1 Điều 44] Tòa án nhân dân cấp huyện được mở phiên tòa sơ thẩm xét
xử các vụ án Hôn nhân và gia đình, các vụ án này có thể bị kháng cáo, kháng
nghị và xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm
Thông thường những vụ án phải đưa ra xét xử thì tính chất của vụ việc
cũng phức tạp hơn, mặt khác các đương sự không có thiện trí hướng đến giải
quyết các tranh chấp bằng con đường thương lượng, hoà giải
Sau khi Toà án tiến hành thụ lý vụ án Hôn nhân và gia đình, điều tra,
xác minh, thu thập các tài liệu chứng cứ có liên quan đến vụ án, yêu cầu các
bên chứng minh những vấn đề liên quan đến tranh chấp tuân theo các bước
như đã nêu ở trên Khi đã điều tra đầy đủ, làm rõ các tình tiết khách quan của
vụ án, nếu vụ án có tài sản phải định giá tài sản Sau đó tiến hành hoà giải,
phân tích để các đương sự tự thoả thuận với nhau, nếu họ không thoả thuận
31
được với nhau, Thẩm phán đánh giá các tình tiết nội dung vụ án, đồng thời
đối chiếu với pháp luật hiện hành để lựa chọn quy phạm pháp luật - quyết
định đưa vụ án ra xét xử Trong trường hợp này, từ khi thụ lý đến khi đưa vụ
án ra xét xử đây là quá trình chuẩn bị xét xử, Thẩm phán ADPL để tiến hành
Trang 37xét xử vụ án Hôn nhân và gia đình sơ thẩm phải tuân thủ các bước được quy
định từ Điều 239 đến Điều 269 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
- Thủ tục bắt đầu phiên toà gồm có:
+ Thẩm phán khai mạc phiên toà và đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử;
+ Thẩm phán kiểm tra căn cước của đương sự; Phổ biến quyền và nghĩa
vụ cho các bên đương sự tại phiên toà;
+ Giới thiệu thành phần Hội đồng xét xử; Hỏi có ai xin thay đổi những
người tiến hành tố tụng không?
+ Xem xét quyết định hoãn phiên toà khi có người vắng mặt;
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các bên đương sự, Thẩm phán phải
giới thiệu thành phần Hội đồng xét xử và hỏi các đương sự có yêu đề nghị
thay đổi ai trong những người tiến hành tố tụng hay không Việc đề nghị thay
đổi người tiến hành tố tụng của các đương sự phải theo quy định tại Điều 52,
53, 54 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 Thư ký phiên tòa phải có nhiệm vụ kiểm
tra sự có mặt, căn cước của những người được triệu tập đến phiên tòa và báo
cáo cho HĐXX Trong trường hợp đương sự được triệp tập hợp lệ nhưng
vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải xem xét và hỏi các đương sự có mặt cho ý
kiến về sự vắng mặt Nếu xét thấy sự vắng mặt này có ảnh hưởng đến quyền
lợi của đương sự thì HĐXX áp dụng Điều 223 Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015 để ra Quyết định hoãn phiên tòa
- Thủ tục hỏi tại phiên toà:
+ Hỏi đương sự về việc có thay đổi, bổ sung hay rút yêu cầu khởi kiện không?
+ Hỏi nguyên đơn, bị đơn xem có thoả thuận được với nhau về hướng
Trang 38giải quyết vụ án không? Có đưa ra được hướng hoà giải nào không?
+ Nghe lời trình bày của các bên đương sự;
+ Thứ tự hỏi tại phiên toà: Hỏi nguyên đơn trước, sau đó hỏi bị đơn và
người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng…;
32
+ Công bố tài liệu chứng cứ của vụ án, xem xét vật chứng, hỏi người
giám định, người phiên dịch;
+ Kết thúc việc hỏi tại phiên toà;
Khi bắt đầu thủ tục hỏi tại phiên tòa, trước khi nghe lời trình bày của
các đương sự, HĐXX vẫn có thể hướng các đương sự đến việc hòa giải để
giải quyết vụ án một cách nhanh chóng bằng cách hỏi các đương sự về việc có
thay đổi, bổ sung hay rút yêu cầu khởi kiện không, hỏi các bên đương sự có
thể thỏa thuận với nhau về hướng hòa giải vụ án không, có đưa ra được hướng
hòa giải nào không Trong trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ các yêu cầu
khởi kiện, HĐXX có thể quyết định đình chỉ toàn bộ vụ án [51,khoản 2, Điều
244] Nếu các đương sự có thể tự thỏa thuận với nhau để giải quyết mọi vấn
đề của vụ án trong phiên tòa thì H ĐXX sẽ xem xét để ra Quyết định công
nhận sự thỏa thuận của các đương sự ngay tại phiên tòa, quyết định này có
hiệu lực ngay khi ban hành HĐXX có nhiệm vụ hỏi đầy đủ những người có
mặt tại phiên tòa theo thứ tự đã được quy định, các tài liệu chứng cứ đương sự
giao nộp cũng phải được công bố công khai và được xem xét tại phiên tòa
- Phần tranh luận tại phiên toà:
+ Trình tự phát biểu tranh luận: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền
lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng phát biểu ý kiến tranh luận và đối
Trang 39đáp với nhau về các vấn đề tranh luận (Nếu vụ án có luật sư bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cho các đương sự thì Luật sư đọc lời phát biểu bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình);
+ Viện kiểm sát phát biểu về việc tuân theo pháp luật tố tụng dân sự
của Thẩm phán, Hội đồng xét xử;
+ Trở lại việc xét hỏi, nếu xét thấy cần thiết;
Nhiệm vụ của HĐXX là điều khiển các đương sự phát biểu tranh luận
theo trình tự, đảm bảo quyền được tranh luận của tất cả các đương sự, giữ trật
tự phiên tòa trong khi các đương sự tranh luận và đối đáp tại phiên tòa
- Phần nghị án và tuyên án:
+ Hội đồng xét xử nghị án, nếu thấy cần thiết phải xét hỏi lại để làm rõ
tình tiết của vụ án thì quay trở lại phần xét hỏi và tranh luận;
33
+ Nghị án và tuyên án, cấp trích lục cho đương sự và cơ quan tổ chức
có liên quan
Trong suốt quá trình diễn ra phiên tòa cũng như suốt quá trình giải
quyết vụ án, Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật tố
tụng dân sự của Thẩm phán, HĐXX, Thư ký ghi biên bản phiên tòa và các
đương sự tham gia phiên tòa Kiểm sát viên cũng đại diện Viện kiểm sát phát
biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án Việc phát biểu này của Kiểm sát viên là
sau khi các đương sự tham gia phiên tòa đã phát biểu tranh luận và đối đáp
xong và Kiểm sát viên phải gửi bài phát biểu của mình cho Tòa án sau khi kết
thúc phiên tòa [51,Điều 262]
Trang 40Hoạt động ADPL theo trình tự sơ thẩm của TAND cấp huyện là lần
xét xử đầu tiên đối với vụ án hôn nhân và gia đình và hầu hết tất cả các loại
án này đều được xét xử ở cấp huyện Trước đây, việc ADPL giải quyết vụ án
Hôn nhân và gia đình ở cấp sơ thẩm của TAND cấp huyện thực hiện theo
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989, từ ngày 01- 01 –
2005 thì trình tự giải quyết các vụ án Hôn nhân và gia đình được áp dụng theo
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 (Sửa đổi bổ sung năm 2011, có hiệu lực từ
ngày 01- 01 – 2012) Đến nay, khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực từ ngày
01/7/2016, các vụ án Hôn nhân gia đình bắt đầu được áp dụng theo trình tự
giải quyết của BLTTDS năm 2015
Việc giải quyết, xét xử án hôn nhân và gia đình của TAND cấp huyện
có số lượng vụ án nhiều, chiếm đa số trong toàn tỉnh, thành phố Nếu việc
ADPL được chính xác thì kết quả vụ án sẽ không bị kháng cáo, kháng nghị
theo trình tự phúc thẩm và trình tự giám đốc thẩm hoặc vụ án không bị dây
dưa kéo dài, hạn chế tình trạng quá tải cho Toà án cấp trên, cũng như việc
khiếu kiện vượt cấp
Đối với vụ án hôn nhân và gia đình, việc tranh chấp sau khi hoà giải
không thành phải đưa ra xét xử chủ yếu là tranh chấp về tài sản sau ly hôn và
tranh chấp về quyền nuôi con, truy nhận cha mẹ cho con Giai đoạn hoà giải làm
tốt thì sẽ hạn chế số lượng vụ án phải đưa ra xét xử, tránh mất thời gian và tốn
kém tiền của Nhà nước chi phí cho việc xét xử và công tác thi hành án sau này
34
Khi tiến hành đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải tuân thủ các bước
như đã nêu ở trên Về nội dung vụ án Hội đồng xét xử phải chuẩn bị chu đáo