Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Viện kiểm sát nhân dân là một trong bốn hệ thống cơ quan cấu thànhcủa bộ máy nhà nước, đóng một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì trật
tự pháp luật, bảo vệ chế độ Xác định được tầm quan trọng của hệ thống cơquan này, thời gian qua, cùng với việc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta đãchủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan tư pháp trong
đó có Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Đây là một chủ trương lớn và đúngđắn của Đảng được thể hiện trong nhiều văn kiện: Chỉ thị 53-CT/ TW ngày
21/3/2000 Về một số công việc cấp bách của các cơ quan tư pháp cần thực
hiện trong năm 2000, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết
49-NQ/TW ngày 02/06/2005 Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
mà mục tiêu là "xây dựng một nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa…"[17, tr 2] trong đó có yêu cầu nângcao chất lượng hoạt động và đề cao trách nhiệm của các cơ quan và cán bộ tưpháp
Đến nay, sau nhiều năm triển khai thực hiện các nghị quyết trên củaĐảng, công tác tư pháp đã đạt được những kết quả cụ thể, đáng khích lệ, đánhdấu những biến chuyển tích cực trong công tác tư pháp, đấu tranh chống cácloại tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
Đã khắc phục một bước trong việc lạm dụng bắt khẩn cấp,bắt oan, sai; tỷ lệ bắt, giam, giữ đưa ra truy tố đạt cao; công tác giảiquyết án trọng điểm và đấu tranh chống tội phạm đã được đẩynhanh tiến độ và đạt kết quả tốt, đã và đang giải quyết được nhiều
Trang 2vụ án tham nhũng gây hậu quả nghiêm trọng, xử lý nghiêm minh,
không có "vùng cấm" nào [5, tr 5]
Tuy nhiên, công tác tư pháp vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế mà nguyênnhân và bài học kinh nghiệm của các hạn chế đó không phải chỉ có một, cầnđược nghiên cứu làm rõ và có hướng khắc phục để tiếp tục tiến trình cải cách
tư pháp, đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn đổi mới Mặt khác, theo quyđịnh của Hiến pháp và pháp luật, chức năng của VKSND ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Đây là một chức năng mà VKSND đã đảm đương từ lâu nhưng cho đến
nay vẫn còn nhiều vướng mắc và khó khăn do chưa đạt được sự thống nhấtcao cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn Đây cũng là một trong nhữngnguyên nhân làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác thực hiệnchức năng của VKSND Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề trênkhông chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn, góp phần đảmbảo sự thống nhất trong hành động, nâng cao hiệu quả của công tác tư phápnói chung, công tác kiểm sát nói riêng, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và Nhànước giao phó cho VKSND, đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay
Với mong muốn được góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn đề lý luận
và thực tiễn thông qua hoạt động thực hiện chức năng nhiệm vụ của VKSND
ở một cấp cụ thể trên địa bàn cụ thể đồng thời đề xuất một số giải pháp đểnâng cao chất lượng của hoạt động này trong điều kiện cải cách tư pháp, tác
giả chọn đề tài "Chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự theo yêu cầu cải cách tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội" làm luận văn thạc sĩ luật
học
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp là cácchức năng hiến định của VKSND Về vấn đề này đã có nhiều công trình
Trang 3nghiên cứu của các tác giả khác nhau Đáng chú ý là các công trình đã đượccông bố sau:
- "Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong
giai đoạn điều tra" của Lê Hữu Thể (chủ biên), Nhà xuất bản Tư pháp, 2005.
- Luận văn thạc sĩ luật học: "Nâng cao chất lượng thực hành quyền
công tố trong giai đoạn xét xử của Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh" của Trần Văn Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2004.
- Luận văn thạc sĩ luật học: "Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền
công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân" của Trịnh Duy Tám,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2005
Ngoài ra, còn có các bài viết của các tác giả khác với các ý kiến vàquan điểm khác nhau được đăng trên các báo và Tạp chí Kiểm sát, Tạp chíLuật học…, các báo cáo tổng kết công tác, các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ,các chuyên đề của VKSNDTC qua từng năm
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích:
Luận văn tập trung nghiên cứu và góp phần làm sáng tỏ hơn một số vấn
đề lý luận về hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp trong giai đoạn điều tra của VKSND; thực trạng của công tác này ở Việnkiểm sát (VKS) cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội; trên cơ sở đó đềxuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của các công tác này
Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung làm rõ một số vấn
đề lý luận về quyền công tố, thực hành quyền công tố, hoạt động tư pháp,kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND; tìm hiểu thực trạng của hoạtđộng này ở VKS cấp huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những nămgần đây; trên cơ sở đó đánh giá chất lượng của các công tác này, những kết
Trang 4quả đã đạt được, những vấn đề thiếu sót, yếu kém tồn tại và làm rõ nguyênnhân của chúng đồng thời đề xuất một số giải pháp khắc phục.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận về thực hành quyềncông tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, kiểm sát các hoạt động tư pháptrong tố tụng hình sự ở giai đoạn điều tra (kiểm sát điều tra), thực tiễn hoạtđộng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra của VKS cấp huyện trênđịa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2003 đến 2006
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộngsản Việt Nam về đổi mới toàn diện đất nước nói chung, về cải cách tư phápnói riêng, chính sách pháp luật Đảng và Nhà nước ta trong tố tụng hình sự,luận văn sử dụng các phương pháp logic và lịch sử, kết hợp lý luận và khảosát thực tiễn, phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh…
6 Những đóng góp mới của luận văn
Luận văn góp phần nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận có liênquan đến thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp củaVKSND, thực tiễn của hoạt động này tại cấp huyện trên một địa bàn cụ thể có
vị trí quan trọng về nhiều mặt - Thủ đô Hà Nội; đánh giá các kết quả cũngnhư các thiếu sót tồn tại và đề ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chấtlượng của hoạt động chức năng này của VKSND Kết quả nghiên cứu củaluận văn có thể là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết
Trang 5Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỰC HÀNH
QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1.1 NHỮNG KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ VÀ KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
Theo quy định của Hiến pháp và pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thì VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Đây là chức năng hiến định của VKSND trong giai đoạn cách
mạng hiện nay và cũng là một nhiệm vụ mà VKSND vốn đảm nhiệm đã từlâu, ngay từ khi tổ chức tiền thân của nó là Viện công tố ra đời và đi vào hoạtđộng Mặc dù vậy, cho đến nay, trong khoa học pháp lý nói chung, trong khoahọc kiểm sát nói riêng và ngay cả trong thực tiễn hoạt động của VKSND vẫnchưa đạt được sự thống nhất cao về các vấn đề này cả trên phương diện kháiniệm, nội dung, đối tượng và phạm vi của thực hành quyền công tố, kiểm sátcác hoạt động tư pháp cũng như mối quan hệ giữa chúng Điều này không chỉảnh hưởng đến nhận thức mà còn tác động trực tiếp đến hiệu quả của hoạtđộng thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể trong hệ thống các
cơ quan tư pháp nói chung, cơ quan VKSND nói riêng Để góp phần từngbước nâng cao hiệu quả và dần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác kiểmsát, điều không thể thiếu được là cần phải làm rõ từ trong nhận thức về cácvấn đề cơ bản có liên quan đến các hoạt động chức năng này: Khái niệm thếnào là thực hành quyền công tố, thế nào là kiểm sát các hoạt động tư pháp,đối tượng, nội dung, phạm vi cũng như mối quan hệ giữa chúng
Trang 61.1.1.1 Quyền công tố
a) Khái niệm quyền công tố
Quyền công tố là một hoạt động tố tụng vì lợi ích công cộng đối vớingười phạm tội đã được biết đến ngay từ những thời đại xa xưa của xã hội
loài người Cùng với thời gian, đến nay, quyền công tố đã trở thành một chế
định pháp lý độc lập được thừa nhận chung trong luật tố tụng hình sự ở đa số
các nước văn minh trên thế giới Ở nước ta, về mặt lập pháp, thuật ngữ quyền
công tố được ghi nhận lần đầu tiên trong Hiến pháp năm 1980 khi đề cập đến
chức năng, nhiệm vụ của VKSND (tại cụm từ "thực hành quyền công tố") Từ
đó đến nay, trong khoa học và trong thực tiễn có nhiều ý kiến, quan điểmkhác nhau về khái niệm cũng như các vấn đề có liên quan: Đối tượng, phạm
vi, nội dung, chủ thể thực hành của quyền công tố và theo đó là thực hànhquyền công tố nhưng chưa có quan điểm nào được các cơ quan có thẩm quyềnchính thức công nhận và cũng chưa có một văn bản nào của cơ quan có thẩmquyền hướng dẫn một cách chính thức về các vấn đề này
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì "công tố" có nghĩa là "điều tra, truy tố,
buộc tội kẻ phạm pháp và phát biểu ý kiến trước Tòa án" [47, tr 453] Như
vậy, theo từ điển tiếng Việt thì công tố được hiểu với các nội dung khác nhau
bao gồm: Điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp và phát biểu ý kiến trước
Tòa án.
Trong giới nghiên cứu khoa học, về khái niệm thế nào là quyền công
tố có thể kể đến một số quan điểm sau:
Quan điểm thứ nhất: Là quan điểm cho rằng tất cả các hoạt động
kiểm sát tuân theo pháp luật của VKS đều là thực hành quyền công tố Nhữngngười theo quan điểm này đã đồng nhất khái niệm quyền công tố với hoạt
động kiểm sát tuân theo pháp luật của VKSND Theo họ, công tố không phải
là một chức năng độc lập của VKS mà chỉ là một quyền năng, một hình thứcthực hiện chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật của VKS [19, tr 85-87]
Trang 7Theo tác giả, quan điểm này đã đánh đồng quyền công tố với quyềnkiểm sát tuân theo pháp luật của VKS và như vậy là không chính xác bởi vì
thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật là hai chức năng
hoàn toàn độc lập của VKSND Mặc dù trong quá trình thực hiện hai chứcnăng này, có thể có những nội dung đan xen nhau, có quan hệ mật thiết vớinhau, tác động qua lại với nhau nhưng không phải trong mọi công tác thựchiện chức năng của VKS, trong mọi hoạt động thực hiện chức năng của Kiểmsát viên đều bao hàm cả hai chức năng đó, có hoạt động chỉ nhằm thực hiệnchức năng thực hành quyền công tố và có hoạt động chỉ nhằm thực hiện chứcnăng kiểm sát tuân theo pháp luật Vì vậy, không thể phủ nhận tính độc lậpcủa hai chức năng này về cả nội dung lẫn phạm vi áp dụng và vì vậy khôngthể đồng nhất chúng [24, tr 17-20]
Quan điểm thứ hai: Quyền công tố là quyền đại diện cho Nhà nước
đưa các vụ việc vi phạm pháp luật nói chung ra trước Tòa án để xét xử nhằmbảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật; ở Việt Nam, quyền nàyđược giao cho VKSND [19, tr 19] Quan điểm này có thể coi là quan điểmphổ biến trong ngành kiểm sát, đã được đưa vào giáo trình giảng dạy củaTrường Cao đẳng Kiểm sát Hà Nội và thường xuyên được nhắc đến trong cácvăn bản hướng dẫn nghiệp vụ và các báo cáo tổng kết thực tiễn của ngànhkiểm sát Theo quan điểm này thì đầu tiên quyền công tố chỉ có trong lĩnh vựchình sự, về sau nó được mở rộng sang các lĩnh vực tư pháp khác và cho đếnnay thì quyền công tố không chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình sự (TTHS) màcòn có cả trong các lĩnh vực tố tụng dân sự và các lĩnh vực tố tụng tư pháp khác
Theo tác giả, quan điểm này quá mở rộng cả khái niệm, nội dung vàphạm vi của quyền công tố, đã đồng nhất quyền công tố với những quyềnnăng khác của VKS trong quá trình kiểm sát các hoạt động tư pháp (giảiquyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế và lao động…)
Quan điểm thứ ba: Là quan điểm cho rằng quyền công tố chỉ tồn tại
trong lĩnh vực hình sự, là quyền của Nhà nước nhân danh công quyền truy tố
Trang 8kẻ phạm tội ra trước Tòa án để xét xử và bảo vệ sự buộc tội đó tại phiên tòahình sự sơ thẩm (duy trì quyền công tố); ở Việt Nam quyền này được Nhànước giao cho VKSND [62, tr 1-60] Theo quan điểm này thì chỉ có duy nhấtmột chủ thể có quyền công tố - đó là VKS; việc thực hiện quyền công tố chỉdiễn ra ở một lĩnh vực duy nhất là TTHS và cũng chỉ có ở một giai đoạn duynhất của TTHS là giai đoạn xét xử sơ thẩm.
Theo tác giả, quan điểm này trái ngược với quan điểm thứ hai, đã quáthu hẹp không chỉ khái niệm, nội dung mà còn cả phạm vi của quyền công tố;không những vậy còn không phản ánh được bản chất của quyền công tố và hơn
thế nữa còn nhầm lẫn giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố bởi vì truy tố và buộc tội chỉ là một trong số các quyền năng, là một số hoạt động cụ
thể trong số những hoạt động của VKS ở giai đoạn xét xử sơ thẩm trongTTHS khi thực hành quyền công tố; ngoài các quyền năng đó ra, VKS còn cónhiều quyền năng khác nữa khi thực hành quyền công tố cả ở giai đoạn xét xử
sơ thẩm hình sự và ở các giai đoạn khác ngoài giai đoạn xét xử sơ thẩm hìnhsự
Quan điểm thứ tư: Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho
các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với
người phạm tội [62, tr 10] Theo quan điểm này thì chủ thể thực hành quyền
công tố không chỉ có VKS mà còn có các cơ quan tiến hành tố tụng khác (Cơquan điều tra, Tòa án, Thi hành án) và như vậy quyền công tố có trong tất cảcác giai đoạn từ điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án Quan điểm này đãđồng nhất khái niệm quyền công tố với nguyên tắc TTHS, đã nhầm lẫn giữacác chức năng cơ bản (buộc tội, gỡ tội, xét xử …)
Quan điểm thứ năm: Quyền công tố là quyền của Nhà nước giao cho
VKS truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội; cơ quan công tố cótrách nhiệm bảo đảm việc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tộiphạm và người phạm tội, trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Tòa
Trang 9án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa [3, tr 40] Theo quan điểm này thìquyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đốivới người có hành vi vi phạm mà pháp luật hình sự coi là tội phạm; quyềncông tố chỉ có trong lĩnh vực duy nhất là trong TTHS; ở nước ta, quyền công
tố được Nhà nước giao cho duy nhất VKSND, không có bất cứ cơ quan nào
có thể thay thế được
Như vậy có thể thấy, về khái niệm quyền công tố có rất nhiều quanđiểm khác nhau Mỗi quan điểm trong số đó đều có những hạt nhân hợp lýcủa nó nhưng cũng đều bộc lộ những bất cập: Hoặc là đánh đồng quyền công
tố với kiểm sát tuân theo pháp luật, coi quyền công tố chỉ là quyền năng củaVKS trong kiểm sát tuân theo pháp luật nên đã mở rộng phạm vi của quyềncông tố sang các lĩnh vực khác ngoài TTHS; hoặc là quá thu hẹp phạm vi củaquyền công tố, cho rằng quyền công tố chỉ có trong giai đoạn xét xử sơ thẩm;hoặc xác định không đúng chủ thể của quyền công tố…
Với nhận thức của mình, tác giả ủng hộ quan điểm thứ năm nêu trên
về khái niệm quyền công tố bởi các lý do sau đây:
Thứ nhất, tác giả nhận thấy quan điểm này phù hợp với quan điểm
truyền thống nghiên cứu lịch sử nhà nước - pháp luật về quyền công tố: "Quyềncông tố là quyền của Nhà nước, nhân danh Nhà nước buộc tội đối với người
có hành vi vi phạm mà pháp luật hình sự xem xét là tội phạm xâm hại trật tựchung của toàn xã hội"
Thứ hai, quan điểm này cũng phù hợp với các quy định của pháp luật
của Nhà nước ta qua các thời kỳ khác nhau về quyền công tố, cụ thể:
- Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước ta qua các thời kỳ đều khẳngđịnh "Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố…"
- Khi nói về vai trò nhiệm vụ của VKSND, đồng chí Trường Chinh đãkhẳng định: "Không có cơ quan nhà nước nào có thể thay thế ngành kiểm sát
Trang 10để sử dụng quyền công tố, bắt, giam, tha, điều tra, truy tố, xét xử có đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật hay không, đó chính là việc Viện kiểm sát
nhân dân phải trông nom, đảm bảo tốt"
- Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị Ban Chấphành Trung ương Đảng nêu rõ: "Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chứcnăng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp" [16,
tr 2]
- Tại Báo cáo thẩm tra của Ủy ban pháp luật của Quốc hội (số 729ngày 14/3/2002) về dự án Luật Tổ chức VKSND khẳng định: "Hoạt độngcông tố chỉ có trong lĩnh vực hình sự, bắt đầu từ việc phát hiện, khởi tố vụ ánđến truy tố bị can và tranh tụng tại phiên tòa" [42, tr 4]
- Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi bổ sung - Điều 137) và các văn bảnpháp luật của Nhà nước ta (Điều 1, 3 Luật Tổ chức VKSND năm 2002, Điều 23
Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS)) quy định "Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm
sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, thực hành quyền công tố" [59, tr.
39]
- Kết luận tại Hội nghị của ngành kiểm sát nhân dân quán triệt nhữngnội dung cơ bản của Luật Tổ chức VKSND năm 2002 và những công táctrọng tâm của VKSND nhằm thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW của BộChính trị được tổ chức tháng 6/2002, đồng chí Hà Mạnh Trí - Viện trưởngVKSNDTC đã khẳng định: "Việc thực hành quyền công tố chỉ có trong lĩnhvực hình sự và chỉ trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử"
Từ các ý kiến, tư tưởng chỉ đạo nêu trên, có thể thấy thực hành quyềncông tố là việc truy cứu người có hành vi phạm tội ra trước Tòa án; quyềncông tố ở nước ta được giao cho chủ thể duy nhất là VKS; quyền công tố chỉ
có trong lĩnh vực hình sự và có ở tất cả các giai đoạn từ khi khởi tố, điều trađến truy tố và xét xử hình sự; các công tác khác như giải quyết án dân sự,
Trang 11giam giữ cải tạo, giải quyết án hành chính, kinh tế, lao động, thi hành án … củaVKSND là hoạt động thuộc lĩnh vực kiểm sát các hoạt động tư pháp khác…
Từ những ý kiến phân tích như trên đây, tác giả đi đến kết luận:
Quyền công tố ở Việt Nam là quyền của Nhà nước giao cho VKS thực hiện các quyền năng theo quy định của pháp luật nhằm truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với người phạm tội, góp phần ra bản án có căn cứ, đúng pháp luật.
b) Đối tượng, nội dung, phạm vi của quyền công tố
Như đã phân tích trên, do hiện nay còn tồn tại nhiều quan điểm khác
nhau về quyền công tố nên hệ quả cũng có nhiều quan điểm khác nhau về đốitượng, nội dung, phạm vi của quyền công tố:
* Đối tượng của quyền công tố
- Những người có quan điểm đồng nhất quyền công tố với kiểm sáttuân theo pháp luật thì cho rằng đối tượng của quyền công tố là sự tuân thủpháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, của những người thực hành tốtụng và người tham gia tố tụng
- Với quan điểm "quyền công tố là quyền đại diện cho Nhà nước đưacác vụ việc vi phạm pháp luật thống trị ra trước Tòa án để xét xử nhằm bảo vệlợi ích Nhà nước, bảo vệ trật tự pháp luật" thì đối tượng của quyền công tố làtất cả các hành vi vi phạm pháp luật Tức là đối tượng của quyền công tố rấtrộng và không cụ thể bởi lẽ các hành vi vi phạm pháp luật thì rất đa dạng,phong phú và không chỉ có trong lĩnh vực TTHS mà còn có cả trong các lĩnhvực tố tụng tư pháp khác
Theo tác giả, vì chức năng duy nhất của quyền công tố là chức năngbuộc tội nhân danh Nhà nước, và vì chỉ có lĩnh vực TTHS là lĩnh vực duy nhấtliên quan đến việc truy tố và buộc tội đối với người phạm tội, các lĩnh vực tưpháp khác là các lĩnh vực chỉ liên quan đến các vi phạm, tranh chấp khác chonên quyền công tố chỉ có duy nhất trong lĩnh vực TTHS, không thể có trong cáclĩnh vực tư pháp khác Với quan điểm tán đồng với quan điểm thứ năm như đã
Trang 12nêu trên, tác giả cho rằng đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người
phạm tội
* Nội dung của quyền công tố
Về nội dung của quyền công tố, cũng còn tồn tại những quan điểm rấtkhác nhau song xuất phát từ quan điểm về bản chất của quyền công tố là sựbuộc tội nhân danh Nhà nước, đối tượng tác động của quyền công tố là tộiphạm và người phạm tội, tác giả thống nhất với quan điểm nội dung củaquyền công tố là sự buộc tội nhân danh Nhà nước đối với người đã thực hiệntội phạm [25, tr 36]
* Phạm vi của quyền công tố
Do hiện đang tồn tại những quan điểm khác nhau về quyền công tốnên cũng có các cách lý giải khác nhau về phạm vi của quyền công tố (cảphạm vi về không gian lẫn phạm vi về thời gian):
Về phạm vi không gian: Phần lớn các quan điểm cho rằng quyền công
tố chỉ có duy nhất trong lĩnh vực hình sự Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có quanđiểm cho rằng quyền công tố được thực hiện không chỉ trong lĩnh vực hình sự
mà còn trong các lĩnh vực hoạt động tư pháp khác (tố tụng dân sự, kinh tế, lao
động…) Theo quan điểm của tác giả, vì bản chất của quyền công tố là buộc tội cho nên quyền công tố không thể có trong các lĩnh vực khác không liên
quan đến sự buộc tội như trong tố tụng dân sự, kinh tế, lao động…Và vì vậy,tác giả có quan điểm rằng quyền công tố chỉ có trong duy nhất lĩnh vực cóliên quan đến tội phạm và sự buộc tội - đó là lĩnh vực TTHS
Về phạm vi thời gian (tức thời điểm bắt đầu và kết thúc của quyền
công tố): Vấn đề này cũng tồn tại nhiều quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất: Là quan điểm cho rằng phạm vi quyền công tố
bắt đầu từ khi có quyết định truy tố của VKS và kết thúc khi Kiểm sát viênthực hiện xong việc buộc tội đối với bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm Theo quan
Trang 13điểm này, quyền công tố chỉ có ở duy nhất một giai đoạn của TTHS đó là giaiđoạn xét xử sơ thẩm mà không có ở các giai đoạn khác kể cả giai đoạn điềutra; theo họ, giai đoạn điều tra chỉ là giai đoạn thu thập các tài liệu chứng cứ
để phục vụ cho việc đưa vụ án ra Tòa
Tác giả thấy rằng, quan niệm như vậy là đã quá thu hẹp phạm vi củaquyền công tố và thậm chí đã nhầm lẫn giữa quyền công tố và thực hành
quyền công tố Bởi vì, truy tố bị can ra Tòa và thực hiện sự buộc tội tại phiên
tòa sơ thẩm chỉ là một trong các biện pháp thực hành quyền công tố (quyềnnăng) của VKS; ngoài các quyền năng trên, khi thực hành quyền công tố,VKS còn có nhiều quyền năng khác trong suốt quá trình TTHS kể cả tronggiai đoạn điều tra như khởi tố vụ án, khởi tố bị can, yêu cầu điều tra, điều tra,
áp dụng hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, quyết định truy tố… đến giai đoạnxét xử Cho nên nếu quan niệm như vậy thì sẽ không lý giải được việc thựchiện các quyền năng khác của VKS như khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bịcan có thuộc quyền công tố hay không trong khi đó, pháp luật lại quy định
rõ đó là các nội dung thực hành quyền công tố (Điều 112 BLTTHS) và nếuquan niệm như vậy cũng sẽ không lý giải được những hoạt động của VKS cáccấp sau phiên tòa sơ thẩm như VKS kháng nghị bản án hình sự, Kiểm sát viênphát biểu quan điểm của VKS tại các phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm vàtái thẩm…) là hoạt động gì, trong khi đó các hoạt động này cũng chính là đểtiếp tục sự buộc tội nhân danh Nhà nước, để truy cứu trách nhiệm hình sự đếncùng đối với người phạm tội - chính là nội dung của thực hành quyền công tố
- Quan điểm thứ hai: Là quan điểm cho rằng phạm vi của quyền công tố
bắt đầu từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật
So với quan điểm thứ nhất, quan điểm này tuy có mở rộng hơn phạm
vi của quyền công tố, theo đó thì quyền công tố có cả trong giai đoạn điều tranhưng lại giới hạn thời điểm kết thúc của quyền công tố là chỉ đến khi bản án
sơ thẩm có hiệu lực pháp luật; cũng như quan điểm thứ hai, quan điểm này
Trang 14vẫn bộc lộ những hạn chế, chưa đầy đủ và thiếu tính thuyết phục bởi khôngphù hợp với thực tiễn, không lý giải được vai trò của VKS khi thực hiện chứcnăng thực hành quyền công tố trong các phiên tòa khác sau phiên tòa sơ thẩm(trong phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm).
- Quan điểm thứ ba: Phạm vi của quyền công tố là từ khi khởi tố vụ
án đến khi người phạm tội chấp hành xong bản án Theo quan điểm này thìquyền công tố có trong tất cả các giai đoạn của TTHS từ giai đoạn điều tra,truy tố, xét xử đến thi hành án hình sự, tức là quyền công tố có cả sau khi màbản án đã có hiệu lực pháp luật
Quan điểm này đã mở rộng hơn nữa phạm vi của quyền công tốnhưng cũng lại chưa đầy đủ và cũng chưa có sức thuyết phục bởi vì bản chất
của quyền công tố là sự buộc tội nhân danh Nhà nước đối với người phạm tội
cho nên cứ ở đâu và bất cứ khi nào có tội phạm xảy ra thì ở đó và thời điểm
ấy cũng đồng thời xuất hiện đòi hỏi đối với các cơ quan chức năng trong việcbuộc phải tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật để xácđịnh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội để thực hành quyền công tốcho nên quyền công tố thực ra không chỉ có từ khi vụ án được khởi tố mà nó
xuất hiện từ trước đó, ngay từ khi tội phạm được thực hiện Và vì quyền công tố
là quyền nhân danh công quyền buộc tội đối với những người có hành vi phạm tội cho nên một khi đã có được bản án có hiệu lực pháp luật thì việc buộc tội
đã chấm dứt, không thể còn quyền công tố kéo dài hơn nữa; vì vậy, trong giaiđoạn thi hành án, không thể nói vẫn còn có sự hiện diện của quyền công tố
- Quan điểm thứ tư: Là quan điểm cho rằng quyền công tố có từ khi
tội phạm được thực hiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật… Theoquan điểm này, quyền công tố bắt đầu xuất hiện từ khi tội phạm được thựchiện và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật (trừ trường hợp vụ án đượctạm đình chỉ, đình chỉ)
Trang 15Các quan điểm trên đây tuy có khác nhau nhưng cùng có điểm chung
là cùng khẳng định quyền công tố là quyền truy tố và buộc tội của VKS nhân danh Nhà nước Xuất phát từ quan điểm quyền công tố là quyền của Nhà
nước giao cho VKS thực hiện các chức năng do pháp luật tố tụng hình sự quy định trên cơ sở các quy định của pháp luật nhằm truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với người phạm tội, góp phần ra được bản án có căn cứ, đúng pháp luật, tác giả đồng tình với quan điểm thứ tư nêu trên về phạm vi của quyền
công tố là từ khi tội phạm xảy ra và kết thúc khi bản án có hiệu lực pháp luật(hoặc khi có quyết định đình chỉ trong trường hợp vụ án được đình chỉ)
1.1.1.2 Thực hành quyền công tố
a) Khái niệm thực hành quyền công tố
Việc xác định rõ quyền công tố và theo đó là thực hành quyền công tố
có ý nghĩa không chỉ giúp phân định rõ ràng, đúng đắn chức năng nhiệm vụ,xác định vị trí, vai trò của VKSND trong hệ thống cơ quan nhà nước nóichung, trong mối quan hệ với các cơ quan tư pháp nói riêng mà còn giúp chonhận thức thống nhất và hoạt động thực tiễn có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu củathực tiễn cải cách tư pháp
Như phân tích trên, quyền công tố là quyền đại diện cho Nhà nước truycứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi phạm tội; quyền công tố chỉ cótrong lĩnh vực TTHS; phạm vi của quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm xảy ra,tiếp diễn suốt từ khởi tố, điều tra đến truy tố bị can ra Tòa, tranh tụng tại phiêntòa và kết thúc bằng một bản án có hiệu lực pháp luật (hoặc quyết định của Tòa
án - trong trường hợp vụ án bị đình chỉ) Để thực hiện được quyền công tố đó,Nhà nước ban hành pháp luật quy định các quyền năng pháp lý khác nhau để các
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng trong từng giai đoạn khác nhau của tốtụng hình sự (hay nói cách khác đó là các phương pháp khác nhau để tổ chứcthực hiện chức năng, nhiệm vụ trong những giai đoạn tố tụng khác nhau) - đó
là thực hành quyền công tố Ở Việt Nam, căn cứ vào các quy định của Hiến
Trang 16pháp và pháp luật và thực tiễn thì từ trước đến nay quyền này được giao choduy nhất VKS Vậy, chủ thể thực hành quyền công tố ở Việt Nam là VKSND.
Như vậy, có thể đi đến khái niệm sau: Thực hành quyền công tố là
việc Nhà nước tổ chức và giao cho cơ quan đại diện của mình (VKS) các quyền năng pháp lý để thực hiện trong tất cả giai đoạn của TTHS từ điều tra, truy tố đến xét xử nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành
vi phạm tội và áp dụng đối với họ các chế tài hình sự cần thiết [62, tr 1-60].
b) Phạm vi thực hành quyền công tố
Theo quy định của pháp luật nước ta thì cơ quan VKS có trách nhiệmthực hành quyền công tố trong tất cả mọi giai đoạn của TTHS từ điều tra, truy tốđến xét xử (bao gồm cả xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm, tái thẩm)
Quyền công tố là quyền nhân danh Nhà nước truy cứu trách nhiệmhình sự đối với người phạm tội; để đảm bảo thực hiện được sự buộc tội nhândanh Nhà nước đó pháp luật quy định các biện pháp cụ thể, các biện pháp đóchính là thực hành quyền công tố [57, tr 13-14] Như vậy, có thể thấy rõquyền công tố là cơ sở của thực hành quyền công tố, phải có quyền công tốthì mới có thực hành quyền công tố cho nên để xem xét phạm vi của thựchành quyền công tố thì trước hết phải xem xét đến phạm vi của quyền công
tố Như phần trên đã nêu, phạm vi của quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạmđược thực hiện … Còn thực hành quyền công tố thì chỉ phát sinh kể từ thờiđiểm vụ án được khởi tố bằng quyết định chính thức của cơ quan có thẩmquyền - tức là khi cơ quan tố tụng đã áp dụng một trong các biện pháp thựchành quyền công tố Tuy nhiên, trên thực tế có không ít những trường hợpmặc dù có tội phạm xảy ra nhưng không được khởi tố; điều này do nhiềunguyên nhân khác nhau, trong khoa học pháp lý gọi là "tội phạm ẩn" (tức lànhững tội phạm trên thực tế đã xảy ra nhưng chưa được khởi tố để điều tra)[25, tr 62-67] cho nên cơ quan tố tụng không áp dụng được bất cứ một biệnpháp thực hành quyền công tố nào Qua đây, có thể thấy rằng phạm vi của
Trang 17thực hành quyền công tố hẹp hơn so với phạm vi của quyền công tố, nó chỉbắt đầu từ khi có quyết định khởi tố vụ án và kết thúc khi bản án có hiệu lựcpháp luật (trừ trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ, đình chỉ).
c) Nội dung của thực hành quyền công tố
Theo các quy định của BLTTHS và Luật Tổ chức VKSND thì "Việnkiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố trong tất cả các giai đoạn điều tra,truy tố và xét xử bằng các biện pháp theo quy định của pháp luật" Cụ thể:
Trong giai đoạn điều tra:
- Khởi tố vụ án, khởi tố bị can: Đây là các biện pháp phát động quyền
công tố, mở đầu cho cả quá trình TTHS, là điểm mốc làm phát sinh quan hệpháp luật hình sự giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với người cóhành vi phạm tội bởi bắt đầu từ đây, cơ quan có thẩm quyền chính thức bắtđầu các hoạt động điều tra nhằm làm rõ tội phạm và người phạm tội, làm rõcác tình tiết của vụ án… Theo quy định của pháp luật, VKS là cơ quan duynhất trong TTHS có quyền quyết định việc có hay không khởi tố vụ án hình
sự, bị can để điều tra: Có quyền phê chuẩn các quyết định khởi tố vụ án, khởi
tố bị can, các quyết định thay đổi và bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bị cancủa Cơ quan điều tra… Các quyết định khởi tố vụ án, bị can của các chủ thểkhác được pháp luật giao cho thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can đềuphải chịu sự giám sát và phụ thuộc vào quyết định của VKS: Sau khi có quyếtđịnh khởi tố vụ án, khởi tố bị can, các quyết định khởi tố của các cơ quan đóphải được gửi đến VKS cùng các tài liệu có liên quan để VKS xem xét quyếtđịnh phê chuẩn hay không phê chuẩn; trong trường hợp không được sự phêchuẩn của VKS thì các quyết định đó bị triệt tiêu về hiệu lực
Ngoài ra, VKS còn có thẩm quyền đặc biệt hơn cả trong số các chủthể có thẩm quyền khởi tố vụ án, khởi tố bị can: Có quyền độc lập quyết địnhviệc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, không phải chịu sự chi phối của bất cứ cơquan nào, các quyết định này của VKS có hiệu lực ngay sau khi ban hành
Trang 18- Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều
tra, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra:
Trong TTHS, Cơ quan điều tra được giao trách nhiệm điều tra tội phạm,
có quyền áp dụng tất cả các biện pháp theo quy định của pháp luật để điều tralàm rõ vụ án, làm rõ hành vi phạm tội cũng như các tình tiết có liên quan nhưđộng cơ, mục đích của tội phạm, nhân thân của người phạm tội, các tình tiết tăngnặng giảm nhẹ, các thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra… Đây là những hoạtđộng mà không có cơ quan nào có thể thay thế cho Cơ quan điều tra được bởi
họ có biên chế là đội ngũ các Điều tra viên được đào tạo chuyên môn nghiệp
vụ về điều tra và khám phá tội phạm [64, tr 8-15] Nhưng bởi việc đưa mộtcon người vào vòng tố tụng và xử lý họ về hình sự là vấn đề không hề đơngiản, động chạm đến rất nhiều quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo
hộ cho nên cần phải đảm bảo tính thận trọng và chính xác cho nên cần phải có sựchế ước giữa các cơ quan nhà nước với nhau trong TTHS nhằm đảm bảo tất cảmọi hành vi phạm tội đã được phát hiện phải được khởi tố, xử lý kịp thời vànghiêm minh nhưng phải có căn cứ và đúng pháp luật Vì vậy, pháp luật quyđịnh giao cho một cơ quan nhà nước trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đảm bảocho các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc chứng minh hành vi phạm tội vànhân thân của người phạm tội phải được thu thập đầy đủ, toàn diện, kháchquan và hợp pháp - Cơ quan đó là VKS VKS là cơ quan duy nhất có quyềncan thiệp trực tiếp vào quá trình điều tra, đề ra yêu cầu điều tra để Cơ quanđiều tra tiến hành điều tra Cơ quan điều tra mà cụ thể là các Điều tra viên cótrách nhiệm phải thực hiện tất cả các yêu cầu của VKS; trường hợp khôngnhất trí, Cơ quan điều tra có quyền được kiến nghị đến VKS cấp trên nhưngtrong thời gian chờ đợi kết quả vẫn phải thực hiện nghiêm chỉnh các yêu cầu
đó Ngoài ra, VKS còn có quyền tự mình trực tiếp tiến hành một số hoạt độngđiều tra nếu xét thấy cần thiết như ghi lời khai của bị hại, nhân chứng, thựcnghiệm điều tra…
Trang 19- Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của BLTTHS, nếu hành vi có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố hình sự
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam và các biện pháp ngăn chặn khác
- Quyết định việc truy tố bị can, tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án,
bị can
Trong giai đoạn xét xử:
Các quyền năng của VKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạnxét xử bao gồm:
- Duy trì quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm bằng các hoạt động như
công bố bản cáo trạng hoặc quyết định của VKS liên quan đến việc giải quyết
vụ án tại phiên tòa; luận tội đề nghị kết tội bị cáo; rút một phần hoặc toàn bộcáo trạng và đề nghị Hội đồng xét xử tuyên bố bị cáo không phạm tội; thamgia thẩm vấn bị cáo và những người tham gia tố tụng khác như người bị hại,người liên quan, nhân chứng , tranh luận với luật sư và những người thamgia tố tụng tại phiên tòa để làm rõ thêm các tình tiết có liên quan đến vụ án
và các chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra cũng như tại phiêntòa, nhằm làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án Thực chất đây chính làcác hoạt động bảo vệ quyết định truy tố nhằm buộc tội bị cáo, làm cơ sở đểcho bản luận tội vừa có căn cứ pháp luật vừa phù hợp với các tình tiết thuthập được qua quá trình điều tra và diễn biến của việc điều tra công khai tạiphiên tòa, vừa có tính thuyết phục, giáo dục, phòng ngừa tội phạm, đảm bảoviệc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm vàngười phạm tội
- Phát biểu quan điểm của VKS về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa
phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm; kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa án.
Trang 20Tóm lại, tất cả các vấn đề mà VKS có quyền quyết định trong các giaiđoạn khác nhau của tố tụng hình sự như nêu trên chính là nội dung của thựchành quyền công tố Vậy, nội dung của thực hành quyền công tố là tất cả cácquyền năng pháp lý mà pháp luật quy định cho cơ quan được giao thẩm quyền(ở nước ta, cơ quan đó là VKSND) để sử dụng nhằm truy cứu trách nhiệmhình sự đối với người có hành vi phạm tội.
Qua các nội dung đã phân tích trên, tác giả đi đến kết luận: Nội dung
của thực hành quyền công tố là việc VKS sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý độc lập, nhằm truy cứu đến cùng trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều tra, truy tố và xét xử.
1.1.2 Kiểm sát các hoạt động tư pháp
1.1.2.1 Cơ quan tư pháp
Về khái niệm tư pháp, quyền tư pháp, cơ quan tư pháp hiện nay cả
trên phương diện lý luận và trong thực tiễn còn có nhiều quan điểm khác
nhau Quyền tư pháp có thể được hiểu theo hai nghĩa hẹp và rộng Nếu hiểu theo nghĩa hẹp, quyền tư pháp có nghĩa là quyền xét xử của Tòa án; hiểu theo nghĩa rộng thì đó là quyền xét xử của Tòa án và các hoạt động áp dụng pháp luật của các cơ quan bảo vệ pháp luật như Cơ quan điều tra, cơ quan Tòa án và Cơ quan thi hành án … nhằm đảm bảo cho hoạt động xét xử của
Tòa án [3, tr 67]
Trong quá trình tổ chức và thực thi quyền lực nhà nước, bất cứ quốcgia nào cũng đều có ba loại quyền lực (còn gọi là ba nhánh quyền lực): Lậppháp, hành pháp và tư pháp Do ảnh hưởng của điều kiện lịch sử, truyền thốngdân tộc, đặc điểm kinh tế… và đặc biệt là bản chất xã hội mà ở mỗi quốc gia
có một cách tổ chức và phân công các quyền đó trong bộ máy nhà nước khácnhau nhưng bất kỳ nhà nước nào cũng đều có các biện pháp để đảm bảo chopháp luật được thi hành nghiêm chỉnh Nhà nước tư sản dùng "tam quyền
Trang 21phân lập", giao mỗi loại quyền lực đó cho một cơ quan nắm giữ nhằm chếước lẫn nhau, tránh sự lạm quyền trong quá trình thực thi pháp luật Ở nhànước xã hội chủ nghĩa, quyền lực không chia sẻ mà tập trung trong tay Quốchội nên cần phải có một cơ quan giúp Quốc hội kiểm tra, giám sát thườngxuyên việc tuân theo pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được thi hành nghiêmchỉnh và thống nhất - Cơ quan đó là VKSND được thành lập theo sáng kiến
của V.I Lênin Như vậy, cơ quan tư pháp là một trong các bộ phận cấu thành của hệ thống cơ quan nhà nước trong quá trình tổ chức thực thi quyền lực nhà nước
Đối với nhà nước ta, từ khi ra đời đến nay, phân quyền chưa bao giờđược thừa nhận là một trong những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước Đảng ta luôn quán triệt "Tất cả quyền lực thuộc về nhân dân".Trong tất cả các Hiến pháp kể từ khi thành lập nước đến nay đều nhấn mạnh:
"Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơquan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tưpháp" Tuy nhiên, trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta quamọi giai đoạn vẫn thể hiện sự phân quyền ở một mức độ nhất định thể hiện ở
sự phân định các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp và trao các quyền
ấy cho các cơ quan khác nhau thực hiện để đảm bảo sự độc lập tương đốitrong hoạt động của mỗi cơ quan
Về vị trí, vai trò của cơ quan tư pháp trong bộ máy nhà nước, các họcgiả chính trị - pháp lý đã từng khái quát "Không được có một chút quyền lậppháp hay hành pháp nào cả nhưng chính do đó mà cơ quan tư pháp có quyềncao hơn cả vì nó không làm gì cả nhưng có thể ngăn ngừa tất cả" [35, tr 174].Chỉ có các cơ quan tư pháp mới có quyền nhân danh quyền lực nhà nước và dựavào Hiến pháp, pháp luật để buộc các chủ thể trong toàn xã hội tuân theo các quyđịnh của pháp luật nhà nước một cách nghiêm chỉnh và thống nhất Ở nước ta,quan điểm về vị trí, vai trò của các cơ quan tư pháp được thể hiện rõ ngay từ
Trang 22những văn bản pháp luật đầu tiên kể từ khi thành lập nước Trong thư gửi Hộinghị tư pháp toàn quốc tháng 02/1946, sau khi nhà nước Việt Nam dân chủcộng hòa non trẻ ra đời chưa được bao lâu, Hồ Chủ tịch đã viết "Tư pháp làmột cơ quan trọng yếu của Chính phủ…" Hiến pháp năm 1946 (Điều 63) ghirõ: "Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một hệ thống gồmTòa án tối cao, các Tòa án phúc thẩm, các Tòa án đệ nhị cấp và sơ thẩm" Như
vậy, ở nước ta, khi ấy, quan niệm tư pháp là xét xử và theo đó cơ quan tư pháp
là cơ quan xét xử (Tòa án) Các Sắc lệnh số 13/SL ngày 24/01/1946, số 51/SL
ngày 17/4/1946, 131/SL ngày 20/7/1946 vào thời kỳ trước khi Hiến pháp 1946được thông qua và tại bản Hiến pháp 1946 thể hiện rõ ngay trong cơ cấu tổ chứccủa hệ thống Tòa án, cơ quan công tố đã bắt đầu hình thành: Ở Tòa sơ cấp,Thẩm phán làm cả nhiệm vụ buộc tội và xét xử; ở Tòa án cấp đệ nhị có Thẩmphán buộc tội - Thẩm phán công tố, Biện lý, Phó biện lý do Bộ Tư pháp bổnhiệm để thực hành quyền công tố và quản lý các hoạt động tư pháp của Công
an, giám sát thi hành án; ở Tòa thượng thẩm, Chưởng lý đứng đầu và dướiquyền là các công chức làm công tác công tố chuyên trách ngồi ghế công tố
để thực hành quyền công tố nhà nước, truy tố bị cáo ra tòa bằng bản cáo trạng,quản lý toàn bộ tổ chức và hoạt động của Công tố viện nằm trong Tòa ánthường, trông coi việc thi hành và đốc thúc việc thi hành các bản án; ở Tòa ánbinh, chức năng công tố được giao cho Ủy viên Chính phủ đứng buộc tội…Như vậy, cơ quan tư pháp ở nước ta khi đó là cơ quan làm công tác xét xử (Tòaán) và cơ quan buộc tội phục vụ cho công tác xét xử của Tòa án (cơ quan côngtố); chức năng của cơ quan tư pháp không chỉ là xét xử mà còn có cả chức năngkhác (điều tra và truy tố)
Từ đó đến nay, Đảng và Nhà nước luôn chú trọng việc đổi mới tổchức và hoạt động của các cơ quan tư pháp Điều đó được thể hiện rất rõtrong các văn bản pháp luật và thực tiễn tổ chức và hoạt động của bộ máy nhànước ta nói chung, của các cơ quan tư pháp nói riêng qua mỗi thời kỳ:
Trang 23- Năm 1958, cùng với việc thành lập hệ thống Tòa án nhân dân cáccấp, ngày 29/01/1958, Quốc hội đã có Nghị quyết thành lập Viện công tố và
cơ quan thực hiện chức năng công tố đã tách hẳn khỏi hệ thống Tòa án nhândân, tuy vẫn trực thuộc Hội đồng chính phủ
- Trên cơ sở Hiến pháp năm 1959, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắclệnh số 20 ngày 15/7/1960 công bố sự ra đời của VKSND với tư cách là một
hệ thống cơ quan độc lập Theo Hiến pháp năm 1959, quyền tư pháp thuộc vềTòa án nhân dân và VKSND, trong đó Tòa án nhân dân chỉ thực hiện chứcnăng xét xử còn VKSND có chức năng kiểm sát tuân theo pháp luật và thựchành quyền công tố
- Hiến pháp năm 1980 ghi rõ" Tòa án là cơ quan xét xử của nước tanên là cơ quan nắm quyền tư pháp"
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khi đề cập đến nhiệm vụ củng
cố, kiện toàn bộ máy các cơ quan tư pháp đã xác định "Phân định lại thẩmquyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, đổi mới tổ chức và hoạt độngcủa VKSND, các Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổchức bổ trợ tư pháp" [12, tr 51]
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa VIII ngày 18/6/1997 nêu rõ: "Nội dung của công cuộc cải cách tư pháp
ở nước ta hiện nay bao gồm việc nâng cao chất lượng hoạt động của Việnkiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong
sạch, vững mạnh" [14, tr 153].
- Chỉ thị số 53-CT/TW ngày 21/3/2000, Nghị quyết số 08-NQ/TWngày 02/01/2002, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trịBan Chấp hành Trung ương Đảng thể hiện chủ trương và quyết tâm lớn củaĐảng ta đối với nhiệm vụ cải cách tư pháp, tạo một bước chuyển mới trongnhận thức và hoạt động của các cơ quan tư pháp (Cơ quan điều tra, VKSND,Tòa án nhân dân và Cơ quan thi hành án)
Trang 24Như vậy, qua các văn bản pháp luật cũng như thực tiễn tổ chức hoạtđộng của các cơ quan tư pháp ở nước ta từ khi thành lập đến nay thấy rõkhái niệm tư pháp, cơ quan tư pháp ở nước ta luôn được nhìn nhận ở nghĩarộng, cơ quan tư pháp không chỉ là Tòa án và chức năng của cơ quan tư phápkhông chỉ là xét xử mà cơ quan tư pháp bao gồm cơ quan làm công tác xét xử(Tòa án) và các cơ quan làm công tác điều tra và công tố phục vụ cho côngtác xét xử [3, tr 73; 31, tr 8] Đến nay, cùng với xu thế phát triển của xã hội,các quan hệ xã hội cũng ngày càng phát triển, nhu cầu của hoạt động tư pháp,khái niệm tư pháp cũng được nhìn nhận với những nội dung rộng hơn [31, tr.9]; vai trò của cơ quan tư pháp càng ngày càng trở nên quan trọng hơn, cơquan xét xử không chỉ xét xử các vụ án hình sự, dân sự mà còn các tranh chấpngày càng đa dạng hơn, cả về kinh tế, lao động, hành chính Để đảm bảo cho
sự phán quyết đó được đúng đắn thì phải có được các tài liệu, chứng cứ đểlàm căn cứ cho việc phán quyết đó cho nên đã xuất hiện đòi hỏi tổ chức Cơquan điều tra được sắp xếp và ngày một kiện toàn Cho đến nay, Cơ quan điềutra được pháp luật tố tụng nước ta quy định như một hệ thống cơ quan tư pháp
có chức năng điều tra độc lập trong TTHS [31, tr 10] Và cũng để đảm bảocho việc xét xử được chính xác, đúng người, đúng tội, pháp chế được thốngnhất và tăng cường, trên cơ sở sáng kiến của V.I Lênin và thực tiễn của cácnước xã hội chủ nghĩa, VKSND ở nước ta được thành lập với tư cách là một
hệ thống cơ quan độc lập với chức năng buộc tội trong các vụ án hình sự(thực hành quyền công tố) đồng thời giám sát việc tuân theo pháp luật củaTòa án trong quá trình giải quyết các vụ án Đồng thời để các phán quyết củaTòa án thực sự có giá trị pháp lý trong đời sống, trên cơ sở Nghị quyết củaQuốc hội khóa IX kỳ họp thứ 1 ngày 06/10/1992, tháng 6/1993, hệ thống Cơquan thi hành án đã chính thức tách khỏi Tòa án, trở thành cơ quan độc lập vàngày càng được củng cố, kiện toàn Như vậy, cùng với sự phong phú về nộidung hoạt động của tư pháp, hệ thống các cơ quan tư pháp cũng ngày càngphong phú Sự hình thành Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án chuyên trách
Trang 25là cần thiết, đáp ứng với yêu cầu của thực tiễn và chúng hợp với VKS, Tòa ánthành một chỉnh thể gọi là hệ thống các cơ quan tư pháp chính là biểu hiệncủa sự phong phú đó
Qua phân tích trên có thể kết luận: Cơ quan tư pháp ở Việt Nam là các cơ quan nhà nước được giao trách nhiệm thực thi quyền lực nhà nước trong lĩnh vực tư pháp, bao gồm Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án, Cơ quan thi hành án có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật nhằm giải quyết và hỗ trợ việc giải quyết các vụ án hình sự, các tranh chấp giữa các chủ thể của các quan hệ pháp luật khác nhau và thi hành các bản án, các quyết định của Tòa án.
1.1.2.2 Kiểm sát các hoạt động tư pháp
Theo quy định của pháp luật thì chức năng, nhiệm vụ của VKSND là
"Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp…" Qua tinh
thần của các văn bản pháp luật, có thể thấy rõ đây là hai chức năng hoàn toàn
độc lập của VKS Các vấn đề có liên quan đến chức năng thứ nhất (thực hành quyền công tố) đã được làm rõ qua phần phân tích trên Các vấn đề có liên quan đến chức năng thứ hai kiểm sát các hoạt động tư pháp: Thế nào là
hoạt động tư pháp và thế nào là kiểm sát các hoạt động tư pháp, mối liên hệgiữa chức năng này với chức năng thực hành quyền công tố cũng cần đượclàm sáng tỏ trước khi để cập đến hoạt động thực hiện chức năng này của
VKS
a) Hoạt động tư pháp
Các cơ quan tư pháp ở nước ta bao gồm Cơ quan điều tra, VKS, Tòa
án và Cơ quan thi hành án Xuất phát từ nghĩa rộng của khái niệm về tư pháp
ở nước ta như đã trình bày phần trên, có thể hiểu các hoạt động tư pháp là cáchoạt động liên quan đến quá trình giải quyết các vụ án và các tranh chấp baogồm các hoạt động điều tra, thu thập tài liệu, chứng cứ như khởi tố, điều tra,truy tố, xét xử và thi hành các quyết định của Tòa án trong cả lĩnh vực hình
Trang 26sự, dân sự và hành chính, kinh tế Vậy, hoạt động tư pháp là hoạt động
trước hết phải được tiến hành bởi các cơ quan tư pháp Tuy nhiên, như vậykhông có nghĩa tất cả mọi hoạt động do cơ quan tư pháp tiến hành đều là hoạtđộng tư pháp mà chỉ là hoạt động tư pháp nếu hoạt động đó gắn liền với việcgiải quyết một vụ án, một tranh chấp cụ thể Ví dụ như hoạt động điều tra thuthập chứng cứ… của các cơ quan tố tụng, người tiến hành tố tụng là hoạtđộng tư pháp bởi vì nó nhằm giải quyết vụ án, giải quyết tranh chấp cụ thể;trong quá trình tiến hành các hoạt động này, giữa các cán bộ, công chức trongcác cơ quan tư pháp (người tiến hành tố tụng) và giữa các cơ quan tư pháp (cơquan tố tụng) phát sinh các mối quan hệ và các mối quan hệ đó được điềuchỉnh bằng pháp luật tố tụng Ngoài các hoạt động đó, trong các cơ quan tưpháp còn có các hoạt động khác(ví dụ như hoạt động phổ biến, tuyên truyềngiáo dục pháp luật của Tòa án…) nhưng không phải là hoạt động tư pháp vì
nó không nhằm giải quyết vụ án hoặc giải quyết tranh chấp nào; mối quan hệgiữa các cơ quan và các cán bộ, nhân viên của các cơ quan tư pháp phát sinhtrong quá trình này được điều chỉnh bằng pháp luật hành chính Như vậy, hoạtđộng tư pháp phải hội tụ đủ hai yếu tố: Hoạt động đó phải do các cơ quan nhànước thực hiện trong quá trình tố tụng, được điều chỉnh bằng pháp luật tốtụng; mục đích của hoạt động là nhằm đảm bảo việc giải quyết một vụ ánhình sự, vụ tranh chấp cụ thể một cách có căn cứ, đúng pháp luật [31, tr 10-11]
Vậy, hoạt động tư pháp là hoạt động của các cơ quan tư pháp trong quá trình tố tụng nhằm giải quyết các vụ án hình sự và các vụ tranh chấp một cách có căn cứ, đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân
Cũng từ phân tích trên, có thể thấy, hoạt động tư pháp hình sự là hoạtđộng của cơ quan tư pháp trong việc thực thi quyền lực Nhà nước trong tốtụng hình sự [46, tr 82]
Trang 27Theo quy định của BLTTHS thì chủ thể thực hiện hoạt động tư pháptrong giai đoạn điều tra là Cơ quan điều tra (đó là Cơ quan điều tra của lựclượng Cảnh sát nhân dân, Cơ quan điều tra của lực lượng An ninh nhân dân,
Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân…) Ngoài ra, do yêu cầu phát hiệnnhanh chóng và xử lý kịp thời các hành vi phạm tội, BLTTHS còn quy địnhngoài các cơ quan kể trên, có một số cơ quan không phải là Cơ quan điều tranhưng được giao tiến hành một số hoạt động điều tra đó là Bộ đội biên phòng,Hải quan, Kiểm lâm và một số cơ quan khác trong lực lượng Cảnh sát nhândân, trong các lực lượng An ninh nhân dân…
b) Kiểm sát các hoạt động tư pháp:
Kiểm sát các hoạt động tư pháp là một trong hai chức năng hiến định
của VKSND Theo quy định của pháp luật, VKSND thực hiện chức năngkiểm sát các hoạt động tư pháp bằng các công tác khác nhau gắn liền với cáclĩnh vực khác nhau bao gồm kiểm sát các hoạt động của các cơ quan tiến hành
tố tụng hình sự và tố tụng tư pháp khác trong lĩnh vực giải quyết các vụ ándân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động… Gắn liền vớiTTHS là các công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các
vụ án hình sự của Cơ quan điều tra - Kiểm sát điều tra, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự - Kiểm sát xét xử và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành các bản án và các quyết định của Tòa án nhân dân Cả ba lĩnh vực công tác đó hợp thành kiểm sát các hoạt động tư pháp.
Mục đích của kiểm sát các hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự
là nhằm đảm bảo các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử đúng phápluật, đúng người, đúng tội, không để xảy ra việc oan, sai hay bỏ lọt tội phạm.Trong các lĩnh vực tố tụng khác, mục đích của kiểm sát các hoạt động tư pháp
là nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình và cácviệc khác theo đúng quy định của pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
Trang 28quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân Mục đích chung của hoạtđộng kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKS là nhằm đảm bảo cho pháp luậtđược chấp hành nghiêm chỉnh, thống nhất trong quá trình giải quyết các vụ ánhình sự và các tranh chấp khác
Đối tượng của kiểm sát các hoạt động tư pháp là việc tuân thủ pháp
luật của các cơ quan tư pháp và các đối tượng tham gia tố tụng trong quá trìnhgiải quyết các vụ án và các tranh chấp khác
Phạm vi của kiểm sát các hoạt động tư pháp: Phạm vi không gian của
kiểm sát các hoạt động tư pháp chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động của các
cơ quan tư pháp; đó là việc chấp hành pháp luật trong suốt quá trình giảiquyết các vụ án hình sự và giải quyết các tranh chấp khác
Phạm vi về thời gian của kiểm sát các hoạt động tư pháp là từ khi cơquan có thẩm quyền khởi tố vụ án và đương sự khởi kiện cho đến khi thi hànhxong bản án và các quyết định khác của Toà án
c) Kiểm sát điều tra
Theo quy định của pháp luật, trong lĩnh vực hình sự, VKSND thựchiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động
tư pháp bằng các công tác khác nhau gắn với các giai đoạn tố tụng khác nhau:Thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc điều tracác vụ án hình sự của Cơ quan điều tra; thực hành quyền công tố và kiểm sáttuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự; kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong việc thi hành các bản án hình sự và các quyết định củaTòa án nhân dân (Điều 3 Luật Tổ chức VKSND) Ứng với mỗi công tác này,Luật Tổ chức VKSND quy định một chương riêng biệt: Tại chương II (gồmcác điều 12, 13, 14, 15) quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của VKSNDkhi thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong việc điềutra các vụ án hình sự của Cơ quan điều tra (công tác thứ nhất) với tiêu đề
"Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự" Như vậy,
Trang 29kiểm sát điều tra là một bộ phận cấu thành của kiểm sát các hoạt động tư pháp chức năng hiến định thứ hai của VKSND trong lĩnh vực TTHS ở giai đoạnđầu của TTHS - giai đoạn điều tra.
-* Mục đích, đối tượng, phạm vi, nội dung của kiểm sát điều tra:
Sau khi vụ án được khởi tố, giữa các chủ thể tiến hành tố tụng vànhững người tham gia tố tụng phát sinh những quan hệ tố tụng, các quan hệnày tồn tại trong suốt cả quá trình giải quyết vụ án hình sự Trong giai đoạnđiều tra thì đó là mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và VKS, là các hoạt độngcủa Cơ quan điều tra được thực hiện bởi các Điều tra viên, là các hành vi củacác Điều tra viên, là các quyết định của Cơ quan điều tra, là hành vi của
những người tham gia tố tụng Đồng thời với sự xuất hiện của các hoạt
động tố tụng cũng xuất hiện đòi hỏi có sự giám sát việc tuân theo pháp luậtnhằm đảm bảo cho pháp luật được tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.Theo quy định của pháp luật thì trong giai đoạn điều tra chủ thể duy nhất củahoạt động kiểm sát điều tra là VKS Mặc dù cùng có chung một mục đích làđảm bảo pháp chế trong giải quyết các vụ án hình sự nhưng mỗi công táctrên của VKS ứng với mỗi giai đoạn TTHS nhất định, có đối tượng, phạm vi,nội dung riêng Kiểm sát điều tra cũng vậy, nó có mục đích, đối tượng vàphạm vi của riêng nó
+ Mục đích của kiểm sát điều tra là nhằm đảm bảo pháp luật được
tuân thủ một cách nghiêm chỉnh và thống nhất trong suốt cả quá trình điều tra
vụ án hình sự
+ Đối tượng của kiểm sát điều tra (tức là những cái mà hoạt động
kiểm sát điều tra tác động vào nhằm đạt được mục đích nêu trên): Là việc
chấp hành pháp luật của Cơ quan điều tra, là hành vi của các cán bộ, Điều tra
viên được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động điều tra, là các quyết địnhcủa Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra, là việc tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật trong suốt cả quá trình điều tra
Trang 30+ Phạm vi của kiểm sát điều tra: Về phạm vi không gian: Kiểm sát
điều tra chỉ có trong lĩnh vực TTHS và chỉ ở giai đoạn đầu của TTHS - giaiđoạn điều tra
Về phạm vi thời gian: Kiểm sát điều tra bắt đầu từ khi khởi tố vụ án
và kết thúc khi VKS có quyết định xử lý vụ án và bị can (quyết định truy tốhoặc đình chỉ điều tra vụ án, bị can)
+ Nội dung của kiểm sát điều tra: Theo Điều 14 Luật Tổ chức VKSND,
Điều 113 BLTTHS, khi thực hiện công tác kiểm sát điều tra, VKS có nhữngnhiệm vụ và quyền hạn: Kiểm sát việc khởi tố, kiểm sát các hoạt động điều tra
và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra; kiểm sát việc tuân theo pháp luậtcủa những người tiến hành và tham gia tố tụng; giải quyết các tranh chấp vềthẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật; yêu cầu Cơ quan điều tra khắcphục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Thủ trưởng Cơquan điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên có vi phạm kỷ luật khi tiến hànhđiều tra…
Tất cả những quyền hạn nêu trên được giao cho VKS thực hiện nhằmphát hiện kịp thời và loại trừ, khắc phục các vi phạm của Cơ quan điều tra mà
cụ thể là các Điều tra viên - những người được giao trực tiếp điều tra vụ ánvới mục đích đảm bảo cho tất cả các hoạt động điều tra phải được tuân thủtheo những quy định của pháp luật tố tụng hình sự, để pháp luật được chấphành nghiêm chỉnh, thống nhất, pháp chế được tăng cường - Các quyền năng
đó chính là nội dung của kiểm sát điều tra
1.1.3 Mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra là hai chức năng hoàn toànđộc lập của VKS được phân định một cách rõ ràng tại các điều luật cụ thể: Điều
13 Luật Tổ chức VKSND, Điều 112 BLTHS quy định nhiệm vụ, quyền hạn củaVKS khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra Nhiệm vụ và quyềnhạn của VKS khi kiểm sát điều tra trong giai đoạn điều tra được quy định tại
Trang 31Điều 14 Luật Tổ chức VKSND, Điều 113 BLTTHS Nghiên cứu nội dung củacác điều luật nêu trên thấy rõ thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động
tư pháp là hai chức năng hoàn toàn độc lập của VKS Những biện pháp mà VKStrực tiếp quyết định và chịu trách nhiệm thì thuộc nội dung của thực hành quyềncông tố còn với các biện pháp mà VKS không trực tiếp quyết định mà chỉ thựchiện việc kiến nghị, kháng nghị và yêu cầu các cơ quan tư pháp khác khắc phụccác vi phạm trong hoạt động tư pháp thì được hiểu là nội dung của hoạt độngkiểm sát các hoạt động tư pháp [22, tr 14] (và trong giai đoạn điều tra thì thuộcnội dung của kiểm sát điều tra) Mặt khác, qua các điều luật này cũng thấy rõ tuy
là hai chức năng độc lập song thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạtđộng tư pháp lại có mối quan hệ mật thiết với nhau, chỉ có một số hoạt độngmang tính độc lập tương đối, còn lại phần nhiều chúng đan xen nhau và hỗ trợ,tác động qua lại với nhau Tuy ở từng giai đoạn tố tụng, các chức năng này thểhiện ở những mức độ và phạm vi khác nhau với các nội dung khác nhau nhưng
dù ở giai đoạn nào thì chúng cũng thể hiện mối quan hệ gắn bó hữu cơ, đan xennhau, tác động qua lại và bổ sung một cách tích cực cho nhau Mối quan hệ giữachúng bắt đầu từ thời điểm vụ án hình sự được khởi tố và song song tồn tại chođến khi kết thúc việc điều tra (Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra,VKS quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án bằng một bản cáo trạng hoặcquyết định đình chỉ điều tra) Mục đích của thực hành quyền công tố là nhằmchứng minh tội phạm và xác định người phạm tội còn mục đích của công táckiểm sát điều tra là nhằm đảm bảo cho các hoạt động điều tra được đúng đắn,khách quan theo quy định của pháp luật Công tác kiểm sát điều tra có hiệu quả
sẽ là điều kiện giúp cho việc thực hành quyền công tố được đúng đắn; kết quảhoạt động kiểm sát điều tra sẽ làm cơ sở cho việc thực hiện chức năng công tố vàthực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra một cách có hiệu quả và ngượclại công tác thực hành quyền công tố có hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho hoạt độngkiểm sát điều tra xác định kịp thời được các vi phạm pháp luật trong quá trìnhđiều tra [22, tr 13], "đảm bảo việc điều tra phải khách quan, toàn diện, đầy đủ,
Trang 32chính xác, đúng pháp luật; những vi phạm trong quá trình điều tra phải đượcphát hiện, khắc phục kịp thời và xử lý nghiêm minh" (Điều 12 Luật Tổ chứcVKSND) Chỉ thực hiện tốt đồng thời hoạt động thực hành quyền công tố vàkiểm sát điều tra thì VKS mới có thể hoàn thành được tốt và đáp ứng yêu cầunhiệm vụ đặt ra: Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bịhạn chế quyền công dân, bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tự do, danh dự vànhân phẩm một cách trái pháp luật; không để lọt tội phạm, không làm oan người
vô tội, việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội phải đúng phápluật, có căn cứ; việc điều tra phải được tiến hành một cách khách quan, toàndiện, chính xác…, những vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra phải đượcphát hiện kịp thời và khắc phục ngay Do vậy, trong hoạt động chuyên mônnghiệp vụ của VKS, không thể tách rời công tác thực hành quyền công tố vàkiểm sát các hoạt động tư pháp…" [53, tr 5-17] Nguyên tắc đó cũng hoàn toànphù hợp khi đặt trong mối quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát
sự mà VKS đã thụ lý giải quyết (theo thống kê thì con số đó hàng năm chiếmtới gần 80%) Vì vậy, VKS cấp huyện đóng góp một phần rất quan trọng
Trang 33trong việc hoàn thành nhiệm vụ của ngành kiểm sát Xác định được vị trí vàtầm quan trọng của các cơ quan tư pháp cấp huyện, Quốc hội khóa XI tại kỳhọp thứ 11 đã thông qua BLTTHS năm 2003 trong đó có quy định tăng thẩm
quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện mà theo đó " VKS cấp huyện quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án đối với những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng trừ những tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phá hoại hòa bình, chống loài người theo quy định của pháp luật" (Điều 170 BLTHS).
Như vậy, VKS cấp huyện có đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ củaVKSND nói chung ngoại trừ công tác điều tra tội phạm Trong giai đoạn đầucủa tố tụng hình sự - giai đoạn điều tra thì khi thực hành quyền công tố,
VKSND cấp huyện có các quyền năng: Quyết định việc khởi tố vụ án hình sự,
khởi tố bị can; yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi
tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quanđiều tra tiến hành điều tra và trong trường hợp cần thiết thì trực tiếp tiến hànhmột số hoạt động điều tra;… quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biệnpháp ngăn chặn; quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết địnhcủa cơ quan điều tra; hủy bỏ các quyết định không có căn cứ, trái pháp luậtcủa cơ quan điều tra VKS cấp huyện thực hiện chức năng nhiệm vụ kiểm sátđiều tra bằng các quyền năng: Kiểm sát việc khởi tố vụ án, kiểm sát các hoạtđộng điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra; kiểm sát việc tuântheo pháp luật của những người tham gia tố tụng; yêu cầu Cơ quan điều trakhắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra…
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá chất lượng thực hành quyền công tố
và kiểm sát điều tra
Để đánh giá chất lượng của công tác thực hành quyền công tố vàkiểm sát điều tra của VKS phải thông qua đánh giá chất lượng cụ thể của việcthực hiện các quyền năng thuộc nội dung của các công tác này, đó là:
Trang 341.2.2.1 Chất lượng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can
Quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố bị can là những
văn bản có tính pháp lý quan trọng có ý nghĩa mở đầu cho cả quá trình TTHS,
là điểm mốc làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự giữa các cơ quan nhànước có thẩm quyền với người có hành vi phạm tội bởi từ đây, cơ quan cóthẩm quyền chính thức bắt đầu các hoạt động điều tra nhằm làm rõ tội phạm,người phạm tội, làm rõ các tình tiết của vụ án, của hành vi phạm tội cũng nhưmục đích, động cơ của người phạm tội…
Việc pháp luật nước ta giao thẩm quyền khởi tố vụ án, bị can chonhiều chủ thể khác nhau nhưng lại giao cho duy nhất VKS quyền quyết địnhviệc khởi tố vụ án, bị can thể hiện sự chế ước chặt chẽ trong hoạt động khởi tốnhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ thể khi thực thi nhiệm vụ này, đểđảm bảo tính thận trọng, tránh việc khởi tố tràn lan, thể hiện vai trò quyếtđịnh của VKS trong việc quyết định số phận pháp lý của một vụ án hình sự vàđiều này cũng đồng nghĩa với việc VKS phải chịu trách nhiệm chính về tất cảcác quyết định đó Điều này thể hiện rất rõ tại các văn bản pháp luật của Đảng
ta " Viện kiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những sai sót trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền của địa phương mình" [13, tr 7] Vì vậy, VKS phải kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố các vụ án hình sự, khởi tố
bị can nhằm đảm bảo việc khởi tố chính xác, không để lọt người phạm tội,không làm oan người vô tội Để làm được như vậy, VKS phải làm tốt côngtác giám sát các hoạt động của Cơ quan điều tra thậm chí ngay cả từ khi vụ áncòn chưa được khởi tố như quản lý và xử lý tin báo tội phạm, giám sát côngtác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, thu thập các dấu vết banđầu Sau khi vụ án được khởi tố, VKS phải kiểm tra kỹ hồ sơ, nghiên cứu,tổng hợp và đánh giá các chứng cứ, tài liệu và đối chiếu với các quy định củapháp luật để xác định có hay không có các căn cứ để khởi tố vụ án, khởi tố bị
Trang 35can, có đủ hay không các căn cứ để phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can,nếu không đủ thì còn cần bổ sung chứng cứ, tài liệu nào Việc xem xét nàyphải dựa trên các tiêu chí cả về mặt nội dung và hình thức: Phải xác định cóhay không có sự kiện phạm tội, hành vi có đủ yếu tố cấu thành tội phạmkhông, nếu có thì đó là tội gì, quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra có dựatrên các căn cứ theo quy định của pháp luật không, có đúng với hành vi phạmtội mà bị can đã thực hiện hay không, ngoài hành vi đã bị khởi tố, có cònhành vi nào chưa được khởi tố hay không… Chỉ khi xác định chắc chắn việckhởi tố vụ án, khởi tố bị can là có căn cứ thì VKS mới chấp nhận và ra quyếtđịnh phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; trường hợp nếu xét chưa đầy đủ căn
cứ vững chắc thì VKS phải yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung hoặc tự mình bổsung đầy đủ mới quyết định phê chuẩn; kiên quyết không phê chuẩn nếu thấychưa đủ các căn cứ xác định tội phạm và người phạm tội, tránh vì chủ quan,qua quýt hoặc vì nể nang mà phê chuẩn cả khi chưa đủ căn cứ với hy vọng sẽ
bổ sung hoặc sẽ điều tra làm rõ sau bởi điều này rất có thể sẽ dẫn đến nhữnghậu quả pháp lý khôn lường như có thể sẽ phải đình chỉ vụ án, đình chỉ điềutra bị can vì lý do không phạm tội Nếu phát hiện quyết định không khởi tốcủa Cơ quan điều tra không có căn cứ thì VKS phải ra quyết định hủy bỏ(Điều 109 BLTTHS) Thông qua kiểm sát việc khởi tố, nếu phát hiện có tộiphạm xảy ra mà chưa được khởi tố thì VKS phải kịp thời yêu cầu Cơ quanđiều tra khởi tố để điều tra; nếu phát hiện tội phạm đã khởi tố không đúng vớihành vi phạm tội xảy ra hoặc còn có tội phạm khác thì VKS yêu cầu Cơ quanđiều tra thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, bị can (Điều 106, 127BLTTHS) Các quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố
bị can của Cơ quan điều tra phải được chuyển đến VKS để kiểm sát và xemxét phê chuẩn theo quy định của pháp luật Nếu không được sự phê chuẩn củaVKS thì các quyết định đó của Cơ quan điều tra ngay lập tức bị triệt tiêu hiệulực Ngoài ra, với trách nhiệm đảm bảo các hành vi phạm tội bị phát hiện phảiđược khởi tố để điều tra, xử lý nghiêm minh, VKS còn có một thẩm quyền
Trang 36đặc biệt hơn tất cả trong số các chủ thể ở giai đoạn điều tra đó là có quyền độclập quyết định việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can, không phải chịu sự chi phốicủa bất cứ cơ quan nào " Nếu quyết định không khởi tố của các Cơ quan cóthẩm quyền khởi tố không có căn cứ thì VKS hủy bỏ quyết định đó và raquyết định khởi tố vụ án" (Điều 109 khoản 2 BLTTHS), " Sau khi nhận hồ sơ
và kết luận điều tra mà phát hiện có người thực hiện tội phạm trong vụ ánnhưng chưa được khởi tố thì VKS ra quyết định khởi tố bị can" (Điều 126khoản 5 BLTTHS), "Nếu có căn cứ xác định hành vi đã bị khởi tố chưa đúnghoặc còn hành vi phạm tội khác thì VKS yêu cầu Cơ quan điều tra thay đổihoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can hoặc tự mình ra quyết định thay đổihoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can" (Điều 112, Điều 127 khoản 1BLTTHS) Các quyết định này của VKS có hiệu lực ngay sau khi ban hành
Với vai trò quan trọng quyết định việc phát động quyền công tố và quyếtđịnh việc điều tra vụ án hình sự của VKS như vậy, việc nâng cao chất lượngcủa việc khởi tố vụ án, bị can là một yêu cầu bắt buộc và có tính cấp thiết
1.2.2.2 Chất lượng của hoạt động của VKS trong việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn
Theo quy định của pháp luật, trong giai đoạn điều tra, Cơ quan điều
tra và VKS có quyền áp dụng một trong các biện pháp ngăn chặn: Bắt, tạmgiữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú…(Điều 79 BLTTHS) Việc áp dụng cácbiện pháp ngăn chặn là để đảm bảo cho việc điều tra thu thập chứng cứ đượcthuận lợi đồng thời có thể hạn chế hoặc loại trừ khả năng bị can bỏ trốn hoặctiếp tục phạm tội Cơ quan điều tra có quyền ban hành một số lệnh và quyếtđịnh như lệnh bắt khẩn cấp, lệnh tạm giữ, lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam,lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú song bởi đây là các biện pháp hạn chế hoặc tước
bỏ một phần quyền tự do của cá nhân người có hành vi vi phạm pháp luậthình sự, động chạm đến các quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo
hộ cho nên khi áp dụng chúng đòi hỏi phải hết sức thận trọng, phải dựa trên
Trang 37các căn cứ được quy định cụ thể và phải tuân thủ theo một trình tự nghiêmngặt mà pháp luật quy định để đảm bảo việc áp dụng các biện pháp đó đúngđối tượng, đúng với tính chất mức độ của hành vi mà bị can đã thực hiện Đây
là một đòi hỏi mà mỗi Cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn điều tra đềuphải quán triệt khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ Điều 4 BLTTHS quy định:
Khi tiến hành các hoạt động tố tụng, Thủ trưởng, Phó thủtrưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện trưởng, Phó việntrưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên trong phạm vi trách nhiệm củamình phải tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân,thường xuyên kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp và sự cần thiếtcủa những biện pháp đã áp dụng, kịp thời hủy bỏ hoặc thay thế nhữngbiện pháp đó, nếu xét thấy có vi phạm pháp luật hoặc không còn cầnthiết nữa
Mặc dù theo các quy định của pháp luật thì cả Cơ quan điều tra vàVKS cùng có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn song việc quyết định ápdụng biện pháp ngăn chặn nào lại là quyền thuộc chỉ riêng VKS Thẩm quyềnnày thể hiện: VKS có thể tự mình quyết định việc áp dụng bất cứ biện phápnào mà không cần có sự thông qua, phê chuẩn của bất cứ cơ quan nào, cóquyền hủy bỏ bất cứ biện pháp ngăn chặn nào do Cơ quan điều tra áp dụng vàthay thế bằng một biện pháp ngăn chặn khác, trong khi đó Cơ quan điều tramặc dù cũng có quyền áp dụng nhưng lại không có quyền tự ý thay đổi cácbiện pháp ngăn chặn mà pháp luật quy định phải có sự phê chuẩn của VKS;các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra dù đã ban hành nhưng nếu khôngđược sự chấp thuận và phê chuẩn của VKS thì hiệu lực của nó ngay lập tức bịtriệt tiêu: Các lệnh bắt khẩn cấp, lệnh tạm giữ, tạm giam - là các lệnh áp dụngcác biện pháp nghiêm khắc nhất bởi tước đoạt quyền tự do của con người thì
dù Cơ quan điều tra cũng có quyền ra lệnh nhưng các lệnh đó chỉ thực sự cóhiệu lực sau khi đã được sự phê chuẩn của VKS, trong trường hợp VKSkhông phê chuẩn thì các lệnh đó đương nhiên bị mất hiệu lực, Cơ quan điều
Trang 38tra phải ngay lập tức trả tự do cho những người bị bắt, tạm giữ, tạm giam Sựchế ước này nhằm đảm bảo tính thận trọng của các lệnh, các quyết định ápdụng các biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra, nhằm khắc phục tìnhtrạng vi phạm bắt, tạm giữ, tạm giam… tràn lan Ngoài ra, thẩm quyền củaVKS còn thể hiện ở việc VKS có quyền ra lệnh bắt tạm giam, yêu cầu Cơquan điều tra bắt tạm giam đối với bị can để phục vụ công tác điều tra, xử lýtội phạm Việc quy định thẩm quyền của VKS trong việc quyết định áp dụngcác biện pháp ngăn chặn trong giai đoạn điều tra cũng có ý nghĩa khẳng địnhtrách nhiệm nặng nề của VKS trong trường hợp xảy ra các sai sót, đúng như
tinh thần của Chỉ thị 53-CT/ TW: "Sai sót trong việc bắt, giam, giữ ở địa
phương nào thì trước hết VKSND ở địa phương đó chịu trách nhiệm".
1.2.2.3 Chất lượng kiểm sát các hoạt động điều tra thu thập chứng
cứ của Cơ quan điều tra và trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra
Cơ quan điều tra được giao trách nhiệm điều tra làm rõ hành vi, đốitượng phạm tội, các tình tiết có liên quan như động cơ, mục đích, nhân thân củatội phạm, các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, các thiệt hại do hành vi phạm tội gâyra… Đây là những hoạt động mà không có cơ quan nào có thể thay thế cho Cơquan điều tra được bởi họ có biên chế là đội ngũ các Điều tra viên được đào tạonghiệp vụ về điều tra và khám phá tội phạm Trong quá trình điều tra đó, Cơquan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật đểđiều tra làm rõ vụ án, làm rõ hành vi phạm tội cũng như các tình tiết có liên quanđến người phạm tội như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khámxét, hỏi cung bị can, ghi lời khai của bị hại… Nhưng bởi việc đưa một con ngườivào vòng tố tụng nhất là tố tụng hình sự là một vấn đề không hề đơn giản, kếtquả của cuộc điều tra sẽ có ý nghĩa quyết định số phận pháp lý của một conngười … cho nên cần có sự chế ước giữa các cơ quan nhà nước với nhaunhằm đảm bảo tất cả mọi hoạt động điều tra thu thập chứng cứ phải tuân thủđúng các quy định của pháp luật, không chỉ đạt mục đích mọi hành vi phạm tội
đã được phát hiện phải được khởi tố, xử lý kịp thời và nghiêm minh mà việc
Trang 39khởi tố, điều tra và xử lý đó còn phải đảm bảo có căn cứ và đúng pháp luật Đểđảm bảo yêu cầu đó, Nhà nước giao cho VKS trách nhiệm kiểm tra, giám sát,đảm bảo các hoạt động của cơ quan điều tra, của các Điều tra viên trong việcđiều tra vụ án phải đảm bảo sự tuân thủ pháp luật, mọi quyền và nghĩa vụ củanhững người tham gia tố tụng phải được đảm bảo Với trách nhiệm của mình,VKS luôn phải bám sát quá trình điều tra, phối hợp chặt chẽ với các Điều traviên, đề ra các yêu cầu cụ thể để Cơ quan điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ;các Kiểm sát viên phải giám sát chặt chẽ các hoạt động điều tra của các Điều traviên, phải sử dụng tất cả các quyền năng của mình để đảm bảo các tài liệu, chứng
cứ phải được thu thập không những đầy đủ, toàn diện, khách quan, các tình tiết
có liên quan như nhân thân bị can, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…phải đượclàm rõ, phục vụ tốt cho việc truy tố và xét xử ở các giai đoạn tiếp sau mà các tàiliệu đó phải được thu thập theo một trình tự đúng quy định của pháp luật Cácyêu cầu của Kiểm sát viên phải cụ thể, rõ ràng, phải được thể hiện bằng văn bản
và được lưu giữ trong hồ sơ kiểm sát điều tra Kiểm sát viên phải bám sát quátrình điều tra, phối hợp chặt chẽ với các Điều tra viên để đảm bảo các yêu cầunày phải được thực hiện đầy đủ, kịp thời, các vấn đề vướng mắc phát sinh phảiđược tháo gỡ Cơ quan điều tra, Điều tra viên có trách nhiệm phải thực hiện mọiyêu cầu của VKS, trường hợp không nhất trí, Cơ quan điều tra có quyền kiến nghịđến VKS cấp trên nhưng trong khi chờ đợi kết quả trả lời thì vẫn phải thựchiện các yêu cầu của VKS
Đây là một tiêu chí vô cùng quan trọng bởi chất lượng hồ sơ và tiến
độ điều tra, giải quyết vụ án phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng các thao tácnghiệp vụ của Kiểm sát viên Kiểm sát viên càng có chuyên môn vững vàng,tinh thần trách nhiệm cao, bám án và nắm chắc hồ sơ, các yêu cầu đề ra càngkịp thời, cụ thể, chính xác, bao nhiêu thì việc điều tra thu thập chứng cứ tiếnhành càng nhanh gọn, đạt yêu cầu, chất lượng của việc thực hành quyền công
tố trong việc quyết định khởi tố càng tốt bấy nhiêu, vừa đảm bảo thực hiện
Trang 40chức năng của VKS vừa tạo điều kiện cho Cơ quan điều tra hoàn thành nhiệm
vụ điều tra một cách có hiệu quả
Với trách nhiệm đảm bảo việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự
của cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, VKS cóquyền sử dụng mọi quyền năng do pháp luật tố tụng quy định như yêu cầucung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của Điều tra viên, yêu cầuThủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh đối với những hành vi viphạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra như mớm cung, ép cung, yêu cầuthay đổi Điều tra viên; kiểm sát việc chấp hành thời hạn điều tra, thời hạn tạmgiữ, tạm giam… để phát hiện, loại trừ vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra,của các Điều tra viên; giám sát việc tuân theo pháp luật của những ngườitham gia tố tụng như người làm chứng, người bị hại, người giám định, nguyênđơn dân sự, bị đơn dân sự…, đảm bảo việc điều tra phải được tuân thủ đúngcác quy định của pháp luật tố tụng, mọi quyền, lợi ích hợp pháp cơ bản củanhững người tham gia tố tụng được tôn trọng và bảo vệ, mọi nghĩa vụ của họtrong TTHS phải được thực hiện; áp dụng mọi biện pháp theo quy định củapháp luật để loại trừ các vi phạm của những người tham gia tố tụng, nếu hành
vi của Điều tra viên và của các người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra
có dấu hiệu phạm tội thì xem xét, quyết định việc truy cứu trách nhiệm hìnhsự
1.2.2.4 Chất lượng kiểm sát việc lập hồ sơ và lập hồ sơ kiểm sát điều tra
Một trong các nội dung của công tác kiểm sát điều tra của VKS là
kiểm sát việc lập hồ sơ của Cơ quan điều tra nhằm đảm bảo cho các tài liệuchứng cứ do Cơ quan điều tra thu thập được trong quá trình điều tra phải toàndiện, đầy đủ và được ghi nhận theo theo đúng trình tự, hồ sơ được sắp xếpkhoa học, việc chấp hành các quy định của tố tụng hình sự đầy đủ, phục vụ tốtcho không chỉ việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra trong quátrình điều tra mà còn làm căn cứ cho các quyết định của VKS đối với vụ án