Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự là một đề tài rộng
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan tưpháp trong đó có Viện kiểm sát (VKS) là một đòi hỏi có tính cấp bách củaĐảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay Nghị quyết Đại hội Đảng toànquốc lần thứ IX đã chỉ rõ: "Viện kiểm sát nhân dân tập trung làm tốt chứcnăng công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp", yêu cầu trên đã được thể chếhóa trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức VKS năm 2002
Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ ánhình sự thể hiện chức năng của VKS, bảo đảm hoạt động khởi tố - điều trađúng người, đúng tội, đúng pháp luật; không để lọt tội phạm và người phạmtội, không làm oan người vô tội Đồng thời còn là biểu hiện của việc thực hiệnquyền lực nhà nước góp phần ổn định xã hội, phát triển kinh tế và bảo vệpháp chế xã hội chủ nghĩa Vì vậy, Nghị quyết số 08/NQTW ngày 2/1/2002của Bộ chính trị đã đặt ra yêu cầu: "Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chứcnăng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp.Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trongsuốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và người phạmtội, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những trường hợp sai phạmcủa những người tiến hành tố tụng làm nhiệm vụ Tăng cường công tác kiểmsát việc bắt, giam, giữ, bảo đảm đúng pháp luật; những trường hợp chưa cầnbắt, tạm giữ, tạm giam thì kiên quyết không phê chuẩn lệnh bắt, tạm giữ, tạmgiam; phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp oan, sai trong bắt, giữ Việnkiểm sát các cấp chịu trách nhiệm về những oan, sai trong việc bắt, tạm giữ,tạm giam thuộc phạm vi thẩm quyền phê chuẩn của mình" Để đáp ứng yêucầu này ngành kiểm sát phải không ngừng nâng cao chất lượng thực hiệnchức năng của mình trong quá trình giải quyết vụ án
Trang 2Thực tiễn những năm qua cho thấy, VKS đã cố gắng thực hiện tốtchức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án hình sựgóp phần có hiệu quả trong đấu tranh, phòng ngừa tội phạm Tuy nhiên, bêncạnh kết quả đạt được, hoạt động của VKS vẫn còn có những hạn chế trongviệc thực hiện chức năng của mình, như: Vẫn để xảy ra tình trạng hồ sơ vụ ánphải trả để điều tra bổ sung nhiều, vẫn còn nhiều người bị bắt, khởi tố, điềutra oan, sai Theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao(VKSNDTC) trong năm 2000: Trong cả nước có 92/ 8850 người bị lạm dụngbắt khẩn cấp; Cơ quan điều tra (CQĐT) và VKS đã đình chỉ 362 vụ án vìkhông chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm, trong số bị can bị đìnhchỉ thì có 1939 người bị áp dụng biện pháp tạm giam; trong thời gian từ1/12/2001 đến 31/11/2002 trong cả nước có 1925 vụ/ tổng số 49684 vụ ánVKS các cấp phải trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung v.v Những hạn chế đó
đã gây ra những hậu quả về danh dự, nhân phẩm cũng như vật chất đối vớinhững người bị bắt, khởi tố - điều tra oan, sai hơn nữa còn làm ảnh hưởngkhông nhỏ đến uy tín của ngành kiểm sát nói riêng và các cơ quan bảo vệpháp luật nói chung trước quần chúng nhân dân và dư luận xã hội
Thời gian qua Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung và ban hành nhiều vănbản pháp luật như: Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật tổ chức VKS năm
2002 và BLTTHS năm 2003 nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của các cơquan tư pháp nói chung và VKS nói riêng Các văn bản pháp luật trên cónhiều quy định mới liên quan đến chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp củaVKS Vì vậy, cần nghiên cứu làm rõ nội dung các quy định của luật góp phầnnâng cao hiệu quả hoạt động kiểm sát của VKS
Từ các yêu cầu đặt ra nói trên, thì việc nghiên cứu chức năng "Kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát" là hết sức cần thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn.
Nên tôi đã chọn đề tài này làm đề tài cho luận văn của mình
Trang 32 Tình hình nghiên cứu
Kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS trong giai đoạn khởi tố - điều tra
vụ án hình sự là một đề tài rộng Đề tài này đã được một số tác giả nghiên cứu
và các công trình khoa học đó đã công bố, như: Tác giả Nguyễn Thành Trì,
Luận văn cao học luật, năm 1996 "Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn khởi tố điều tra án hình sự"; tác giả Vũ Thị Xuân Nhuệ, Luận văn cao học luật, năm 1998, "Một số hoạt động kiểm sát điều tra án kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh" Các công trình khoa học nói trên mặc dù có đề cập
đến chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự của VKS, nhưng lạinghiên cứu đối với vụ án kinh tế hay mới dừng lại ở hoạt động nghiệp vụkiểm sát khởi tố - điều tra, mà chưa đi sâu làm rõ về mặt lý luận chức năngkiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự là một tronghai chức năng chính của VKS Hơn nữa, các công trình khoa học đó nghiêncứu trên cơ sở các quy định của các văn bản pháp luật quy định chức năngkiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự trước đây,hiện nay các văn bản pháp luật đó đã được sửa đổi, bổ sung với nhiều quyđịnh mới Do vậy, hiện nay tiếp tục cần có sự nghiên cứu cụ thể và toàn diệnhơn
Luận văn nghiên cứu tương đối toàn diện lý luận và thực tiễn chứcnăng kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS trong điều kiện xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cải cách tư pháp
3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu chức năng "Kiểm sát hoạt động tư pháp củaViện kiểm sát trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự" nhằm làm rõbản chất của hoạt động này trong giai đoạn khởi tố - điều tra và mối liên hệchặt chẽ giữa các khâu kiểm sát trong hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra vụ
án hình sự Luận văn cũng nghiên cứu thực trạng hoạt động kiểm sát tư phápcủa VKS trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự từ năm 1999 đếnnay Trên cơ sở đó chỉ ra những hạn chế của hoạt động này và đề xuất giải
Trang 4pháp nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát hoạt động tư pháp của VKS tronggiai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự.
Để thực hiện mục đích nói trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm sáng tỏ lý luận về giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự;hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra trong tố tụng hình sự
- Khảo sát thực tiễn thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháptrong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của VKS, từ đó thấy đượcnhững ưu điểm, tích cực và mặt hạn chế để từ đó đề xuất các giải pháp, kiếnnghị nâng cao hiệu quả của việc thực hiện chức năng này
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận cơ bản vềgiai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự và hoạt động kiểm sát của VKStrong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự Luận văn giới hạn việc khảosát thực tiễn từ năm 1999 đến nay trên địa bàn toàn quốc
4 Ý nghĩa và điểm mới của luận văn
Các kết quả của luận văn có ý nghĩa nhất định về mặt khoa học gópphần xây dựng một cách nhìn toàn diện về hoạt động kiểm sát của VKS tronggiai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự Qua đó thấy được vai trò to lớn củaVKS trong công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm Luận văn có nêu ra một
số giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác Kiểm sát hoạt động tư pháp tronggiai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự của VKS Đồng thời, trong quá trìnhnghiên cứu tác giả có sự so sánh giữa các quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự (BLTTHS) 1988 với các quy định của BLTTHS 2003 để thấy được nhữngđiểm mới liên quan đến hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự.Hơn nữa, các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệutham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập cũng như làm tài liệu cho các cán bộkiểm sát trong hoạt động nghiệp vụ của mình
Trang 56 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về giai đoạn khởi tố - điều tra và
hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra trong tố tụng hình sự
Chương 2: Pháp luật về kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn
khởi tố - điều tra vụ án hình sự
Chương 3: Thực trạng, giải pháp và kiến nghị nâng cao hiệu quả kiểm
sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự
Trang 6Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAI ĐOẠN KHỞI TỐ - ĐIỀU TRA
VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT KHỞI TỐ - ĐIỀU TRA
Theo định nghĩa của giáo trình Luật tố tụng hình sự Viện Nam, Khoaluật - Đại học quốc gia Hà Nội thì: "Tố tụng hình sự là toàn bộ hoạt động củacác cơ quan tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và cá nhân, cơ quan nhànước, tổ chức xã hội, nhằm giải quyết vụ án khách quan, toàn diện, nhanhchóng, chính xác và đúng pháp luật" [6]
Quá trình giải quyết vụ án hình sự được chia thành các giai đoạn, mỗigiai đoạn tố tụng hình sự có nhiệm vụ giải quyết những yêu cầu khác nhau vàtương ứng với mỗi giai đoạn đó là chức năng cụ thể của mỗi cơ quan tiếnhành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định.Như vậy, giai đoạn tố tụng hình sự được hiểu:
Là bước của quá trình tố tụng hình sự tương ứng với chứcnăng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự của từng loại chủthể tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ
cụ thể do luật định, có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc đểgiải quyết vụ án hình sự một cách công minh, khách quan, có căn
cứ và đúng pháp luật, góp phần củng cố pháp chế và trật tự phápluật, bảo vệ vững chắc các quyền và tự do của công dân [5]
Trang 7BLTTHS nước ta chia quá trình giải quyết vụ án hình sự thành bốngiai đoạn bao gồm: Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự; giai đoạn điều tra vụ ánhình sự và truy tố; giai đoạn xét xử vụ án hình sự và giai đoạn thi hành bản ánhình sự Đối với hoạt động xét xử phúc thẩm, tái thẩm và giám đốc thẩmkhông phải là các giai đoạn tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ ánhình sự mà các hoạt động đó là thủ tục tố tụng đặc biệt để xét lại những vụ ánhình sự đã xét xử có kháng cáo và kháng nghị.
Luận văn này không có điều kiện xem xét tất cả các giai đoạn của Tốtụng hình sự, mà chỉ tập trung vào nghiên cứu chức năng kiểm sát tuân theopháp luật trong giai đoạn khởi tố - điều tra Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ trìnhbày khái niệm, đặc điểm của giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự và hoạtđộng kiểm sát khởi tố - điều tra trong tố tụng hình sự
1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
a) Khái niệm
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của quá trình tố tụng.Trong giai đoạn này cơ quan có thẩm quyền bào gồm CQĐT, VKS, Tòa án vàcác cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như cơquan Kiểm lâm, Hải quan, được áp dụng một số biện pháp do Luật tố tụnghình sự quy định để kiểm tra, xác minh làm rõ tính xác thực của các tin báo,
tố giác về tội phạm đã tiếp nhận Việc kiểm tra, xác minh các tin báo, tố giác
về tội phạm có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau tùy thuộcvào tính chất của sự việc, các biện pháp đó có thể là: Yêu cầu cơ quan nhànước, tổ chức xã hội hoặc công dân cung cấp tài liệu cần thiết và thông tinliên quan đến tin báo, tố giác về tội phạm; yêu cầu cung cấp các kết luậnthanh tra, kiểm tra liên quan đến thông tin về tội phạm để làm rõ sự việc;khám nghiệm hiện trường thu thập dấu vết phạm tội; áp dụng biện pháp tạm
Trang 8giữ; lấy lời khai của người bị tạm giữ; lấy lời khai của người tố giác tội phạmv.v
Khởi tố vụ án hình sự là một giai đoạn tố tụng hình sự nên cũng cóthời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc Thời điểm bắt đầu của giai đoạn khởi
tố vụ án hình sự được xác định từ khi các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiệnhoặc tiếp nhận các thông tin tố giác, tin báo về tội phạm và thời điểm kết thúckhi các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc raquyết định không khởi tố vụ án hình sự Khoảng thời gian của giai đoạn khởi
tố vụ án hình sự tùy thuộc vào tính phức tạp hay không phức tạp của các tinbáo, tố giác về tội phạm mà các cơ quan tiến hành tố tụng đã tiếp nhận, thụ lý.Theo quy định Luật tố tụng hình sự thì thời gian tối thiểu của giai đoạn khởi
tố vụ án hình sự là 20 ngày và tối đa không quá 2 tháng kể từ khi các cơ quantiến hành tố tụng tiếp nhận được các tin báo, tố giác về tội phạm
Nhiệm vụ chính của giai đoạn này là chỉ xác định có hay không códấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết địnhkhông khởi tố vụ án hình sự Do vậy, ở giai đoạn khởi tố vụ án hình sự các cơquan tiến hành tố tụng chưa thể kết luận chính xác ngay được về tội phạm vàngười thực hiện hành vi phạm tội Để kết luận chính xác các nội dung đó thìphải chuyển qua giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụng hình sự đó là giaiđoạn điều tra vụ án hình sự
Như vậy, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có thể hiểu: "Là giai đoạnđầu tiên của quá trình tố tụng hình sự trong đó, các cơ quan có thẩm quyềnxác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố vụ
án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự nhằm làm cơ sở chocác hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự" [6]
b) Đặc điểm: Từ khái niệm trên, có thể đưa ra những đặc điểm chung,
cơ bản của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự như sau:
Trang 9Thứ nhất, giai đoạn khởi tố vụ án là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên,
có thời hạn được xác định từ khi các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện hoặctiếp nhận các tố giác, tin báo về tội phạm và thời điểm kết thúc khi các cơquan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc ra quyết địnhkhông khởi tố vụ án hình sự
Thứ hai, nhiệm vụ quan trọng của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự chỉ
xác định có hay không có dấu hiệu của tội phạm để ra quyết định khởi tố vụ
án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự
Thứ ba, chủ thể có thẩm quyền tiến hành các hoạt động trong giai
đoạn khởi tố, ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng (CQĐT, VKS, Tòa án) còn
có những cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tranhư cơ quan Kiểm Lâm, Hải quan, Những cơ quan này trên cơ sở kết quảkiểm tra, xác minh thông tin về tội phạm sẽ ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự hoặc ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự
Thứ tư, các biện pháp mà các cơ quan có thẩm quyền được sử dụng
trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự bao gồm: Biện pháp yêu cầu cơ quannhà nước, tổ chức xã hội hoặc công dân cung cấp tài liệu cần thiết liên quanđến thông tin về tội phạm; khám nghiệm hiện trường thu thập dấu vết phạmtội; áp dụng biện pháp tạm giữ; lấy lời khai của người bị tạm giữ; lấy lời khaicủa người tố giác tội phạm v.v
1.1.2 Khái niệm và đặc điểm giai đoạn điều tra vụ án hình sự
a) Khái niệm: Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai
của quá trình tố tụng hình sự được BLTTHS quy định trong 6 chương, từchương VIII đến chương XIII Giai đoạn điều tra được xác định bắt đầu từkhi có quyết định khởi tố vụ án hình sự cho đến khi CQĐT chuyển toàn bộ
hồ sơ tài liệu và kết luận điều tra sang VKS đề nghị truy tố Tuy nhiên, trongmột số trường hợp khi có đủ các căn cứ do pháp luật quy định thì vụ án bị
Trang 10đình chỉ điều tra và tất nhiên các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều trađối với vụ án đó sẽ chấm dứt, nên trong trường hợp vụ án bị đình chỉ điềutra thì cũng được coi là thời điểm chấm dứt giai đoạn điều tra vụ án.
Khoảng thời gian bắt đầu cho đến khi kết thúc của giai đoạn điều trađược Luật tố tụng hình sự quy định khá cụ thể, theo đó thời hạn điều tra (kể
cả các lần gia hạn điều tra) đối với tội ít nghiêm trọng tối đa không quá 4tháng, đối với tội nghiêm trọng không quá 8 tháng, đối với tội rất nghiêmtrọng không quá 12 tháng, đối với tội đặc biệt nghiêm trọng không quá 20tháng kể từ khi các cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án hình
sự Riêng đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia ngoài các thời hạn điều tranêu trên thì Viện trưởng VKSNDTC có quyền gia hạn thêm khi thấy cần thiết,thời hạn gia hạn thêm không quy định cụ thể mà tùy vào tính chất phức tạpcủa vụ án mà Viện trưởng VKSNDTC ấn định thời gian gia hạn
Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là rất quan trọng trong quá trình giảiquyết vụ án hình sự, bởi kết quả của hoạt động điều tra là để phục vụ cho việcxét xử của Tòa án, mọi quyết định của Tòa án về sự việc phạm tội và người thựchiện tội phạm đều phải dựa trên cơ sở các chứng cứ đã thu thập được ở giai đoạnđiều tra Cho nên nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là cơ quan tiến hành tố tụng cóquyền áp dụng mọi biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để chứng minhtội phạm và người thực hiện tội phạm, các tình tiết khác có liên quan đến vụ án,xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội để kiến nghị với các cấp các ngànhthực hiện biện pháp phòng ngừa tội phạm Nhiệm vụ trên được thực hiện bởi cácchủ thể là CQĐT và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt độngđiều tra Tất cả các hoạt động tố tụng được thực hiện bởi chủ thể của giai đoạnđiều tra đều phải tuân theo đúng các quy định của Luật tố tụng hình sự góp phầngiải quyết vụ án hình sự được nhanh chóng, khách quan và đúng pháp luật
Như vậy, giai đoạn điều tra vụ án hình sự được hiểu là:
Trang 11Một giai đoạn của tố tụng hình sự trong đó Cơ quan điều tra
và các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra được sửdụng các biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để thu thậpchứng cứ chứng minh tội phạm, người phạm tội và những vấn đềkhác có liên quan đến vụ án làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án.Đồng thời thông qua hoạt động điều tra xác định nguyên nhân điềukiện phạm tội đối với từng vụ án cụ thể và kiến nghị các biện phápphòng ngừa với các cơ quan và tổ chức hữu quan [6]
b) Đặc điểm: Từ khái niệm về giai đoạn điều tra vụ án hình sự nêu
trên, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản và đặc trưng của giai đoạn này nhưsau:
Thứ nhất, giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai của quá
trình tố tụng hình sự có thời hạn xác định bắt đầu từ khi các cơ quan tiến hành
tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự cho đến khi CQĐT chuyển toàn bộ
hồ sơ vụ án và kết luận điều tra sang VKS đề nghị truy tố hoặc CQĐT raquyết định đình chỉ điều tra vụ án
Thứ hai, nhiệm vụ của giai đoạn điều tra vụ án hình sự là các cơ quan
có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định đểchứng minh tội phạm và người phạm tội, làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ
án bao gồm cả tình tiết buộc tội và tình tiết gỡ tội, các tình tiết tăng nặng vàgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội đểkiến nghị với các cấp các ngành thực hiện biện pháp phòng ngừa tội phạm
Thứ ba, chủ thể thực hiện các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều
chỉ là CQĐT hoặc các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt độngđiều tra Các tài liệu do chính hoạt động của các chủ thể nói trên tiến hành thuthập mới được coi là những chứng cứ làm cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệmhình sự Còn các tài liệu có liên quan đến vụ án do các hoạt động khác cungcấp như hoạt động trinh sát thì phải được CQĐT kiểm tra và thẩm định lại thìmới được coi là chứng cứ để chứng minh tội phạm
Trang 12Thứ tư, biện pháp mà các chủ thể áp dụng trong giai đoạn điều tra là
mọi biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định, việc áp dụng các biện pháp
đó tùy thuộc vào tính chất, mức độ của từng vụ án Cụ thể các biện pháp đólà: Hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị hại;tạm giam; cấm đi khỏi nơi cư trú; khám xét khẩn cấp; bắt tạm giam v.v Cácbiện pháp được áp dụng phải theo đúng quy định của Luật tố tụng hình sự
1.2 KIỂM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG KHỞI TỐ - ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.2.1 Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đập tan bộ máy chínhquyền thực dân phong kiến tồn tại trên đất nước ta gần 100 năm Ngày 2tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại thay mặt toàn thể nhân dânViệt Nam đọc bản tuyên ngôn độc lập đánh dấu sự ra đời của Nhà nước dânchủ nhân dân Việt Nam
Từ khi ra đời, Nhà nước ta đứng trước những yêu cầu của quá trìnhxây dựng và củng cố đất nước, trong đó việc tuân thủ pháp luật của của các cơquan nhà nước và mọi công dân là một trong những yêu cầu cấp bách cầnthực hiện Muốn đáp ứng được yêu cầu đó cần tổ chức thành lập một cơ quannhà nước có chức năng kiểm tra và giám sát các hoạt động áp dụng pháp luậtcủa các cơ quan nhà nước và mọi công dân nhằm bảo đảm pháp luật đượcchấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất
Lênin là người đầu tiên có quan điểm về tổ chức cơ quan kiểm tra, giámsát, quan điểm đó được thể hiện trong tác phẩm bàn về "Song trùng, trực thuộc
và pháp chế" Lênin xuất phát từ một vấn đề có tính quy luật là: Trong quá trìnhxây dựng chủ nghĩa xã hội cần phải thiết lập một nền pháp chế thống nhất, điều
mà Lênin gọi "pháp chế chỉ có một" với ba yêu cầu "phải có sự thống nhất vềpháp chế trong toàn nước cộng hòa"; "phải có luật duy nhất trong toàn nướccông hòa" và "phải có sự áp dụng thực hiện và tuân theo pháp luật một cách
Trang 13thống nhất" Lênin cho rằng, để bảo đảm sự thắng lợi của cách mạng xã hội chủnghĩa trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa cần phải thiết lập một nền phápchế thống nhất, trật tự kỷ cương phép nước phải nghiêm minh Vậy, muốn cópháp chế thống nhất không thể không thành lập cơ quan VKS.
Vận dụng tư tưởng của Lênin vào thực tiễn xây dựng, tổ chức bộ máyNhà nước ta Đảng và Nhà nước đã nhận định rằng, để đảm bảo cho pháp luật
do Nhà nước ban hành được thực hiện một cách nghiêm minh và thống nhất thìviệc tổ chức một cơ quan có chức năng kiểm tra và giám sát hoạt động áp dụngpháp luật của các cơ quan nhà nước và công dân là một đòi hỏi mang tính kháchquan nên đã quyết định thành lập cơ quan VKS Quan điểm trên đã được thể chếhóa trong các hiến pháp từ Hiến pháp năm 1959 đến Hiến pháp 1992 (sửa đổi)
Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) trong đó có sự điều chỉnh chức năngcủa cơ quan VKS với quy định "Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năngthực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định củaHiến pháp và pháp luật" (Điều 137) Luật tổ chức VKSND năm 2002 đã cụthể hóa quy định trên với nội dung quy định rõ Viện kiểm sát thực hiện chủyếu hai chức năng đó là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp Sự điều chỉnh đã đưa ra tiền đề cho việc nghiên cứu làm rõ chức năngkiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát
Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp là một vấn đề được quantâm nghiên cứu, tranh luận trong suốt quá trình lập Hiến và lập pháp cũng nhưtrong quá trình đổi mới cải cách tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư phápnước ta trong thời gian qua Nên, với mục đích đi sâu nghiên cứu làm rõ chứcnăng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự để giúp chúng tanhận thức và phân biệt hình thức hoạt động của VKS với hoạt động của các
cơ quan nhà nước khác Đồng thời đưa đến sự nhận thức chung, thống nhấtcủa toàn thể cán bộ ngành kiểm sát nhằm thực hiện tốt và có hiệu quả các quyđịnh của Luật tổ chức VKSND năm 2002 trong thực tiễn, góp phần bảo vệpháp chế xã hội chủ nghĩa
Trang 14Chức năng theo định nghĩa chung nhất được hiểu là những phươngdiện, hướng hoạt động của tổ chức, cá nhân thể hiện bản chất của hoạt động
đó Với quy định tại Điều 137 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Điều 1 Luật
tổ chức VKSND năm 2002 thì chức năng kiểm sát các hoạt động tư phápđược coi là vấn đề căn bản xuyên suốt toàn bộ hoạt động của hệ thống cơquan VKS, đồng thời thể hiện bản chất trong hoạt động của VKS nước ta
Thuật ngữ "kiểm sát các hoạt động tư pháp" được xuất hiện trong cácvăn kiện của Đảng như Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX, Nghị quyết số 08ngày 02 /1/2002 của Bộ chính trị và đặc biệt được quy định tại Điều 137 Hiếnpháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức VKSND năm 2002 Tuy nhiên nhàlập pháp nước ta chưa đưa ra một định nghĩa pháp lý chung nhất của kháiniệm "kiểm sát các hoạt động tư pháp" nên dẫn đến nhiều quan điểm nhậnthức khác nhau về khái niệm này Một thực tế chúng ta phải thừa nhận rằng:
Trong suốt một thời gian dài chúng ta chưa quan tâm đúngmức đến lĩnh vực tư pháp thể hiện ở việc trước khi có Văn kiệnĐại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX thuật ngữ quyền tư pháp ítđược sử dụng trong ngôn ngữ chính trị, pháp luật và khoa học.Điều đó đã không tạo ra được tiền đề cho việc nghiên cứu các vấn
đề về tư pháp [41]
Trong đó có vấn đề "kiểm sát các hoạt động tư pháp" Cho nên hiệnnay xung quanh khái niệm kiểm sát các hoạt động tư pháp đang còn có nhiềuquan điểm khác nhau, tựu chung lại có ba nhóm quan điểm sau:
Nhóm quan điểm thứ nhất cho rằng, "kiểm sát các hoạt động tư phápchỉ bao gồm nội dung kiểm sát các hoạt động tố tụng như điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành án" [40]
Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng, "kiểm sát các hoạt động tư phápbao gồm việc kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử (cả các vụ
Trang 15án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính) vàphần "tư pháp" trong thi hành án" [40]
Nhóm quan điểm thứ ba cho rằng:
Hoạt động tư pháp là một dạng hoạt động thực hiện quyềnlực nhà nước và cũng phải chịu sự giám sát từ bên ngoài cũng như
từ bên trong hệ thống tư pháp, chịu sự giám sát Nhà nước và giámsát xã hội Theo nghĩa rộng, kiểm sát tư pháp cũng được hiểu làgiám sát tư pháp, là một bộ phận, một lĩnh vực của hoạt động giámsát Nhà nước trong lĩnh vực tư pháp Còn theo nghĩa hẹp thì kiểmsát tư pháp được hiểu là chức năng của Viện kiểm sát Phạm vikiểm sát tư pháp là việc chấp hành pháp luật trong hoạt động điềutra, xét xử các vụ án hình sự, giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân
và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theoquy định của pháp luật (Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhândân năm 2002) Mục đích của của kiểm sát tư pháp là bảo đảm chopháp luật được áp dụng thống nhất trong giải quyết các vụ án trên
cơ sở tuân thủ nghiêm chỉnh thủ tục tố tụng mà pháp luật quy định[11]
Mỗi quan điểm trên đây đều có những lập luận đúng của mình về kháiniệm "kiểm sát các hoạt động tư pháp" Tuy nhiên, theo quan điểm chúng tôitrước hết cần phải khẳng định kiểm sát các hoạt động tư pháp là chức nănghiến định của VKS Kiểm sát các hoạt động tư pháp là một dạng giám sát Nhànước về tư pháp, đây là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước Tuy nhiên,khác với hoạt động giám sát Nhà nước nói chung về tư pháp, kiểm sát cáchoạt động tư pháp là sự giám sát trực tiếp các hoạt động cụ thể của các cơquan tư pháp trong quá trình tố tụng với mục đích là nhằm đảm bảo cho phápluật được áp dụng nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình giải quyết các
vụ án và bản chất pháp lý của chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong
Trang 16tố tụng hình sự là kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp trong hành vi của cácchủ thể bị kiểm sát Từ đó, theo chúng tôi có thể đưa ra định nghĩa về kháiniệm kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự như sau:
Kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự là chức năng hiến định của VKS, có nội dung là giám sát trực tiếp các hoạt động của các
cơ quan tư pháp trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nhằm bảo đảm cho pháp luật tố tụng hình sự được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, thống nhất.
Như vậy, khi đã hiểu được như thế nào là kiểm sát hoạt động tư pháptrong tố tụng hình sự, thì vấn đề đặt ra cho chúng ta cần tiếp tục làm rõ đó là:Kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự là gì? Đặcđiểm của chúng?
Chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự của VKS thựcchất là kiểm sát việc tuân theo pháp luật các hoạt động tư pháp của CQĐT vàcác cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong quátrình giải quyết vụ án hình sự Hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra với tínhchất là một chức năng của VKS thì hoạt động đó có bản chất pháp lý là kiểmtra tính có căn cứ và tính hợp pháp các hoạt động tố tụng hình sự được thựchiện bởi CQĐT và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt độngđiều tra trong giai đoạn khởi tố và điều tra các vụ án hình sự nhằm bảo đảmviệc khởi tố - điều tra đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tộiphạm đồng thời cũng không làm oan người vô tội
Từ bản chất pháp lý đó chúng ta cũng cần xem xét đối tượng của hoạtđộng kiểm sát khởi tố - điều tra các vụ án hình sự là gì? và phạm vi của nó?.Theo chúng tôi, đối tượng của kiểm sát khởi tố - điều tra các vụ án hình sựchính là các hành vi xử sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng và người tham gia tố tụng trong quá trình khởi tố - điều tra vụ án hình
sự Khi tiến hành hoạt động kiểm sát, VKS phải dựa trên các căn cứ pháp lý làHiến pháp, Luật tổ chức VKS, Bộ luật hình sự, BLTTHS và các văn bản pháp
Trang 17luật khác có liên quan để theo dõi, xem xét bảo đảm sự tuân theo pháp luật,cũng như bảo đảm tính có căn cứ và hợp pháp của các hành vi tố tụng hình sự
mà chủ thể bị kiểm sát thực hiện
Về phạm vi của kiểm sát khởi tố - điều tra các vụ án hình sự từ trướcđến nay đang là vấn đề còn nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên về mặt lýluận chúng tôi cho rằng phạm vi của quyền công tố bắt đầu từ khi có tội phạmxảy ra, theo đó các cơ quan tư pháp có thẩm quyền có trách nhiệm khởi độnghoạt động công tố để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiệnhành vi phạm tội CQĐT cũng có quyền phát động công tố nhưng đó là sự phátđộng nằm trong sự kiểm sát của VKS nên không mang tính độc lập Do vậy,khi CQĐT phát động quyền công tố đồng thời theo đó làm phát sinh các hoạtđộng tố tụng trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ để làm cơ sở truy cứutrách nhiệm hình sự đối với người thực hiện tội phạm Nhằm bảo đảm cho cáchoạt động tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật, đòi hỏi phai có sựgiám sát chặt chẽ của VKS thông qua hoạt động kiểm sát việc tuân theo phápluật Vì vậy, phạm vi của hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra các vụ án hình
sự được xác định bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra hoặt phát hiện được dấuhiệu của tội phạm cho tới khi vụ án được kêt thúc điều tra bằng bản kết luậnđiều tra của cơ quan có thẩm quyền chuyển cho VKS đề nghị truy tố hoặc khiCQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án Việc xác định phạm vi như vậy làthể hiện tính đầy đủ, toàn diện của công tác kiểm sát khởi tố - điều tra các vụ
án hình sự của VKS, cũng như thể hiện đầy đủ bản chất pháp lý của hoạt độngkiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố - điều tra các vụ án hình sự đó làkiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp trong hoạt động tố tụng của cơ quantiến hành tố tụng trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự
Từ những nội dung nêu trên, có thể đưa ra định nghĩa về chức năngkiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sựnhư sau:
Trang 18Kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ
án hình sự là chức năng hiến định của VKS, có nội dung là giám sát trực tiếp mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố - điều tra vụ án hình sự, nhằm bảo đảm cho pháp luật
tố tụng hình sự được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, thống nhất.
Xuất phát từ khái niệm đã nêu ở trên và trên cơ sở nghiên cứu các quyđịnh của pháp luật liên quan đến hoạt động kiểm sát tư pháp trong giai đoạnkhởi tố - điều tra vụ án hình sự, cho phép rút ra một số đặc điểm chung của nónhư sau:
Thứ nhất, kiểm sát các hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án
hình sự là chức năng hiến định của VKS, có phạm vi xác định thời điểm bắt đầu
từ khi có dấu hiệu của tội phạm xảy ra và thời điểm kết thúc khi cơ quan tiếnhành tố tụng kết thúc điều tra vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cùng bản kết luận điềutra cho VKS đề nghị truy tố hoặc vụ án được đình chỉ điều tra
Thứ hai, nội dung của chức năng này chính là việc giám sát trực tiếp
mọi hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụngtrong quá trình khởi tố - điều tra các vụ án hình sự
Thứ ba, kiểm sát các hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra vụ án
hình sự là nhằm mục đích bảo đảm cho pháp luật tố tụng hình sự được thực
Trang 19tụng hình sự cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau cần phải được làm rõnhằm tạo cơ sở cho việc áp dụng vào hoạt động thực tiễn các quy định củaBLTTHS và Luật tổ chức VKSND năm 2002.
Trước khi đi vào phân tích mối quan hệ giữa hoạt động thực hànhquyền và hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKS trong tố tụnghình sự, chúng ta cần thống nhất về mặt nhận thức các vấn đề: Quyền côngtố? Thực hành quyền công tố?
Quyền công tố: là một khái niệm pháp lý, gắn liền với bản chất Nhà
nước và pháp luật Từ trước tới nay trong pháp luật thực định nhà làm luậtnước ta chưa làm rõ và chưa có một định nghĩa chung về " quyền công tố".Theo quan điểm của chúng tôi trước hết quyền công tố là một loại quyền lựcnhà nước (quyền lực công), nó ra đời và tồn tại cùng với sự ra đời và tồn tạicủa Nhà nước, do đó quyền công tố luôn luôn gắn liền với bản chất Nhà nước.Trong đời sống xã hội cũng như trong lịch sử hình thành và phát triển củamình thì quyền công tố chủ yếu được phát sinh trong quan hệ pháp luật giữamột bên là Nhà nước (với tư cách là chủ thể quyền lực) và bên kia là ngườithực hiện hành vi phạm tội (với tư cách là người bị truy cứu trách nhiệm hình
sự và phải chịu hình phạt) Trong quan hệ đó Nhà nước muốn trừng trị đượcngười phạm tội để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước cũng như quyền và lợi íchhợp pháp của công dân thì trước hết Nhà nước phải buộc tội được ngườiphạm tội Nên theo chúng tôi quyền công tố là việc Nhà nước sử dụng quyềnlực nhà nước (nhân danh quyền lực công) truy cứu trách nhiệm hình sự đốivới người thực hiện hành vi phạm tội Như vậy, quyền công tố có nội dung là
sự buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi làtội phạm, với nội dung đó có thể khẳng định quyền công tố chỉ được thựchiện trong lĩnh vực hình sự, còn trong lĩnh lực tố tụng dân sự, hành chính,kinh tế thì VKS tham gia để thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo phápluật trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành
Trang 20chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật Vớiviệc xác định quyền công tố chỉ có trong tố tụng hình sự đã tạo cơ sở cho việcxác định rõ đối tượng của quyền công tố chỉ là tội phạm và người phạm tội.Tuy vậy, phạm vi quyền công tố không phải có trong mọi giai đoạn của tốtụng hình sự, điều này đã được thể hiện rõ trong Luật tổ chức VKSND năm
2002, thi hành án là một giai đoạn tố tụng hình sự nhưng ở giai đoạn nàyVKS chỉ tham gia với vai trò là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa ánnhân dân và cơ quan thi hành án trong công tác thi hành án hình sự (Điều 23Luật tổ chức VKSND năm 2002) Do đó giai đoạn thi hành án không có hoạtđộng thực hành quyền công tố Như vậy, trong tố tụng hình sự, phạm viquyền công tố được xác định từ khi có tội phạm xảy ra cho đến khi vụ ánđược xét xử và bản án đã có hiệu lực pháp luật, không bị kháng nghị
Từ nội dung trên có thể hiểu quyền công tố là: Một loại quyền lực của Nhà nước, được Nhà nước giao cho VKS thực hiện để truy cứu trách nhiệm hình sự và buộc tội người đã có hành vi bị coi là tội phạm, được thực hiện trong suốt quá trình khởi tố - điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.
Thực hành quyền công tố: Thuật ngữ thực hành quyền công tố đã được
nhà làm luật nước ta ghi nhận và đề cập trong nhiều các văn bản quy phạmpháp luật, đồng thời hoạt động thực hành quyền công tố cũng đã gắn liền vớihoạt động của VKS hơn 40 năm qua (từ năm 1960) Thế nhưng trong các vănbản pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ trước đến nay (BLTTHS 1988,cũng như BLTTHS năm 2003 vừa được Quốc hội thông qua) nhà làm luậtchưa ghi nhận một định nghĩa pháp lý về khái niệm "thực hành quyền côngtố"
Khi đã làm rõ được thế nào là quyền công tố, thì một vấn đề cần có sựnhận thức thống nhất đó là quyền công tố và thực hành quyền công tố là haikhái niệm, hai phạm trù khoa học pháp lý khác nhau, không thể đồng nhất haikhái niệm này với nhau Để bảo đảm thực hiện quyền công tố trong thực tế đấu
Trang 21tranh chống tội phạm thì Nhà nước phải ban hành các văn bản quy phạm phápluật, trong đó quy định các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố.Các quyền năng pháp lý đó Nhà nước giao cho cơ quan nhà nước nào thực hiện
để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội,thì cơ quan ấy được gọi là cơ quan có trách nhiệm thực hành quyền công tố
Ở Việt Nam, căn cứ vào các quy định của Hiến pháp năm 1959 chođến Hiến pháp 1992 (sửa đổi) thì chức năng thực hành quyền công tố đượcgiao cho cơ quan VKS Để thực hiện có hiệu quả chức năng đó VKS được ápdụng "các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm
và xử lý người phạm tội" (Điều 13 BLTTHS) Tuy nhiên, thực tiễn điều tra vàxét xử ở nước ta cho thấy CQĐT và Tòa án các cấp cũng khởi tố vụ án hình
sự, thậm chí số án do CQĐT khởi tố chiếm khoản 95% và theo như quy địnhmới của BLTTHS năm 2003 thì việc khởi tố vụ án hình sự được tập trung vàomột đầu mối là CQĐT Như vậy, số vụ án mà VKS khởi tố và yêu cầu khởi tốchỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng số án mà CQĐT khởi tố, hơn nữa CQĐT
có quyền bắt người, tiến hành các hoạt động điều tra thu thập chứng cứ Chính vấn đề thực tiễn nói trên là sự thể hiện nguyên tắc công tố trong phápluật tố tụng hình sự nước ta, tức là trách nhiệm và nghĩa vụ phát hiện, chứngminh tội phạm và người phạm tội thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng baogồm: Cơ quan diều tra, VKS và Tòa án
Từ những nội dung nêu trên, có thể hiểu: Thực hành quyền công tố làviệc sử dụng tổng hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố
để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã có hành vi bị coi là tội phạm
trong các giai đoạn khởi tố - điều tra, truy tố và xét xử Nội dung này được thể
hiện khá cụ thể tại các Điều 13 và Điều 17 Luật tổ chức VKS năm 2002
Từ nội dung khái niệm nói trên và trên cơ sở các quy định củaBLTTHS có thể nêu lên nội dung của thực hành quyền công tố bao gồm:
Trang 22Thứ nhất, những hoạt động phát động công tố, đó là khởi tố vụ án,
khởi tố bị can
Thứ hai, trong giai đoạn điều tra, VKS tiếp tục thực hành quyền công tố
với những nội dung: Yêu cầu CQĐT khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ
án, khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏcác biện pháp ngăn chặn; phê chuẩn, không phê chuẩn các quyết định củaCQĐT; hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT; quyết định việc truy tố;đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án
Từ những nội dung nêu trên chúng ta đi vào phân tích mối quan hệgiữa kiểm sát các hoạt động tư pháp với thực hành quyền công tố trong tốtụng hình sự
Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) và Luật tổ chức VKS năm 2002,trong lĩnh vực tư pháp hình sự VKS có hai chức năng là thực hành quyềncông tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp Đây là hai chức năng độc lập,nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau Trong thực tiễn hoạt động thực hiệnchức năng của ngành kiểm sát trong lĩnh vực tư pháp hình sự, VKS các cấpluôn luôn quán triệt đường lối công tác kiểm sát là đấu tranh chống tội phạmgắn liền với đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng củacác cơ quan tiến hành tố tụng, nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phảiđược phát hiện và xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật; không đểlọt tội phạm đồng thời cũng không được làm oan người vô tội Nên việc thựchiện đồng thời hai hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạtđộng tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự là mang tính kháchquan, do vậy giữa hai hoạt động này luôn có mối quan hệ với nhau Mối quan
hệ đó được thể hiện ở các phương diện sau:
Khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm, vụ án được khởi tố, tức là quyềncông tố được phát động đã làm phát sinh hoạt động kiểm sát việc tuân theopháp luật trong khởi tố vụ án hình sự, hoạt động này được VKS thực hiện để
Trang 23bảo đảm việc khởi tố đúng với các quy định pháp luật, thông qua hoạt độngkiểm sát khởi tố xét thấy quyết định khởi tố của CQĐT không có căn cứ và hợppháp, tức là quyết định đó trái pháp luật thì VKS yêu cầu cơ quan có thẩmquyền chấm dứt ngay hoạt động điều tra, đồng thời ra quyết định hủy bỏ quyếtđịnh khởi tố trái pháp luật, như thế quyền công tố có thể bị triệt tiêu và việc raquyết định hủy bỏ tức là VKS đã thực hành quyền công tố Do vậy, làm tốtchức năng kiểm sát khởi tố vụ án hình sự sẽ là cơ sở cho việc ra quyết định củaVKS được chính xác và đúng pháp luật nhằm bảo đảm về mặt pháp lý và hạnchế được các vi phạm trong việc thực hành quyền công tố của VKS Ngược lạinếu thực hiện kiểm sát khởi tố không tốt sẽ mất đi tính hiệu quả trong việc thựchành quyền công tố, thậm chí quyết định pháp lý của VKS là vi phạm phápluật Ví dụ, trong trường hợp CQĐT khởi tố vụ án trái pháp luật, nếu kiểm sátkhởi tố không kiểm sát chặt chẽ thì sẽ không phát hiện được vi phạm trong việc
ra quyết định khởi tố của CQĐT thì VKS sẽ không đưa ra được các yêu cầu vàbiện pháp khắc phục ngay từ đầu, chính điều đó là một trong những nguyênnhân dẫn đến nhiều vụ án phải đình chỉ điều tra
Khi VKS quyết định phê chuẩn hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn,các quyết định tố tụng khác của CQĐT, tức là VKS trực tiếp sử dụng quyềncông tố Nhưng hoạt động thực hành quyền công tố của VKS cũng phải tuântheo quy định của pháp luật, muốn vậy trước khi quyết định các vấn đề trên,VKS phải tiến hành kiểm sát các hoạt động tư pháp trong việc áp dụng, thayđổi, hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn hoặc trong việc khởi tố bị can củaCQĐT, tức là VKS tiến hành thực hiện kiểm sát các hoạt động tư pháp
Để thực hiện tốt quyền công tố, có nghĩa là đảm bảo việc phê chuẩnhoặc không phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp ngănchặn; phê chuẩn hoặc không phê chuẩn các quyết định tố tụng khác củaCQĐT được chính xác, đúng pháp luật thì đòi hỏi phải kiểm tra chặt chẽ tính
có căn cứ và tính hợp pháp của các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự mà
Trang 24CQĐT quyết định áp dụng, mà hoạt động kiểm tra này chính là thực hiệnchức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp Trên cơ sở kết quả của hoạt độngkiểm sát thấy rằng quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình
sự là có căn cứ và hợp pháp thì VKS sẽ quyết định phê chuẩn để thi hành,ngược lại nếu xét thấy quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế về tố tụnghình sự của CQĐT là không có căn cứ và hợp pháp VKS sẽ quyết định khôngphê chuẩn hoặc quyết định huỷ bỏ quyết định tố tụng trái pháp luật củaCQĐT, đồng thời yêu cầu CQĐT chấm dứt ngay các hoạt động tố tụng Ví
dụ, theo quy định mới của BLTTHS năm 2003, quyết định khởi tố bị can củaCQĐT và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều traphải được VKS cùng cấp phê chuẩn Do vậy, để phê chuẩn hay hủy bỏ quyếtđịnh khởi tố bị can của CQĐT thì VKS phải tiến hành hoạt động kiểm sát việctuân theo pháp luật trong khởi tố bị can nhằm bảo đảm quyết định khởi tố bịcan là có căn cứ và hợp pháp, nếu qua hoạt động kiểm sát xét thấy quyết địnhkhởi tố bị can có căn cứ và hợp pháp thì VKS quyết định phê chuẩn để CQĐTtiến hành hoạt động điều tra, ngược lại quyết định khởi tố bị can không có căn
cứ thì VKS quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố của CQĐT
Với việc thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp sẽ làmtiền đề cho hoạt động thực hành quyền công tố được thực hiện một cách chínhxác, nếu có sai sót, vi phạm trong việc thực hiện kiểm sát các hoạt động tưpháp trong giai đoạn điều tra sẽ kéo theo sự vi phạm pháp luật của hoạt độngthực hành quyền công tố Tuy nhiên, trong giai đoạn điều tra khi chức năngthực hành quyền công tố của VKS được thực hiện cũng sẽ làm tiền đề phátsinh hoạt động kiểm sát Ví dụ khi VKS phê chuẩn lệnh bắt khấn cấp củaCQĐT thì làm phát sinh hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trongtạm giữ người bị bắt của CQĐT nhằm bảo đảm việc tạm giữ người phải cólệnh hoặc có quyết định phê chuẩn của VKS, đồng thời bảo đảm thời hạn tạmgiữ đúng theo quy định của pháp luật
Trang 25Khi truy tố bị can ra Tòa án để xét xử, tức là VKS thực hành quyềncông tố, hoạt động đó thể hiện qua việc ban hành quyết định truy tố Nhưngquyết định truy tố của VKS cũng phải bảo đảm tính có căn cứ và tính hợppháp và điều đó có nghĩa là bản thân VKS trong giai đoạn truy tố cũng phảiđặt trong sự tuân thủ pháp luật Muốn bảo đảm quyết định truy tố có căn cứthì phải dựa trên cơ sở của kết quả hoạt động kiểm sát điều tra vụ án củaVKS, nếu thực hiện tốt hoạt động kiểm sát điều tra thì VKS sẽ nắm được nộidung của vụ án, những tình tiết buộc tội, tình tiết gỡ tội của bị can và các tìnhtiết liên quan khác của vụ án và đó chính là căn cứ vững chắc cho việc truy tốđúng người, đúng tội và đúng pháp luật, ngược lại nếu VKS thực hiện khôngtốt hoạt động kiểm sát điều tra thì có thể dẫn đến việc truy tố oan, sai Chonên, hoạt động kiểm sát điều tra là cơ sở rất vững chắc cho hoạt động thựchành quyền công tố trong giai đoạn truy tố và xét xử Bên cạnh đó, hoạt độngthực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố lại là tiền đề làm phát sinhhoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật của VKS tại phiên tòa xét xử.
Như vậy, giữa kiểm sát các hoạt động tư pháp và thực hành quyềncông tố trong lĩnh vực tư pháp hình sự luôn có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bóhữu cơ và biện chứng với nhau, nhiệm vụ của hoạt động này làm tiền đề chonhiệm vụ của hoạt động kia và ngược lại; kết quả của hoạt động này là cơ sởpháp lý vững chắc cho hoạt động kia và ngược lại Mối quan hệ biện chứnggiữa hai hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp chỉ song song tồn tại trong phạm vi bắt đầu từ khi tội phạm được pháthiện, khởi tố điều tra cho đến khi bản án có hiệu lực pháp luật, không bị khángnghị
1.2.3 Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong khởi điều tra vụ án hình sự ở nước ta từ năm 1945 đến nay
tố-Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đưa nước ta dành đượcđộc lập và khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Ngay từ ngày đầu
Trang 26xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm xây dựng các cơ quanchuyên trách như cơ quan Công tố và Tòa án có nhiệm vụ trấn áp bọn phảncách mạng, trừng trị và phòng ngừa các tội phạm hình sự nhằm mục tiêu là bảo
vệ chế độ Nhà nước của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng củanhân dân
Tiền thân của cơ quan VKS là cơ quan Công tố viện được thành lậptheo sắc lệnh số 33/SL ngày 13/9/1945, vào giai đoạn đó Công tố viện là một
bộ phận trong hệ thống cơ quan Tòa án, sau Nhà nước ta đã ban hành các Sắclệnh số 13 ngày 24/1/1946; Sắc lệnh số 51 ngày 17/4/1946; Sắc lệnh số 51ngày 20/7/1946 và sắc lệnh số 19 ngày 16/2/1947 quy định thành lập hệthống Tòa án nhân dân (tòa án thường), trong đó Công tố viện là một tổ chứcbên cạnh Tòa án và trực thuộc Bộ tư pháp quản lý Hệ thống Công tố ở Tòathượng thẩm và Tòa án đệ nhị cấp do một Viện trưởng lý đứng đầu, lúc nàyCông tố viện chỉ có chức năng truy tố người phạm tội ra Tòa án để xét xử.Cho nên trong giai đoạn lịch sử từ năm 1945 đến 1950 tổ chức Công tố nằmtrong hệ thống Tòa án
Đến năm 1958 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội thông qua ngày29/4/1958, thực hiện việc cải cách tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước nênQuốc hội đã quyết định thành lập cơ quan Viện công tố trung ương và hệthống viện công tố Từ thời điểm này Viện công tố tách khỏi hệ thống Toà
án thốngvà trực thuộc Hội đồng Chính phủ Sau đó Phủ Thủ tướng đã banhành Nghị định 256/TTg ngày 1/7/1959 quy định về nhiệm vụ và tổ chứccủa Viện công tố, trong đó có quy định: "Nhiệm vụ của Viện công tố là điềutra và truy tố trước Tòa án những kẻ phạm pháp về hình sự; giám sát việcchấp hành pháp luật trong công tác điều tra của Cơ quan điều tra " [7], nhưvậy ngoài chức năng truy tố theo luật hình sự những kẻ phạm pháp, Việncông tố còn có chức năng trong việc giám sát chấp hành pháp luật trong điềutra vụ án hình sự Từ giai đoạn này trở đi, chức năng kiểm sát hoạt động tư pháptrong khởi tố - điều tra vụ án hình sự của Viện công tố bắt đầu được hình thành
Trang 27và thực hiện Đến năm 1959, Quốc hội ban hành Hiến pháp 1959 trong đó đãquy định tổ chức cơ quan VKSND thành một hệ thống độc lập với Chính phủ vàchỉ chịu trách nhiệm trước Quốc hội Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, Quốchội đã ban hành Luật tổ chức VKSND năm 1960 để cụ thể hóa chức năng củaVKS trong đó có chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự Với việcban hành Luật tổ chức VKSND năm 1960 đã đánh dấu sự hình thành hệ thống
cơ quan VKS từ trung ương đến địa phương, đồng thời khẳng định chức nănghiến định là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình điều tra, truy
tố, xét xử và thi hành án hình sự Cũng trong thời gian này VKSNDTC và
Bộ công an đã ban hành nhiều thông tư liên bộ quy định trách nhiệm của haingành trong công tác phối hợp phòng chống và đấu tranh tội phạm, cụ thể làthông tư số 427-TTLB ngày 28/6/1963 đã quy định trách nhiệm của từngngành đối với việc điều tra xử lý tội phạm, thông tư quy định: Cơ quan Công
an điều tra đảm nhiệm việc điều tra tất cả các vụ án phản cách mạng vànhững tội phạm phức tạp Còn VKS chủ yếu là làm nhiệm vụ kiểm sát điềutra, đồng thời trong phạm vi điều kiện và khả năng của mình sẽ trực tiếp vàđiều tra một số loại phạm pháp kinh tế và hành vi phạm pháp đã tương đốirõ
Đến giai đoạn những năm 80, Nhà nước ta đã ban hành Hiến phápnăm 1980 trong đó quy định chức năng của VKS như sau: "Viện kiểm sátnhân dân tối cao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việctuân theo pháp luật của các bộ, các cơ quan khác thuộc Hội đồng bộ trưởng,các cơ quan chính quyền địa phương, tổ chức xã hội và các đơn vị vũ trangnhân dân, các nhân viên nhà nước và công dân, thực hành quyền công tố, bảođảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất,
Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương, các Viện kiểm sát quân sựkiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vitrách nhiệm của mình" (Điều 138) Trên cơ sở đó Luật tổ chức VKSND năm
1981 đã quy định cụ thể chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra tại chương II Tuy
Trang 28nhiên trong giai đoạn này chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quyđịnh một cách chặt chẽ, cụ thể về trình tự thủ tục hoạt động điều tra, cũng nhưhoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự, từ đó dẫn đến việc gặp nhiềukhó khăn trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm.
Ngày 28/6/1988, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa VIII đã thông quaBLTTHS đầu tiên của nước ta đánh dấu bước phát triển mới trong hoạt độnglập pháp của Quốc hội Bộ luật tố tụng đã quy định chặt chẽ trình tự, thủ tụckhởi tố - điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự; chức năng, nhiệm vụ
và quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng vàngười tham gia tố tụng, bên cạnh đó có quy định về hoạt động kiểm sát khởi
tố - điều tra của VKS với mục đích là nhằm xử lý công minh, kịp thời mọihành vi phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội Điều
23 BLTTHS quy định: "Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theopháp luật tố tụng hình sự, thực hiện quyền công tố bảo đảm cho pháp luậtđược chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Trong các giai đoạn của tố tụnghình sự, VKS có trách nhiệm áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quyđịnh để loại trừ việc vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào".Với quy định đó VKS thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với toàn
bộ hoạt động tố tụng của CQĐT trong quá trình giải quyết vụ án hình sự Nhưvậy, từ giai đoạn này trở đi, hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra được thựchiện theo quy định của một văn bản quy phạm pháp luật và trong suốt thờigian hơn 15 năm thực hiện BLTTHS, chức năng kiểm sát khởi tố - điều tracủa VKS đã góp phần quan trọng trong công cuộc phòng chống, đấu tranh cácloại tội phạm, đảm bảo việc ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội
để phát triển một nền kinh tế bền vững trong thời kỳ đổi mới của đất nước ta,đồng thời tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Năm 2001, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa X đã tiến hành sửa đổiHiến pháp năm 1992 (sau đây được gọi là Hiến pháp năm 1992 sửa đổi), lầnsửa đổi này đã điều chỉnh chức năng của VKS với quy định:" VKSND thực
Trang 29hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiếnpháp và pháp luật" (Điều 137), như vậy Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi) đã quyđịnh rõ kiểm sát hoạt động tư pháp là một trong hai chức năng chính của VKS,điều đó thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định chứcnăng kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và trong khởi tố - điều tra vụ ánhình sự nói riêng là chức năng quan trọng và chỉ giao cho cơ quan VKS thựchiện Trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), Luật tổ chứcVKSND năm 2002 được ban hành và tại các Điều 12, 14 chương II quy định:
"VKSND thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trongviệc điều tra các vụ án hình sự của các CQĐT và các cơ quan khác được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra" Bên cạnh đó để đáp ứng nhữngyêu cầu trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong thời kỳ mới
là nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, hoạt động thực hành quyền công tố
và kiểm sát hoạt động tư pháp, vừa bảo đảm chống để lọt tội phạm vừa bảođảm các quyền tự do, dân chủ của công dân không bị vi phạm , đồng thời trảiqua hơn 10 năm thực hiện BLTTHS năm 1988 đã nảy sinh những bất cập trongthực tiễn áp dụng, đòi hỏi cần phải được sửa đổi, bổ sung Nên năm 2003, tại
kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XI đã tiến hành thảo luận và thông qua BLTTHSnăm 2003 thể hiện những tư tưởng mới về cải cách tư pháp hình sự, trong đótại Điều 2 chương II - Những nguyên tắc cơ bản có quy định: " Viện kiểm sátkiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự có trách nhiệm phát hiệnkịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, áp dụng nhữngbiện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật củanhững cơ quan hoặc cá nhân này
VKS thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được
xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đúngngười, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội,không làm oan người vô tội" Ngoài ra còn có những quy định cụ thể về
Trang 30nhiệm vụ, quyền hạn của VKS khi kiểm sát khởi tố - điều tra như Điều 113,v.v
Như vậy, trong suốt quá trình hình thành và phát triển hệ thống cơquan VKS thì chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố - điềutra vụ án hình sự ngày càng được khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trongcông cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, nhằm mục đích là sự tuân thủnghiêm minh và thống nhất các quy định pháp luật tố tụng hình sự của các cơquan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụngtrong khởi tố - điều tra vụ án hình sự
1.3 MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ QUAN ĐIỂU TRA VÀ VIỆN KIỂM SÁT TRONG KHỞI TỐ, ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
1.3.1 Khái niệm
CQĐT và VKS theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự là các cơquan tiến hành tố tụng, có trách nhiệm thay mặt Nhà nước chứng minh tộiphạm và người phạm tội khi phát hiện có tội phạm xảy ra trong thực tế đờisống xã hội
Quá trình chứng minh giải quyết vụ án hình sự là một quá trình tốtụng bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau từ khởi tố - điều tra đến truy tố, xét
xử và thi hành án Mỗi giai đoạn tố tụng là các bước giải quyết tương ứng vàgắn liền với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định của mỗi cơ quantiến hành tố tụng hình sự CQĐT và VKS mặc dù là hai cơ quan độc lập trongphạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình Nhưng với yêu cầu đặt ra là mộtmặt phải cương quyết xử lý nghiêm minh tội phạm và người phạm tội, mộtmặt là phải đảm bảo tính khách quan, toàn diện và đúng pháp luật trong việcthực hiện các hoạt động tố tụng thì trong quá trình khởi tố - điều tra các vụ ánhình sự đã làm phát sinh mối quan hệ tố tụng hình sự giữa CQĐT và VKS
Trang 31Từ đó có thể hiểu: Mối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong khởi tố điều tra vụ án hình sự là mối quan hệ tố tụng hình sự được phát sinh trong quátrình phát hiện tội phạm, khởi tố - điều tra vụ án hình sự.
Cơ sở pháp lý của mối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong khởi tố điều tra vụ án hình sự là các quy định của BLTTHS và các văn bản về phápluật tố tụng hình sự có liên quan
-1.3.2 Nội dung mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự
Trên cơ sở các quy định của BLTTHS và các văn bản có liên quan thìmối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự đượcthể hiện dưới hai hình thức: Phối hợp và chế ước Do giới hạn của đề tài nàychúng tôi không phân tích nội dung mối quan hệ phối hợp, mà chỉ phân tíchnội dung chế ước trong mối quan hệ giữa cơ quan VKS với CQĐT để làm rõchức năng kiểm sát hoạt động tư pháp trong khởi tố - điều tra của VKS
BLTTHS đã quy định: "Viện kiểm sát có nhiệm vụ kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong tố tụng hình sự, thực hành quyền công tố, bảo đảm chopháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất Trong các giai đoạn tốtụng hình sự, Viện kiểm sát có trách nhiệm áp dụng những biện pháp do Bộluật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của bất kỳ cá nhân nàohoặc tổ chức nào" (Điều 23, BLTTHS) Như vậy, thực hiện chức năng kiểmsát khởi tố - điều tra vụ án hình sự qua đó nếu phát hiện được những vi phạmcủa CQĐT thì VKS có quyền áp dụng mọi biện pháp mà BLTTHS quy định
để loại trừ vi phạm, chính quy định đó của pháp luật đã thể hiện tính chế ướccủa VKS đối với CQĐT trong hoạt động tố tụng
Theo từ điển tiếng Việt thì: "Chế" là phép định ra, làm ra, đặt ra; còn
"ước" là bó buộc Việc dùng khái niệm "chế ước" vì theo như pháp luật tốtụng hình sự nước ta, VKS có các quyền năng pháp lý như: Giám sát, yêucầu, hủy bỏ Mà bản chất pháp lý của các quyền năng này là sự chế ước đối
Trang 32với hoạt động tố tụng của CQĐT - với tính chất là đối tượng của hoạt độngkiểm sát.
Suốt quá trình tố tụng từ khi tội phạm được phát hiện hay có dấu hiệutội phạm đến khi khởi tố và tiến hành các hoạt động điều tra thu thập chứng
cứ để chứng minh tội phạm và người phạm tội thì VKS đều tham gia với tưcách là cơ quan giám sát thông qua hai hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp(nghiên cứu hồ sơ) Việc thực hiện các quyền năng của VKS trong quá trìnhgiải quyết vụ án hình sự như yêu cầu điều tra, phê chuẩn các quyết định tốtụng hay hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT được gọi là thựchiện chức năng thực hành quyền công tố của VKS với mục đích nhằm bảođảm cho hoạt động điều tra được khách quan, toàn diện và đúng pháp luật,đồng thời ngăn ngừa mọi hoạt động xâm phạm đến quyền nhân thân của côngdân
Ở bất kỳ một cơ chế hoạt động nào cũng phải có sự kiểm tra để hoạtđộng đó thực hiện một cách nghiêm chỉnh, bất kỳ quyền hạn nào cũng phảichịu sự giám sát, nếu không sẽ dẫn đến lạm quyền Trong khi hoạt động tốtụng của CQĐT ở chừng mực nào đó nhất định đều ảnh hưởng, liên quan đếnquyền công dân, mà quyền này đã được pháp luật bảo vệ, nên bất kỳ hoạtđộng tố tụng nào của CQĐT liên quan đến quyền công dân đều phải được cânnhắc và giám sát một cách chặt chẽ Ví dụ, CQĐT muốn áp dụng biện phápcưỡng chế về tố tụng như khám xét khẩn cấp, bắt khẩn cấp, bắt bị can để tạmgiam hoặc áp dụng biện pháp tạm giam thì tất cả các quyết định áp dụng cácbiện pháp nói trên phải được VKS cùng cấp phê chuẩn mới có hiệu lực thi hành.Trong trường hợp CQĐT ra quyết định áp dụng các biện pháp nói trên không
có căn cứ, tức là các quyết định vi phạm pháp luật thì VKS có quyền quyếtđịnh hủy bỏ quyết định trái pháp luật đó và yêu cầu CQĐT phục hồi lại toàn
bộ các các quyền và lợi ích hợp pháp cho công dân, ví dụ nếu đã bắt người thìphải trả tự do ngay hoặc nếu thu giữ tài sản thì trả lại cho chủ sở hữu
Trang 33Thực tiễn trong công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm đặt
ra yêu cầu đối với CQĐT là không những phải xử lý nghiêm minh tội phạm
và người phạm tội, mà còn đòi hỏi phải tuân thủ các quy định của pháp luậttrong hoạt động tố tụng của mình Tuy nhiên, để có sự đảm bảo yêu cầu nóitrên thì việc chế ước của VKS đối với hoạt động tố tụng của CQĐT hoàn toàn
là tất yếu Song VKS thực hiện quyền chế ước cũng trong phạm vi luật địnhchứ không phải VKS tự đặt ra và yêu cầu CQĐT thực hiện Sự chế ước đượcbiểu hiện ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào tính chất của từng chế định,trong BLTTHS quyền chế ước của VKS được quy định rất rộng và chặt chẽ
từ việc phê chuẩn quyết định khởi tố bị can (theo BLTTHS năm 2003) chođến việc phê chuẩn, hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, điều nàythể hiện rõ nét bản chất của Nhà nước ta là tôn trọng và bảo vệ quyền côngdân đã được Hiến pháp ghi nhận Nếu VKS thực hiện tốt các quyền năng chếước thì sẽ góp phần vào kết quả giải quyết các vụ án hình sự đạt hiệu quả cao,nâng cao chất lượng công tác điều tra, tránh các sai sót và vi phạm các quyđịnh của BLTTHS của CQĐT, đồng thời qua đó thể hiện rõ chức năng thựchành quyền công tố của VKS trong tố tụng hình sự
Nghiên cứu các chế định của pháp luật tố tụng hình sự thấy rằng,quyền chế ước của VKS được thực hiện dưới các hình thức cơ bản sau:
Thứ nhất, VKS có quyền giám sát các hoạt động điều tra của CQĐT
một cách trực tiếp, như kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường, kiểm sáthoạt động khám nghiệm tử thi, kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can… hoặcgiám sát một cách gián tiếp thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu phản ánhhoạt động điều tra Qua hoạt động giám sát, VKS có quan điểm là nhất trí,không nhất trí, phê chuẩn hay không phê chuẩn các quyết định tố tụng củaCQĐT Hoạt động giám sát là cơ sở để VKS thực hiện quyền chế ước, chỉ khithông qua hoạt động giám sát thì VKS mới nắm rõ các hoạt động tố tụng củaCQĐT đúng hay sai hoặc còn thiếu sót ở điểm nào, từ đó đưa ra các yêu cầu,biện pháp cụ thể để CQĐT thực hiện trong quá trình điều tra vụ án Tuy nhiên,
Trang 34trên thực tế hoạt động giám sát của VKS bị hạn chế khi cơ chế giám sát khôngđảm bảo, khi kiểm sát viên - người trực tiếp tiến hành hoạt động giám sát nhậnthức không đầy đủ và thực hiện không nghiêm chỉnh các quy định của phápluật về quyền năng giám sát của mình hoặc khi CQĐT không phối hợp chặt chẽvới VKS Bởi lẽ, yêu cầu đặt ra cho hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra vụ ánhình sự là phải kiểm sát ngay từ đầu, tức là VKS phải giám sát ngay từ khiCQĐT phân loại, xử lý các tố giác và tin báo tội phạm, nếu như CQĐT không
có sự phối hợp trong giải quyết các tố giác và tin báo tội phạm, thì hoạt độnggiám sát của VKS bị hạn chế, điều đó có thể dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm củaCQĐT
Thứ hai, VKS có quyền đề ra yêu cầu CQĐT thực hiện các hoạt động
điều tra khi phát hiện thấy việc khởi tố - điều tra của CQĐT chưa đầy đủ, cònthiếu sót về chứng cứ để làm cơ sở chứng minh tội phạm và người phạm tộihoặc phát hiện có vi phạm pháp luật tố tụng hình sự có thể dẫn đến làm oanngười vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm Ví dụ như VKS có quyền yêu cầu CQĐTkhởi tố bổ sung, nếu CQĐT không khởi tố thì VKS khởi tố và yêu cầu điềutra hoặc khi kết thúc điều tra phát hiện việc bỏ lọt tội phạm thì VKS quyếtđịnh trả hồ sơ và yêu cầu CQĐT điều tra bổ sung, yêu cầu cung cấp tài liệucần thiết về tội phạm và việc vi phạm pháp luật của Điều tra viên Đề ra yêucầu điều tra có thể được thực hiện ngay từ khi có tin báo, tố giác về tội phạm
để làm rõ có tội phạm xảy ra hay không? Hoặc sau khi khởi tố vụ án hình sự
để làm rõ đối tượng gây án, thậm chí ngay trong quá trình điều tra vụ án hình
sự để củng cố chứng cứ về hành vi phạm tội của các bị can
Thứ ba, VKS có quyền hủy bỏ các quyết định trái pháp luật của CQĐT.
Đây là một trong những quyền năng thể hiện chức năng thực hành quyền công
tố của VKS, là phương tiện bảo đảm cho việc điều tra phải tuân theo pháp luậtmột cách nghiêm chỉnh và thống nhất, tránh tùy tiện trong hoạt động tố tụnghình sự của CQĐT Trên thực tế, VKS chỉ thực hiện điều này khi đã có yêu cầunhưng CQĐT không thực hiện hoặc không thể tự hủy bỏ để khắc phục được
Ví dụ như VKS quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố của CQĐT nếu thấy
Trang 35quyết định đó không có căn cứ pháp luật Do vậy, nếu VKS thực hiện tốt, triệt
để quyền năng này thì ngoài việc góp phần nâng cao chất lượng công tác điềutra, mà còn hạn chế rất nhiều trường hợp vụ án phải đình chỉ điều tra vì không
có sự kiện phạm tội hoặc bị can không phạm tội v.v Để thực hiện quyềnnăng này được chính xác thì VKS phải thực hiện chức năng kiểm sát điều trangay từ giai đoạn khởi tố, từ đó thường xuyên chấn chỉnh hoạt động điều tracủa CQĐT để làm sao không xảy ra vi phạm về tố tụng hình sự trong quá trìnhđiều tra vụ án, nếu có vi phạm xảy ra thì kịp thời yêu cầu khắc phục ngay, đặcbiệt là ngăn chặn vi phạm quyền công dân
Quyền chế ước nói trên của VKS cũng phải thực hiện đúng theo cácquy định của pháp luật và cũng có giới hạn nhất định, chẳng hạn trong trườnghợp không đồng ý với quyết định của VKS cùng cấp thì CQĐT vẫn phải chấphành, nhưng có quyền đề nghị Viện trưởng- VKS cấp trên trực tiếp xem xét
và quyết định, thời hạn cho cơ quan VKS cấp trên xem xét giải quyết là 20ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của CQĐT (khoản 4, Điều 141 BLTTHS)
Việc phân tích bản chất, hình thức trong mối quan hệ giữa CQĐT vàVKS góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và vận dụng thống nhất trong thựctiễn Đồng thời qua đó tìm ra những cơ sở khoa học để đổi mới, hoàn thiện cácquy chế về mối quan hệ trong giải quyết các vụ án hình sự giữa hai cơ quan này,qua đó thực hiện mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng của CQĐT vàVKS trong khởi tố - điều tra các vụ án hình sự Đặc biệt BLTTHS năm 2003 vừađược Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004 có những quyđịnh liên quan đến mối quan hệ giữa CQĐT và VKS như bổ sung quy định VKS
có quyền phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT, hay sửa đổi quy định
về nhiệm vụ giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của
Cơ quan nhà nước theo đó thẩm quyền giải quyết thuộc CQĐT, còn VKS cótrách nhiệm sau khi tiếp nhận các tố giác, tin báo về tội phạm (bao gồm cả thôngtin về người phạm tội tự thú quy định tại Điều 102) và kiến nghị khởi tố của cơquan nhà nước thì chuyển ngay cho CQĐT kèm theo các tài liệu có liên quan để
xử lý giải quyết và kiểm sát việc giải quyết thông tin về tội phạm đó của CQĐT
Trang 36(Điều 103 BLTTHS năm 2003) Ngoài ra, trong việc khởi tố vụ án hình sự,BLTTHS năm 2003 cũng quy định rõ phạm vi thẩm quyền khởi tố vụ án hình sựgiữa CQĐT và VKS, theo đó VKS chỉ ra quyết định khởi tố vụ án trong hai
trường hợp: Thứ nhất, khi hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của CQĐT; thứ hai là khi Hội đồng xét xử yêu cầu khởi tố vụ án (Điều 104 BLTTHS năm
2003) Việc quy định rõ như trên là hoàn toàn hợp lý, tránh việc đồng thời trongcùng một lúc CQĐT và VKS ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, quy định đócũng để thống nhất với việc tập trung cho Cơ quan điều giải quyết các tố giác vàtin báo tội phạm Những quy định của BLTTHS năm 2003 đã dần dần làm rõtrách nhiệm của từng CQĐT và VKS trong hoạt động tố tụng, nên nếu có xảy raviệc bồi thường cho người bị oan do cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành
tố tụng gây ra thì sẽ làm rõ được trách nhiệm của cơ quan nào thực hiện bồithường theo Nghị quyết 388/NQ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay có nhiều trường hợp do nhận thứckhông đúng đắn các quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa CQĐT vàVKS nên đã có hiện tượng do chỉ tập trung vào việc phát hiện, điều tra tộiphạm mà không chú ý đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về việcphát hiện, điều tra xử lý tội phạm, thậm chí có trường hợp VKS chỉ sử dụngđơn thuần quan hệ phối hợp mà không sử dụng quyền chế ước đã dẫn đếnhiện tượng "hữu khuynh", làm thay CQĐT, né tránh, không cương quyết bảo
vệ quan điểm đúng đắn cũng như các quy định pháp luật bị vi phạm Ngượclại, sử dụng cứng nhắc quyền chế ước của VKS đối với CQĐT có thể tạo nênmối quan hệ căng thẳng trong công tác Những trường hợp nói trên tuy khôngphải là hiện tượng phổ biến, nhưng cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng điềutra, kiểm sát điều tra và kết quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tộiphạm trong giai đoạn hiện nay
1.4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP TRONG KHỞI TỐ, ĐIỂM TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ
Trang 37Hiến pháp năm 1959 ra đời đã ghi nhận VKSND là một cơ quan trong
hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, với chức năng kiểm sát việc tuân theopháp luật tại Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 1960 đã ghi nhận VKSND cónhiệm vụ: "Điều tra những việc phạm pháp về hình sự, truy tố trước Tòa án nhândân những người phạm pháp về hình sự; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trongviệc xét xử của Tòa án nhân dân và trong việc chấp hành các bản án; kiểm sátviệc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của Cơ quan công an và của CQĐTkhác; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam, giữ của các trại giam "
Điều này cho thấy, từ khi mới thành lập VKSND đã có trách nhiệmquyết định việc truy tố người phạm tội ra trước Tòa án và kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong hoạt động điều tra, xét xử và thi hành án hình sự của các
cơ quan tiến hành tố tụng, đảm bảo cho pháp luật tố tụng hình sự được chấphành nghiêm chỉnh và thống nhất
Cùng với sự phát triển của cách mạng Việt nam, Hiến pháp và Luật tổchức VKSND có những bước tiến và có những thay đổi căn bản về nội dung.Nhưng chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư phápcủa VKS vẫn được ghi nhận Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 2002 đã quyđịnh: "Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng, nhiệm vụ bằng nhữngcông tác sau đây:
1 Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trongviệc điều tra các vụ án hình sự của các CQĐT và các cơ quan khác được giaonhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
Trang 38hiện thông qua các khâu công tác cơ bản là: Kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong hoạt động điều tra (kiểm sát điều tra); kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong hoạt động xét xử (kiểm sát xét xử); kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong thi hành án(kiểm sát thi hành án) và kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong việc giam, giữ, cải tạo(kiểm sát giam giữ cải tạo) Từ khi có BLHS vàBLTTHS thì công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong lĩnh vực tư pháphình sự được quy định một cách rõ ràng, cụ thể hơn để phù hợp với các giaiđoạn của tố tụng hình sự Trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự thìtoàn bộ hoạt động tố tụng của CQĐT chịu sự kiểm sát của khâu công tác kiểmsát điều tra và khâu kiểm sát giam, giữ Các khâu công tác này có quyền sửdụng các biện pháp nghiệp vụ đã được pháp luật quy định để tác động đếnhoạt động của các chủ thể tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trongquá trình điều tra vụ án hình sự.
Từ những phân tích trên cho thấy khâu công tác kiểm sát là quá trìnhhoạt động nghiệp vụ của VKS trong các giai đoạn tố tụng hình sự, nhằm thựchiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố củangành kiểm sát
Xuất phát từ nhiệm vụ cụ thể đặt ra cho mỗi cấp kiểm sát khác nhau,cũng như nhiệm vụ cụ thể đặt ra trong mỗi thời kỳ khác nhau, từ số lượngbiên chế cán bộ và trình độ của các cán bộ, kiểm sát viên ở mỗi cấp kiểm sát
cụ thể khác nhau, nên việc tổ chức thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tưpháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự ở mỗi cấp kiểm sátkhông hoàn toàn giống nhau Theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm
2002, hệ thống cơ quan VKS được tổ chức thành 3 cấp: Cấp trung ương làVKSND Tối cao; Cấp tỉnh gồm VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương (gọi chung là cấp tỉnh) và cuối cùng là VKSND cấp huyện gồmVKSND các quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)
Theo mô hình tổ chức đầy đủ với nghĩa mỗi khâu công tác là một đơn
vị nghiệm vụ để thực hiện chức năng của ngành, thì ở VKSND Tối cao có các
Trang 39vụ nghiệp vụ; ở VKSND cấp tỉnh có các phòng nghiệp vụ và ở cấp huyện có
bộ phận nghiệp vụ Theo quy định hiện nay, để thực hiện chức năng kiểm sáthoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra, VKS các cấp tổ chứctheo mô hình sau:
- VKSND Tối cao tổ chức 2 đơn vị nghiệp vụ gồm;
+ Vụ kiểm sát điều tra, thực hành quyền công tố và xét xử sơ thẩm vụ
+ Phòng kiểm sát giam giữ và cải tạo
Tuy nhiên, ở VKSND cấp tỉnh do nhu cầu chuyên môn hóa công tácnên riêng công tác kiểm sát điều tra có thể được tổ chức thêm một phòngkiểm sát điều tra theo loại tội phạm được phân công kiểm sát điều tra, cụ thể:
+ Phòng kiểm sát điều tra, thực hành quyền công tố và xét xử sơ thẩmcác vụ án an ninh - ma túy
- VKSND cấp huyện được tổ chức một bộ phận chuyên môn là bộphận hình sự - trong đó thực hiện cả kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử vàkiểm sát giam, giữ
Việc tổ chức các đơn vị nghiệp vụ theo mô hình nói trên dựa trên cơ
sở tổ chức thực hiện việc "thông khâu" Cách tổ chức thực hiện "thông khâu"kiểm sát ở đây được hiểu là mô hình tổ chức bộ máy mà theo đó một đơn vịnghiệp vụ được giao đảm nhiệm nhiều công tác kiểm sát khác nhau hoặc đượcgiao thêm những nhiệm vụ vốn là của công tác kiểm sát khác Theo đó thì
"thông khâu" tức là thông giữa công tác kiểm sát điều tra với kiểm sát xét xử(sơ thẩm), điều này có nghĩa kiểm sát viên của phòng kiểm sát điều tra đảm
Trang 40đương luôn hoạt động kiểm sát xét xử sơ thẩm hình sự, đồng thời thực hiệnchức năng thực hành quyền công tố tại phiên tòa sơ thẩm đối với vụ án đó.
Ví dụ, một kiểm sát viên được phân công kiểm sát điều tra sơ thẩmmột vụ án hình sự A thì kiểm sát viên đó tiếp tục thực hiện chức năng thựchành quyền công tố và kiểm sát việc xét xử tại phiên toà đối với vụ án hình sự
A mà mình đã kiểm sát điều tra
Vậy, về bản chất của việc tổ chức thực hiện chức năng kiểm sát hoạtđộng tư pháp trong tư pháp hình sự theo mô hình "thông khâu" có nghĩa làmột biện pháp quy định một đơn vị nghiệp vụ thực hiện hai hoặc nhiều hoạtđộng của hai hoặc nhiều công tác kiểm sát khác nhau, tức là một kiểm sátviên của một đơn vị nghiệp vụ có thể thực hiện " thông" từ công tác kiểm sátđiều tra sang công tác kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự