Vai trò của Viện kiểm sát trong kiểm sát hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự

MỤC LỤC

Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong tố tụng hình sự

Hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra với tính chất là một chức năng của VKS thì hoạt động đó có bản chất pháp lý là kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp các hoạt động tố tụng hình sự được thực hiện bởi CQĐT và các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạt động điều tra trong giai đoạn khởi tố và điều tra các vụ án hình sự nhằm bảo đảm việc khởi tố - điều tra đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm đồng thời cũng không làm oan người vô tội. Việc xác định phạm vi như vậy là thể hiện tính đầy đủ, toàn diện của công tác kiểm sát khởi tố - điều tra các vụ án hình sự của VKS, cũng như thể hiện đầy đủ bản chất pháp lý của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố - điều tra các vụ án hình sự đó là kiểm tra tính có căn cứ và tính hợp pháp trong hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự.

Mối quan hệ giữa kiểm sát các hoạt động tư pháp với thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự

Do vậy, để phê chuẩn hay hủy bỏ quyết định khởi tố bị can của CQĐT thì VKS phải tiến hành hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố bị can nhằm bảo đảm quyết định khởi tố bị can là có căn cứ và hợp pháp, nếu qua hoạt động kiểm sát xét thấy quyết định khởi tố bị can có căn cứ và hợp pháp thì VKS quyết định phê chuẩn để CQĐT tiến hành hoạt động điều tra, ngược lại quyết định khởi tố bị can không có căn cứ thì VKS quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố của CQĐT. Muốn bảo đảm quyết định truy tố có căn cứ thì phải dựa trên cơ sở của kết quả hoạt động kiểm sát điều tra vụ án của VKS, nếu thực hiện tốt hoạt động kiểm sát điều tra thì VKS sẽ nắm được nội dung của vụ án, những tình tiết buộc tội, tình tiết gỡ tội của bị can và các tình tiết liên quan khác của vụ án và đó chính là căn cứ vững chắc cho việc truy tố đúng người, đúng tội và đúng pháp luật, ngược lại nếu VKS thực hiện không tốt hoạt động kiểm sát điều tra thì có thể dẫn đến việc truy tố oan, sai.

Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong khởi tố- điều tra vụ án hình sự ở nước ta từ năm 1945 đến nay

Sau đó Phủ Thủ tướng đã ban hành Nghị định 256/TTg ngày 1/7/1959 quy định về nhiệm vụ và tổ chức của Viện công tố, trong đó có quy định: "Nhiệm vụ của Viện công tố là điều tra và truy tố trước Tòa án những kẻ phạm pháp về hình sự; giám sát việc chấp hành pháp luật trong công tác điều tra của Cơ quan điều tra.." [7], như vậy ngoài chức năng truy tố theo luật hình sự những kẻ phạm pháp, Viện công tố còn có chức năng trong việc giám sát chấp hành pháp luật trong điều tra vụ án hình sự. Như vậy, từ giai đoạn này trở đi, hoạt động kiểm sát khởi tố - điều tra được thực hiện theo quy định của một văn bản quy phạm pháp luật và trong suốt thời gian hơn 15 năm thực hiện BLTTHS, chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra của VKS đã góp phần quan trọng trong công cuộc phòng chống, đấu tranh các loại tội phạm, đảm bảo việc ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn xã hội để phát triển một nền kinh tế bền vững trong thời kỳ đổi mới của đất nước ta, đồng thời tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Khái niệm

Như vậy, trong suốt quá trình hình thành và phát triển hệ thống cơ quan VKS thì chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự ngày càng được khẳng định vị trí, vai trò quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm, nhằm mục đích là sự tuân thủ nghiêm minh và thống nhất các quy định pháp luật tố tụng hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự. Từ đó có thể hiểu: Mối quan hệ giữa CQĐT và VKS trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự là mối quan hệ tố tụng hình sự được phát sinh trong quá trình phát hiện tội phạm, khởi tố - điều tra vụ án hình sự.

Nội dung mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong khởi tố - điều tra vụ án hình sự

Đặc biệt BLTTHS năm 2003 vừa được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2004 có những quy định liên quan đến mối quan hệ giữa CQĐT và VKS như bổ sung quy định VKS có quyền phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của CQĐT, hay sửa đổi quy định về nhiệm vụ giải quyết các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố của Cơ quan nhà nước theo đó thẩm quyền giải quyết thuộc CQĐT, còn VKS có trách nhiệm sau khi tiếp nhận các tố giác, tin báo về tội phạm (bao gồm cả thông tin về người phạm tội tự thú quy định tại Điều 102) và kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước thì chuyển ngay cho CQĐT kèm theo các tài liệu có liên quan để xử lý giải quyết và kiểm sát việc giải quyết thông tin về tội phạm đó của CQĐT. Hiến pháp năm 1959 ra đời đã ghi nhận VKSND là một cơ quan trong hệ thống các cơ quan quyền lực nhà nước, với chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại Điều 3 Luật tổ chức VKSND năm 1960 đã ghi nhận VKSND có nhiệm vụ: "Điều tra những việc phạm pháp về hình sự, truy tố trước Tòa án nhân dân những người phạm pháp về hình sự; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của Tòa án nhân dân và trong việc chấp hành các bản án; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của Cơ quan công an và của CQĐT khác; kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam, giữ của các trại giam..".

Kiểm sát việc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác tội phạm Một trong những nguồn thông tin về tội phạm đó là các tố giác, tin

Trong suốt quá trình thực hiện quy định trên, đồng thời trong thực tiễn phát triển của xã hội thì hiện tượng vi phạm, tội phạm đã diễn ra ngày càng phức tạp với số lượng gia tăng nên việc quy định trong phối hợp phát hiện và xử lý các tố giác và tin báo về tội phạm cần cụ thể hơn, nên ngày 15-5-1992 liên bộ VKSND tối cao - Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) - Bộ quốc phòng - Bộ lâm nghiệp - tổng cục Hải quan đã ban hành thông tư liên ngành số 03-TT/LN quy định về quản lý và xử lý tin báo tội phạm, trong đó có quy định: "VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của các CQĐT, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.." và ". Đối với hoạt động kiểm sát việc tiếp nhận (thụ lý) các tố giác, tin báo về tội phạm của VKS thì đây là một công việc có tính chất phức tạp, bởi quy định về thụ lý các thông tin về tội phạm của CQĐT cũng như các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hiện nay thường do ngành dọc quy định, nờn đũi hỏi người cỏn bộ kiểm sỏt bờn cạnh việc nắm rừ quy định chung của BLTTHS, còn phải nắm được quy định của CQĐT về việc thụ lý, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Kiểm sát quyết định khởi tố và quyết định không khởi tố vụ án hình sự

Nội dung này bao gồm những vấn đề cần xem xét như về thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án; quyết định không khởi tố vụ án hình sự, nội dung và hình thức của quyết định đó đã đúng theo quy định của BLTTHS chưa…Nếu qua kiểm sát, VKS phát hiện có những vi phạm về thầm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì yêu cầu cơ quan ra quyết định đó có biện pháp khắc phục. Tóm lại, thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc khởi tố có ý nghĩa vô cùng quan trọng, thông qua đó VKS sẽ loại trừ ngay từ đầu các vi phạm pháp luật của CQĐT và yêu cầu CQĐT sớm có biện pháp khắc phục kịp thời để hạn chế việc khởi tố tràn lan không có căn cứ rồi sau đó phải đình chỉ điều tra hoặc không khởi tố vụ án không có căn cứ dẫn đến bỏ lọt tội phạm.

Kiểm sát khám nghiệm hiện trường

Hoạt động khám nghiệm hiện trường phải có tính khách quan: Cụ thể khi tổ chức hoạt động khám nghiệm hiện trường phải có người chứng kiến (có thể là đại diện chính quyền địa phương, đại diện các tổ chức, đoàn thể đóng trên địa bàn khám nghiệm hoặc người dân ở địa bàn đó hoặc trong trường hợp nhất định có sự chứng kiến của bị can, người bị hại, người làm chứng), hơn nữa xem xét CQĐT đã mời những người có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực cụ thể để tham gia việc khám nghiệm hay chưa, ví dụ như: cán bộ kỹ thuật hình sự, bác sĩ pháp y… Ngoài ra, khi tiến hành hoạt động khám nghiệm phải tuân theo đúng ý kiến của người có chuyên môn, Điều tra viên không được áp đặt ý kiến của mình cho nhà chuyên môn tham gia khám nghiệm, nếu có hiện tượng Điều tra viên áp đặt ý kiến thì Kiểm sát viên phải có yêu cầu chấm dứt ngay. Do vậy, kiểm sát viên khi tham gia kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường cần quan tâm và chú trọng tính toàn diện của hoạt động khám nghiệm, vì nếu để xảy ra việc khám nghiệm sơ sài, qua loa với mục đích cho xong việc sẽ dẫn đến những khó khăn cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội và sau này nếu có tổ chức khám nghiệm lại thì hiện trường của vụ án qua một thời gian dài do tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan có thể bị thay đổi, biến dạng so với ban đầu nên rất khó khăn cho hoạt động khám nghiệm lại.

Kiểm sát khởi tố bị can

Tại Điều 103 BLTTHS đã quy định: "Quyết định khởi tố bị can phải được gửi ngay cho VKS cùng cấp", tiếp đó theo nội dung Điều 141 BLTTHS và Điều 14 Luật tổ chức VKSND năm 2002 thì; Kiểm sát khởi tố bị can là quyền năng pháp lý của VKS khi thực hiện chức năng kiểm sát điều tra nhằm bảo đảm việc khởi tố bị can của Cơ quan có thẩm quyền điều tra là có căn cứ, hợp pháp, đúng người, đúng tội và không để người nào bị khởi tố một cách trái pháp luật. Những quy định nói trên là sự sửa đổi, bổ sung mới mà trước đây BLTTHS năm 1988 chưa cú, những quy định mới đú thể hiện rừ trỏch nhiệm của VKS các cấp trong việc thực hiện chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự, góp phần nâng cao chất lượng điều tra, bảo đảm không làm oan người vô tội nhưng cũng không bỏ lọt tội phạm thông qua việc xem xét quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơ quan có thẩm quyền.

Kiểm sát hoạt động hỏi cung bị can

Tóm lại, khi thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố bị can, VKS phải kiểm sát chặt chẽ tính có căn cứ và tính hợp pháp quyết định khởi tố bị can của các cơ quan có thẩm quyền để bảo đảm khởi tố bị can đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. + Qua nghiờn cứu cỏc biờn bản hỏi cung bị can, nếu thấy chưa làm rừ được chứng cứ buộc tội cũng như chứng cứ xác định không có tội và các tình tiết tăng năng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can hoặc CQĐT chưa phõn húa làm rừ được vai trũ của từng bị can khi cú nhiều đối tượng cùng tham gia thực hiện hành vi phạm tội thì VKS cần yêu cầu CQĐT hỏi bổ sung bị can để làm rừ cỏc vấn đề núi trờn.

Kiểm sát hoạt động khám xét

Hoạt động kiểm sát việc khám xét được thực hiện theo các quy định tại Điều 115, 116, 117, 118, 120, 141 BLTTHS; Điều 14 Luật tổ chức VKSND năm 2002 và Điều 14 Quy chế công tác kiểm sát, theo đó VKS phải bảo đảm các nội dung cơ bản sau: Chỉ khi có căn cứ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự thì mới quyết định phê chuẩn áp dụng biện pháp khám xét và phải bảo đảm hoạt động khám xét phải tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, không được lợi dụng khám xét mà xâm phạm một cách trái pháp luật các quyền, lợi ích đó. Để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng oan, sai trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, BLTTHS đã quy định vai trò quyết định trong việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn thuộc cơ quan VKS trong giai đoạn điều tra nên việc bắt, giam, giữ, gia hạn tạm giữ, tạm giam bị can đều phải được VKS xem xét, phê chuẩn đối với từng trường hợp, bảo đảm việc bắt, giữ, giam người có căn cứ, đúng pháp luật, góp phần phục vụ tốt công tác điều tra, khám phá các vụ án hình sự và bảo vệ quyền tự do, dân chủ của công dân.

Kiểm sát hoạt động bắt người

Trường hợp khẩn cấp có thể được hiểu là trường hợp tội phạm đang hoặc đó được thực hiện mà CQĐT qua sự theo dừi kiểm tra, xỏc minh nguồn tin, thấy cần phải cấp bách ngăn chặn người phạm tội gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, ngăn ngừa người phạm tội chạy trốn hoặc tiêu hủy nguồn chứng cứ. Từ khái niệm nêu trên cho thấy, bắt người trong trường hợp khẩn cấp mang tính chất phòng ngừa tội phạm, phòng ngừa ở đây có nghĩa rộng không chỉ là phòng ngừa đối tượng phạm tội sẽ gây ra thiệt hại cho Nhà nước hoặc công dân khi đang chuẩn bị thực hiện tội phạm, mà còn phòng ngừa đối tượng phạm tội tiếp tục phạm tội hoặc sẽ bỏ trốn, tiêu hủy chứng cứ của vụ án sau khi thực hiện hành vi phạm tội dẫn đến gây khó khăn cho hoạt động điều tra tội phạm.

Kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giữ

Điều đó đòi hỏi việc thực hiện chức năng kiểm sát nhà tạm giữ tại cơ quan Công an phải thường xuyên như quy chế về công tác kiểm sát tạm giữ, tạm giam đã quy định: "VKS các cấp phải tiến hành kiểm sát hàng ngày tại nhà tạm giữ của cơ quan Công an" với mục đích để cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ của CQĐT đúng theo quy định của pháp luật. Như vậy, sau khi nhân được quyết định tạm giữ của cơ quan có thẩm quyền chuyển đến, VKS phải kiểm tra tính căn cứ của việc ra quyết định tạm giữ, nếu xét thấy việc tạm giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì VKS ra quyết định hủy bỏ quyết định tạm giữ và yêu cầu cơ quan ra quyết định tạm giữ trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

Kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giam

- Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được VKS cùng cấp phê chuẩn trong thời hạn 12 giờ, kể từ khi nhận được đề nghị gia hạn và tài liệu liên quan đến việc gia hạn tạm giữ, VKS phải ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn (Điều 87 khoản 2). quyết định áp dụng biện pháp tạm giam còn phải căn cứ quy định tại Điều 273 BLTTHS. Qua hoạt động kiểm sát, VKS xét thấy việc áp dụng biện pháp tạm giam của CQĐT là có căn cứ theo luật định thì ra quyết định phê chuẩn lệnh tạm giam của CQĐT, ngược lại xét thấy việc tạm giam là không có căn cứ và không cần thiết thì VKS kiên quyết không phê chuẩn lệnh tạm giam, để tránh trường hợp lạm dụng trong việc áp dụng biện pháp tạm giam của CQĐT. Ngoài quy định về căn cứ được áp dụng biện pháp tạm giam, BLTTHS còn quy định các căn cứ không được áp dụng tạm giam tại khoản 2 Điều 70, trong đó quy định: "Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang thời kỳ nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trỳ rừ ràng thỡ khụng tạm giam và ỏp dụng biện phỏp ngăn chặn khác. Trừ trường hợp đặc biệt", đây là một quy định thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam, nhằm tạo cho những đối tượng là phụ nữ có thai, người già yếu.. những điều kiện để chăm sóc về mặt sức khỏe cũng như về mặt tinh thần. Mặc dù vậy, trong thực tiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm có không ít những đối tượng lợi dụng chính sách nhân đạo đó để cố ý tiếp tục vi phạm pháp luật hình sự, do vậy trong lần sửa đổi, bổ sung BLTTHS năm 1988 nhà làm luật đã thể hiện quan điểm kết hợp hài hòa giữa nhân đạo Xã hội chủ nghĩa với yêu cầu đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, khoan hồng đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh nặng, nhưng cũng phải kiên quyết tạm thời cách ly những đối tượng trên ra khỏi xã hội khi họ cố ý vi phạm pháp luật để bảo đảm trật tự và an toàn xã hội, phục vụ điều tra, xử lý vụ án được nhanh chóng, kịp thời, nên Khoản 2 Điều 88 BLTTHS năm 2003 có quy định: "Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng mà nơi cư trỳ rừ ràng thỡ khụng tạm giam, trừ những trường hợp sau đõy:. a) Bị can, bị cáo bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã. b) Bị can, bị cáo được áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng tiếp tục phạm tội hoặc cố ý gây cản trở nghiêm trọng đến việc điều tra, truy tố, xét xử. c) Bị can, bị cáo phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ cho rằng nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia". Như vậy, tính có căn cứ là nội dung quan trọng mà VKS cần kiểm sát chặt chẽ khi thực hiện chức năng kiểm sát việc áp dụng biện pháp tạm giam của CQĐT, làm được tốt công tác này sẽ hạn chế tình trạng tạm giam không có căn cứ vi phạm pháp luật của CQĐT và cũng để tránh những trường hợp bị can bị tạm giam sau đó phải đình chỉ điều tra vì không phạm tội hoặc Tòa án xét xử tuyên không phạm tội.

Kiểm sát việc thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn Các biện pháp ngăn chặn là các biện pháp cưỡng chế về tố tụng hình

Trước yêu cầu của Đảng và Nhà nước ta đối với toàn ngành kiểm sát được nêu trong các Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ chính trị và Quốc hội, trong đó thể hiện quan điểm chỉ đạo "Nâng cao chất lượng hoạt động của VKS theo chức năng quy định trong Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi), cụ thể toàn ngành kiểm sát tập trung làm tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp". Triển khai thực hiện Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp, thực hiện Luật tổ chức VKSND năm 2002, các Nghị quyết của Quốc hội, của ủy ban thường vụ Quốc hội về chức năng nhiệm vụ của VKSND, trong thời gian qua VKS các cấp đã nỗ lực phấn đất thực hiện tốt chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn khởi tố - điều tra vụ án hình sự, với sự nỗ lực đó toàn ngành kiểm sát đã đạt được những kết quả nhất định góp phần có hiệu quả vào công tác đấu tranh chống tội phạm, những kết quả đó được thể hiện dưới các bình diện sau:. a) Về kiểm sát hoạt động giải quyết tố giác và tin báo về tội phạm Từ khi BLTTHS năm 1988 được ban hành và sau đó liên ngành VKS Tối cao - Bộ nội vụ (nay là Bộ công an) -Bộ quốc phòng - Tổng cục hải quan có thông tư số 03/TT-LN ngày 15/5/1992 hướng dẫn thi hành quy định của BLTHS về việc tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, VKS các cấp đã chú ý thực hiện tốt chức năng kiểm sát việc giải quyết các tố giác và tin báo tội phạm. của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể: Đa số VKS cấp huyện đã có sáng kiến phối hợp với cấp ủy chính quyền địa phương đề xuất với cấp ủy có ý kiến chỉ đạo các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn thông báo tình hình vi phạm và tội phạm xảy ra trong lĩnh vực do mình quản lý cho các cơ quan bảo vệ pháp luật, hoặc định kỳ hàng tháng các VKS tham gia hội nghị giao ban các cụm do Công an chủ trì để nắm tình hình vi phạm tội phạm xảy ra trong các cụm xã, phường, ngoài ra cỏc VKS cũn phõn cụng cỏn bộ theo dừi từng cụm phường, xó để thực hiện cụng tác quản lý thông tin về tội phạm theo định kỳ hay đột xuất. VKS các cấp còn xây dựng được cơ chế làm việc thường xuyên với Ban chỉ huy Công an ở cấp quận, huyện, thị xã và CQĐT cấp tỉnh để phân loại xử lý các tố giác, tin báo về tội phạm, nếu xác định có dấu hiệu của tội phạm thì kiên quyết xử lý bằng biện pháp hình sự, trường hợp chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì yêu cầu xử phạt bằng các biện pháp hành chính hoặc nếu là tranh chấp dân sự, kinh tế thì hướng dẫn đương sự thỏa thuận giải quyết hoặc khiếu kiện đến Tòa án giải quyết. Đã cùng cơ quan công an phân loại xử lý khởi tố 1353 vụ án hình sự, xử lý 354 vụ việc bằng biện pháp xử phạt hành chính, hướng dẫn đương sự giải quyết theo pháp luật dân sự 167 tin. Trong những năm qua, thông qua việc kiểm sát phân loại xử lý các tố giác, tin báo tội phạm của CQĐT đã phát hiện việc bỏ lọt nhiều vụ việc có dấu hiệu tội phạm, VKS đã yêu cầu CQĐT khởi tố, hoặc trực tiếp VKS khởi tố. Năm VKS yêu cầu CQĐT khởi tố VKS trực tiếp khởi tố. Từ những kết quả đạt được nói trên, VKS các cấp đã quản lý được tình hình tội phạm và không để xảy ra tình trạng có tội phạm xảy ra đã được phỏt hiện mà khụng nắm được, đồng thời qua kết quả theo dừi tỡnh hỡnh tội phạm VKS các cấp có ý kiến đề xuất tham mưu cho Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm ở các tĩnh chủ động trong dự báo tình hình tội phạm để từ đó vạch kế hoạch cho công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm có hiệu quả. b) Kiểm sát quyết định khởi tố và quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp CQĐT thu hồi được các tài sản bị xâm hại, việc định giá tài sản trong trường hợp này phải trưng cầu cơ quan chuyên môn tham gia định giá tài sản (cơ quan tài chính), nhưng việc định giá trong nhiều trường hợp không chính xác vì giá thị trường thường có sự biến động lên xuống khác nhau, trong khi đó hành vi phạm tội thường được thực hiện trước khi bị phát hiện một khoảng thời gian dài và nếu khoảng thời gian này càng dài thì càng khó khăn cho việc xác định phần chất lượng còn lại và lại phải định giá theo giá thị trường tại thời điểm tài sản bị mất, hơn nữa việc định giá theo kiểu này còn phát sinh những tiêu cực như thông đồng định giá tài sản phạm pháp thấp hơn số tiền được quy định ở cấu thành tội phạm để chạy tội cho người phạm tội hoặc cố tình nâng giá tài sản lên cao để đưa người bị bắt vào vòng tố tụng nhằm biện bạch cho những việc làm đã rồi, như đã khởi tố bị can, áp dụng biện pháp ngăn chặn tạm giữ, tạm giam. b) Tổ chức thực hiện chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự. Theo mô hình tổ chức thực hiện chức năng kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự, VKS phải thực hiện chức năng kiểm sát ngay từ khơi khởi tố vụ án. Nhưng do không thực hiện kiểm sát từ đầu nên công tác kiểm sát khởi tố - điều tra vụ án hình sự trở nên thụ động, phụ thuộc vào kết quả điều tra của CQĐT nên VKS không kịp thời phát hiện ra các vi phạm pháp luật trong quá trình điều tra cũng như không chỉ đạo được quá trình điều tra làm cho hoạt động điều tra sơ sài, qua loa cho xong việc nên vụ án thiếu chứng cứ, vi phạm pháp luật tố tụng… cho đến khi vụ án kết thúc điều tra chuyển VKS truy tố mới phát hiện được vi phạm phải trả lại yêu cầu điều tra bổ sung. Hạn chế đó đã làm cho quá trình giải quyết vụ án bị kéo dài. Do không kiểm sát khởi tố - điều tra từ đầu nên nhiều đơn vị nghiệp vụ kiểm sát điều tra vô tình đã trở. thành khâu trung gian giữa khởi tố - điều tra với xét xử mà không khẳng định được đúng vai trò của mình, khi xây dựng cáo trạng để quyết định truy tố bị can ra xét xử công khai tại phiên Tòa đã sao chép bản kết luận điều tra một cách thụ động. Ngoài ra, trong quan hệ phối hợp giải quyết án hình sự với CQĐT, các Kiểm sát viên vẫn còn biểu hiện của tư tưởng ngại va chạm, xuôi chiều, để mặc cho CQĐT thực hiện các hoạt động điều tra, nên không sâu sát, kịp thời phát hiện ra các vi phạm pháp luật, hoặc ỷ lại vào sự chỉ đạo của cấp trên hay của liên ngành mà các Kiểm sát viên chưa chủ động đề ra các yêu cầu điều tra, yêu cầu CQĐT khắc phục vi phạm. Hơn nữa, công tác kiến nghị đối với các vi phạm pháp luật của CQĐT chưa đã các VKS làm thường xuyên và đều đặn ở cả ba cấp. c) Công tác cán bộ. Đất nước trong thời kỳ đổi mới, chính sách hội nhập kinh tế thế giới và khu vực đã tạo ra những thuận lợi to lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Nhưng bên cạnh đó cũng nảy sinh ra những khó khăn mới trong quá trình điều tra xử lý tội phạm, nhất là các tội phạm mang tính xuyên quốc gia hoặc tội phạm có yếu tố nước ngoài, như các tội phạm về kinh tế, tội phạm về ma túy.. Mặt khác tình hình tội phạm ở trong nước còn diễn biến phức tạp; quy mô tính chất mức độ phạm tội ngày càng nghiêm trọng; thủ đoạn hoạt động phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt; số lượng các vụ án hình sự xảy ra nhiều và có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước, nhưng nhiều VKS chưa kịp thời bổ sung biên chế, dẫn đến tình trạng một Kiểm sát viên kiểm sát điều tra một số lượng vụ án quá lớn, đặc biệt là ở các thành phố trực thuộc trung ương như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh hay một số thành phố trực thuộc tỉnh. Trong khi yêu cầu chứng minh tội phạm và thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự ngày càng đòi hỏi chặt chẽ hơn, tránh để xảy ra oan, sai trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Ngoài ra, do thái độ, tinh thần trách nhiệm của nhiều kiểm sát viên được phân công kiểm sát khởi tố - điều tra chưa cao, không nghiên cứu kỷ hồ sơ vụ án. để đánh giá các chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội, các qui trình nghiệp vụ không được coi trọng và thực hiện đúng quy định. Hơn nữa không trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghiệp vụ nên nhiều quy định của pháp luật không được nhận thức đầy đủ. Bên cạnh đó, còn có một số kiểm sát viên và Điều tra viên không có bản lĩnh vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tội phạm đã bị kẻ xấu lợi dụng mua chuộc để che giấu tội phạm bằng việc không khởi tố để xử lý trước pháp luật, việc làm đó đã ảnh hưởng tới hiệu quả công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm và uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Công tác hướng dẫn chỉ đạo của VKS cấp trên đối với VKS cấp dưới có lúc có nơi chưa thực hiện nghiêm túc. Việc tổ chức rút kinh nghiệm và kiểm điểm đối với cán bộ làm công tác kiểm sát điều tra để xảy ra thiếu sót trong việc thực hiện chức năng kiểm sát điều tra chưa được các đơn vị quan tâm và thực hiện có hiệu quả. d) Cơ sở vật chất.

Giải pháp, kiến nghị về xây dựng pháp luật và hoàn thiện pháp luật

Những khó khăn trên đã được Bộ chính trị nêu trong Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày 2/1/2002 khi đánh giá về nguyên nhân của những tồn tại trong công tác tư pháp trong thời gian qua đã khẳng định: "Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là ở cấp huyện nhiều nơi trụ sở còn rất chật chội, phương tiện làm việc vừa thiếu lại vừa lạc hậu; chính sách đối với cán bộ tư pháp chưa tương xứng với nhiệm vụ và chức trách được giao". Liên ngành trung ương sớm có thông tư hướng dẫn một số khái niệm cơ bản, tình tiết cấu thành tội phạm hoặc khung hình phạt ở một số tội phạm cụ thể quy định trong BLHS năm 1999, không nên để tình trạng từng ngành có hướng dẫn riêng, nhất là những tội phạm trong thực tế thường xảy ra như các tội phạm liên quan đến giá trị tài sản; các tội phạm về ma túy, ví dụ như các tội "tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy" và "tội sử dụng trái phép chất ma túy".

Giải phá, kiến nghị để thực hiện tốt các biện pháp nghiệp vụ Với vị trí là cơ quan thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp

Thứ ba, thực hiện tốt công tác kiểm sát các hoạt động điều tra: Như Chỉ thị của Viện trưởng - VKSND tối cao tại Hội nghị triển khai công tác kiểm sát năm 2003 đã nêu: "Để thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về chức năng của VKSND, toàn ngành nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp nhằm bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử, giam giữ có căn cứ và đúng các quy định của pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội". Kiểm sát viên khi thực hiện công tác kiểm sát thường kỳ tại nhà tạm giữ, tạm giam phải nắm được tổng số người bị giam, giữ, phân từng loại tạm giữ, tạm giam rồi xem xét các đối tượng bị giam, giữ thuộc đối tượng bị bắt trong trường hợp nào, việc tạm giữ, tạm giam có lệnh hoặc quyết phê chuẩn của VKS hay không… nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong việc tạm giữ, tạm giam thì VKS cần có kiến nghị với CQĐT có biện pháp khắc phục ngay để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Giải pháp, kiến nghị về tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo điều hành và tổng kết rút kinh nghiệm nghiệp vụ

VKS các cấp phải có biện pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng lạm dụng bắt khẩn cấp, đối với trường hợp phức tạp, có khó khăn trong việc xác định căn cứ để phê chuẩn bắt, tạm giữ, tạm giam thì Lãnh đạo Viện phải trực tiếp xem xét, quyết định, trong trường hợp cần thiết phải trực tiếp gặp hỏi người bị bắt, tạm giữ để làm rừ căn cứ đờ quyết định phờ chuẩn. Thứ ba, Viện trưởng - VKS cấp trên phải tăng cường công tác chỉ đạo cho Viện trưởng - VKS cấp dưới trong công tác kiểm sát hoạt động tư pháp, trước tiên Viện trưởng - VKS cấp trên cần có biện pháp để các VKS cấp dưới thực hiện tốt chế độ báo cáo, thống kê, chế độ thỉnh thị nghiệp vụ, đồng thời phải tạo cơ chế chặt chẽ trong việc xử lý các thông tin báo cáo, trả lời thỉnh thị của VKS cấp trên.

Giải pháp, kiến nghị về công tác cán bộ của ngành kiểm sát Có thể nói trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm, chú

Qua các giải pháp nói trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau: Cần quy định rừ trong cỏc quy chế cụng tỏc kiểm sỏt của ngành về trỏch nhiệm cụ thể của VKS cấp trên trong việc trả lời thỉnh thị của VKS cấp dưới, nhất là vấn đề thời gian trả lời thỉnh thị và quan hệ giữa các đơn vị nghiệp vụ cấp trên có liên quan đến vấn đề thỉnh thị của VKS cấp dưới. Việc tăng cường rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức của người cán bộ kiểm sát trong thời gian tới phải tiếp tục được thực hiện để tránh những vi phạm pháp luật của các cán bộ kiểm sát như nội dung của Chị thị công tác kiểm sát năm 2003 của Viện trưởng - VKSND tối cao đã nêu: "Qua vụ án Trương Văn Cam, tổ chức nghiên cứu rút ra những bài học về công tác quản lý, chỉ đạo nghiệp vụ, giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật để giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ trong ngành".

Giải pháp, kiến nghị về cơ sở vật chất

Thứ ba, trong xây dựng đội ngũ cán bộ phải đề ra yêu cầu về tiêu chuẩn hóa cán bộ, bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. Thứ tư, chỉ đạo các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của ngành sớm xây dựng nội dung chương trình giảng dạy theo hướng tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp, ví dụ như kỹ năng xét hỏi, tranh tụng, kỹ năng khám nghiệm hiện trường, kỹ năng kiểm sát điều tra, kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án.