1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn thạc sĩ Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam

133 2,3K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 611,5 KB

Nội dung

MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦU1Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN 81.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân 81.2. Quy trình áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân 361.3. Các yếu tố bảo đảm việc áp dụng pháp luật của Viện kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự43Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM532.1. Những kết quả đạt được về áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam 2004 đến 2008532.2. Những hạn chế về áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam từ năm 2004 đến năm 2008 và nguyên nhân của những hạn chế đó70Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM863.1. Quan điểm và yêu cầu khách quan nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam863.2. Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam91KẾT LUẬN125

Trang 1

¸p dông ph¸p luËt trong thùc hµnh quyÒn c«ng tè ë giai ®o¹n ®iÒu tra c¸c vô ¸n h×nh sù

cña viÖn kiÓm s¸t nh©n d©n tØnh Hµ Nam

hµ néi - 2009

Trang 2

Mục lục

Trang

Chơng 1: cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong thực

hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ

án hình sự của viện kiểm sát nhân dân 81.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của áp dụng pháp luật trong thực

hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của

1.2 Quy trình áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai

đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân 361.3 Các yếu tố bảo đảm việc áp dụng pháp luật của Viện kiểm sát

nhân dân trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các

Chơng 2: thực trạng áp dụng pháp luật trong thực hành

quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của viện kiểm sát nhân dân tỉnh hà nam 532.1 Những kết quả đạt đợc về áp dụng pháp luật trong thực hành

quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện

kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam 2004 đến 2008 532.2 Những hạn chế về áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công

tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân

dân tỉnh Hà Nam từ năm 2004 đến năm 2008 và nguyên nhân của

Chơng 3: yêu cầu và giải pháp nâng cao chất lợng áp

dụng pháp luật trong thực hành quyền công

tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của

3.1 Quan điểm và yêu cầu khách quan nâng cao chất lợng áp dụng

pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các

vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam 863.2 Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lợng áp dụng pháp luật trong

thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam 91

Trang 3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADPL : Áp dụng pháp luật

BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sựBLHS : Bộ luật hình sự

CQĐT : Cơ quan điều traĐTV : Điều tra viênKSV : Kiểm sát viên

PL : Pháp luậtQCT : Quyền công tốTHQCT : Thực hành quyền công tốTNHS : Trách nhiệm hình sựVKSND : Viện kiểm sát nhân dânVKS : Viện kiểm sát

XHCN : Xã hội chủ nghĩa

XH : Xã hội

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo qui định tại điều 137 Hiến pháp 1992 và điều 1 Luật Tổ chức VKSNDthì VKS có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tưpháp Như vậy, VKS có hai chức năng, trong đó thực hành quyền công tốtrong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự là một nhiệm vụ hết sức quan trọng,

có thể nói là hoạt động trung tâm của ngành kiểm sát; hầu hết các vụ án bịtuyên oan sai, bỏ lọt đều có nguyên do từ việc không làm tốt chức tráchnhiệm vụ hoặc nghiệp vụ non yếu của Kiểm sát viên, Điều tra viên ở giaiđoạn điều tra Chính vì thế Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đã chỉđạo:

Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiếmsát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp Hoạt động công tố phảiđược thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằmđảm bảo không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vôtội… Nâng cao chất lượng công tố của Kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảmtranh tụng với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác [2].Ngày 24 tháng 5 năm 2005, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 48-NQ/TW vềchiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm

2010, định hướng đến năm 2020 có ghi: “Hoàn thiện pháp luật về tổ chức vàhoạt động của Viện kiểm sát theo hướng đảm bảo thực hiện tốt chức năngcông tố, kiểm sát hoạt động tư pháp” [3] Ngay sau đó, ngày 2 tháng 6 năm

2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020 xác định: “Nghiên cứu chuyển Viện kiểm sát thành Việncông tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tra” Mục tiêu

là “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệcông lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xãhội chủ nghĩa” [4]

Trang 5

Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng đối với ngành kiểm sát tại các Nghị quyết nêutrên cho thấy, VKS là một cơ quan có vị trí quan trọng trong hệ thống cơ quan

tư pháp, là cơ quan duy nhất được giao thực hành quyền công tố và kiểm sáthoạt động tư pháp Hoạt động thực hành quyền công tố của VKS theo đúngqui định của pháp luật sẽ giúp cho cơ quan điều tra xây dựng giả thuyết điềutra đúng hướng, đảm bảo cho công tác khởi tố, bắt giữ, giam; thay thế, hủy bỏbiện pháp ngăn chặn; các quyết định tố tụng như đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ

án, truy tố…được đúng người, đúng tội, tránh oan sai, không bỏ lọt tội phạm

và người phạm tội Kết quả điều tra vụ án hình sự đúng đắn là điều kiện tiênquyết thiết thực, trực tiếp cho việc thực hành quyền công tố ở giai đoạn xét

xử, và cho việc xét xử của Tòa án đúng pháp luật, bản án được nhân dân đồngtình ủng hộ, phát huy tác dụng giáo dục phòng ngừa

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và sự lãnh đạocủa Tỉnh ủy, trong những năm qua, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam đã

có nhiều cố gắng thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao và đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sátcác hoạt động tư pháp, góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh chính trị,trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn tỉnh, phục vụ tích cực nhiệm vụ chínhtrị địa phương Nhìn chung được cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân địaphương đánh giá tốt, vị thế của ngành ngày càng được nâng lên

Song, so với yêu cầu cải cách tư pháp, công tác thực hành quyền công tố vàkiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND tỉnh Hà Nam vẫn còn nhữnghạn chế, thiếu sót, nhất là trong giai đoạn điều tra: Tình trạng khởi tố, bắtgiam oan người vô tội chưa được ngăn chặn dứt điểm, xâm phạm quyền tự

do dân chủ, thân thể của công dân dẫn đến khiếu kiện kéo dài, có vụ ánphải đình chỉ điều tra do không phạm tội, có những trường hợp mặc dùViện kiểm sát đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can nhưng sau đó phải raquyết định đình chỉ vụ án vì hành vi không cấu thành tội phạm; không ít vụ

án bị trả lại để điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng vì thiếu

Trang 6

chứng cứ hoặc vi phạm thủ tục tố tụng dẫn đến vụ án bị kéo dài thời hạngiải quyết; một số Kiểm sát viên không nắm vững những qui định của phápluật, còn lúng túng trong thao tác chuyên môn, không đưa ra được các yêucầu điều tra sát thực, không bám sát tiến độ điều tra, trình độ đánh giáchứng cứ còn hạn chế và thiếu toàn diện, tỷ mỷ dẫn đến nhiều vụ án gặpkhông ít khó khăn cho những người tiến hành tố tụng ở giai đoạn sau, làmảnh hưởng không nhỏ đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trênđịa bàn.

Những yếu kém trên có nhiều nguyên nhân khác nhau, có cả nguyên nhân chủquan và khách quan Trong đó chủ yếu là do ý thức pháp luật, bản lĩnh nghềnghiệp và năng lực áp dụng pháp luật trong hoạt động điều tra, thực hànhquyền công tố của Điều tra viên, Kiểm sát viên còn nhiều bất cập, yếu kém.Đặc biệt nhận thức về công tố, quyền công tố của không ít Kiểm sát viên cònhời hợt, chưa sâu nên trong nhiều trường hợp không phát huy được chứcnăng, nhiệm vụ của ngành

Xuất phát từ thực tế nêu trên và từ nhận thức việc áp dụng pháp luật tronghoạt động công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự là một trong nhữngvấn đề quan trọng, cần có sự quan tâm hơn nữa về cả phương diện lý luận lẫnthực tiễn để việc áp dụng pháp luật trong hoạt động thực hành quyền công tốtại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam đạt kết quả cao hơn, đáp ứng yêu cầu

cải cách tư pháp Vì những lý do này, học viên chọn đề tài: “Áp dụng pháp

luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học

luật của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Hiện nay đã có một số công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luậttrong hoạt động thực hành quyền công tố được công bố trên các tạp chí chuyênngành, trong các luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ, sách tham khảo và trong các

đề tài nghiên cứu cấp bộ do Viểm sát nhân dân tối cao thực hiện Đáng chú ýmột số công trình như:

Trang 7

Đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Những vấn đề lý luận về quyền công tố và

thực hành quyền công tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay”, do Viện kiểm sát

nhân dân tối cao thực hiện năm 1999; ''Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt

động tư pháp và thực hành quyền công tố với vấn đề thông khâu và chuyên khâu trong công tác kiểm sát hình sự'', đề tài nghiên cứu cấp bộ, do Ngô

Văn Đọn chủ biên, năm 2004; ''Kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm

sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự'', Nxb Đại học quốc gia

Hà Nội, 2006; ''Quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp'', của Lê

Hữu Thể chủ biên, năm 2008

Luận án tiến sỹ “Quyền công tố ở Việt Nam”, của nghiên cứu sinh Lê Thị Tuyết Hoa thực hiện năm 2002; luận văn thạc sỹ “Áp dụng pháp luật trong

kiểm sát việc sử dụng các biện pháp ngăn chặn của cơ quan điều tra trong tố tụng hình sự Việt Nam”, của Nguyễn Đức Thanh, năm 2004; luận văn thạc sỹ

“Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của

Viện kiểm sát nhân dân ở Việt Nam hiện nay”, của Trịnh Duy Tám, năm

2005; luận văn thạc sỹ “Áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố các vụ án

ma túy theo yêu cầu cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay”, của Bùi Mạnh

Cường, năm 2007; luận văn thạc sỹ “Áp dụng pháp luật thực hành quyền

công tố trong giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát nhân dân đối với tội phạm

về tham nhũng ở Thanh hóa”, của Lê Xuân Tiến, năm 2008.

Bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí có: “Nâng cao chất lượng thực

hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp góp phần đẩy mạnh cải cách tư pháp” của Hà Mạnh Trí, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số

1/2003; “Đặc trưng của áp dụng pháp luật hình sự " của Chu Thị Trang Vân đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 3/2006; “Cơ quan thực hành

quyền công tố trong cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay” của Đỗ Văn Đương,

đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 7/2006; bài “Tổ chức và hoạt động của

viện công tố ở Việt Nam trong giai đoạn cải cách tư pháp” của Nguyễn Đức Mai,

đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 10/2007; bài “Viện công tố thay thế

Viện kiểm sát nhân dân sẽ được tổ chức và hoạt động như thế nào” của Thái Vĩnh

Trang 8

Thắng, đăng trên Tạp chí Luật học, số 2/2008; “Viện kiểm sát nhân dân trong

điều kiện của nhà nước pháp quyền” của Nguyễn Đăng Dung, đăng trên Tạp

chí Dân chủ và pháp luật, số 10/2008

Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về áp dụng pháp luật trongthực hành quyền công tố ở những giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự.Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu, khảo sát về áp dụng pháp luậttrong hoạt động thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình

sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam Luận văn là công trình nghiêncứu đầu tiên về vấn đề này ở cấp độ luận văn thạc sỹ Các công trình nghiêncứu đã được thực hiện là nguồn tư liệu phong phú cho học viên thực hiện luậnvăn tốt nghiệp cao học của mình

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu là: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về áp dụng pháp

luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực

tiễn về áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tracác vụ án hình sự ở 2 cấp Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam từ năm 2004đến 2008

4 Mục đích nhiệm vụ của luận văn

- Mục dích của luận văn

Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn ADPL trong hoạt động công tố

ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự, nhằm đề xuất những phương hướng vàgiải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả ADPL trong hoạt động công tố ở giai đoạnđiều tra tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam, đáp ứng yêu cầu cải cách tưpháp, góp phần cùng với các cơ quan tư pháp trong tỉnh bảo vệ tốt hơn quyền,lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tổ chức và công dân, tăng cường pháp chếXHCN

- Nhiệm vụ của luận văn: Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

Trang 9

+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về ADPL trong thực hành quyền công tố ở giaiđoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân theo qui định củapháp luật Trong đó tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm, qui trình và các yếu

tố đảm bảo việc áp dụng pháp luật trong công tác thực hành quyền công tố ởgiai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân;

+ Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giaiđoạn điều tra tại Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam

+ Đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụngpháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của Viện kiểm sát,đáp ứng yêu cầu công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay

5 Cơ sở và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ

nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tăng cường pháp chế trong đấu tranhphòng ngừa và chống tội phạm, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Đặc biệt là quan điểm chỉ đạo của Đảng

về cải cách tư pháp được thể hiện trong Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày2/1/2002 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị

- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử trong triết học Mác - Lênin theo quan điểm phát triển toàn diện, lịch sử cụ thể Đồng thời, kết hợp vớicác phương pháp nghiên cứu khác như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh

6 Đóng góp mới của luận văn

Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và

có hệ thống về áp dụng pháp luật trong hoạt động THQCT ở giai đoạn điềutra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam, nên có một sốđóng góp mới sau đây:

- Đánh giá khách quan về thực trạng, làm rõ nguyên, những hạn chế của hoạtđộng thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra của VKSND tỉnh HàNam

Trang 10

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trongTHQCT ở gai đoạn điều tra, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm

và cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay trên địa bàn tỉnh Hà Nam Kết quảnghiên cứu của luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho Điều traviên, Kiểm sát viên trong Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát, nhất là nhữngKiểm sát viên trực tiếp làm công tác THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp

để nâng cao trình độ lý luận và thao tác chuyên môn Đồng thời kết quả nghiêncứu có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho cán bộ nghiên cứu giảngdạy, cho học viên, sinh viên các cơ sở đào tạo luật quan tâm đến lĩnh vực này

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3chương, 7 tiết

Trang 11

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

1.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật và đặc điểm của áp dụng pháp luật

- Khái niệm áp dụng pháp luật:

Pháp luật XHCN Việt Nam là hệ thống các qui tắc xử sự thể hiện ý chí, lợi íchcủa nhân dân lao động, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, có tính bắt buộcchung, được nhà nước bảo đảm thực hiện trên cơ sở kết hợp giáo dục, thuyết phục

và cưỡng chế; thu hút sự tham gia tích cực của toàn xã hội vào hoạt động xâydựng và thực hiện pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội vì mục tiêu dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh [11, tr.337]

Áp dụng pháp luật là một trong những hình thức quan trọng của việc thựchiện pháp luật Đó chính là hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhân viênnhà nước có thẩm quyền tổ chức thực hiện PL, tạo điều kiện thuận lợi để cácchủ thể quan hệ PL thực hiện được quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình theoquy định của pháp luật Thông hoạt động áp dụng pháp luật bảo đảm chopháp luật được tôn trọng, thi hành nghiêm chỉnh và thống nhất; các quyền củachủ thể được thực hiện và được bảo vệ trên thực tế; các hành vi vi phạm phápluật và tội phạm được xử lý nghiêm minh, kịp thời để bảo vệ các quan hệ XHđược PL bảo vệ trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống XH Có thể nói, ápdụng pháp luật là hoạt động diễn ra hàng ngày trong các cơ quan nhà nước vàchỉ do nhân viên nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện

Tính chất tổ chức thực hiện quyền lực của Nhà nước của áp dụng pháp luậtthể hiện ở chỗ hoạt động này chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhânviên nhà nước có thẩm quyền tiến hành, không theo ý chí của các chủ thể mà

là theo quy định của pháp luật Quyết định áp dụng quy phạm pháp luật có hiệu

Trang 12

lực pháp lý thi hành và được Nhà nước bảo đảm thi hành Chính vì vậy, áp dụngpháp luật còn là một hình thức thực hiện quyền lực nhà nước trong các lĩnhvực của đời sống xã hội.

* Áp dụng pháp luật được thực hiện trong các trường hợp sau:

Thứ nhất: Trong trường hợp cần sử dụng các biện pháp cưỡng chế nhà

nước, hoặc áp dụng chế tài xử lý đối với chủ thể có hành vi vi phạm phápluật Đây là trường hợp áp dụng pháp luật được áp dụng phổ biến đôí vớicác tội phạm hình sự, các vi phạm hành chính

Thứ hai: Khi quan hệ pháp luật với những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý

cụ thể không mặc nhiên phát sinh nếu thiếu sự can thiệp của Nhà nước

Chẳng hạn, Hiến pháp và Bộ luật lao động có ghi: "lao động là quyền và

nghĩa vụ của công dân", nhưng nếu không có sự hoạt động ra quyết định

tuyển dụng lao động của các cơ quan, đơn vị sử dụng lao động thì quan hệ laođộng cũng không mặc nhiên phát sinh

Thứ ba: Khi xảy ra tranh chấp về quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý giữa các

bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên đó không tự giải quyết được Đây

là trường hợp quan hệ phát luật đã phát sinh, nhưng quyền nghĩa vụ của cácbên không được thực hiện và có tranh chấp, ví dụ như: tranh chấp về hợpđồng thương mại, lao động, thừa kế.v.v

Thứ tư: Trong một số quan hệ pháp luật mà Nhà nước thấy cần thiết phải

tham gia để kiểm tra, giám sát hoạt động của các bên tham gia vào quan hệđó; hoặc Nhà nước xác nhận sự tồn tại của một số vụ việc, sự kiện thực tế.Chẳng hạn như việc Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký kết hôn, xác nhận dichúc, chứng thực thế chấp cho công dân theo qui định

Từ những vấn đề phân tích trên, chúng ta có thể nhận thấy: “Áp dụng PL là

một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan

có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể PL thực hiện những qui định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các qui định của pháp luật ra các quyết định áp dụng trong những trường hợp cụ thể của đời sống xã hội” [11,

tr.500]

- Đặc điểm của áp dụng pháp luật

Trang 13

Thứ nhất: ADPL là hoạt động mang tính tổ chức thực hiện quyền lực

nhà nước Hoạt động ADPL chỉ do những cơ quan nhà nước hay nhà chứctrách có thẩm quyền tiến hành Pháp luật qui định mỗi cơ quan nhà nước haynhà chức trách khác nhau có thẩm quyền ADPL khác nhau, như Thẩm phán

có quyền xét xử ra bản án, Kiểm sát viên có quyền thực hành quyền công tố,

đề ra yêu cầu điều tra hoặc tự mình tiến hành một số hoạt động điều tra trựctiếp…Trong trường hợp đặc biệt một số tổ chức xã hội được nhà nước uỷquyền cũng được ADPL Như vậy pháp luật là cơ sở xuất phát điểm để các cơquan nhà nước có thẩm quyền ADPL thực hiện chức năng của mình ViệcADPL được xem là sự tiếp tục thực hiện ý chí của nhà nước được thể hiệntrong pháp luật

Thứ hai: Hoạt động áp dụng pháp luật phải được tiến hành theo các thủ

tục pháp lý chặt chẽ Do tầm quan trọng và tính chất phức tạp của ADPL, chủthể bị áp dụng pháp luật có thể được hưởng những lợi ích rất lớn hoặc chịunhững hậu quả bất lợi nghiêm trọng, nên pháp luật luôn xác định rõ ràng cơ sở,điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong quá trình ADPL.Bởi vậy mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các bên có liên quan trongquá trình ADPL phải tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định có tính thủ tục đó

Thứ ba: Áp dụng PL là hoạt động điều chỉnh cá biệt, cụ thể đối với

những quan hệ XH nhất định Đối tượng của hoạt động ADPL là những quan

hệ XH cần đến sự điều chỉnh cá biệt trên cơ sở những mệnh lệnh chung trongqui phạm PL Bằng hoạt động ADPL những qui phạm PL nhất định được cábiệt hóa vào trong những trường hợp cụ thể của đời sống

Thứ tư: Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính sáng tạo Bởi lẽ những

tình huống dự liệu qui định trong các qui phạm pháp luật chỉ là những dấuhiệu chung nhất, có tính khái quát cao, trong khi đó những tình huống, sự kiệnpháp lý diễn ra trong thực tế lại hết sức phong phú, đa dạng nên hoạt độngADPL có tính thực tiễn cao và đòi hỏi tính sáng tạo Các trường hợp pháp luậtchưa qui định hoặc qui định chưa rõ thì có thể vận dụng sáng tạo bằng cáchADPL tương tự để giải quyết, việc vận dụng phải phù hợp với qui định chung

Trang 14

của pháp luật Để làm được điều đó người ADPL không thể máy móc, rậpkhuôn mà đòi hỏi phải có ý thức pháp luật cao, có kiến thức tổng hợp, có kinhnghiệm cuộc sống phong phú Như vậy:

“ADPL là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước, được

thực hiện thông qua những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc các tổ chức XH khi được nhà nước trao quyền, nhằm cá biệt hóa những qui phạm PL vào các trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể”

[11, tr.503]

* Hình thức thể hiện của ADPL: Hình thức thể hiện chính thức và chủ yếu

của hoạt động ADPL là văn bản ADPL Văn bản ADPL được thể hiện trongnhững hình thức xác định như: Bản án, quyết định, lệnh Căn cứ vào nội dungnhiệm vụ của văn bản ADPL, có thể chia thành hai loại: Văn bản xác địnhquyền, nghĩa vụ và văn bản bảo vệ PL chứa đựng những biện pháp trừng phạt,cưỡng chế nhà nước đối với cá nhân, tổ chức vi phạm PL

Với tính cách là một mắt xích của cơ chế điều chỉnh PL, văn bản ADPL là văn bảnpháp lý cá biệt mang tính quyền lực do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhàchức trách hoặc các tổ chức XH được nhà nước trao quyền ban hành trên cơ sởnhững qui phạm PL, nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của cánhân, tổ chức hoặc xác định các biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể viphạm PL [11, tr.505]

1.1.2 Áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân và các đặc điểm của nó

1.1.2.1 Giai đoạn điều tra vụ án hình sự

- Khái niệm giai đoạn điều tra vụ án hình sự:

“Tố tụng hình sự là trình tự tiến hành giải quyết vụ án theo qui định của

BLTTHS từ việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án hình sự Quá trình giải quyết vụ án hình sự phải trải qua những giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn thể hiện một hướng nhất định của hoạt động tố tụng” [39, tr.9-10].

Giai đoạn tố tụng hình sự là những bước trong trình tự tố tụng có nhiệm vụriêng mang đặc thù về phạm vi chủ thể, hành vi tố tụng và văn bản tố tụng

Có thể được hiểu: “Giai đoạn tố tụng là bước của quá trình tố tụng hình sự

Trang 15

tương ứng với chức năng nhất định trong hoạt động tư pháp hình sự của từng loại chủ thể tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do luật định, có thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc” [5].

Luật tố tụng hình sự Việt Nam chia quá trình tố tụng thành các giai đoạn baogồm: Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự; giai đoạn điều tra vụ án hình sự và truytố; giai đoạn xét xử vụ án hình sự và giai đoạn thi hành bản án hình sự Đốivới hoạt động xét xử phúc thẩm, tái thẩm và giám đốc thẩm không phải là cácgiai đoạn tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hình sự mà các hoạtđộng đó là thủ tục tố tụng đặc biệt để xét lại những vụ án hình sự đã xét xử,

có kháng cáo và kháng nghị

Luận văn không có điều kiện xem xét tất cả các giai đoạn Tố tụng hình sự, màchỉ tập trung vào nghiên cứu giai đoạn điều tra để làm rõ nội dung thực hànhquyền công tố ở giai đoạn này đối với các vụ án hình sự

Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai của quá trình tố tụnghình sự được BLTTHS quy định trong 6 chương, từ chương VIII đếnchương XIII Giai đoạn điều tra được xác định bắt đầu từ khi có quyết địnhkhởi tố vụ án hình sự cho đến khi Cơ quan điều tra chuyển toàn bộ hồ sơ tàiliệu và kết luận điều tra sang VKS đề nghị truy tố Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp khi có đủ các căn cứ do pháp luật quy định thì vụ án bị đình chỉđiều tra và kéo theo các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra đối với vụ

án đó sẽ chấm dứt, nên trong trường hợp vụ án bị đình chỉ điều tra thì cũngđược coi là thời điểm chấm dứt giai đoạn điều tra vụ án

Khoảng thời gian bắt đầu cho đến khi kết thúc của giai đoạn điều tra đượcLuật tố tụng hình sự quy định khá cụ thể, theo đó thời hạn điều tra (kể cả cáclần gia hạn điều tra) đối với tội ít nghiêm trọng tối đa không quá 4 tháng, đốivới tội nghiêm trọng không quá 8 tháng, đối với tội rất nghiêm trọng khôngquá 12 tháng, đối với tội đặc biệt nghiêm trọng không quá 16 tháng kể từ khicác cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Riêng đốivới tội xâm phạm an ninh quốc gia ngoài các thời hạn điều tra nêu trên thìViện trưởng VKSND Tối cao có quyền gia hạn thêm khi thấy cần thiết, thời

Trang 16

hạn gia hạn thêm không quy định cụ thể mà tùy vào tính chất phức tạp của vụ

án, Viện trưởng VKSND Tối cao ấn định thời gian gia hạn

Giai đoạn điều tra có nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong quá trình giải quyết vụ

án hình sự, bởi kết quả của hoạt động điều tra là để phục vụ cho việc quyết địnhtruy tố của VKS và xét xử của Tòa án Mọi quyết định của Tòa án về tội phạm

và người thực hiện tội phạm đều chủ yếu phải dựa trên cơ sở các chứng cứ đãthu thập được ở giai đoạn điều tra Cho nên nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là cơquan tiến hành tố tụng mà chủ yếu là Cơ quan điều tra, có quyền áp dụng mọibiện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để chứng minh tội phạm và ngườiphạm tội, các tình tiết khác có liên quan đến vụ án, xác định nguyên nhân vàđiều kiện phạm tội qua đó kiến nghị với các cấp các ngành thực hiện biện phápphòng ngừa tội phạm

Như vậy, giai đoạn điều tra vụ án hình sự được hiểu là: Một giai đoạn của tốtụng hình sự trong đó Cơ quan điều tra, bao gồm: Cơ quan điều tra trong Công

an nhân dân, Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân, Cơ quan điều tra củaVKSND Tối cao và các cơ quan khác được giao một số hoạt động điều tra, sửdụng các biện pháp do Luật tố tụng hình sự quy định để thu thập chứng cứchứng minh tội phạm, người phạm tội và những vấn đề khác có liên quan đến vụ

án làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án Đồng thời thông qua hoạt động điều traxác định nguyên nhân điều kiện phạm tội đối với từng vụ án cụ thể và kiến nghịcác biện pháp phòng ngừa với các cơ quan và tổ chức hữu quan

- Đặc điểm giai đoạn điều tra: Từ khái niệm về giai đoạn điều tra vụ án hình sự

nêu trên, có thể rút ra các đặc điểm cơ bản của giai đoạn này như sau:

Thứ nhất, giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn bắt đầu từ khi Cơ quan

tiến hành tố tụng có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự cho đếnkhi CQĐT chuyển toàn bộ hồ sơ vụ án và kết luận điều tra sang VKS đề nghịtruy tố hoặc CQĐT ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án

Thứ hai, các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền áp dụng mọi biện pháp

do Luật tố tụng hình sự quy định để chứng minh tội phạm và người phạm tội,làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ án bao gồm cả tình tiết buộc tội và tình

Trang 17

tiết gỡ tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, xác địnhnguyên nhân và điều kiện phạm tội để kiến nghị với các cấp các ngành thựchiện biện pháp phòng ngừa tội phạm.

Thứ ba, chủ thể thực hiện các hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra là

CQĐT, Viện kiểm sát hoặc các cơ quan khác được giao tiến hành một số hoạtđộng điều tra Các tài liệu do chính hoạt động của các chủ thể nói trên tiếnhành thu thập mới được coi là những chứng cứ làm cơ sở cho việc truy cứutrách nhiệm hình sự Còn các tài liệu có liên quan đến vụ án do các hoạt độngkhác cung cấp như hoạt động trinh sát thì phải được CQĐT kiểm tra thẩmđịnh lại và chuyển hóa theo trình tự tố tụng thì mới được coi là chứng cứ đểchứng minh tội phạm Đối với tài liệu, đồ vật do người bào chữa thu thậpđược trong giai đoạn điều tra phải giao nộp cho cơ quan điều tra hoặc VKS.Việc giao nhận tài liệu đồ vật giữa người bào chữa và cơ quan tiến hành tốtụng phải được lập biên bản theo qui định tại diều 95 BLTTHS

Thứ tư, biện pháp mà các chủ thể áp dụng trong giai đoạn điều tra là mọi biện

pháp do Luật tố tụng hình sự quy định, việc áp dụng các biện pháp đó tùythuộc vào tính chất, mức độ, hậu quả của từng vụ án Cụ thể các biện pháp đólà: Hỏi cung bị can; lấy lời khai người làm chứng, người bị tạm giữ, người bịhại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quanđến vụ án; đối chất, nhận dạng; khám xét, thu giữ kê biên tài sản; khámnghiệm, thực nghiệm điều tra, giám định.v.v Các biện pháp được áp dụngphải theo đúng quy định của Luật tố tụng hình sự

1.1.2.2 Quyền công tố, thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát nhân dân ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

* Khái niệm quyền công tố

Quyền công tố là một khái niệm pháp lý gắn liền với bản chất nhà nước, là bộphận cấu thành và không thể tách rời khỏi công quyền Quyền công tố cótrong tất cả các kiểu nhà nước Khi mới có nhà nước, quyền công tố chỉ giớihạn trong phạm vi rất hẹp để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị Cùng với sựphát triển của XH, nhận thức về lợi ích công và lợi ích tư, về trách nhiệm của

Trang 18

nhà nước đối với XH và cá nhân ngày càng có những thay đổi, giữa lợi íchcông và lợi ích tư có mối liên quan và tác động qua lại với nhau, chính vì vậycần có sự can thiệp của nhà nước vào đời sống cá nhân, thực hiện chức năngmang bản chất XH của nhà nước Từ đó vai trò của công tố ngày càng được

đề cao

Ở Việt Nam, chế định "quyền công tố" chưa được nghiên cứu một cách toàndiện và giải thích chính thức trong văn bản qui phạm pháp luật của cơ quannhà nước có thẩm quyền, cho nên chưa có khái niệm chính thống về quyềncông tố Mặc dù trên thực tế quyền năng công tố đã được thực hiện: Từ năm

1945 đến năm 1959, khi đó "quyền công tố" nằm trong hệ thống tòa án do cácThẩm phán buộc tội đảm nhiện, từ năm 1960 đến nay "quyền công tố" doVKSND đảm nhiệm Từ đó có thể thấy rằng khái niệm "quyền công tố"không phải là vấn đề mới, nhưng hiện nay có nhiều quan điểm nhận thức khácnhau về vấn đề này:

"Công tố" là một từ ghép hán việt Theo định nghĩa của từ điển tiếng việt thì

"tố" có nghĩa là "nói công khai cho mọi người biết việc làm sai trái, phạm

pháp của người khác", còn "công" có nghiã là "thuộc về nhà nước chung cho mọi người, khác với tư"; công tố là "điều tra, truy tố, buộc tội kẻ phạm pháp

và phát biểu ý kiến trước tòa án" [42, tr.973, 200, 204] Từ điển luật học ghi

công tố là "quyền của nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người

phạm tội", quyền công tố là "quyền buộc tội nhân danh nhà nước đối với người phạm tội" [41, tr.188].

Có thể thấy: Công tố là một khái niện rộng, bao gồm các nội dung: Điều tra,truy tố, buộc tội người phạm pháp và phát biểu ý kiến trước Tòa án Trongcông tố, bên thực hiện buộc tội là nhân danh nhà nước, đối tượng bị nhà nướccáo buộc là các chủ thể có hành vi vi phạm PL Công tố, vì thế được hiểu là

"Sự cáo buộc của nhà nước đối với người đã có hành vi vi phạm PL trước

Tòa án"[16, tr.14] Đó là hình thức nhân danh lợi ích công để tố cáo những

hành vi vi phạm PL ra trước Tòa án để xét xử Khác với khái niệm tư tố được

Trang 19

hiểu là tự mình nhân danh lợi ích cá nhân, riêng tư để tố cáo khởi kiện ra tòa

án, đề nghị tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình

Thuật ngữ "quyền công tố" lần đầu tiên được ghi nhận tại Hiến pháp 1980,sau đó tại Hiến pháp 1992, Bộ luật tố tụng hình sự 1998, Bộ luật tố tụng hình

sự năm 2003, Luật tổ chức VKSND năm 1981, Luật tổ chức VKSND năm

- Quan điểm thứ nhất cho rằng: Tất cả các hoạt động kiểm sát tuân theo PL

đều là thực hành quyền công tố Theo quan điểm này công tố không phải là

một chức năng độc lập của Viện kiểm sát, mà chỉ là một quyền năng, một hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo PL [27] Có thể thấy rõ

những người theo quan điểm này xuất phát từ chức năng của VKSND đượcqui trong Luật tổ chức VKSND năm 1981 và 1992 để xem xét quyền công tố.Mặt khác quan điểm này cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhà tố tụnghình sự học Liên xô trước đây Nếu hiểu quyền công tố như vậy là quá rộng

và chưa chính xác Bởi vì, chức năng công tố và chức năng kiểm sát tuân theo

PL hoàn toàn độc lập và song song tồn tại

- Quan điểm thư hai cho rằng: Quyền công tố là quyền của nhà nước giao

cho VKS truy tố kẻ phạm tội ra trước Tòa án, thực hiện sự buộc tội tại phiên tòa (thực hành quyền công tố) [37, tr.86-88] Quan điểm này đã nhấn mạnh vai

trò duy nhất của VKS trong thực hiện quyền công tố theo qui định của phápluật tố tụng hình sự, mà cũng chỉ ở giai đoạn xét xử sơ thẩm mà thôi

Đây là quan điểm đã nhầm lẫn giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố

và đã quá quá thu hẹp khái niệm, nội dung, phạm vi quyền công tố, không phản

ánh được đầy đủ bản chất của quyền công tố Vì, "hoạt động truy tố và buộc tội

của VKS tại phiên tòa chỉ là một số nội dung của hoạt động thực hành quyền

Trang 20

công tố" [35] hay nói đúng hơn đó chỉ là một trong số các quyền hạn của VKS.

Không thể nói quyền công tố chỉ giới hạn ở "một khúc" như vậy

- Quan điểm thứ ba cho rằng: Quyền công tố là quyền đại diện cho nhà

nước để đưa các vụ việc vi phạm trật tự PL ra cơ quan xét xử để bảo vệ lợi ích nhà nước, bảo vệ trật tự PL [38, tr.84-87] Những người theo quan điểm

này cho rằng quyền công tố xuất hiện từ khi có nhà nước và PL, được thể hiệnđầu tiên trong lĩnh vực hình sự, tố tụng hình sự, cùng với sự phát triển của

XH, của các ngành luật quyền công tố được mở rộng sang lĩnh vực dân sự,kinh tế, lao động, hành chính Sự tồn tại quyền công tố trong các hoạt động tốtụng đó là do nhu cầu khách quan, vì nhà nước không thể không thể hiệnquyền lực của mình trong việc giải quyết các vi phạm PL và sự hiện diệncông tố như một điều kiện bảo dảm tính hiệu quả của việc giải quyết các viphạm PL của cơ quan tài phán Chẳng hạn trước đây trong lĩnh vực dân sự,hành chính, lao động của chúng ta thể hiện rất rõ: Như tại khoản 4 Điều 34

Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 qui định:" Viện kiểm

sát có quyền khởi tố vụ án dân sự vì lợi ích chung", hoặc Điều 18 pháp lệnh

thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 qui định: "Viện kiểm sát có

quyền khởi tố vụ án hành chính nếu không ai khởi kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất hoặc tâm thần" Từ

đó cho thấy, khái niệm quyền công tố được xác định trên cơ sở các khái niệmcông tố nhà nước, công tố XH và tư tố

Cho thấy, quan điểm này đã quá mở rộng khái niệm, nội dung và phạm vi củaquyền công tố, dẫn đến sự xóa nhòa ranh giới và tính đặc thù giữa tố tụng hình

sự và các lĩnh vực tố tụng khác; đồng nhất quyền công tố với các quyền khác củaVKS trong quá trình giải quyết vụ án kinh tế, lao động, dân sự

- Quan điểm thứ tư cho rằng: Quyền công tố là quyền của nhà nước giao

cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự và

áp dụng các chế tài hình sự đối với người phạm tội [47] Nói cách khác quyền

Trang 21

công tố do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện trong quá trình khởi tốđiều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự và thi hành án hình sự

Hiểu khái niệm quyền công tố theo quan điểm này đã dẫn đến sự nhầm lẫngiữa các hoạt động buộc tội, xét xử và bào chữa trong tố tụng hình sự, hơnnữa không chỉ VKS là cơ quan duy nhất thực hành quyền công tố mà cả Cơquan điều tra, Tòa án, Thi hành án đều thực hiện quyền công tố và quyềncông tố được tiến hành trong mọi giai đoạn tố tụng từ khởi tố đến thi hành án

- Quan điểm thứ năm cho rằng: Quyền công tố bao gồm: quyền khởi tố, điều

tra vụ án, quyền truy tố và buộc tội bị cáo trước tòa án Đại diện cho quan

điểm này là các luật gia theo truyền thống PL của Pháp Quyền công tố luôngắn với việc buộc tội nhân danh công quyền Do vậy quyền công tố chỉ đượcthực hiện trong một lĩnh vực duy nhất đó là lĩnh vực tố tụng hình sự Chủ thểtham gia vào hoạt động thực hành quyền công tố bao gồm Cơ quan điều tra vàViện công tố Riêng quyền truy tố kẻ phạm tội ra tòa và thực hành quyềnbuộc tội nhân danh nhà nước tại phiên tòa chỉ thuộc về Viện công tố Quyềncông tố được sử dụng để bảo vệ không chỉ các lợi ích công mà cả lợi ích cánhân khi bị hành vi phạm tội xâm hại [35, tr.28]

- Quan điểm thư sáu cho rằng:

Quyền công tố là quyền của nhà nước đưa các việc làm phạm pháp liên quanđến lợi ích chung ra tòa án để xét xử, vì nhà nước nhân danh XH duy trì trật

tự chung bằng PL Sự can thiệp của nhà nước vào các việc phạm pháp là donhu cầu duy trì mọi xung đột XH gắn với trật tự công cộng mà trách nhiệm

của nhà nước phải đứng ra điều hòa - đó là bản chất của quyền lực công [14,

tr.338]

Quan điểm này suy đến cùng cũng giống như quan điểm thứ ba, vì theo họ mọihành vi xâm phạm đến trật tự chung đều phải được đưa ra công đường xử lý bằngcon đường tài phán và như vậy không chỉ riêng ở lĩnh vự hình sự mà bao gồm cảlĩnh vực phi hình sự Vừa quá rộng, vừa không đảm bảo cơ sở thực tiễn

Trên đây là một số quan điểm khác nhau về quyền công tố Mỗi quan điểmđều có những nhân tố hợp lý riêng Tuy nhiên nhìn từ nhiều góc độ như quanđiểm chỉ đạo của Đảng, những qui định của PL, thực tiễn hoạt động của Tòa án,

Trang 22

VKSND, thì bên cạnh đó vẫn còn những yếu tố bất cập như đã phân tích: Hoặc

là đánh đồng quyền công tố với chức năng kiểm sát tuân theo PL của VKS, mởrộng phạm vi quyền công tố; hoặc là coi quyền công tố là một quyền năng, mộthình thức thực hiện chức năng kiểm sát tuân theo PL trong tố tụng hình sự, xemnhẹ bản chất của quyền công tố như là một hoạt động độc lập của VKS nhândanh quyền lực công; hoặc quá thu hẹp phạm vi quyền công tố

Theo Học viên để làm rõ khái niệm quyền công tố cần phải dựa trên những cơ

sở, lập luận sau đây:

Một: Quyền công tố là quyền của nhà nước, thuộc phạm trù lịch sử, nó xuất

hiện cùng với sự ra đời của nhà nước và thay đổi theo bản chất nhà nước

Có thể hiểu: Quyền công tố là quyền nhân danh nhà nước thực hiện việc truycứu TNHS đối với người phạm tội Quyền này thuộc về nhà nước, được nhànước giao cho một cơ quan thực hiện, ở nước ta là cơ quan Viện kiểm sát,nhằm phát hiện tội phạm và truy cứu TNHS đối với người phạm tội Để làmđược điều này, cơ quan công tố (Viện kiểm sát) phải có trách nhiệm bảo đảmviệc thu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạmtội Trên cơ sở đó quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án và bảo vệ sự buộctội đó trước phiên tòa [35, tr.40]

Hai: Quyền công tố chỉ tồn tại trong lĩnh vực tố tụng hình sự, mà không có

trong lĩnh vực tố tụng dân sự, kinh tế, lao động, hành chính "Hoạt động công

tố chỉ có trong lĩnh vực hình sự, bắt đầu từ khi phát hiện, khởi tố vụ án đếntruy tố bị can và tranh tụng tại phiên tòa"[43] Trong tố tụng hình sự luôn tồntại ba chức năng cơ bản là buộc tội, bào chữa (gỡ tội) và xét xử Nội dungquyền công tố là buộc tội, truy cứu TNHS đối với người phạm tội và luôn gắnvới quyền tài phán của Tòa án Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu vụ án

bị đình chỉ theo điều 105, 107 BLTTHS; điều 19, 25 và điều 69 BLHS thìquyền công tố cũng bị triệt tiêu và thực hành quyền công tố cũng chấm dứt

Ba: Như trên đã phân tích, tố tụng hình sự có ba chức năng, trong đó buộc tội

và gỡ tội đối trọng nhau, còn cơ quan tài phán không thể "vừa đá bóng vừathổi còi", tức là không thể vừa thực hành quyền công tố vừa xét xử, cho nên

Trang 23

quyền công tố phải do một cơ quan độc lập đảm nhận thực hiện, ở nước tahiện nay là VKS Mặt khác theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, và các qui định

trong Bộ luật tố tụng hình sự, Luật tổ chức VKSND thì "cơ chế công tố gắn

với hoạt động điều tra" [10, tr.127] và hoạt động xét xử "Trước mắt, VKSND

giữ nguyên chức năng như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sáthoạt động tư pháp" [4] cho nên có thể khẳng định quyền công tố chỉ đượcthực hiện bởi một cơ quan duy nhất là VKS, không có cơ quan nhà nước nào cóthể thay thế được Chả thế mà ngay từ năm 1967, khi kết luận về công tác củangành kiểm sát đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Ủy ban thường vụ quốc hội

nhấn mạnh: Không có cơ quan nhà nước nào có thể thay thế ngành kiểm sát để

sử dụng quyền công tố Bắt, giam, điều tra, tha, truy tố, xét xử có đúng người, đúng tội, đúng PL hay không, có đúng đường lối chính sách của Đảng hay không, điều đó chính là Viện kiểm sát phải trông nom, bảo đảm cho tốt.

Và, học viên cũng đồng ý với quan điểm cho rằng:

Quyền công tố như một sợi dây quyện chặt vào suốt quá trình tố tụng về vụ án

mà nòng cốt là việc đưa vụ án ra tòa Việc chia cắt hay lấy một vài quyềnnăng thuộc nội dung quyền công tố và cho rằng có nhiều cơ quan thực hànhquyền công tố là sai lầm không thể chấp nhận được, không phải chủ thể nào

có quyền khởi tố vụ án hình sự cũng đều là chủ thể thực hành quyền công tố

mà phải xác định chủ thể nào được giao nhiệm vụ đưa vụ án ra tòa, thì chủ thể

ấy chính là cơ quan thực hành quyền công tố [16, tr.27]

Từ những phân tích, lý giải trên có thể hiểu: Quyền công tố ở Việt Nam là

quyền của nhà nước CHXHCN Việt Nam giao cho Viện kiểm sát, căn cứ vào những qui định của PL để thực hiện việc truy cứu TNHS đối với người phạm tội và thực hiện việc buộc tội trước Tòa án, bảo đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng PL; không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội

* Đối tượng, phạm vi và nội dung quyền công tố

- Đối tượng quyền công tố: Là cái mà QCT tác động vào nhằm đạt được mục

tiêu cụ thể nào đó như giữ vững an ninh chính trị, trật tự trị an toàn XH; trừngtrị, giáo dục người phạm tội… Do có nhiều quan điểm khác nhau về quyền

Trang 24

công tố nên ứng với nó cũng có nhiều quan điểm khác nhau về đối tượngQCT Chẳng hạn:

Quan điểm đồng nhất quyền công tố với hoạt động kiểm sát tuân theo PL thìđối tượng của quyền công tố là sự tuân thủ PL của tất cả các cơ quan tiếnhành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng Trong khi đóbản chất của hoạt động kiểm sát tuân theo PL và của QCT là hoàn toàn khácnhau, vì kiểm sát tuân theo PL là việc kiểm tra giám sát tính có căn cứ và hợppháp của quyết định hoặc hành vi tố tụng, còn QCT là việc trừng trị nhữnghành vi phạm tội

Quan điểm coi quyền công tố là quyền đại diện cho nhà nước để đưa các vụviệc vi phạm trật tự PL ra cơ quan xét xử để bảo vệ lợi ích nhà nước, bảo vệtrật tự PL và quan điểm coi quyền công tố là quyền của nhà nước cáo buộcđối với cá nhân, tổ chức XH đã vi phạm PL cho rằng: Đối tượng của quyềncông tố là các hành vi vi phạm PL

Quan điểm coi quyền công tố là quyền của nhà nước nhân danh xã hội truycứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội hoặc hành

vi vi phạm PL liên quan đến lợi ích chung quan niệm: Đối tượng của quyềncông tố là tội phạm và những vụ việc xâm phạm lợi ích chung trong lĩnh vựcdân sự, lao động, kinh tế, hành chính

Từ nhận thức về quyền công tố như đã nêu ở phần trên học viên cho rằng:Quyền công tố là quyền nhân danh nhà nước - nhân danh công quyền để truycứu TNHS đối với người phạm tội, thực hiện và bảo vệ quan điểm buộc tội đó,thì đối tượng của quyền công tố phải là tội phạm và người phạm tội Vì tội phạm

là hành vi nguy hiểm nhất so với những hành vi vi phạm PL khác, luôn bị ápdụng hoặc đe dọa áp dụng những chế tài nghiêm khắc nhất, nó "xâm phạm độclập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị,chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh,trật tự, an toàn XH, quyền lợiích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,

tự do, tài sản, các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm nhữnglĩnh vực khác của trật tự PL XHCN"[30, tr.19], cho nên nhà nước phải đại diện

Trang 25

XH trừng trị người phạm tội Hơn nữa, một trong những nguyên tắc cơ bản củaluật tố tụng hình sự là nguyên tắc quyền truy cứu TNHS thuộc về nhà nước vànghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc về các Cơ quan tiến hành tố tụng Như vậy

đối tượng của quyền công tố là tội phạm và người phạm tội.

- Nội dung quyền công tố: Xét về mặt logíc, nếu khái niệm và đối tượng của

quyền công tố vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau thì nội dung của quyềncông tố cũng không tránh khỏi điều này

Học viên cho rằng: Nội dung của quyền công tố chính là sự truy cứu TNHS buộc tội đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội theo qui định của BLHS

-và BLTTHS, còn việc thực hiện những thao tác, biện pháp gì để đạt được nộidung đó là thuộc về nội dung của thực hành quyền công tố

- Phạm vi quyền công tố: Cũng giống như đối tượng và nội dung, phạm vi

quyền công tố cũng còn nhiều quan điểm khác nhau

Quan điểm thứ nhất cho rằng: QCT không chỉ có trong lĩnh vực tố tụng hình

sự mà còn có cả trong các lĩnh vực tố tụng tư pháp khác như tố tụng dân sự, tốtụng hành chính và tố tụng lao động [38, tr.84, 91] Xác định phạm vi quyềncông tố như vậy là quá rộng, không nói lên được bản chất của quyền công tố

và dẫn đến sự nhầm lẫn giữa QCT với các chức năng khác của VKS

Quan điểm thứ hai cho rằng: " Phạm vi QCT bắt đầu từ khi có quyết định truy tố và kết thúc khi Công tố viên buộc tội xong tại phiên tòa sơ thẩm" [16,

tr.30] Theo quan điểm này quyền công tố không có trong giai đoạn điều tra,

vì đây chỉ là giai đoạn thu thập tài liệu chứng cứ phục vụ cho việc đưa vụ án ratòa Phạm vi QCT theo quan điểm này lại quá hẹp dẫn đến sự nhầm lẫn giữaQCT và THQCT Ngoài ra còn gây khó khăn trong việc xác định một số hoạtđộng trong tố tụng như khởi tố vụ án, phê chuẩn quyết định khởi tố bị can,kháng nghị bản án có thuộc quyền công tố hay không, hoặc không lý giải được

sự có mặt của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm

Quan điểm thứ ba cho rằng: Phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi có tội phạm

xảy ra và kết thúc khi người phạm tội chấp hành xong bản án [47, tr.23] Theo họquyền công tố phải được duy trì để bảo đảm hiệu quả của cả quá trình tố tụng,

Trang 26

bảo đảm mục đích của quyền công tố là quyền truy cứu TNHS đến cùng đốivới người phạm tội Đó là hoạt động tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên

và những người khác được PL qui định có nhiệm vụ phát hiện tội phạm, xácđịnh căn cứ kết tội và áp dụng hình phạt đối với người phạm tội Học viênnhận thấy khi bản án có hiệu lực PL, không có kháng cáo, không bị khángnghị thì việc kết tội đã kết thúc, trong một số trường hợp như đã phân tích ởkhái niệm quyền công tố thì nó còn kết thúc sớm hơn nếu vụ án được đình chỉ

ở trong giai đoạn điều tra hoặc giai đoạn truy tố Đến lúc này, quyền công tốvới nghĩa là quyền đại diện cho lợi ích công để truy tố và buộc tội đối vớingười phạm tội tại phiên tòa không còn nữa Vì thế không thể quan niệmquyền công tố kéo dài đến giai đoạn thi hành án

Từ những phân tích trên, với quan điểm cho rằng, quyền công tố chỉ có tronglĩnh vực tố tụng hình sự, là quyền của nhà nước truy cứu TNHS đối với người

phạm tội, Học viên đồng tình quan điểm cho rằng: phạm vi QCT phát sinh từ

khi có hành vi phạm tội xảy ra và kết thúc khi bản án có hiệu lực PL (trừ

trường hợp vụ án bị đình chỉ) Phạm vi QCT như quan điểm này hiện nayđược rất nhiều người ủng hộ, có thể nói đây là quan điểm được những nhànghiên cứu cũng như những người hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực pháp lýtán đồng Phạm vi quyền công tố như vậy đã nói lên được bản chất của QCT

là phát hiện và xử lý nhanh chóng nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, đồngthời nói lên được vị trí vai trò của VKS trong quá trình hoạt động tố tụng

* Thực hành quyền công tố của VKSND ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

- Khái niệm thực hành quyền công tố: Theo qui định của Hiến pháp và PL,

hiện nay VKS thực hiện hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sátcác hoạt động tư pháp Qua nghiên cứu cho thấy rất nhiều người nhầm lẫn hoặcnhận thức sai lầm giữa QCT và THQCT, giữa thẩm quyền của VKS với cácquyền năng pháp lý để thực hiện thẩm quyền đó, hay hành vi nào là THQCT,hành vi nào là thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp

Trang 27

Việc xác định QCT và theo đó là THQCT có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rấtquan trọng Giải quyết được rõ ràng mạch lạc vấn đề trên giúp cho việc nhậnthức đầy đủ, chính xác vị trí vai trò của VKS trong hệ thống các cơ quan tưpháp, cũng như chức năng nhiệm vụ của VKS, đặc biệt là trong tố tụng hình sự,

nó càng có ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang tích cực triển khaithực hiện các Nghị quyết của Đảng về cải cách các cơ quan tư pháp

Như đã trình bày, QCT là quyền nhân danh quyền lực công thực hiện việc truycứu TNHS đối với người phạm tội, phạm vi quyền này bắt đầu từ khi có tộiphạm xảy ra và kết thúc khi bản án có hiệu lực PL không bị kháng nghị Đốitượng tác động của QCT là tội phạm và người phạm tội Để bảo đảm thực hànhQCT trong đấu tranh chống tội phạm thì nhà nước ban hành các văn bản PL,trong đó qui định các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố Theotinh thần Điều 13, 23 BLTTHS năm 2003 thì, khi phát hiện có dấu hiệu tộiphạm, VKS được áp dụng các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự qui định đểxác định tội phạm và xử lý người phạm tội VKS thực hành quyền công tố trongTTHS, quyết định việc truy tố người phạm tội ra trước tòa án nhằm bảo đảm mọihành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp thời; việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét

xử, thi hành án đúng người, đúng tội, đúng PL, không để lọt tội phạm và ngườiphạm tội, không làm oan người vô tội [31, tr.13,17] Chỉ có VKS mới có chứcnăng THQCT mà không cơ quan nào có được

Từ những nội dung nêu trên có thể hiểu: Thực hành QCT là việc sử dụng tổng

hợp các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội trong các giai đoạn điều

tra, truy tố và xét xử

- Nội dung thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKSND: Nội

dung thực hành quyền công tố là việc sử dụng tất cả những quyền năng tốtụng nhằm đảm bảo phát hiện và xử lý tội phạm, tránh oan, không lọt Theo

đó nội dung THQCT bao gồm:

Thứ nhất, những hoạt động phát động quyền công tố: Đó là khởi tố vụ án,

khởi tố bị can

Trang 28

+ Khởi tố vụ án, Là việc nhà nước chính thức công khai trước toàn XH có

tội phạm xảy ra và bắt đầu triển khai các hoạt động thực hành quyền truy cứuTNHS đối với người đã thực hiện tội phạm đó [35, tr.62]

Theo qui định tại khoản 3 Điều 104, khoản 1 Điều 108 BLTTHS thì Cơ quanđiều tra, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt độngđiều tra phải gửi quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi

tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự kèm theo

hồ sơ tài liệu liên quan đến VKS để kiểm sát việc khởi tố Quyết định khởi tốcủa Hội đồng xét xử phải được gửi cho VKS để xem xét, quyết định việc điềutra Yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho VKS để xem xét,quyết định việc khởi tố

Điều 109 BLTTHS qui định, khi thực hành quyền công tố VKS có quyền raquyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án không có căn cứ của Cơ quan điềutra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

và ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự Trong những trường hợp sau khi

Cơ quan điều tra xác minh và cho rằng không có dấu hiệu tội phạm và ra quyếtđịnh không khởi tố vụ án, nhưng qua THQCT, VKS thấy có dấu hiệu tội phạmthì VKS phải ra quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố của Cơ quan điềutra đồng thời trực tiếp ra quyết định khởi tố yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hànhđiều tra theo qui định của PL tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm Trường hợpquyết định khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử không có căn cứ, VKS có quyềnkháng nghị lên Tòa án cấp trên để xem xét quyết định

Điều đó được hiểu: Xét đến cùng, việc khởi tố hay không khởi tố vụ án hình

sự là do VKS quyết định, các Cơ quan điều tra, Tòa án nói trên không hoàntoàn độc lập trong việc khởi tố vụ án Vì, để truy cứu TNHS thì với tư cáchTHQCT, VKS chỉ chấp nhận những quyết định khởi tố có căn cứ đúng PL,còn nếu không đảm bảo cho việc truy cứu TNHS thì quyết định khởi tố đó sẽ

bị hủy hoặc đe dọa bị hủy ngay lập tức

Tóm lại: Chỉ có VKS mới là cơ quan phát động quyền công tố một cách độc

lập, có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận quyết định khởi tố của cơ

Trang 29

quan có thẩm quyền, có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ tội phạm xảy ra cũng như lỗi của người

đã thực hiện tội phạm.

+ Khởi tố bị can, khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi

phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can [31, tr.103] Điều này

có nghĩa Nhà nước đã tuyên bố chính thức một người là can phạm, bị tìnhnghi đã thực hiện hành vi phạm tội, các Cơ quan tiến hành tố tụng có thể ápdụng một số biện pháp theo qui định của BLTTHS làm hạn chế một số quyềncông dân của người bị khởi tố để phục vụ cho việc điều tra, truy nguyên hìnhsự

So với BLTTHS năm 1988, thì BLTTHS năm 2003 có sự thay đổi căn bản vềthẩm quyền khởi tố bị can của Cơ quan điều tra và VKS Theo qui định củaBLTTHS năm 1988 thì cả Cơ quan điều tra và VKS đều có quyền chủ độngtrong việc ra quyết định khởi tố bị can Nhưng theo qui định mới củaBLTTHS năm 2003, thì quyền chủ động ra quyết định khởi tố bị can thuộc về

Cơ quan điều tra VKS chỉ chủ động ra quyết định khởi tố bị can sau khi đãkết thúc điều tra, hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra đã được chuyển choVKS (Điều 112 khoản 1, Điều 126 khoản 5 BLTTHS) Còn trong quá trìnhđiều tra VKS có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị canchứ không chủ động ra quyết định khởi tố bị can

Nhiệm vụ quyền hạn của VKS theo qui định của BLTTHS năm 2003 chủ yếu

là xét, phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của Cơquan điều tra Cần chú ý: Quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra phảighi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định;

họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp hoàn cảnh của bị can; bị can bị khởi

tố về tội gì, theo điều khoản nào của BLHS; thời gian địa điểm phạm tội vànhững tình tiết khác của tội phạm Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyếtđịnh khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố và tài liệuliên quan đến việc khởi tố bị can đó cho VKS cùng cấp để xét phê chuẩn việckhởi tố (Điều 126 khoản 1, 4 BLTTHS)

Trang 30

Với việc qui định thẩm quyền phê chuẩn quyết định khởi tố bị can; phê chuẩnquyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra làmột đảm bảo quan trọng các quyền dân chủ của công dân trong tố tụng hình sự.Quyết định khởi tố bị can có ý nghĩa hoàn toàn khác với quyết định khởi tố vụán; quyết định khởi tố vụ án là hoạt động khởi động để Cơ quan điều tra tìmkiếm dấu vết thu thập chứng cứ, chưa can thiệp sâu vào quyền cơ bản của côngdân; quyết định khởi tố bị can có ảnh hưởng sâu sắc tới sinh mạng chính trị, tớihình ảnh của bị can trong đời sống XH, tới tâm lý, tình cảm của người bị khởi tố.

Do đó "PL đã giao quyền phê chuẩn quyết định khởi tố bị can cho VKS và đó

cũng là giao quyền quyết định cuối cùng cho VKS đối với việc có khởi tố hay không khởi tố một công dân" [48, tr.82] Mặc dù PL thực định qui định quyền

khởi tố bị can của Cơ quan điều tra, nhưng quyết định khởi tố đó chỉ có hiệu lựckhi có sự phê chuẩn của cơ quan thực hành quyền công tố là VKS Nhằm đảmbảo việc khởi tố bị can của Cơ quan điều tra đúng người, đúng tội, đúng PL

Tóm lại, Kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự và kiểm sát việc khởi tố bị can là

những hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra rất quan trọngcủa VKS, vì khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can là những hoạt động "đầuvào" của một vụ án hình sự, của một công dân chính thức bị nghi vấn là đãthực hiện hành vi phạm tội Quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bịcan mở ra khả năng cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các biện phápđiều tra, mà các biện pháp này phần lớn mang tính chất cưỡng chế, miễn

cưỡng đối với người dân có liên quan hoặc can thiệp mạnh mẽ tới các quyền

cơ bản của công dân đối với bị can Kiểm sát việc khởi tố vụ án, phê chuẩn

quyết định khởi tố bị can được coi như một trạm kiểm duyệt của VKS nhằm

ngăn chặn sự oan sai, sàng lọc việc bỏ lọt tội phạm đối với Cơ quan điều tra ởthời điểm đầu vào của tố tụng hình sự

Thứ hai, theo qui định Điều 112 BLTTHS khi thực hành quyền công tố trong

giai đoạn điều tra, VKS có quyền:

+ Yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án,khởi tố bị can

Trang 31

+ Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra Quátrình thực hành quyền công tố đối với vụ án, Kiểm sát viên phải thường xuyên

đề ra các yêu cầu điều tra để định hướng điều tra, nhanh chóng kết thúc điềutra vụ án Bảo đảm đủ tài liệu chứng cứ phục vụ cho quyết định truy tố vàbuộc tội ở giai đoạn xét xử Tuy nhiên trên thực tế công tác không phải Kiểmsát viên nào cũng làm được điều này

+ Khi xét thấy cần thiết, Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành một số hoạt độngđiều tra theo qui định của BLTTHS Như trực tiếp hỏi cung bị can, lấy lờikhai người làm chứng, xem xét đồ vật tài liệu, dấu vết nhằm củng cố tài liệuhoặc kiểm tra độ tin cậy của nguồn tài liệu do Cơ quan điều tra đã thu thập

Có như vậy mới hạn chế được mức thấp nhất những sai lầm có thể xảy ra ởgiai đoạn tố tụng sau

+ Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên nếu có căn cứcho rằng Điều tra viên có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ; nếu hành

vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự

+ Quyết định áp dụng, thay đổi hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam vàcác biện pháp ngăn chặn khác Biện pháp ngăn chặn không phải là biện phápđiều tra, chỉ được áp dụng khi thật cần thiết và khi có đủ các điều kiện theoqui định của PL tố tụng hình sự như: Để kịp thời ngăn chặn tội phạm; khi cócăn cứ cho rằng bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xétxử; khi có căn cứ cho rằng bị can, bị cáo sẽ tiếp tục phạm tội; khi cần đảmbảo thi hành án

+ Quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn các quyết định của Cơquan điều tra theo qui định của BLTTHS Hủy bỏ các quyết định không cócăn cứ và trái PL của Cơ quan điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bịcan

+ Quyết định truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án Cơquan điều tra cũng có quyền đình chỉ điều tra vụ án nhưng phải luôn đặt dưới

sự kiểm sát của VKS Nếu VKS phát hiện việc đình chỉ của Cơ quan điều trakhông có căn cứ hoặc trái PL thì VKS yêu cầu Cơ quan điều tra hủy bỏ để

Trang 32

phục hồi điều tra hoặc VKS trực tiếp ra quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉđiều tra của Cơ quan điều tra và ra quyết định truy tố.

Thứ ba, những hoạt động thực hành quyền công tố của VKS trong giai

đoạn xét xử vụ án hình sự như đọc cáo trạng, quyết định của VKS liên quanđến việc giải quyết vụ án tại phiên tòa; thực hiện việc luận tội đối với bị cáotại phiện tòa sơ thẩm, phát biểu quan điểm về việc giải quyết vụ án tại phiêntòa phúc thẩm; tranh luận với người bào chữa và những người tham gia tốtụng khác tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm; phát biểu quan điểm của VKS tạiphiên tòa giám đốc thẩm, tái thẩm (Điều 17 Luật tố chức VKSND năm 2002)

Như vậy: Nội dung thực hành quyền công tố là việc VKS sử dụng các

quyền năng tố tụng độc lập do PL qui định để truy cứu TNHS đối với người phạm tội, nhằm đảm bảo không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội Nội dung quyền này được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ

lý đúng PL Do vậy cứ có tội phạm xảy ra đòi hỏi QCT phải được phát động.Nhưng để có cơ sở phát động QCT phải có một giai đoạn chuẩn bị xác minh,thu thập tài liệu tin tức, khám nghiện - gọi là giai đoạn tiền khởi tố Vì thếTHQCT chỉ phát sinh khi có quyết định khởi tố vụ án, do vậy phạm viTHQCT hẹp hơn phạm vi QCT

Cần lưu ý khi tìm hiểu phạm vi THQCT là không phải mọi trường hợpQCT đều kéo dài đến tận khi bản án có hiệu lực PL, mà có thể bị triệt tiêu ở

Trang 33

giai đoạn điều tra hoặc truy tố Khi QCT bị triệt tiêu thì cũng có nghĩa làkhông còn việc THQCT, đồng nghĩa với việc không phải mọi vụ án đều đượcđưa ra xét xử trước Tòa án Đó là các trường hợp vụ án được đình chỉ theo quiđịnh của PL hình sự, như: Không có sự việc phạm tội, hành vi không cấuthành tội phạm, người thực hiện hành vi nguy hiểm chưa đến tuổi chịu TNHS,người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ

án có hiệu lực PL, đã hết thời hiệu truy cứu TNHS, tội phạm đã được đại xá,người thực hiện hành vi nguy hiểm cho XH đã chết, trừ trường hợp cần táithẩm đối với người khác Hay người phạm tội được miễn TNHS, nếu khi tiếnhành điều tra, truy tố, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặcngười phạm tội không còn nguy hiểm cho XH nữa [31], [30]

Từ những lập luận trên có thể hiểu: Phạm vi THQCT bắt đầu từ khi

khởi tố vụ án hình sự và kết thúc khi bản án có hiệu lực PL, không bị kháng nghị, hoặc vụ án được đình chỉ theo qui định của BLHS và BLTTHS.

Và, thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra của VKS được tóm tắt

như sau: THQCT ở giai đoạn điều tra của VKS là việc VKS sử dụng tổng hợp

các quyền năng pháp lý thuộc nội dung quyền công tố để truy cứu TNHS đối với người phạm tội, được thực hiện từ khi khởi tố vụ án và kết thúc khi VKS quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án để xét xử hoặc khi vụ án được đình chỉ theo qui định của BLHS và BLTTHS.

* Mối quan hệ giữa quyền công tố và thực hành quyền công tố của VKS ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

Quyền công tố xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và luôn gắn liền vớibản chất nhà nước Ở nước ta, QCT được dùng để trấn áp bọn phản động, các thếlực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam, xử lý nghiêm đối với các loại tộiphạm và các hành vi xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích tập thể, quyền lợiích hợp pháp của công dân Do vậy, đối tượng của QCT là tội phạm và ngườiphạm tội, nội dung của quyền này là sự buộc tội đối với người thực hiện tội phạm.Thực hành quyền công tố được hiểu là việc Nhà nước tổ chức ra đại diện củamình và giao cho đại diện ấy những quyền năng pháp lý để thực hiện việc

Trang 34

buộc tội đối với người phạm tội và bảo vệ việc buộc tội đó trước phiên tòa.VKS là cơ quan duy nhất được giao trách nhiệm thực hành quyền công tốngay từ khi khởi tố vụ án hình sự.

Giữa QCT và THQCT có mối quan hệ với nhau vì những căn cứ làm phátsinh QCT cũng là những căn cứ làm phát sinh THQCT, những căn cứ làmtriệt tiêu QCT thì cũng đồng thời làm triệt tiêu THQCT Như vậy mối quan hệgiữa QCT và THQCT là mối quan hệ biện chứng giữa quyền lực Nhà nước vàcách thức tổ chức tổ chức quyền lực Nhà nước Nói đến quyền công tố là nóiđến sự buộc tội, còn nói đến THQCT là tổng hợp các quyền năng pháp lý đểthực hiện việc buộc tội ấy Vì vậy trong nhận thức cũng như hành động,không thể nhầm lẫn giữa quyền lực nhà nước với quyền năng cụ thể của VKS

mà nhà nước trao cho để thực hiện quyền ấy Việc nhận thức đúng đắn vềQCT và THQCT có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lý luận cũng như trongthực tiễn Có nhận thức đúng đắn, đầy đủ và chính xác những vấn đề này mớihạn chế được những khiếm khuyết trong hoạt động THQCT

1.1.2.3 Đặc điểm áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

Thứ nhất: ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ

án hình sự chỉ do VKS tiến hành

Điêù đó có nghĩa là VKS là cơ quan duy nhất, độc lập, quyết định trong việckhởi tố vụ án, khởi tố bị can và quyết định truy tố bị can ra trước Tòa án đểxét xử Tuy trên thực tế rất ít khi VKS trực tiếp ra quyết định khởi tố, songcác quyết định khởi tố của Cơ quan điều tra đều đặt dưới sự kiểm sát, chấpnhận hoặc không chấp nhận của VKS Đối với các lệnh bắt khẩn cấp, gia hạntạm giữ, lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam của Cơ quan điều tra chỉ có hiệulực thi hành sau khi có sự phê chuẩn của VKS, trong suốt quá trình điều traviệc thay thế, hủy bỏ những lệnh này đều do VKS quyết định, trong nhữngtrường hợp cần thiết VKS trực tiếp ra lệnh bắt giam đối với bị can Với chứcnăng THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp, VKS có quyền và trách nhiệmhủy bỏ các lệnh, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra, nếu các lệnh, quyết

Trang 35

định đó không có căn cứ và trái PL Thay vào đó, VKS có quyền ra các lệnh,

quyết định tố tụng và giao cho Cơ quan điều tra thực hiện "PL qui định thẩm

quyền phê chuẩn của VKS đối với các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra không có nghĩa là để VKS "chứng thực" các lệnh, quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra, mà PL đã chuyển vai trò quyết định, chuyển trách nhiệm từ Cơ quan điều tra sang VKS" [45].

Thứ hai: ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của

VKS được tiến hành theo thủ tục tố tụng chặt chẽ nhằm cá biệt hóa các quiphạm PL hình sự và tố tụng hình sự vào các trường hợp cụ thể Mục đích củahoạt động này là truy cứu TNHS đối với người phạm tội, buộc họ phải gánh chịunhững hậu quả bất lợi do các chế tài PL hình sự gây ra Đây là chế tài nghiêmkhắc nhất trong hệ thống các chế tài của PL, nó tước bỏ hoặc hạn chế các quyềnnhân thân và quyền tài sản của người bị áp dụng Trên thực tế việc tuân thủ cácqui định của BLTTHS cũng chính là quá trình ADPL, nhưng là quá trình ápdụng các qui phạm hình thức Đối với ADPL trong thực hành QCT ở giai đoạnđiều tra của VKSND, loại qui phạm được áp dụng tuy chủ yếu là qui phạm hìnhthức bằng các thao tác, hành vi cụ thể của Viện trưởng, Phó viện trưởng, Kiểmsát viên, nhưng những qui phạm tố tụng này lại luôn bị giàng buộc bởi qui phạmpháp luật nội dung - đó là các qui phạm trong BLHS, chẳng hạn như Điều 88BLTTHS qui định: Tạm gian có thể áp được dụng đối với bị can phạm tộinghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS qui định hình phạt tù trên hainăm Vậy muốn biết thế nào là tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng, hình phạtcủa hành vi bị khởi tố với tư cách bị can thì phải căn cứ vào BLHS Do đó đểtránh những sai lầm hoặc vi phạm các quyền công dân, Kiểm sát viên khôngnhững phải nắm chắc những qui định của BLHS, BLTTHS, quan điểm chỉ đạocủa Đảng về đấu tranh với từng loại tội phạm trong từng thời kỳ, mà còn phảikhông ngừng cập nhật những thông tin khoa học pháp lý mới, bài nghiên cứu,những văn bản hướng dẫn của liên ngành Trung ương và PL có liên quan

Thứ ba: ADPL trong thực hành QCT ở giai đoan điều tra của VKS không

ngừng đòi hỏi sự sáng tạo linh hoạt của Kiểm sát viên Như chúng ta đều biết

Trang 36

thủ tục tố tụng hình sự là một loại thủ tục hết sức phức tạp và chặt chẽ, vì nóliên quan đến sinh mạng chính trị của công dân, do vậy những người và Cơ quantiến hành tố tụng không được để xảy ra sai lầm Nhưng bên cạnh đó thì yêu cầubảo vệ trật tự trị an, đấu tranh tấn công tội phạm nhất là những loại tội gây hậuquả đặc biệt nghiêm trọng như giết người bằng những hình thức man rợ, thútính, giết trẻ em, giết người già, hiếp dâm trẻ em, tham ô, lừa đảo xuyên quốcgia, gây căm phẫn bất bình lớn trong quần chúng nhân dân, đòi lại công lý chophía bị hại cũng không được lơ là Trong khi đó hành vi tội phạm xảy ra trênthực tế không ngừng phát triển, đa dạng và phức tạp, mà pháp luật hình sự nóichung chưa kịp pháp điển hóa, chưa kịp bao quát hết mọi bước, mọi thủ tục tiếnhành Do đó trên thực tế, nếu Kiểm sát viên thực hành quyền công tố quá máymóc thì sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tấn công tội phạm, thậm chí là bỏ lọt tội phạm, đặcbiệt là các trường hợp bắt khẩn cấp, phê chuẩn gia hạn tạm giữ và trong một sốtrường hợp phê giam, do tính chất cấp bách của vụ việc, địa điểm thực hiện tộiphạm mà Cơ quan điều tra trong một thời gian ngắn không thể kịp thu thập đượchết mọi biên bản tài liệu cần thiết, song nếu Kiểm sát viên linh hoạt xen xét thấynhững tài liệu thiếu đó không phải là cơ bản, khó có thể làm thay đổi bản chất vụ

án và có thể bổ sung sau thì cần chấp phận phê chuẩn

Ví dụ, Cơ quan điều tra đề nghị phê chuẩn quyết định khởi tố đối với một bị

can nhưng còn thiếu tài liệu lý lịch bị can, đối tượng chỉ có chứng minh thư

nhân dân Do thời hạn tạm giữ sắp hết, chứng cứ phạm tội rõ ràng nên phảikhởi tố bị can để áp dụng các biện pháp ngăn chặn tố tụng khác phục vụ điềutra, trong khi đó nơi cư trú của bị can cách xa hàng nghìn km lại ở vùng cao,

vùng sâu nên trong thời gian tạm giữ không thể kịp xác minh lấy được lý lịch

bị can Trường hợp này Kiểm sát viên phải linh hoạt ra quyết định phê chuẩn

theo đề nghị của Cơ quan điều tra và yêu cầu nhanh chóng xác minh thu thập

lý lịch bị can Có như vậy mới đảm bảo việc đấu tranh chống tội phạm, tránh

để bị can bỏ trốn

Thứ tư: Cơ quan điều tra có trách nhiệm thực hiện các văn bản ADPL của

VKS trong quá trình THQCT ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

Trang 37

Theo qui định của luật tố tụng hình sự, Cơ quan điều tra dù không nhất trí vớicác yêu cầu, quyết định của VKS nhưng vẫn phải chấp hành và có quyền kiếnnghị lên VKS cấp trên trực tiếp Ví dụ, VKS ra quyết định hủy bỏ quyết địnhkhởi tố bị can của Cơ quan điều tra, Cơ quan điều tra cho rằng việc hủy bỏcủa VKS là không đúng, nhưng vẫn phải chấp hành quyết định hủy bỏ đó và

có trách nhiệm khôi phục lại mọi quyền lợi cho người đã bị khởi tố Sau đó

Cơ quan điều tra có quyền làm văn bản kiến nghị lên VKS cấp trên trực tiếp

để xem xét lại quyết định hủy bỏ của VKS cấp dưới

1.1.3 Vai trò áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân

- Áp dụng PL trong thực hành QCT của VKS ở giai đoạn điều tra các vụ ánhình sự góp phần bảo vệ pháp chế, bảo vệ chế độ XHCN, chế độ chính trị, chế

độ kinh tế, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản và các quyềnlợi ích hợp pháp khác của công dân, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn

XH Đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện xử lý nhanh chóng nghiêmminh kịp thời; không bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội

- Viện kiểm sát là một trong những Cơ quan tiến hành tố tụng với phạm vicủa quyền công tố và THQCT từ khi phát hiện tội phạm đến khi bản án cóhiệu lực PL Hoạt động của các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đều có sự đanxen, ràng buộc nhau Vì có VKS nên Cơ quan điều tra không thể thích bắt ai,khởi tố ai, bỏ qua cho trường hợp nào cũng được; tương tự như vậy, Tòa ánkhông thể thích xử thế nào, thích tuyên, thích chọn loại, mức hình phạt nàocũng được Họ có thể bị VKS can thiệp bằng các quyền năng tố tụng ngay lậptức, nếu họ ra các văn bản ADPL sai trái Điều đó cho thấy VKS có vai tròquan trọng trong công tác bảo vệ công lý, công bằng, dân chủ trong hoạt độngđiều tra truy tố, xét xử

- Thông qua công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp,những Kiểm sát viên là những người trực tiếp kiểm nghiệm tính phù hợp haykhông phù hợp, có căn cứ hay không có căn cứ của các văn bản qui phạm PL,nhất là BLHS và BLTTHS Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi cơ chế quản

Trang 38

lý kinh tế của chúng ta chưa hoàn thiện còn nhiều vấn đề bất cập, một số quan

hệ thuộc lĩnh vực mới nhưng BLHS chưa kịp pháp điển hóa để bảo vệ, nhiềuqui phạm đã lạc hậu chồng chéo, nên bọn tội phạm thường lợi dụng thực hiệnhành vi phạm tội, nhất là nhóm tội phạm về tham ô, cố ý làm trái các qui địnhcủa nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ.Chẳng hạn rất nhiều trường hợp người bị ép đưa hối lộ không dám tố cáo vì

họ biết rằng nếu tố cáo thì có thể cả người nhận và người đưa đều bị vào tùhoặc người nhận thì không sao còn người đưa hối lộ bị xử lý về tội vu khống.Thực tế cho thấy nhiều vụ án oan mà báo chí và dư luận đưa tin, nhưng bảnchất thật không phải là oan mà người thực hiện hành vi phạm tội đã kịp thờixóa dấu vết, vật chứng nên Cơ quan điều tra không thể thu thập đủ hoặc donhững qui định của PL thiếu chặt chẽ nên họ đã lợi dụng để bào chữa cho tộilỗi của mình Từ đó các cơ quan tiến hành tố tụng đã phải chịu thua và tuyên

bố họ không phạm tội Vậy làm sao để khắc phục những điều này, thì câu trảlời đầu tiên là chúng ta phải hoàn thiện hệ thống thể chế - tức là phải xâydựng hoàn thiện hệ thống pháp luật một cách đồng bộ, có tính dự báo trên tất

cả các lĩnh vực của quản lý nhà nước

Qua công tác THQCT, VKSND Tối cao sẽ tổng hợp những vấn đề bất cậpnêu trên đề nghị Quốc hội sửa đổi bổ sung thay thế cho phù hợp Như vậycông tác THQCT ở giai đoạn điều tra có vai trò quan trọng trong việc xâydựng và hoàn thiện PL

- ADPL trong thực hành QCT ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự có vaitrò hướng các chủ thể của quan hệ PL thực hiện đúng, đầy đủ chức tráchnhiệm vụ của mình khi tiến hành tố tụng; đảm bảo quyền lợi ích hợp pháp củanhững người tham gia tố tụng, nhất là người bị tạm giữ, bị can, người bị hại;ngăn ngừa việc lạm quyền của những người tiến hành tố tụng

- Qua truy tố người phạm tội, công tác THQCT đã góp phần giáo dục riêngđối với người phạm tội, răn đe phòng ngừa chung đối với người đã và đang có

ý định phạm tội; góp phần phổ biến tuyên truyền PL; kiến nghị các cơ quan tổchức có biện pháp phòng ngừa vi phạm và tội phạm

Trang 39

1.2 QUY TRÌNH ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG

TỐ Ở GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

Áp dụng pháp luật là hoạt động phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn khác nhauđược pháp luật qui định chặt chẽ Thường thì các giai đoạn ADPL diễn ra kếtiếp nhau về mặt thời gian, trong đó giai đoạn trước là tiền đề cơ sở của giaiđoạn sau Để ADPL chính xác và đạt hiệu quả cao, theo lý luận chung phảitiến hành theo các bước như: "Phân tích đánh giá đúng, chính xác mọi tìnhtiết, hoàn cảnh điều kiện của sự việc thực tế đã xảy ra; Lựa chọn qui phạm PLphù hợp và phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của qui phạm PL đối vớitrường hợp cần áp dụng; ra văn bản ADPL; tổ chức thực hiện văn bản ápdụng đã ban hành" [28, tr.507] ADPL là hoạt động mang tính cá biệt, luôn cóđối tượng xác định Tùy thuộc vào tính chất của vụ việc được xem xét, PL quiđịnh trình tự thủ tục áp dụng khác nhau Có những việc PL qui định trình tự thủtục áp dụng rất đơn giản, như thủ thục xử phạt hành chính tại chỗ, nhưng cũng

có những vụ việc trình tự, thủ tục áp dụng rất chặt chẽ, được thực hiện bởi một

hệ thống các cơ quan có thẩm quyền khác nhau, chẳng hạn như việc ADPL hình

sự để xử lý người phạm tội Kết quả của hoạt động ADPL là việc ban hành cácvăn bản ADPL nhằm xác định các quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chứchoặc xác định những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với những chủ thể cóhành vi vi phạm PL Bởi thế tuân thủ nghiêm các qui định về trình tự, thủ tục làmột trong những yếu tố đảm bảo hiệu quả hoạt động ADPL của các cơ quan nhànước có thẩm quyền hoặc tổ chức XH được trao quyền ADPL

Như vậy: Qui trình áp dụng PL là trình tự, thủ tục do PL qui định, buộccác cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải tuân thủ trong quá trình áp dụng PL

Qui trình ADPL trong thực hành quyền công tố ở giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của Viện kiểm sát là một hệ thống các qui định về trình tự, thủ tục cho mỗi hoạt động khác nhau mà Viện kiểm sát phải tuân thủ nhằm đảm bảo cho quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật hiện hành

Trang 40

Các giai đoạn của qui trình ADPL trong THQCT ở giai đoạn điều tra các

vụ án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân như sau:

1.2.1 Giai đoạn thứ nhất

Ngay sau khi nhận được hồ sơ đề nghị do Cơ quan điều tra chuyển đến, Kiểmsát viên phải báo cáo Lãnh đạo đơn vị, vào sổ thụ lý, đồng thời nghiên cứutoàn diện các tài liệu chứng cứ, đối chiếu với từng tài liệu để xem độ chínhxác khách quan của các tài liệu đó Đặc biệt đối với một số hoạt động điều tra

ở giai đoạn tiền khởi tố như khám nghiện hiện trường, khám nghiệm tử thi thìphải nghiên cứu ngay tính có căn cứ và hợp pháp của các tài liệu này, so sánhvới các lời khai và tài liệu khác, từ đó lập luận đánh giá từng chứng cứ kể cảbuộc tội lẫn gỡ tội không được bỏ sót một tình tiết nào Song song với việcnghiên cứu hồ sơ, Kiểm sát viên phải đồng thời lập hồ sơ kiểm sát hình sựtheo đúng Quyết định số 24/QĐ ngày 06/8/1993 trước đây, nay là quyết định

số 07/ QĐ-VKSTC-V3 ngày 12/01/2006 của VKSND Tối cao để lưu giữ

những tài liệu quan trọng về vụ án Chẳng hạn trong một số trường hợp cụ thể

có nhiều vết bầm tím, nhiều nghi vấn cho rằng nạn nhân chết do ngoại lực tácđộng…là đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự Nếu Kiểm sát viên phát hiệnthấy có căn cứ cho rằng tội phạm đã được khởi tố không đúng với hành viphạm tội hoặc còn có tội phạm khác thì Kiểm sát viên phải báo cáo với lãnhđạo viện yêu cầu Cơ quan điều tra hoặc VKS ra quyết định thay đổi hoặc bổ

Ngày đăng: 04/05/2014, 11:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp (2006), Kế hoạch số 05-KH/CCTP về thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (giai đoạn 2006-2010), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kế hoạch số 05-KH/CCTP về thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (giai đoạn 2006-2010)
Tác giả: Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp
Năm: 2006
5. Lê Cảm (2004), "Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự", Tạp chí Kiểm sát, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự
Tác giả: Lê Cảm
Năm: 2004
6. Nguyễn Đăng Dung (2008), “Viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện của nhà nước pháp quyền”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện kiểm sát nhân dân trong điều kiện của nhà nước pháp quyền”, "Tạp chí Dân chủ và pháp luật
Tác giả: Nguyễn Đăng Dung
Năm: 2008
7. Nguyễn Tấn Dũng (2003), "Bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm sát 2002 và triển khai công tác 2003 của ngành kiểm sát nhân dân", Tạp chí Kiểm sát, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác kiểm sát 2002 và triển khai công tác 2003 của ngành kiểm sát nhân dân
Tác giả: Nguyễn Tấn Dũng
Năm: 2003
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khoá IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2001
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
11. Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2007), Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật
Tác giả: Đại học Quốc gia Hà Nội - Khoa Luật
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
12. Ngô Văn Đọn (chủ biên) (2004), Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố với vấn đề thông khâu và chuyên khâu trong công tác kiểm sát hình sự , Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng kiểm sát hoạt động tư pháp và thực hành quyền công tố với vấn đề thông khâu và chuyên khâu trong công tác kiểm sát hình sự
Tác giả: Ngô Văn Đọn (chủ biên)
Năm: 2004
13. Trần Thị Đông (2007), Chất lượng THQCT trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Hà Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chất lượng THQCT trong giai đoạn xét xử các vụ án hình sự của VKSND tỉnh Hà Nam
Tác giả: Trần Thị Đông
Năm: 2007
14. Đỗ Văn Đương (1999), Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay, Kỷ yếu đề tài cấp bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay
Tác giả: Đỗ Văn Đương
Năm: 1999
15. Đỗ Văn Đương (2006), "Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay", Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (7) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ quan thực hành quyền công tố trong cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay
Tác giả: Đỗ Văn Đương
Năm: 2006
16. Lê Thị Tuyết Hoa (2002), Quyền công tố ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà nước và pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyền công tố ở Việt Nam
Tác giả: Lê Thị Tuyết Hoa
Năm: 2002
17. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 32, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1978
18. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1978
19. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: V.I.Lênin
Nhà XB: Nxb Tiến bộ
Năm: 1978
20. C.Mác- Ph.Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: C.Mác- Ph.Ăng ghen
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
21. Hồ Chí Minh (1974), Bàn về cán bộ, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về cán bộ
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1974
22. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
23. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w