1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về hôn nhân và gia đình trên địa bàn hà nội

126 799 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN 7 1.1. Khái niệm đặc điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 7 1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật 7 1.1.2. Khái niệm áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 11 1.2. Các giai đoạn và nội dung áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 16 1.2.1. Các giai đoạn trong áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình 16 1.2.2. Nội dung hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 20 Kết luận chương 1 42 Chương 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 42 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hà Nội và cơ cấu tổ chức của toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội 42 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hà Nội 42 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội 43 2.2. Những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình của toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội 47 2.2.1. Những ưu điểm đạt được trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội 47 2.2.2 Những hạn chế trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của tòa án nhân dân ở thành phố Hà Nội và nguyên nhân 55 Kết luận chương 2 71 Chương 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71 3.1. Yêu cầu đối với việc nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội 71 3.1.1. Việc nâng cao hiệu quả trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình phải đáp ứng các yêu cầu về cải cách tư pháp 71 3.1.2 Các yêu cầu đối với trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình của Toà án 72 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội 76 3.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội nói chung và việc trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình nói riêng 76 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 78 3.3.1. Tăng cường công tác giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật 103 3.3.2. Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ của Thẩm phán và cán bộ trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội 105 3.3.3. Nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của Hội thẩm nhân dân 107 3.3.4. Tăng cường phương tiện và điều kiện cơ sở vật chất cho các TAND ở thành phố Hà Nội và hoàn thiện chế độ chính sách đối với Thẩm phán, cán bộ Toà án 108 3.3.5. Tăng cường hoạt động kiểm tra giám đốc án đối với TAND cấp quận, huyện, đảm bảo việc ADPL thống nhất 110 3.3.6. Tăng cường công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử của ngành Toà án làm cơ sở cho hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình được thực hiện thống nhất 112 3.3.7. Toà án nhân dân Tối cao sớm ban hành các mẫu bản án, quyết định thống nhất áp dụng cho toàn ngành Toà án 114 Kết luận chương 3 115 KẾT LUẬN 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADPL: Áp dụng pháp luật BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự HĐXX: Hội đồng xét xử HLPL: Hiệu lực pháp luật Nxb: Nhà xuất bản QHPL: Quan hệ pháp luật QPPL: Quy phạm pháp luật TAND: Tòa án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao TTDS: Tố tụng dân sự UBND: Ủy ban nhân dân VKSNDTC: Viện Kiểm sát nhân dân tối cao XHCN: Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta cần phải có con người xã hội chủ nghĩa, đó là đòi hỏi tất yếu khách quan. Nhưng muốn có con người xã hội chủ nghĩa thì phải có một gia đình mẫu mực, bởi gia đình quyết định một phần rất lớn tới bản chất con người. Gia đình hiện nay còn được xem là tế bào của xã hội, do vậy muốn có xã hội phát triển và lành mạnh thì cần phải có các gia đình tốt – gia đình văn hoá mới. Gia đình là cái nôi sản sinh ra con người, nuôi dưỡng và giáo dục con người cho xã hội, vì vậy Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua luôn luôn quan tâm tới vần đề gia đình. Luật hôn nhân và gia đình có vai trò góp phần xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ Hôn nhân và gia đình tiến bộ, nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về gia đình được ghi nhận tại Hiến pháp năm 1992: Gia đình là tế bào của xã hội. Nhà nước bảo hộ Hôn nhân và gia đình theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con thành những người công dân tốt, con cháu có bổn phận chăm sóc ông bà, cha mẹ. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con [27, Điều 64]. Với đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đã đề cập như vậy, song thực tế hiện nay các vụ án về Hôn nhân và gia đình vẫn phát sinh và có chiều hướng gia tăng, đòi hỏi Toà án phải (ADPL) để giải quyết các loại án này. Nghiên cứu về (ADPL) trong giải quyết án Hôn nhân 2 và gia đình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, thực hiện nguyên tắc vợ chồng bình đẳng, tránh tình trạng phân biệt đối xử, tình trạng bạo lực gia đình [43]. Trong hoạt động tư pháp thì hoạt động của Toà án là trung tâm có vai trò quan trọng trong hệ thống cơ quan tư pháp và Toà án là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước tiến hành hoạt động xét xử các loại án nói chung và Hôn nhân và gia đình nói riêng. Trong những năm qua, việc trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình đã giải quyết được những mâu thuẫn bất hoà trong gia đình, đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, bên cạnh những mặt đã đạt được trong quá trình giải quyết án Hôn nhân và gia đình vẫn còn những thiếu sót, như có vụ án trong quá trình giải quyết còn để tồn đọng, dây dưa kéo dài, có vụ án còn bị sửa, huỷ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên đương sự. Ở thành phố Hà Nội những năm qua, số lượng án về Hôn nhân và gia đình ngày càng gia tăng. Đối với loại án này mỗi vụ án có nội dung đa dạng và tính phức tạp khác nhau, nên việc ADPL để giải quyết loại án này gặp không ít những khó khăn, trong nhận thức vận dụng pháp luật cũng như khó khăn từ khách quan mang lại. Tuy vậy, quá trình giải quyết án Hôn nhân và gia đình của ngành Toà án nhân dân thành phố Hà Nội trong những năm qua đạt những kết quả nhất định góp phần giải quyết các mâu thuẫn bất hoà trong hôn nhân, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thông qua việc ADPL trong việc giải quyết án Hôn nhân và gia đình góp phần làm ổn định quan hệ trong hôn nhân, giữ gìn kỷ cương pháp luật, giữ ổn định chính trị, trật tự trị an toàn xã hội, góp phần tăng cường nền pháp chế Xã hội chủ nghĩa trên toàn thành phố. Đồng thời, hoạt động ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, ngoài việc đấu tranh với các hành vi trái pháp luật nảy sinh trong lĩnh vực về hôn nhân, còn phổ biến tuyên truyền giáo dục ý thức 3 pháp luật cho nhân dân, từ sự hiểu biết pháp luật, nhân dân sẽ tham gia thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật, tố giác những hành vi vi phạm pháp luật trong quan hệ hôn nhân, đồng thời qua thực tiễn ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình sẽ phát hiện ra những thiếu sót trong pháp luật để có những đề xuất sửa đổi các điều khoản của pháp luật cho phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong từng giai đoạn cụ thể. Bên cạnh những mặt đã đạt được, qua quá trình kiểm tra giám đốc án và xét xử phúc thẩm của TAND thành phố Hà Nội đã phát hiện có những thiếu sót của việc ADPL trong quá trình giải quyết, nên dẫn đến một số vụ án bị sửa, huỷ; một số ít vụ án còn bị dây dưa kéo dài, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự. Trong hoạt động xét xử, ngành Toà án thành phố Hà Nội cũng đã bộc lộ một số tồn tại, như án tồn đọng còn nhiều, vi phạm thời hạn tố tụng. Đặc biệt, một số vụ án do ADPL không chuẩn xác, nên còn bị sửa, huỷ nhiều lần, kéo dài nhiều năm gây ảnh hưởng đến đời sống, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nhân dân khiếu kiện vượt cấp đến các cơ quan Trung ương. Tồn tại trên là những lực cản trở trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên tôi chọn đề tài “Áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án về Hôn nhân và gia đình trên địa bàn Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu Trong việc giải quyết các vụ án nói chung và ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình nói riêng đã được giới khoa học pháp lý và nhất là những người trực tiếp làm công tác xét xử của ngành Toà án quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết đề cập đến một số khía cạnh về những vấn đề liên quan đến đề tài như: - Trương Kim Oanh ( 1996), Hòa giải trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sy Luật học; 4 - Đặng Quang Phương (1999), Thực trạng của các bản án hiện nay và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các bản án, Tạp chí TAND số 7, 8; - Nguyễn Văn Cừ, (2000), Quyền sở hữu của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11; - Nguyễn Văn Cừ - Ngô Thị Hường, (2002), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luạn Hôn nhân và gia đình năm 2000, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội; - Bùi Văn Thuấn (2002), Phụ nữ và pháp luật, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản riêng và chung, Nxb Phụ nữ, Hà Nội; - Nguyễn Hồng Hải (2003), Bàn về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo pháp luật Việt Nam hiện nay, Tạp chí luật học số 2; - Trần Thị Quốc Khánh (2004), Từ hòa giải trong truyền thống dân tộc đến hòa giải cơ sở ngày nay, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 11; Qua nghiên cứu những công trình nêu trên cho thấy, các tác giả chỉ đề cập mặt này hay mặt khác của việc ADPL trong quá trình giải quyết án Hôn nhân và gia đình, mà chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ việc ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình nói chung, cũng như trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn * Mục đích của luận văn + Nghiên cứu những vấn đề lý luận về ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình; + Đánh giá thực tiễn của việc ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình tại thành phố Hà Nội; + Đề ra những giải pháp đảm bảo việc ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình của TAND ở thành phố Hà Nội hiện nay. * Nhiệm vụ của luận văn + Xây dựng khái niệm ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình 5 và phân tích các đặc điểm, nội dung, cũng như nêu lên các giai đoạn của việc ADPL trong hoạt động giai quyết án hôn nhân và gia đình; + Đánh giá kết quả đạt được, những ưu điểm, hạn chế của hoạt động ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình của TAND ở thành phố Hà Nội và rút ra các nguyên nhân khách qua và nguyên nhân chủ quan của hạn chế; + Nêu lên các quan điểm, yêu cầu và đề xuất các giải pháp cụ thể như: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Toà án; hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo ADPL trong gải quyết án Hôn nhân và gia đình; Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ Toà án và Hội thẩm nhân dân… nhằm đảm bảo việc ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình của TAND ở thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Là việc ADPL trong hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình của Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội. * Phạm vi nghiên cứu: Luận văn xem xét nghiên cứu tình hình ADPL để giải quyết án Hôn nhân và gia đình của các Toà án nhân dân ở thành phố Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012. 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về Nhà nước và pháp luật, trong đó có vấn đề ADPL giải quyết án Hôn nhân và gia đình. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của Triết học Mác – Lênin về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp lịch sử và logic, phương pháp kết hợp lý luận và thực tiễn; phương pháp phân tích tổng hợp thống kê, so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6 Luận văn làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, làm sáng tỏ đặc thù của loại án này ở thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, chỉ ra những bất cập trong hoạt động ADPL giải quyết án Hôn nhân và gia đình ở thành phố Hà Nội và đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm đảm bảo ADPL trong hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp. Kết quả nghiên cứu của Luận văn góp phần cung cấp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho những người trực tiếp làm công tác ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, nhằm thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh Luật Hôn nhân và gia đình. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu giảng dạy, học tập trong các trường Đại học chuyên luật, hệ thống các trường chính trị của Đảng, cho những người trực tiếp đang làm công tác xét xử tại TAND nói chung và Toà án nhân dân ở Hà Nội nói riêng. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3 chương, 6 tiết. Chương 1: Cơ sở lý luận về trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân. Chương 2: Thực trạng trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của Tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội. [...]... cứ vào các quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình và các quy định khác của pháp luật để ra một quyết định cá biệt, hoặc một bản án làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật về Hôn nhân và gia đình 1.2 Các giai đoạn và nội dung áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 1.2.1 Các giai đoạn trong áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình ADPL giải quyết. .. chọn các quy phạm pháp luật và ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình - ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình là một hoạt động mang tính khoa học và sáng tạo do Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân thực hiện Chỉ có Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân trực tiếp giải quyết vụ án hôn nhân và gia đình mới được áp dụng các quy phạm pháp luật, sao cho phù hợp và khoa học để giải quyết vụ án hôn nhân và gia. .. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG GIẢI QUYẾT ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN 1.1 Khái niệm đặc điểm áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 1.1.1 Khái niệm áp dụng pháp luật Thực hiện đúng đắn và nghiêm chỉnh pháp luật là một yêu cầu khách quan của cơ quan quản lý nhà nước bằng pháp luật ở nước ta hiện nay Pháp luật được ban hành nhiều nhưng ít đi vào cuộc sống... trình giải quyết vụ án và tại phiên toà Tuy nhiên, TAND là cơ quan có trách nhiệm chủ yếu trong việc giải quyết vụ án Hôn nhân và gia đình Hầu hết trong các giai đoạn ADPL, hoạt động giải quyết án Hôn nhân và gia đình do Toà án trực tiếp giải quyết mà không phụ thuộc vào chủ thể nào khác * Đặc điểm của ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình của TAND: - ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình. .. được Nhà nước trao quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật để đề ra một văn bản ADPL làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật 1.1.2 Khái niệm áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình Trước khi nghiên cứu khái niệm ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình, ta cần làm rõ khái niệm hôn nhân và gia đình 1.1.2.1 Khái niệm hôn nhân và gia đình * Khái niệm hôn nhân: ... do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành, đó là hệ thống TAND Toà án là cơ quan có thẩm quyền duy nhất có quyền ADPL để giải quyết án hôn nhân và gia đình - ADPL trong giải quyết án hôn nhân và gia đình được tiến hành theo một thủ tục chặt chẽ do pháp luật tố tụng dân sự quy định và các quy phạm pháp luật của Luật Hôn nhân và gia đình quy định Khi tiến hành giải quyết một vụ án hôn nhân và gia. .. áp dụng pháp luật, được hiểu là việc thi hành bản án quyết định của Tòa án về vụ việc hôn nhân và gia đình Theo quy định pháp luật, sau khi có bản án dân sự (… Hôn nhân và gia đình) có hiệu lực pháp luật, nếu bên có nghĩa vụ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ thì cơ quan có thẩm quyền thi hành bản án dân sự ( Hôn nhân và gia đình) có hiệu lực pháp luật là cơ quan Thi hành án dân sự Theo Điều 30, Luật. .. Hôn nhân và gia đình, Luật đất đai, Bộ luật dân sự để giải quyết vụ án Ngoài ra, Toà án còn phải áp dụng những quy định về thủ tục tố tụng khi giải quyết vụ án Dựa trên cơ sở lý luận của ADPL, có thể chia ADPL trong việc giải quyết án Hôn nhân và gia đình thành bốn giai đoạn sau: 16 Một là phân tích các tình tiết khách quan của vụ án hôn nhân và gia đình làm rõ các đặc trưng pháp lý của vụ án Đây là... Luật Hôn nhân và gia đình để điều chỉnh Nếu pháp luật hôn nhân và gia đình công nhận hôn nhân đồng tính thì sẽ làm mất đi khái niệm người vợ, người chồng trong gia đình 1.1.2.2 Áp dụng pháp luật trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình Khái niệm và đặc điểm * Khái niệm ADPL trong giải quyết án Hôn nhân và gia đình Trong tổ chức bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Toà án là cơ quan duy... của pháp luật và việc ly hôn cũng như giải quyết các quan hệ liên quan đến hôn nhân cũng được tiến hành theo trình tự pháp luật nhất định, các bước phải được tuân thủ theo Bộ luật tố tụng dân sự, khi giải quyết một vấn đề cụ thể thì được áp dụng theo Luật Hôn nhân và gia đình Hiện nay, khi lấy ý kiến sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình, có ý kiến nên đưa quan hệ hôn nhân đồng tính vào Luật Hôn nhân và gia . gia đình. 1.2. Các giai đoạn và nội dung áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 1.2.1. Các giai đoạn trong áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình ADPL giải. dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 16 1.2.1. Các giai đoạn trong áp dụng pháp luật giải quyết án hôn nhân và gia đình 16 1.2.2. Nội dung hoạt động áp dụng pháp luật trong. giải quyết án hôn nhân và gia đình 7 1.1.1. Khái niệm áp dụng pháp luật 7 1.1.2. Khái niệm áp dụng pháp luật trong giải quyết án hôn nhân và gia đình 11 1.2. Các giai đoạn và nội dung áp dụng

Ngày đăng: 02/07/2015, 16:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tư pháp (1949), Thông tư số 24-BK ngày 26/4/1949 của Bộ Tư pháp về việc thi hành các án hình và hộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 24-BK ngày 26/4/1949 của Bộ Tư pháp về việc thi hành các án hình và hộ
Tác giả: Bộ Tư pháp
Năm: 1949
3. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 03/10/2001, quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 70/2001/NĐ- CP ngày 03/10/2001, quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2001
4. Chính phủ (2001), Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001, quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 77/2001/NĐ-CP ngày 22/10/2001, quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2001
5. Chính phủ (2002), Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/03/2002 Quy định về việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/03/2002 Quy định về việc áp dụng Luật hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2002
6. Phạm Thị Dần (2000), Điều tra trong tố tụng dân sự, Luận văn thạc sỹ Luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều tra trong tố tụng dân sự
Tác giả: Phạm Thị Dần
Năm: 2000
7. Ngô Anh Dũng (2002), “Sự cần thiết phải quy định thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự”, Tạp chí Toà án nhân dân, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự cần thiết phải quy định thủ tục rút gọn trong pháp luật tố tụng dân sự”, "Tạp chí Toà án nhân dân
Tác giả: Ngô Anh Dũng
Năm: 2002
8. Đảng Cộng sản VIệt Nam (1996), Văn kiện đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản VIệt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 1996
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Trung Ương III khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Trung Ương III khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 1997
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Nghị quyết Trung Ương VII khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Trung Ương VII khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Trung Ương khoá VIII của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết Trung Ương khoá VIII của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2002
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện đại biểu đại hội toàn quốc lần thứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2004
13. Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/6/2005, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 49-NQ/TW về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020
Tác giả: Đảng cộng sản Việt Nam
Năm: 2005
14. Lê Thu Hà (1997), “Án dân sự kéo dài – nguyên nhân và giải pháp” Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (10) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Án dân sự kéo dài – nguyên nhân và giải pháp” "Tạp chí Nhà nước và Pháp luật
Tác giả: Lê Thu Hà
Năm: 1997
15. Hội đồng nhà nước (1990), Pháp Lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp Lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
Tác giả: Hội đồng nhà nước
Năm: 1990
16. Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (2003), Nghị quyết số 01/NQ/HĐTP ngày 16/4/2003 về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, Hôn nhân và gia đình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 01/NQ/HĐTP ngày 16/4/2003 về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, Hôn nhân và gia đình
Tác giả: Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao
Năm: 2003
17. Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao (2004), Nghị quyết số 02/NQ/HĐTP ngày 10/8/2004 về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, Hôn nhân và gia đình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 02/NQ/HĐTP ngày 10/8/2004 về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, Hôn nhân và gia đình
Tác giả: Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao
Năm: 2004
18. Hội đồng thẩm phán TANDTC (2005), Nghị quyết số 04/2005/NQ- HĐTP ngày 17/9/2005 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao Hướng dẫn thi hành các quy định của BLTTDS (sửa đổi) về "Chứng cứ và chứng minh", Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chứng cứ và chứng minh
Tác giả: Hội đồng thẩm phán TANDTC
Năm: 2005
19. Hội đồng Thẩm phán TANDTC (2006), Nghị quyết số 02/2006/ NQ- HĐTP ngày 12/5/2006, hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 02/2006/ NQ-HĐTP ngày 12/5/2006, hướng dẫn thi hành các quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật tố tụng dân sự
Tác giả: Hội đồng Thẩm phán TANDTC
Năm: 2006
20. Phạm Như Hưng (2003), "Nguyên tắc tranh tụng trong luật tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp", Tạp chí Luật học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyên tắc tranh tụng trong luật tố tụng dân sự Cộng hòa Pháp
Tác giả: Phạm Như Hưng
Năm: 2003
21. Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em
Tác giả: Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w