II. Chế độ pháp lý về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
2.4 Quyền của Nhà nước trao cho các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý.
định và tổ chức thực hiện các thủ tục xem xét, đánh giá khả năng và trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân có yêu cầu; kiểm tra chất lượng sản phẩm, đánh giá, kiểm soát việc tuân thủ các điều kiện sử dụng chỉ dẫn địa lý của các tổ chức, cá nhân không tham gia tổ chức tập thể của các nhà sản xuất kinh doanh sản phẩm. Hoạt động này là cần thiết trong việc xác nhận sản phẩm của tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý khi đưa sản phẩm ra thị trường hoặc trong trường hợp xử lý xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Từ việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm để kịp thời ngăn chặn và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm phát sinh trong quá trình sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Tổ chức tập thể tham gia quản lý chỉ dẫn địa lý là các tổ chức do những nhà sản xuất, kinh doanh sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý thành lập. Những tổ chức tập thể này có thể được thành lập dưới hình thức hợp tác xã, hội, hiệp hội ví dụ như Hội sản xuất nước mắm Phú Quốc, Hiệp hội thanh long Bình Thuận, Hiệp hội sản xuất vải thiều Thanh Hà…Việc thành lập các tổ chức tập thể này nhằm hỗ trợ cho cơ quan quản lý chỉ dẫn địa lý trong những hoạt động sản xuất kinh doanh chẳng hạn như xem xét, xác nhận các điều kiện và yêu cầu mà cơ quan quản lý trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các thành viên; nghiên cứu, xây dựng, trình phê duyệt và tổ chức áp dụng, kiểm soát việc áp dụng các quy định về canh tác, chế biến, bảo quản, quy trình sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý; xây dựng và quản lý việc sử dụng hệ thống tem, nhãn, bao bì sản phẩm, tổ chức triển khai các vấn đề quảng bá sản phẩm, áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật nhằm đảm bảo duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.
2.4 Quyền của Nhà nước trao cho các tổ chức, cá nhân quản lý, sử dụng chỉ dẫnđịa lý. địa lý.