Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (Trang 42)

II. Chế độ pháp lý về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

2.5.2 Biện pháp xử lý hành vi xâm phạm.

 Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp dân sự

Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự là hoạt động của Tòa án trong việc áp dụng các hậu quả pháp lý đối với cá nhân, tổ chức có hành vi xậm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của chủ thể quyền sở trí tuệ hoặc của tổ chức cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra, kể cả hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.36

Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ nói chung và đối với chỉ dẫn địa lý nói riêng, theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự thì tranh chấp về sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp huyện. Tuy nhiên, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 29, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 là tranh chấp về sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thì thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh. Ngoài ra, nếu tranh chấp mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài thì

thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án tỉnh. Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự (Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005) sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm

quyền sở hữu trí tuệ:

-Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; -Buộc xin lỗi, cải chính công khai; -Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; -Buộc bồi thường thiệt hại;

-Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu và vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.

Một khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ dẫn đến thiệt hại, cụ thể là đối với chỉ dẫn địa lý thì bên bị thiệt hại có quyền yêu cầu tòa án buộc người có hành vi xâm phạm phải bồi thường thiệt hại. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã quy định về các căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Điều 205.

Thiệt hại được xác định trên cơ sở là thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.

 Thiệt hại về vật chất do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý gây ra có thể được hiểu là bao gồm các tổn thất về tài sản, mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận; chi phí hợp lý để khắc phục, ngăn chặn thiệt hại. Tổn thất về tài sản được xác định theo mức độ giảm sút hoặc mất về giá trị tính được thành tiền của đối tượng bị xâm phạm.(qui định tại Điều 17, Nghị định 105/2006/NĐ- CP ngày 22

tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Nghị định 119/2010/NĐ -

CP ngày 30 tháng 12 năm 2010). Giá trị tính được thành tiền của đối tượng bị

xâm phạm được xác định theo giá trị đầu tư cho việc tạo ra và phát triển đối tượng chỉ dẫn địa lý như: chi phí nghiên cứu, quảng cáo, lao động…Mức giảm sứt về thu nhập, lợi nhuận được xác định dựa vào sự so sánh mức thu nhập, lợi nhuận; số lượng sản phẩm, hàng hóa; giá bán trên thị trường của sản phẩm trước và sau khi xảy ra hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý. Các chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý bao gồm các chi phí thuê dịch vụ giám định, chi phí thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời, chi phí cho việc tạm giữ, bảo quản…

 Thiệt hại về tinh thần do hành vi xâm phạm quyền đối với sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng là các thiệt hại được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w