II. Chế độ pháp lý về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.
204 LSHTT bao gồm tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng do ngườ
có hành vi xâm phạm gây ra. Mức độ thiệt hại về tinh thần được xác định trên cơ sở các tổn thất tinh thần thực tế mà chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý phải gánh chịu.
Căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý đã gây thiệt hại về vật chất cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường dựa theo căn cứ sau: Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất. Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất do không có căn cứ thì mức
bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại nhưng không quá năm trăm triệu đồng (Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ). Mức bồi thường thiệt hại về tinh thần thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Quy định các căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại tại Điều 205 Luật Sở hữu trí tuệ thực sự là một quy định có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, là cơ sở pháp lý rất quan trọng để tính toán thiệt hại trong các vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó, việc Luật Sở hữu trí tuệ quy định mức bồi thường theo luật định trong trường hợp không xác định được thiệt hại theo các căn cứ nhất định là phù hợp, làm giảm gánh nặng chứng minh cho nguyên đơn cũng như bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị thiệt hại.
Ngoài ra, nếu khi khởi kiện hoặc sau khởi kiện mà đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý hoặc hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu hủy nếu không được bảo vệ kịp thời thì có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hành chính.
Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (cụ thể là chỉ dẫn địa lý) bằng biện pháp hành chính là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm gây thiệt hại cho chủ sở hữu, người tiêu dùng; sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này thì theo yêu cầu của chủ sở hữu, của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát
hiện. Đây là khái niệm được rút ra từ quy định tại Điều 211 LSHTT và khoản 2, Điều 4, Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều Luật Sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, được sửa đổi bổ sung theo quy định của Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010. Ta thấy, có rất nhiều chủ thể có quyền yêu cầu xử lý xâm phạm bằng biện pháp hành chính. Đây là biện pháp áp dụng khá phổ biến và nhanh chóng, kịp thời để ngăn chặn thiệt hại và khắc phục hậu quả do chủ thể vi phạm gây ra vì biện pháp này không phải trải qua quy trình tố tụng lâu dài.
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ về chỉ dẫn địa lý tuân theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, được sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008, chẳng hạn như mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện kịp thời và phải bị đình chỉ ngay; việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật…
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính (Điều 15, Nghị định 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp) bao gồm: Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Cơ quan Thanh tra Thông tin và Truyền thông, Cơ quan Quản lý thị trường, Cơ quan Hải quan, Cơ quan Công an, Cục Quản lý cạnh tranh, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
-Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quy định quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp về chỉ dẫn địa lý, các hành vi xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh như vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý; vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra đối với chỉ dẫn địa lý, xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý…
-Cơ quan Thanh tra Thông tin và Truyền thông có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra đối với chỉ dẫn địa lý; các hành vi cạnh tranh không lành mạnh như đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng gây nhầm lẫn với chỉ dẫn địa lý của người khác được bảo hộ nhằm lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của chỉ dẫn địa lý tương ứng.
-Cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra đối với chỉ dẫn địa lý; xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý; sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý tại thị trường trong nước.
-Cơ quan Hải quan có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra đối với chỉ dẫn địa lý; vi phạm trong hoạt động quá cảnh, nhập khẩu hàng hóa.
-Cơ quan Công an có thẩm quyền xử lý vi phạm quy định về thanh tra, kiểm tra đối với chỉ dẫn địa lý; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang chỉ dẫn địa lý.
-Cục Quản lý cạnh tranh có thẩm quyền xử lý hành vi cạnh tranh không lành mạnh đối với chỉ dẫn địa lý.
-Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, huyện có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm đối với chỉ dẫn địa lý xảy ra tại địa phương do mình quản lý.
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả qui định tại
điều 214 LSHTT: Khi tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ nói
chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo
hoặc phạt tiền. Theo qui định tại Điều 22 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012: Cảnh cáo là hình thức được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản. Phạt tiền được áp dụng đối với các trường hợp không thuộc trường hợp áp dụng hình thức phạt cảnh cáo. Theo qui định tại khoản 1 điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ – CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, mức phạt tối đa áp dụng đối với cá nhân là 250 triệu đồng, tổ chức là 500 triệu đồng. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm mà quyết định mức phạt hợp lý theo đúng khung phạt được pháp luật quy định. Bên cạnh việc áp dụng hình phạt chính thì tổ chức, cá nhân xâm phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc cả hai hình thức phạt bổ sung như sau: tịch thu hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo; đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực vi phạm.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân xâm phạm có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
- Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể đối với chỉ dẫn địa lý. - Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm đối với chỉ
dẫn địa lý hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên vật liệu nhập khẩu được sử dụng để sản xuất kinh doanh hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa.
Xử lý hành vi xâm phạm bằng biện pháp hình sự.
Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói chung và chỉ dẫn địa lý nói riêng có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.40 Thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hình sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
Các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 1999, được sửa đổi bổ sung năm 2009 lên quan đến chỉ dẫn địa lý như: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả (Điều 156); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171)…
Khi bị xử lý về hình sự, người xâm phạm về chỉ dẫn địa lý có thể bị phạt tiền, cảnh cáo, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm hành nghề trong một thời gian nhất định, bị phạt tù hoặc tử hình. Tùy theo tính chất và mức độ xâm phạm mà áp dụng hình phạt khác nhau. Các hành vi vi phạm chỉ bị xử lý hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án nhưng chưa xóa án tích.
Áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới. Cơ quan hải quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, cụ thể là: tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý và kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý (Điều 216 LSHTT).
Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa
lý thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính. Kiểm tra, giám sát để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là biện pháp được tiến hành theo để nghị của chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý nhằm thu thập thông tin để thực hiện quyền yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan.
Người yêu cầu áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến chỉ dẫn địa lý có các nghĩa vụ được quy định tại Điều 217 LSHTT đó là: nộp đơn yêu cầu cho cơ quan hải quan và chứng minh mình là chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý bằng các tài liệu, chứng cứ; cung cấp đầy đủ thông tin để xác định hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm đối với chỉ dẫn địa lý hoặc để phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm, nộp lệ phí theo quy định. Người yêu cầu áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan phải nộp một khoản tiền bằng 20% giá trị lô hàng cần áp dụng biện pháp tạm dừng làm thủ tục hải quan. Nếu không thể xác định được giá trị lô hàng thì người yêu cầu phải nộp số tiền tối thiểu là 20 triệu đồng. Trong trường hợp hàng hóa bị kiểm soát không xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý thì người yêu cầu phải bồi thường thiệt hại và thanh toán các chi phí phát sinh cho người bị áp dụng biện pháp kiểm soát.
Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoặc trong thời hạn hai mươi tư giờ làm việc, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm xem xét, ra thông báo chấp nhận đơn đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nói trên (Điều 36, Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều Luật Sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, được sửa đổi bổ sung theo quy định của Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010). Khi đơn yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan được chấp nhận thì cơ quan hải quan ra
quyết định tạm dừng thủ tục hải quan đối với lô hàng và thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là mười ngày làm việc kể từ ngày người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan nhận được thông báo của cơ quan hải quan về việc tạm dừng làm thủ tục hải quan. Nếu kết thúc thời hạn nói trên mà người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không khởi kiện dân sự và cơ quan hải quan không ra quyết định thủ lý vụ việc theo thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với người xuất khẩu, nhập khẩu lô hàng thì cơ quan hải quan có trách nhiệm tiếp tục làm thủ tục hải quan cho lô hàng; buộc người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục bồi thường cho chủ lô hàng toàn bộ thiệt hại do yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra và phải thanh toán các chi phí lưu kho, lưu bãi, bảo quản hàng hóa và các chi phí phát sinh khác; hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan khoản tiền bảo đảm còn lại sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ bồi thường và thanh toán các chi phí trên (Điều 218 LSHTT).