Biện pháp tự bảo vệ

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (Trang 39)

II. Chế độ pháp lý về bảo hộ chỉ dẫn địa lý.

2.5.1 Biện pháp tự bảo vệ

Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam được quy định tại Điều 9 và quyền tự bảo vệ tài sản tại Điều 255 Bộ

luật Dân sự 2005 và được cụ thể hóa tại Điều 198 của LSHTT.

Biện pháp tự bảo vệ là biện pháp thể hiện sự tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ pháp luật. Nó thể hiện sự chủ động trong việc áp dụng một số biện pháp mà không phụ thuộc vào bất kỳ một thủ tục nào. Nếu xảy ra tranh chấp các bên tự hòa giải, thương lượng với nhau để giải quyết tranh chấp mà không cần phải theo một trình tự tố tụng nào, không phụ thuộc vào sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nó sẽ giải quyết được nhanh chóng và ngăn chặn, chấm dứt hành vi xâm phạm trong thời hạn sớm, giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí. Dù vậy do tính chất là tự giải quyết, không có sự can thiệp của cơ quan nhà nước nên không có tính cưỡng chế dẫn đến có thể người có hành vi xâm phạm không chịu chấm dứt hành vi xâm phạm của mình dẫn đến chưa phát huy một cách tốt nhất trên thực tế.

Chủ thể quyền đối với chỉ dẫn địa lý có quyền áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền đối với chỉ dẫn địa lý của mình:

- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm chỉ dẫn địa lý. Sử dụng biện pháp này nhằm đánh dấu, nhận biết, phân biệt, bảo vệ sản phẩm được bảo hộ, ngăn chặn hành vi tiếp cận đối với sản phẩm. Tuy nhiên biện pháp ngăn ngừa này vẫn không phát huy tối đa hiệu quả bảo hộ vì vậy khi có hành vi xâm phạm.

- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi đó, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại. Khi phát hiện có hành vi xâm phạm đối với chỉ dẫn địa lý thì chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân có quyền quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm để họ biết rằng hành vi đó là xâm phạm quyền của mình và trong văn bản nên đưa ra các thông tin về văn bằng bảo hộ, phạm vi và thời hạn bảo hộ để bên có hành vi xâm phạm biết rõ. Ngoài ra cần ấn định một thời cụ thể để bên có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi đó.

- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm như Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường…Khi đã có văn bản yêu cầu người xâm phạm chấm dứt hành vi, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại nhưng người xâm phạm vẫn không chấm dứt, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại thì người bị xâm phạm gửi đơn yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm đó. Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi xâm phạm mà đơn yêu cầu được gửi đến các cơ quan khác nhau. Ví dụ đơn khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý thì gửi đến Tòa án để giải quyết; đơn yêu cầu tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị nghi ngờ xâm phạm thì gửi đến cơ quan Hải quan.

Đơn yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý

Nội dung chủ yếu của đơn bao gồm: - Ngày, tháng, năm làm đơn;

- Tên, địa chỉ của người làm đơn; tên cơ quan nhận đơn; tên địa chỉ của người xâm phạm hoặc người bị nghi ngờ là xâm phạm; tên của người làm chứng nếu có;

- Thông tin về quyền đối với chỉ dẫn địa lý bị xâm phạm như loại quyền, đối tượng quyền…bị xâm phạm;

- Thông tin về hành vi xâm phạm như ngày, tháng, năm và nơi xảy ra xâm phạm, sản phẩm xâm phạm, hành vi xâm phạm;

- Nội dung yêu cầu;

- Các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn; - Chữ ký của người làm đơn.

Tiếp nhận và giải quyết đơn yêu cầu xử lý xâm phạm

Theo Điều 27 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 thì khi nhận được đơn yêu cầu xử lý vi phạm, cơ quan tiếp nhận đơn có trách nhiệm thực hiện các công việc như xác định thẩm quyền xử lý vi phạm, nếu yêu cầu xử lý vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan khác thì hướng dẫn nộp đơn thực hiện việc nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền; kiểm tra tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn. Trong thời hạn mười ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm, cơ quan xử lý vi phạm có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo. Nếu đơn yêu cầu xử lý vi phạm chưa cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ thì cơ quan có thẩm quyền xử lý yêuﭠЯầu người nộp đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc giải trình trong thời hạn tối đa là ba mươi ngày, kể từ ngày yêu cầu. Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đáp ứng yêu cầu thì cơ quan có thẩm quyền thông báo cho tổ chức, cá nhân yêu cầu xử lý vi phạm về thời gian, thủ tục và biện pháp xử lý.

Cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm từ chối yêu cầu xử lý xâm phạm trong các trường hợp sau đây:

- Người yêu cầu xử lý vi phạm không đáp ứng yêu cầu của cơ quan xử lý vi phạm về tài liệu, chứng cứ để chứng minh;

- Hết thời hiệu xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật;

- Kết quả xác minh của cơ quan xử lý vi phạm hoặc cơ quan công an cho thấy không có vi phạm như mô tả trong đơn yêu cầu xử lý vi phạm;

- Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc không đủ căn cứ xử lý vi phạm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w