Thành tựu về giảm nghèo trong thời gian qua:

Một phần của tài liệu Các giải pháp tối ưu hóa của các hoạt động tín dụng của các ngân hàng dành cho người nghèo.pdf (Trang 29 - 31)

I. Vấn đề người nghèo ở Việt Nam:

a.Thành tựu về giảm nghèo trong thời gian qua:

Trong những năm qua, Việt Nam được thế giới chú ý bởi những thành tựu trong công tác xóa đói, giảm nghèo và nâng cao mức sống của người dân:

- Về chuẩn nước nghèo, chúng ta phấn đấu đưa GDP bình quân đầu

người vượt qua ngưỡng 750 USD, còn ngưỡng người nghèo, nước ta đã từng bước nâng chuẩn người nghèo lên. Trước năm 1995, ngưỡng nghèo đói ở nước ta quy định 15 kg gạo mỗi người/tháng, từ năm 1995 quy định chi tiết hơn, hộ đói 13 kg gạo hoặc 40.000 đồng mỗi người/tháng, hộ nghèo phân ra thành thị và nông thôn, thành thị 90.000 đồng, tương đương 25 kg gạo, ở nông thôn đồng bằng 70.000 đồng (20 kg gạo), nông thôn miền núi, hải đảo 50.000 đồng (15 kg gạo) mỗi người mỗi tháng. Đến năm 2000, chuẩn nghèo đói không tính bằng hiện vật nữa mà tính bằng tiền, ở thành thị - 150.000 đồng, nông thôn đồng bằng

http://svnckh.com.vn 26

- 100.000 đồng, nông thôn miền núi, hải đảo - 80.000 đồng tính bình quân đầu người/tháng. Ngay cả với chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo cũng từng bước được giảm xuống, năm 2001 còn 17,2%, năm 2002 còn 13%, năm 2003 còn 11%, năm 2004 còn 9%. Năm 2005, chuẩn nghèo nâng lên cho sát với chuẩn quốc tế, với ngưỡng nghèo là 180.000 đồng, 220.000 đồng và 250.000 đồng thì tỷ lệ hộ nghèo tăng lên tới 26%. Từ chuẩn nghèo mới này, việc phấn đấu giảm nghèo sẽ có ý nghĩa hơn nhưng cũng sẽ khó khăn và quyết liệt hơn.

- Thành tựu và kết quả cụ thể về xóa đói, giảm nghèo trong thời kỳ đổi mới, đặc biệt trong 5 năm gần đây (2001 - 2005) đã được khẳng định là to lớn, không chỉ được nhân dân cả nước nhìn nhận mà các tổ chức quốc tế cũng thừa nhận. Liên hợp quốc cũng đánh giá rằng chúng ta không chỉ nâng cao mức sống của người dân mà còn đạt được nhiều thành tựu tiến bộ trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, nâng cao tuổi thọ người dân và giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ… Từ năm 2001 đến nay, với vốn đầu tư 14.695 tỉ đồng, chương trình 134 đã hỗ trợ các hộ nghèo được vay vốn ưu đãi, cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và trợ giúp về giáo dục cho trẻ em nghèo. Còn chương trình 135, với tổng mức đầu tư khoảng 5.600 tỉ đồng trong giai đoạn 1998 - 2003, đã hỗ trợ việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho 2.362 xã nghèo, vùng sâu, vùng xa. Theo số liệu của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hiện nay trên cả nước còn 417.300 căn nhà ở trong tình trạng dột nát. Đã có 7 tỉnh, thành phố cơ bản xóa xong nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ nghèo, 7 tỉnh khác cũng đang cố gắng triển khai và hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo trong năm tới.

- Về chương trình mục tiêu quốc gia, chúng ta đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, xây dựng được các nhóm hành động:

+ Nhóm giải pháp tạo môi trường giúp người nghèo cải thiện điều kiện sống, điều kiện sản xuất thông qua nguồn vốn đầu tư đáng kể của Nhà nước để xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu như đường giao thông, trường học, trạm y tế, hệ thống hồ đập, kênh mương thuỷ lợi, nước sinh hoạt, điện sinh hoạt, chợ… ở các xã đặc biệt khó khăn về điều kiện kinh tế để phát triển sản

http://svnckh.com.vn 27

xuất, phát triển ngành nghề, tạo mở việc làm nhằm tăng thu nhập bao gồm hỗ trợ đất sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn, cho vay vốn tín dụng ưu đãi; nhóm giải pháp tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở.

+ Nhóm giải pháp về thực hiện: Bao gồm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ xoá đói giảm nghèo, xây dựng các mô hình xoá đói giảm nghèo ở các vùng đặc thù, công tác truyền thông, kiểm tra giám sát chương trình.

Với quan điểm nhất quán đi đôi với tăng trưởng kinh tế cao, ổn định phải gắn với mục tiêu xoá đói giảm nghèo bền vững hàng loạt chủ trương, chính sách xoá đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ ở tất cả các địa phương với đa nguồn kinh phí, đã cải thiện đáng kể diện mạo nghèo đói ở các vùng, miền trong cả nước, đặc biệt khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Những nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân đã góp phần làm giảm nhanh tỉ lệ đói nghèo của cả nước trong 5 năm qua từ 17,18% năm 2001 xuống còn khoảng 7% vào cuối năm 2005, đời sống vật chất, tinh thần của đại đa số nhân dân được cải thiện rõ nét nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Bộ mặt nông thôn Việt Nam, đặc biệt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn có nhiều khởi sắc và có sự thay đổi đáng kể, nhất là hạ tầng cơ sở thiết yếu phục vụ cho phát triển sản xuất, đời sống dân sinh. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo được nâng cao nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc ở miền núi và phụ nữ nghèo…

Một phần của tài liệu Các giải pháp tối ưu hóa của các hoạt động tín dụng của các ngân hàng dành cho người nghèo.pdf (Trang 29 - 31)