Về mạng lưới hoạt động và tổ chức quản lý của ngân hàng

Một phần của tài liệu Các giải pháp tối ưu hóa của các hoạt động tín dụng của các ngân hàng dành cho người nghèo.pdf (Trang 42 - 43)

III. Các hoạt động cho vay tín dụng dành cho người nghèo của các ngân hàng

3.2.1 Về mạng lưới hoạt động và tổ chức quản lý của ngân hàng

http://svnckh.com.vn 39

Sau những năm hoạt động gần đây, ngân hàng đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị - xã hội từ Trung ương đến địa phương để từng bước kiện toàn mạng lưới tổ chức, hoạt động rộng khắp cả nước gồm 64 Ban đại diện hội đồng quản trị và chi nhánh cấp tỉnh, 744 Ban đại diện hội đồng quản trị và 603 Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện, 8.749 điểm giao dịch lưu động cấp xã, 197.507 Tổ Tiết kiệm và vay vốn (Tổ TK&VV) tại các thôn, bản. Ngân hàng cũng huy động được các nguồn lực tài chính đa dạng và tập trung các chương trình tín dụng ưu đãi về một đầu mối. Việc cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách chủ yếu được thực hiện theo phương thức ủy thác từng phần qua 4 tổ chức chính trị - xã hội (Hội Phụ nữ, Nông dân, CCB, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh), với hơn 190 ngàn Tổ TK&VV trong cộng đồng dân cư. Các mô hình hoạt động này mang nhiều ưu điểm vì nó đã giúp ngân hàng tiết kiệm tối đa nhân lực mà vẫn đạt được những thành tựu lớn:

Cho vay hộ nghèo: Ngân hàng CSXH đã cho vay trên 4 triệu hộ nghèo, 1,7 triệu hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thông qua 14 chương trình tín dụng ưu đãi (gồm 10 chương trình từ nguồn vốn trong nước và 4 chương trình nhận ủy thác của nước ngoài) với tổng dư nợ tín dụng đạt gần 35.000 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi của NHCSXH đã giúp 1,2 triệu hộ gia đình thoát khỏi ngưỡng nghèo, 1,4 triệu lao động có việc làm mới, trên 470 ngàn hộ được sử dụng nước sạch và công trình vệ sinh, trên 500 ngàn học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có tiền trang trải chi phí học tập, 143 ngàn hộ gia đình ở vùng khó khăn (VKK) có vốn để sản xuất, kinh doanh (SXKD)... Kết quả này đã góp phần quan trọng làm giảm tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam xuống còn 14,7% vào cuối năm 2007 và được các tổ chức quốc tế và bạn bè thế giới đánh giá là một hình mẫu trong XĐGN, một trong những thành công quan trọng nhất trong sự nghiệp đổi mới đất nước của Việt Nam bởi đi liền với phát triển, tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã thực hiện tốt công bằng xã hội và XĐGN.

Một phần của tài liệu Các giải pháp tối ưu hóa của các hoạt động tín dụng của các ngân hàng dành cho người nghèo.pdf (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)