III. Các hoạt động cho vay tín dụng dành cho người nghèo của các ngân hàng
3.2.5. Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp khác
+ Mục tiêu:
Ngân hàng có thể san sẻ các khoản rủi ro của mình với các doanh nghiệp khác bằng cách hợp tác với họ. Phương pháp này không chỉ giúp giảm rủi ro mà một phần nào đó nâng cao hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
+ Các giải pháp:
- Nhà nước và ngân hàng trung ương sẽ rút dần trợ cấp tới một mức độ cho phép nhất định đối với ngân hàng cho người nghèo để vừa có thể quản lý một cách tổng thể vừa có thể kết hợp quản lý với chủ thể là tư nhân.
Khi Nhà nước trợ cấp toàn bộ cho khu vực ngân hàng dành cho người nghèo thì tính minh bạch và tính chuyên môn hoá trong quản lý tài chính sẽ bị hạn chế.
http://svnckh.com.vn 55
Do đó Nhà nước nên nhường lại một phần vai trò của mình cho các chủ thể tư nhân. Bởi thực tế ngân hàng Grameen đã chứng minh được hiệu quả quản lý rất tốt trong vai trò là một ngân hàng tư nhân, được sự ủng hộ nhiệt tình của Nhà nước. Ngoài ra, phụ nữ nghèo một khi có thu nhập, họ thường tiết kiệm và quản lý tiền rất chặt. Vì vậy nên để phụ nữ làm chủ các khoản vay vi mô và quản lý chính ngân hàng của họ bằng cách biến chính những khách hàng này thành cổ đông của ngân hàng.
Khi đó, sự kết hợp theo chiều dọc (từ Trung ương đến địa phương) kết hợp với sự kết hợp theo chiều ngang Nhà nước – tổ chức tư nhân - người nghèo sẽ tạo thành một khối quản lý chặt chẽ, nguồn vốn sẽ được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích.
- Hợp tác với một số công ty bảo hiểm khác: Các ngân hàng cho vay tín dụng cho người nghèo có thể liên kết với một số công ty bảo hiểm khác để cung cấp các dịch vụ bảo hiểm cho khách hàng của mình. Phương thức hợp tác với bên ngoài này có thể giúp san sẻ rủi ro của ngân hàng sang các tổ chức khác, tránh dẫn đến những ảnh hưởng quá lớn từ các khoản nợ khó đòi lên hoạt động tài chính của ngân hàng.