III. Các hoạt động cho vay tín dụng dành cho người nghèo của các ngân hàng
3.1.3 Phương thức tiếp cận khoản vay, kiểm tra, giám sát của ngân hàng:
100078 131628 158413 190657 231826 305671 0 100000 200000 300000 400000 2 002 2003 2004 2005 2006 2007 năm
Sơ đồ tăng trưởng nguồn vốn
Nhìn vào sơ đồ tăng trưởng nguồn vốn, ta nhận thấy nguồn vốn của ngân hàng tăng dần và tương đối đều theo các năm. Năm 2007, nguồn vốn ngân hàng đạt 305.671 tỷ đồng, tăng 3,18% so với năm 2006 và gấp 3,05 lần so với năm 2002. Nhìn chung, nguồn vốn của ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của người nghèo đạt chỉ tiêu của chính phủ đề ra. Ngân hàng NN & PTNT cũng đã có khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước như tiền gửi của khách hàng là 76%, vay tổ chức tín dụng 5,8%..., nhưng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhiều 8,5%. Theo chuẩn mực quốc tế, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tăng từ 1.106 tỷ đồng năm 2006 lên 4.515 tỷ đồng năm 2007. Như vậy, ngân hàng NN & PTNT đã có những bước phát triển đầu tiên trở thành tổ chức tài chính bền vững, có tham gia hoạt động kinh doanh chứ không chỉ nhận trợ cấp từ chính phủ.
3.1.3 Phương thức tiếp cận khoản vay, kiểm tra, giám sát của ngân hàng: hàng:
Người nghèo chủ yếu tiếp cận khoản vay của ngân hàng thông qua chính quyền địa phương và các chương trình, chính sách của chính phủ. Hầu như tất cả
11
http://svnckh.com.vn 38
các khoản vay tín dụng mà người nghèo muốn được vay phải thông qua một loạt các chứng nhận của địa phương, hoặc phải có các tổ chức đứng sau đảm bảo uy tín. Người nghèo vay vốn phải chủ động tìm đến ngân hàng, chủ động vay vốn. Cách tiếp cận ngân hàng này cũng đạt những hiệu quả: Cuối năm 2007, ngân hàng đã đầu tư cho hơn 9 triệu hộ vay tín dụng với số vốn gần 135.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 55,5% tổng số dư nợ. Các chương trình cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng 40%, còn cho vay dài hạn và trung hạn chiếm 60%. Các khoản vay tín dụng chủ yếu là ngắn hạn nên cũng giảm bớt rủi ro cho ngân hàng.
Ngân hàng quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động sử dụng vốn hiệu quả của người nghèo cũng chủ yếu thông qua báo cáo của các chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương là người am hiểu người nghèo và phong tục làm ăn ở đoa nhất nên sẽ quản lý tốt hiệu quả sử dụng vốn của người nghèo. Ngân hàng cũng tiết kiệm được chi phí khi kiểm tra và đánh giá người nghèo. Nhưng đôi khi do trình độ nhận thức của các cán bộ địa phương chưa tốt nên dẫn đến quản lý hiệu quả nguồn vốn vay chưa tốt.