VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL

40 2.5K 10
VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

V ẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL PHẦN MỞ ĐẦU Trong thời đại kinh tế cạnh tranh gay gắt hiện nay, việc cắt giảm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp là việc mà tất cả mọi doanh nghiệp đều phải tính đến và tìm mọi cách để thực hiện một cách tốt nhất. Trong quá trình sản xuất, cung ứng vật tư, nguyên phụ liệu, vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một quy trình quản lý sản xuất đặc trưng cho doanh nghiệp mình, phù hợp với nguồn lực trình độ quản lý, khả năng tài chính, trình độ nguồn nhân lực…nhằm mang lại hiệu suất lao động cao nhất, linh hoạt nhất, rút ngắn thời gian lưu kho, đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất có thể. Một thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây là quản trị chuỗi cung ứng. Thuật ngữ này đối với các doanh nghiệp Việt Nam thì chưa thật phổ biến, nhưng trên thế giới thì việc áp dụng quản trị chuỗi cung ứng đã trở thành bí quyết mang đến thành công của những công ty, tập đoàn hàng đầu trên thế giới như Wal-Mart, TOYOTA, DELL…như vậy chuỗi cung ứng là gì? Nó gồm có những công đoạn như thế nào? Và ứng dụng trong doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả nhất? Lean Manufacturing là một triết lý sản xuất, rút ngắn khoảng thời gian từ khi nhận được đơn hàng của khách hàng cho đến khi giao các sản phẩm hoặc chi tiết bằng cách loại bỏ mọi dạng lãng phí. Sản xuất tiết kiệm giúp giảm được các chi phí, chu trình sản xuất và các hoạt động phụ không cần thiết, không có giá trị, khiến cho công ty trở nên cạnh tranh, mau lẹ hơn và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. DELL đã vận dụng triết lý Lean Manufacturing vào hoạt động quản trị của công ty mình một cách hoàn hảo và đã mang lại hiệu quả tuyệt vời cho công ty của mình Nhằm hiểu rõ sâu hơn về nội dung của môn học quản trị logistics và chuỗi cung ứng, nhóm chúng tôi nghiên cứu đề tài “ VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL” làm tiểu luận GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 1 V ẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL của môn học; qua đó có cái nhìn thực tế hơn về việc vận dụng triết lý của Lean manufacturing vào thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. 1. Mục tiêu đề tài: • Tìm hiểu khái niệm, quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lean trong sản xuất, các yếu tố để tiến hành thành công lean trong sản xuất. Hệ thống hóa lại các lý luận cơ bản về chuỗi cung ứng. • Nghiên cứu việc vận dụng lean manufacturing vào sự thành công của DELL, từ đó liên hệ với doanh nghiệp việt Nam. 2. Giới hạn đề tài: • Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận là phân tích các khái niệm, quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc lean trong sản xuất của doanh nghiệp. • Nghiên cứu chuỗi cung ứng của Dell để thấy được việc vận dụng Lean manufacturing trong chuỗi cung ứng. 3. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp mô tả, thống kê, phân tích, tổng hợp, định tính GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 2 V ẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ LEAN MANUFACTURING 1.1. Khái niệm Lean Manufacturing Lean Manufacturing, còn gọi là Lean Production (tạm dịch là Sản Xuất Tinh Gọn), là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian sản xuất. 1.2. Quan điểm chính của Lean manufacturing . Sáng tạo trước khi bỏ vốn: Lean quan tâm đến tập hợp sáng kiến và giải pháp của cả nhóm thay vì đầu tư với chi phí vốn lớn. Những người làm việc trong cùng quá trình phải cùng nhau thảo luận để khai thách những kinh nghiệm, kỹ năng và trí óc của tập thể nhằm tạo ra kế hoạch giảm lãng phí và có các cải tiến quá trình. . Áp dụng ngay một giải pháp tuy chưa hoàn hảo nhưng đúng lúc thì tốt hơn là áp dụng một giải pháp hoàn thiện nhưng lại muộn. Cần tiến hành kịp thời. . Lưu kho không phải là có tài sản dự trữ mà là lãng phí hoặc phải mất chi phí. . Sử dụng phương pháp Hoạch định – Tiến hành – Kiểm tra – Khắc phục để triển khai các cải tiến cả khi phát triển và sửa đổi. . Khi đã được bắt đầu thì sẽ phải tiến hành liên tục lean vì nó là quá trình không có điểm kết thúc. . Thông thường, tới 95% thời gian sản xuất chính (lead time) không tăng giá trị. Rút ngắn khoảng cách giữa thời gian sản xuất chính với thời gian quá trình thực sự bằng cách loại bỏ thời gian và các kết quả không gia tăng giá trị về cả chi phí và thời gian chu trình. . Henrry ford – người sáng lập ra hãng ô tô ford đã nhận thấy điều này từ năm 1926, khi ông nói: một trong những thành tựu đáng giá nhất khi giữ được giá các GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 3 V ẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL sản phẩm của ford thấp là thu ngắn dần chu trình sản xuất. Một chi tiết càng dài và càng chuyển động trong quá trình sản xuất thì chi phí tối ưu của nó càng lớn. 1.3. Mục tiêu của Lean Manufacturing: a. Phế phẩm và sự lãng phí - Giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình không cần thiết, bao gồm sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào, phế phẩm có thể ngăn ngừa, chi phí liên quan đến tái chế phế phẩm, và các tính năng trên sản phẩm vốn không được khách hàng yêu cầu; b. Chu kỳ sản xuất - Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản phẩm; c. Mức tồn kho - Giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất, nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn đồng nghĩa với yêu cầu vốn lưu động ít hơn; d. Năng suất lao động - Cải thiện năng suất lao động, bằng cách vừa giảm thời gian nhàn rỗi của công nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc (không thực hiện những công việc hay thao tác không cần thiết); e. Tận dụng thiết bị và mặt bằng - Sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu suất sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng máy; f. Tính linh động – Có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất. g. Sản lượng – Nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm thiểu ùn tắc và thời gian dừng máy, công ty có thể gia tăng sản lượng một cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có. Hầu hết các lợi ích trên đều dẫn đến việc giảm giá thành sản xuất – ví dụ như, việc sử dụng thiết bị và mặt bằng hiệu quả hơn dẫn đến chi phí khấu hao trên đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn, sử dụng lao động GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 4 V ẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL hiệu quả hơn sẽ dẫn đến chi phí nhân công cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn và mức phế phẩm thấp hơn sẽ làm giảm giá vốn hàng bán. Một cách hiểu khác về Lean Manufacturing đó là việc nhắm đến mục tiêu: với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn – ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn. Khi công ty Lantech, một công ty sản xuất thiết bị của Mỹ hoàn tất việc triển khai Lean năm 1995, công ty cho biết đã đạt được các cải tiến sau so với hệ thống sản xuất theo lô sản phẩm trong năm 1993: • Mặt bằng sản xuất trên mỗi máy giảm 45%; • Phế phẩm giảm 90% • Chu kỳ sản xuất giảm từ 16 tuần xuống còn 5 ngày 14 giờ; và • Thời gian giao hàng giảm từ 4-20 tuần xuống còn 1- 4 tuần. 1.4. Nguyên tắc của Lean Manufacturing Các nguyên tắc chính trong Lean Manufacturing có thể được tóm tắt như sau: a. Nhận thức về sự lãng phí – Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì không làm tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ. Ví dụ như việc vận chuyển vật liệu giữa các phân xưởng là lãng phí và có khả năng được loại bỏ. b. Chuẩn hoá quy trình – Lean đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là Quy Trình Chuẩn, trong đó ghi rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho tất các thao tác do công nhân thực hiện. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện công việc. Việc chuẩn hoá quy trình trong Lean Manufacturing bao gồm một số thành phần chính: • Trình tự công việc chuẩn – Đây là trình tự một người công nhân phải tuân thủ khi thực hiện công việc, bao gồm các thao tác và các bước thực hiện công việc. Việc mô tả rõ ràng giúp đảm bảo rằng tất cả các công nhân đều thực hiện công việc theo cách thức tương tự nhau và hạn chế các sai biệt GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 5 V ẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL vốn có khả năng gây ra phế phẩm. Trong điều kiện lý tưởng, việc chi tiết hoá công việc chỉ rõ từng bước thao tác cho mỗi công nhân. Ví dụ với công đoạn cắt gỗ, trình tự công việc chuẩn sẽ mô tả từ chi tiết cắt và các bước thao tác như chuẩn bị máy, chỉnh dao cắt, cách nâng giữ và đưa vật liệu qua máy và thời gian xử lý công việc. Đối với công đoạn lắp ráp, bảng mô tả cần liệt kê chi tiết từng bước thao tác thực hiện việc lắp ráp cho mỗi loại sản phẩm. • Thời gian chuẩn – Takt time (nhịp độ) là tần suất một sản phẩm được làm ra. Takt time được sử dụng để mô tả rõ ràng và theo dõi tốc độ một quy trình cần được duy trì ở các công đoạn khác nhau. Đối với các nhà sản xuất lean, takt time của mỗi quy trình sản xuất được chủ động điều phối và giám sát để duy trì một luồng sản xuất liên tục. • Mức tồn kho chuẩn trong quy trình – Đây là lượng nguyên liệu tối thiểu, bao gồm lượng nguyên liệu đang được xử lý trên chuyền, cần có để giữ một cell hay quy trình hoạt động ở cường độ mong muốn. Mức tồn kho chuẩn nên được xác định rõ ràng vì rất cần thiết phải duy trì lượng nguyên liệu tối thiểu này trong chuyền để không gây ra sự đình trệ cho quy trình do thiếu nguyên liệu. Đây là yếu tố dùng để tính toán khối lượng và tần số của lệnh sản xuất (hay Kanban) cho các nguồn cung cấp từ công đoạn trước. c. Quy trình liên tục – Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. d. Sản xuất “Pull” – Còn được gọi là Just-in-Time (JIT), sản xuất Pull chủ trương chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến. Sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp. e. Chất lượng từ gốc – Lean nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trình sản xuất. GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 6 V ẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL f. Liên tục cải tiến – Lean đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực của công nhân trong quá trình cải tiến liên tục. 1.5. Các công cụ và kỹ thuật được sử dụng để giới thiệu, duy trì và cải tiến hệ thống Lean Các công cụ và kỹ thuật được sử dụng để giới thiệu, duy trì và cải tiến hệ thống lean được xem như là các khối xây dựng lean, bao gồm: a. 5S: Năm bước được đưa vào hệ thống này nhằm tổ chức nơi làm việc và tiêu chuẩn hoá đều bắt đầu bằng các chữ S trong tiếng Nhật (Serri – Sàng lọc, Seiton – Sắp xếp, Seiso – Sạch sẽ, Seiketsu – Săn sóc, Shitsuke – Sẵn sàng). • Sàng lọc: Phân loại những gì cần thiết và những gì không cần thiết để những thứ thường được cần đến luôn có sẵn gần kề và thật dễ tìm thấy. Những món ít khi hay không cần dùng đến nên được chuyển đến nơi khác hay bỏ đi. • Sắp xếp: Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự để dễ lấy. Mục tiêu của yêu cầu này là giảm đến mức tối thiểu số thao tác mà công nhân thực hiện cho một công việc. Ví dụ, hộp công cụ cho công nhân hay nhân viên bảo trì có nhu cầu cần sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Trong hộp công cụ, từng dụng cụ được xếp ở một nơi cố định hoặc có đánh số, ký tự để người sử dụng có thể nhanh chóng lấy được công cụ mình cần mà không mất thời gian tìm kiếm. Cách sắp xếp này cũng có thể giúp người sử dụng ngay lập tức biết được dụng cụ nào đã bị thất lạc. • Sạch sẽ: Giữ các máy móc và khu vực làm việc sạch sẽ nhằm ngăn ngừa các vấn đề phát sinh do vệ sinh kém. Trong một số ngành, bụi bẩn là một trong những tác nhân chính gây lỗi cho bề mặt hay nhiễm bẩn màu trên sản phẩm. Để tăng ý thức về mức độ bụi bẩn, một số công ty cho sơn nơi làm việc và thiết bị với màu sáng đồng thời tăng độ chiếu sáng nơi làm việc; hạn chế nguồn gây dơ bẩn, bừa bãi và đồng thời tăng cường “ý thức lau chùi” đến mọi người. • Săn sóc: duy trì thành quả đạt được từ 3 bước trên và liên tục phát triển 3S Sàng lọc – Sắp xếp – Sạch sẽ mọi lúc mọi nơi. Trong khâu này đòi hỏi GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 7 V ẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL phải tuân thủ nguyên tắc 3 không: không có vật dụng, không bừa bãi, không dơ bẩn. • Sẵn sàng: Đưa 3 công việc trên trở thành việc áp dụng thường xuyên bằng cách quy định rõ các thủ tục thực hiện các công việc sàng lọc, sắp xếp và giữ sạch sẽ; đồng thời phải rèn luyện nhân viên ý thức tuân thủ 3S đầu tiên một cách tự giác tự nguyện. b. Các kiểm soát trực quan: tất cả các hoạt động sản xuất, lắp đặt, trang bị và các chỉ số được đưa lên bảng tin để mọi người có liên quan có thể hiểu ngay được thực trạng của hệ thống. c. Vẽ lưu đồ sản xuất: bố trì của nhà máy được thiết kế để có thể vận hành tối ưu. d. Công việc được chuẩn hóa: Việc thực hiện một mục tiêu phải nhất quán với các phương pháp đã được miêu tả mà không gây lãng phí và phải định hướng theo chuyển động của nhân viên. e. Giảm quy mô mẻ sản xuất thử nghiệm: quy mô mẻ hàng tốt nhất là sản xuất một loại hàng. Nếu không phù hợp thì giảm quy mô mẻ hàng đó đến mức nhỏ nhất nếu có thể. f. Các nhóm: trong môi trường lean, trọng tâm đặt vào làm việc theo nhóm, cho dù là các nhóm cải tiến hay các nhóm làm việc hàng ngày. g. Chất lượng ngay từ nguồn: Việc kiểm tra và kiểm soát quá trình được tiến hành bởi những công nhân sản xuất trực tiếp. Do vậy, sản phẩm đạt mới được chuyển tới quá trình tiếp theo. h. Lưu trữ trong kho: Nguyên vật liệu, các phụ tùng, thông tin, công cụ, các tiêu chuẩn và quy trình làm việc được giữ nơi mà họ cần. i. Thay đổi nhanh: Khả năng thay đổi công cụ và thiết bị nhanh chóng (thông thường tính theo đơn vị phút) cho phép nhiều loại sản phẩm khác nhau trong các mẻ nhỏ hơn có thể được sản xuất liên tục trên cùng thiết bị. j. Lực kéo và kanban: theo hệ thống sản xuất liên tục này và các hướng dẫn giao hàng từ các hoạt động từ trên xuống và từ dưới lên, nhà cung ứng từ trên xuống sẽ không sản xuất cho tới khi khách hàng từ dưới lên có dấu hiệu là có nhu cầu, sử dụng hệ thống kanban. GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 8 V ẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL k. Lưu đồ: Mục đích của toàn bộ lưu đồ sản xuất là để liên kết một cách cơ học và sắp xếp các bước thủ công và các quá trình máy mọc sao cho có được sự kết hợp hiệu quả nhất. Từ đó, tối đa hóa giá trị gia tăng và giảm thiểu hóa được các lãng phí. l. Bảo dưỡng năng suất toàn diện: Chiến lượng bảo dưỡng thiết bị theo lean tối đa hóa được hiệu suất thiết bị tổng thể. Một khối xây dựng tương tác với nhau và có thể được áp dụng cái nọ trước, cái kia sau. Bên cạnh đó còn có thể áp dụng các phương pháp khác như JIT, phát hiện sai lỗi (poke – yoke), tự động hóa (jikoda) và cải tiến thường xuyên (kaizen). 1.6. Các yếu tố cần thiết để tiến hành thành công Lean Các nhà lãnh đạo biết rằng không thể đứng yên trước cuộc cạnh tranh toàn cầu bởi vì cách đối thủ không giậm chân tại chỗ mà đang cải tiến quá trình và hệ thống của họ để bắt kịp bạn. Nếu không cải tiến, không sớm thì muộn các đối thủ cạnh tranh sẽ qua mặt dẫn đến mất thị phần, doanh thu bán hàng cũng như lợi nhuận tổn hại. Quản lý việc hoạch định và triển khai hợp lý là những bí quyết để đạt được thành công lâu cài khi triển khai Lean. Lean không phải là sự thay đổi nhanh chóng. Thành công đòi hỏi không chỉ các kinh nghiệm quả lý sự thay đổi mà còn cả sự tích hợp lean và chiến lược kinh doanh tổng thể. Cần tránh hội chứng cho rằng chỉ cần vài tuần là tiến hành được Lean. Việc tiến hành Lean có thể không dành cho tất cả mọi người vì thế một kế hoạch tổng thể cẩn thận, rõ ràng dựa trên phân tích chi phí – lợi nhuận là bước tiên quyết có ích. Các lợi ích to lớn từ việc áp dụngLlean trước tiên xuất phát từ việc tập trung vào quá trình bạn có, các sản phẩm mà bạn làm, môi trường nơi bạn đang vận hành, tình huống cạnh tranh bạn đang phải đối mặt và sự cần thiết sử dụng đúng kỹ thuật đúng lúc. Để áp dụng thành công, các lãnh đạo cấp cao phải đóng vai trò tích cực trong nhiều lĩnh vực: - Xây dựng 1 phương pháp tiếp cận có hoạch định để tiến hành lean (không phải là các giải pháp riêng lẻ). GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 9 V ẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL - Cung cấp các nguồn lực cần thiết. - Phân quyền và khuyến khích các CBCNV tham gia, nhấn mạnh làm việc theo nhóm và sự hợp tác. - Có các kênh thông tin tốt – cả từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. - Thấu hiểu được tâm tư của CBCNV như sợ mất việc khi lean. - Đảm bảo rằng tất cả mọi người hiểu được sự cần thiết thay đổi cũng như các vai trò mới khi tiến hành thay đổi. - Tạo ra môi trường thử nghiệm, một môi trường chấp nhận rủi ro và một mạng lưới an toàn để thử nghiệm và kiểm lỗi. - Đưa ra các giải thưởng và các chương trình khen thưởng, các hệ thống ghi nhận, năng chức. - Khiến mọi người đều hiểu được các lý do để cạnh tranh và lợi ích của lean cho tổ chức cũng như đối với chính cá nhân họ. - Tạo ra một tầm nhìn về tương lai sau thay đổi - Giới thiệu một hệ thống đo lường sự thực hiện công việc dựa trên việc đáp ứng các mục tiêu của công ty. - Phân tích và chia sẽ các thông tin về lợi nhuận so với chi phí - Nhấn mạnh trách nhiệm xã hội của mọi người…. Ba thành phần cốt yếu để tiến hành lean thành công là: 1. Cam kết, thực hành lâu dài từ lãnh đạo cấp cao. 2. Đào tạo tất cả các nhân viên về các khối xây dựng lean. 3. Quản lý thay đổi văn hóa tốt trong suốt quá trình chuyển đổi trừ lực đẩy truyền thống sang tâm lý lực kéo của lean. Lean Production không phải là một phương pháp, hay một nhóm các phương pháp. Hiểu một cách sâu sắc nhất, Lean phải là một triết lý sản xuất. GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 10 [...]... Thị Hồng Vân 11 VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL 2.1.Giới thiệu sơ lược về Dell - Dell Inc là một công ty chuyên sản xuất phần cứng máy tính có trụ sở tại Round Rock, Texas, Hoa Kỳ Dell được thành lập năm 1984 do Michael Dell Vốn ban đầu 1000 USD - Ban đầu công ty của Dell chỉ có vỏn vẹn 3 nhân viên, trụ sở đặt... một lát trong chiếc bánh thu mua hậu hĩ của nó, đạo quân nhà cung cấp của Dell phải làm việc theo cách của nó Họ phải đủ linh họat, giá đủ cạnh tranh, - và trên hết là đủ nhanh để cạnh tranh theo điều kiện của Dell GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 14 VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL  Giảm số nhà cung cấp Có lúc số lượng nhà cung cấp của Dell lên đến 500 Khi giới hạn số nhà cung. .. Việc sở hữu một chuỗi cung ứng tuyệt vời như chuỗi cung ứng của Dell là niềm mơ ước của các công ty trên thế giới Theo nghiên cứu của AMR trên trang web industryweek.com thì năm 2008 Dell xếp vị trí thứ 3 trong top 25 chuỗi cung ứng hoàn hảo của các công ty trên thế giới, sau Apple và Nokia Đến năm 2009 thì Dell đã vươn lên vị trí thứ 2, sau Apple Bảng 1 Xếp hạng chuỗi cung ứng của Dell bởi AMR Research... lại do vận chuyển nhầm/giao nhầm sản phẩm được tối thiểu hóa GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 33 VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Qua chương 2 đã cho ta thấy cái nhìn tổng quan về hệ thống chuỗi cung ứng của Dell từ đầu vào, tồn kho, đầu ra và việc ứng dụng công nghệ RFID trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Điểm nổi bật ở đây chính là việc vận dụng triết... Hồng Vân 15 VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL lắp ráp của Dell Việc này làm tăng hiệu năng của dây chuyền cung ứng và hoàn thành đơn đặt hàng nhanh, đáng tin cậy Kỹ thuật tự động hóa đã giúp Dell phản ứng nhanh hơn để điều chỉnh tình trạng mất cân bằng có thể xảy ra, giúp ngăn ngừa linh kiện trở nên lỗi thời, cải thiện thời gian đáp ứng qua dây chuyển cung ứng bằng cách cung cấp... kho gọn gàng mà nó còn là một yêu cầu bắt buộc trong tài chính doanh nghiệp của Dell Dell đã vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm của Lean manufacturing - lưu kho không phải là có tài sản dự trữ mà là lãng phí hoặc phải mất chi phí Trong quan điểm Dell, các công ty giữ tồn kho GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 16 VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL như một sự bảo hiểm đối với như dự báo tồi... cũng sử dụng của các công ty logistics để GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 29 VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL nhận, lưu kho và vận chuyển linh kiện, thiết bị từ các nhà cung cấp khác nhau Dell sử dụng lợi thế của công nghệ thông tin và web để chia xẻ thông tin giữa các đối tác nhằm giảm thiểu hàng hóa lưu kho Các nỗ lực integration (B2Bi) của Dell bắt đầu từ năm 2000, khi đó Dell. ..VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Có thể nói nguyên tắc chủ đạo của Lean là gia tăng giá trị cho khách hàng thông qua việc liên tục loại bỏ lãng phí trong suốt quá trình cung cấp sản phẩm và dịch vụ Vì vậy việc vận dụng triết lý này là vô cùng cần thiết trong tiến trình hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay nhằm tạo ra lợi thế canh tranh cho doanh nghiệp Lean. .. DELL VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH DELL CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Dell đã xây dựng một mô hình chuỗi cung ứng vô cùng hoàn hảo, là sự kết hợp của các yếu tố: bán hàng trực tiếp, sản xuất theo đơn đặt hàng và tồn kho bằng không Sự kết hợp tất cả các yếu tố này mang lại cho Dell hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất GVHD: GS.TS Đoàn Thị Hồng Vân 35 VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL Mô hình... Đoàn Thị Hồng Vân 21 VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL - nhưng nỗ lực đó không thành công và Dell đã thề sẽ không bao giờ từ bỏ suy nghĩ ban đầu của mình Dell luôn nghĩ tới cả các khách hàng tiềm năng và cả những người đã mua sản phẩm của hãng máy tính này, Dell biết chính xác khách hàng muốn gì, họ hài lòng với cái gì và Dell có thể cải tiến tốt hơn ở chỗ nào Dell luôn có cảm giác . TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL CHƯƠNG 2 VẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL 2.1.Giới thiệu sơ lược về Dell - Dell Inc là một công ty chuyên sản xuất phần cứng máy tính. Hồng Vân 2 V ẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ LEAN MANUFACTURING 1.1. Khái niệm Lean Manufacturing Lean Manufacturing, còn gọi là Lean Production. Vân 1 V ẬN DỤNG LEAN MANUFACTURING TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DELL của môn học; qua đó có cái nhìn thực tế hơn về việc vận dụng triết lý của Lean manufacturing vào thực tiễn hoạt động của doanh

Ngày đăng: 13/08/2015, 15:26

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Xếp hạng

  • Năm 2008

  • Năm 2009

  • 1

  • Apple

  • Apple

  • 2

  • Nokia

  • Dell

  • 3

  • Dell

  • Procter & Gamble

  • 4

  • Procter & Gamble

  • IBM

  • 5

  • IBM

  • Cisco System

  • 6

  • Walmart Store

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan