- Các dịch vụ công thêm:
NHỮNG BÀI HỌC VỀ THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA DELL VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH DELL CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
VÀ ÁP DỤNG MÔ HÌNH DELL CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Dell đã xây dựng một mô hình chuỗi cung ứng vô cùng hoàn hảo, là sự kết hợp của các yếu tố: bán hàng trực tiếp, sản xuất theo đơn đặt hàng và tồn kho bằng không. Sự kết hợp tất cả các yếu tố này mang lại cho Dell hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Mô hình bán hàng trực tiếp của Dell kết hợp nhiều yếu tố nhằm cung cấp những sản phẩm có giá trị tốt nhất cho khách hàng. Đó là những sản phẩm được tùy biến với mức giá thấp, thêm vào đó là hình thức giao hàng nhanh và dịch vụ khách hàng hoàn hảo. Với phương thức hoạt động theo mô hình bán hàng trực tiếp, tất cả các sản phẩm của Dell cung cấp cho khách hàng đều được sản xuất theo đơn đặt hàng. Cách thức này đã đưa tập đoàn máy tính Dell trở thành nhà sản xuất và phân phối trực tiếp các hệ thống máy tính lớn nhất thế giới. Nhờ bán hàng trực tiếp nên Dell không phải trả tiền cho các nhà phân phối trung gian. Do đó giá thấp hơn mức bình quân tới 12% so với các đối thủ. Gần 2/3 lượng sản phẩm của Dell được bán cho các chính phủ, các tập đoàn lớn và các tổ chức giáo dục.
Việc sản xuất theo đơn đặt hàng cho phép sản xuất và giao từng máy theo quy cách của khách hàng. Hệ thống sản xuất theo đơn đặt hàng giúp cho Dell giảm thiểu thời gian và chi phí lưu kho, sản xuất đúng loại máy tính mà khách hàng cần, giảm thiểu sự cần thiết phải dự đoán nhu cầu khách hàng do máy tính không được sản xuất trước.
Việc giữ tồn kho trống hoặc gần trống là một nhân tố kinh doanh trọng yếu của Dell. Kiểm soát hàng tồn kho tốt hơn là đơn thuần giảm đầu tư vốn. Qua cách quản lý chu ký làm hóa đơn thanh toán, Dell thật sư cấp ngân quỹ cho các hoạt động của mình phần lớn bằng cách duy trì tồn kho trống: làm hóa đơn thu tiền khách hàng ngay, nhưng trả tiền cho nhà cung cấp trễ 36 đến 45 ngày. Như vậy, nó có một lượng tiền mặt luân chuyển lớn mà nó kiếm được khối tiền lời. Ngoài việc giảm và hoán đổi đầu tư vốn, tồn kho trống có nghĩa là sự giảm giá hàng tồn kho và tính lỗi thời – mối quan tâm chủ yếu trong ngành công nghệ cao – gần như không còn trọng yếu nữa. Linh kiện công nghệ cao có thể mất tới 3% giá trị khi nằm trong kho, và nếu chúng mất chừng đó giá trị trong kho của người nào khác thì càng tốt cho bạn. Tồn kho trống cũng buộc một công ty theo dõi sát những thứ khách hàng đang đặt mua và có thể đạt mua. Dell đã coi đó là tiêu điểm từ lúc đầu. Nhiều công ty giữ một lượng hàng tồn kho, và nhu cầu tới sau, trong mô hình của Dell thì cầu
thế sự hiểu biết về thị trường. Tiền đầu tư để duy trì lượng cung ứng đó là mỡ thừa, và Dell là chuyên gia cắt bỏ mỡ thừa. Đó là một vị trí mà Dell thành công trong việc giảm phí tổn trong khi những người khác cứ bám chắt truyền thống.
Bên cạnh những thành công mà Dell đạt được nhờ vào chuỗi cung ứng hoàn hảo của mình, Dell cũng gặp phải không ít những vấn đề phát sinh từ việc duy trì cứng nhắc mô hình này. Với 500 ngàn cấu hình khác nhau để đáp ứng nhu cầu khách hàng, Dell đã trở lên quá tốn kém, vì, một điều cốt lõi những khách hàng high-end chỉ chiếm một phần nhỏ trong khi nhóm khách hàng low-end (chiếm số lượng rất lớn) lại ít có nhu cầu về cấu hình phức tạp. Điều đó có nghĩa là Dell không thể cùng một lúc đạt được "chi phí thấp nhất" (Lowest total landed cost) và đảm bảo tốc độ /sự linh hoạt. Điều này chẳng bao giờ làm khách hàng cảm thấy dễ chịu, đối với những món đồ mà họ muốn sử dụng ngay. Hơn nữa, hơn bao giờ hết, chi phí linh kiện và máy móc trở lên rẻ và rõ ràng chi phí tồn kho cho nó cũng vì thế mà rẻ hẳn đi, điều này sẽ làm đối thủ không khác nhiều so với Dell về tồn kho. Một nguyên nhân cơ bản khác chính là thị trường máy tính ngày càng trở lên phổ thông hóa nghĩa hàng hóa trở lên phổ thông như một thứ hàng hóa thiết yếu khác và cạnh tranh giờ đây chỉ còn là vấn đề về giá. Mặc dù Dell tiết kiệm được rất nhiều chi phí thông qua hệ thống bán hàng trực tiếp, tuy nhiên, các hoạt động hỗ trợ đi kèm lại tốn nhiều chi phí như yêu cầu, truy vấn thông tin, nhận đặt hàng, dịch vụ hậu mãi…Trong khi giá máy tính giảm từng ngày do linh kiện giá rẻ hơn và sản xuất tự động thì các chi phí của hoạt động hỗ trợ vẫn rất cao dẫn đến lợi nhuận của Dell giảm sút.
Michael Dell đã phát minh ra một mô hình kinh doanh mà cả thế giới muốn học hỏi. Thế nhưng sau nhiều năm, không ai có thể sao chép hoàn toàn mô hình này. Đối với Dell, điều đó chẳng có gì lạ bởi hiếm có hãng nào có đủ điều kiện để sao chép đầy đủ mô hình kinh doanh của mình. Ngay cả khi muốn áp dụng mô hình này, thì các hãng có uy tín cũng không dám mạo hiểm từ bỏ công việc kinh doanh và mạng lưới tiêu thụ sản phẩm quen thuộc. Mô
hình Dell có tác dụng khích lệ nhưng khó sao chép nguyên xi vì nó quá độc đáo.
Tại Việt Nam, có ba khó khăn khi áp dụng mô hình bán hàng trực tiếp của Dell. Thứ nhất, người Việt Nam vẫn quen mua hàng từ các đại lý phân phối và chưa kịp “tiêu hóa” loại hình đặt hàng qua điện thoại hoặc Internet. Thứ hai, về mặt thanh toán thì Việt Nam chưa quen với việc thanh toán online thẻ tín dụng. Thứ ba về mặt logistic giao nhận rõ ràng việc giao nhận ở Việt Nam rất khó khăn so với các nước phát triển. Bên cạnh đó, rất nhiều hãng lớn trên thế giới đã thất bại khi áp dụng mô hình của Dell. Do vậy, việc áp dụng mô hình của Dell tại Việt Nam là một vấn đề cần phải xem xét.